Bìa mầu: Một số biện pháp của đoàn thanh niên trong việc tổ chức, quản lý nền nếp đoàn viên thanh niên ở trường THPT Bá Thước 3
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CỦA ĐOÀN THANH NIÊN
TRONG VIỆC TỔ CHỨC, QUẢN LÝ NỀN NẾP ĐOÀN
VIÊN THANH NIÊN Ở TRƯỜNG THPT BÁ THƯỚC 3
Người thực hiện : Trịnh Thanh Tâm
Chức vụ: Bí thư đoàn trường
SKKN thuộc lĩnh vực: Công tác Đoàn – Đội
Bạn đang xem tài liệu "Bìa mầu: Một số biện pháp của đoàn thanh niên trong việc tổ chức, quản lý nền nếp đoàn viên thanh niên ở trường THPT Bá Thước 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i cờ đỏ là các đồng chí trong Ban chấp hành đoàn trường và những đoàn viên học sinh gương mẫu, tích cực. Xác định đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng và khó khăn, vất vả, nên việc lựa chọn các thành viên phải được xem xét và cân nhắc kỹ lưỡng.Tiêu trí đầu tiên trong việc lựa chọn họ phải là những người trẻ, nhiệt huyết, có uy tín với đoàn viên thanh niên. Đối với các đồng chí là giáo viên tham gia trực, ngoài công tác chuyên môn, theo sự phân công của Ban giám hiệu, giáo viên tham gia trực một buổi trong một tuần. Lịch trực do đội cờ đỏ phân công nhưng phải phù hợp với từng thành viên trong Chi Đoàn ( Đảm bảo chuyên môn, sinh hoạt gia đình), buổi trực của Đoàn viên giáo viên phải không có tiết dạy để buổi trực đạt kết quả cao, Ban chấp hành đoàn trường tham mưu với Ban giám hiệu đề ra quy định trực với Đoàn viên giáo viên. Trong quá trình học tập vui chơi, xuất phát từ tâm sinh lý lứa tuối, đoàn viên thanh niên có những xích mích nhỏ, vi phạm tác phong, nội quy của nhà trường, những tình huống đó xảy ra trong phiên trực của Đoàn viên giáo viên nào thì Đoàn viên đó xử lý sơ bộ rồi trao đổi với giáo viên chủ nhiệm, Ban thường vụ đoàn trường để giải quyết kịp thời và triệt để. Nhiệm vụ của các đồng chí giáo viên trực, ngoài khu vực trong trường ra còn phải thường xuyên kiểm tra khu vực ngoài trường, đặc biệt là các hàng quán, chơi bi a, chơi điện tử... để phát hiện và xử lý kịp thời các đoàn viên thanh niên vi phạm nền nếp, vi phạm các tệ nạ xã hội... Đối với các đoàn viên thanh niên là học sinh tham gia trực. Mỗi chi đoàn sẽ phân công một thành viên trong đội cờ đỏ trực tiếp theo dõi, ghi chép và đánh giá, xếp loại. Lịch trực sẽ thay đổi theo từng tuần do đội trưởng đội cờ đỏ phân công, để trách tình trạng theo dõi thiếu khách quan, đảm bảo công bằng, dân chủ, công khai. Cuối mỗi buổi học các thành viên được phân công theo dõi sẽ công khai kết quả theo dõi niêm yết tại bảng tin nền nếp của Đoàn trường. Cuối mỗi tuần thì nộp lại kết quả theo dõi ( có mẫu đính kèm) cho đội trưởng đội cờ đỏ và sau đó tiến hành giao ban để tổng hợp, đánh giá, rút kinh nghiệm và triển khai lịch trực tuần sau. Sau khi có kết quả theo dõi cụ thể hàng tuần, đội trưởng đội cờ đỏ sẽ chuyển lại cho giáo viên trực ban để tổng hợp kết quả nền nếp chung của toàn trường, nhằm đánh giá, xếp loại và thông báo trong tiết chào cờ. Những tuần có nhiều vấn đề nổi cộm cần trao đổi trước chào cờ thì Bí thư đoàn trường xin lịch của Ban giám hiệu giành thời gian nhất định để trực tiếp thông báo, trao đổi trong tiết chào cờ. Với cách làm này, thì mọi kết quả theo dõi nền nếp của đoàn viên thanh niên sẽ rất cụ thể, công khai, đặc biệt đối với các đoàn viên thanh niên vi phạm và các chi đoàn bị trừ nhiều điểm, giáo viên chủ nhiệm sẽ căn cứ vào đó để có biện pháp điều chỉnh, ngăn chặn kịp thời việc vi phạm nền nếp của từng học sinh trong lớp. Cách đánh giá, xếp loại, cho điểm của các lớp sẽ rất công bằng, chính xác thuận lợi cho giáo viên trực ban trong việc tổng hợp và xếp loại tuần. Ban thi đua và Ban giám hiệu, trên cơ sở đó có thể nắm bắt cụ thể tình hình nền nếp của toàn trường và của học sinh để có biện pháp và điều chỉnh cách thức quản lý việc dạy - học. 4.Công tác phối kết hợp với giáo viên chủ nhiệm: Giáo viên chủ nhiệm là người trực tiếp quản lý học sinh của lớp, vì vậy Đoàn trường muốn tổ chức, quản lý tốt được nền nếp của đoàn viên thanh niên thì cần phải có sự phối hợp chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm. Ngay từ đầu năm học, khi được Chi bộ và Ban giám hiệu giao nhiệm vụ xây dựng tiêu trí đánh giá, xếp loại nền nếp học sinh, thì tổ chức đoàn phải xây dựng dự thảo về tiêu trí đánh giá, xếp loại thi đua nền nếp học sinh và thông qua hội đồng giáo dục nhà trường. Sau khi đã được Hội đồng giáo dục, đặc biệt là tổ chủ nhiệm thống nhất. Thì trước hết Đoàn trường phải triển khai tiêu trí này đến giáo viên chủ nhiệm và toàn bộ đoàn viên thanh niên. Giáo viên chủ nhiệm căn cứ vào tiêu trí đánh giá xếp loại nền nếp của Đoàn trường để xây dựng nội qui của lớp. Mỗi giáo viên chủ nhiệm có những cách thức và phương pháp chủ nhiệm khác nhau nhưng phải đảm bảo các tiêu trí đánh giá, xếp loại nền nếp chung của đoàn trường ( có phụ lục đính kèm). Để giáo viên chủ nhiệm có thể nắm bắt cụ thể tình hình thực hiện nền nếp của lớp, thì Đội cờ đỏ cần trao đổi với giáo viên chủ nhiệm những đoàn viên thanh niên thường xuyên vi phạm nền nếp của đoàn trường. Trên cơ sở đó tiết sinh hoạt cuối tuần giáo viên có thể căn cứ vào mức độ vi phạm của học sinh để có những hình thức xử lý phù hợp: phạt lao động, thông báo đến phụ huynh học sinh, xếp loại hạnh kiểm tháng... Những trường hợp vi phạm đã xử lý nhiều lần ở lớp mà vẫn tái phạm thì đề nghị lên Đoàn trường để Đoàn trường xử lý. Cần phải xử lý kịp thời, nghiêm minh các học sinh vi phạm thì mới chấm dứt được tình trạng vi phạm nền nếp đoàn viên thanh niên. Để công tác quản lý, giáo dục nền nếp học sinh của giáo viên chủ nhiệm đạt hiệu quả cao, mỗi năm Đoàn trường mở từ 1 đến 2 lớp đối tượng Đoàn. Việc lựa chọn những thanh niên ưu tú đi học, Đoàn trường uỷ quyền cho giáo viên chủ nhiệm trong việc xem xét cử thanh niên đi học cảm tình Đoàn, sau đó đề xuất lên Ban chấp hành đoàn trường để Đoàn trường xem xét và kết nạp. Tôi cho rằng, đây là một biện pháp khá hiệu quả để giáo viên có thể căn cứ vào đó mà quản lý và giáo dục đạo đức học sinh được dễ ràng hơn. Vì thực tế cho thấy, một học sinh có thể rất ngại học, ngại rèn luyện, nhưng các em rất mong muốn được kết nạp vào Đoàn, vì có thể là liên quan đến hồ sơ xin việc sau này của các em. Một thực tế cho thấy, nếu giáo viên chủ nhiệm thường xuyên lên sinh hoạt 15 phút đầu buổi học và thực hiện sinh hoạt cuối tuần một cách có kế hoạch thì nền nếp của lớp đó sẽ rất ổn định. Từ thực tế đó, Đoàn trường đưa tiêu trí qui định mỗi giáo viên chủ nhiệm phải lên sinh hoạt 15 phút đầu buổi với lớp ít nhất 3 buổi/tuần ( trừ tiết chào cờ và tiết sinh hoạt cuối tuần). Qua đó việc phối hợp giữa Đoàn trường với giáo viên chủ nhiệm diễn ra thuận lợi và hiệu quả hơn rất nhiều. 5. Công tác phối kết hợp với giáo viên bộ môn: Nếu việc quản lý nền nếp học sinh mà chỉ có tổ chức Đoàn và giáo viên chủ nhiệm thì sẽ vô cùng khó khăn. Bởi vì, không phải lúc nào Đoàn trường và giáo viên chủ nhiệm cũng có mặt bên cạnh để quản lý nền nếp học sinh được. Do vậy, việc quản lý nền nếp học sinh cần có sự phối kết hợp của giáo viên bộ môn. Đối với nền nếp trong giờ học, chúng tôi mong muốn nhận được sự giúp đỡ của giáo viên bộ môn bằng cách đầu mỗi giờ học, giáo viên bộ môn kiểm tra và đề nghị học sinh thực hiện việc đeo thẻ học sinh, mặc đồng phục đúng quy định, sơ vin, có đi dép lê hay sử dụng điện thoại hay không. Những trường hợp học sinh vi phạm trong giờ lên lớp của giáo viên bộ môn nếu ngoài khả năng xử lý thì có thể trao đổi trực tiếp với các đồng chí trong đội cờ đỏ và Ban thường vụ Đoàn trường để xử lý. Giáo viên bộ môn nên lồng ghép trong các kiến thức môn dạy của mình việc tuyên truyền ý thức, trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ của học sinh. Tôi tin rằng nếu Đoàn trường – Giáo viên chủ nhiệm – Giáo viên bộ môn phối hợp tốt cùng tham gia quản lý thì nền nếp học sinh ở các nhà trường sẽ nhanh chóng đi vào nội qui và đạt hiệu quả cao hơn rất nhiều. 6. Đối với đội ngũ Ban chấp hành các chi đoàn: Làm sao để có Ban chấp hành các chi đoàn hoạt động và thực hiện một cách có hiệu quả nhiệm vụ của mình? Theo tôi cần phải xây dựng được một Ban chấp hành đảm bảo các điều kiện sau: Thứ nhất: Phải xây dựng đội ngũ Ban chấp hành có phẩm chất đạo đức tốt, có lối sống lành mạnh, có khả năng phát huy được sức mạnh đoàn kết của đoàn viên thanh niên, có năng lực tham mưa cho đoàn cấp trên. Thứ hai: Ban chấp hành chi đoàn, phải có sự chủ động, tích cực trong công tác, sáng tạo, đổi mới nội dung, hình thức hoạt động . Thực hiện việc theo dõi, đánh giá, phân loại đoàn viên thanh niên hàng tháng, học kỳ và cả năm một cách khách quan, công bằng, dân chủ và công khai. Qua đó góp phần tác động đến ý thức thực hiện nền nếp của đoàn viên thanh niên. Thứ ba: Chú trọng mở rộng các hoạt động giao lưu, học hỏi kinh nghiệm trong nghiệp vụ công tác đoàn từ những chi đoàn khác. Thứ tư: Phát huy vai trò nòng cốt, xung kích của đoàn viên thanh niên trong chi đoàn, duy trì, đẩy mạnh các hoạt động văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao thông qua nhiều hình thức như: giao lưu, tổ chức các buổi toạ đàm... Bên cạnh sự cố gắng của Ban chấp hành các chi đoàn, Đoàn trường phải thường xuyên quan tâm, phối hợp với các chi đoàn để tăng cường bồi dưỡng, nâng cao năng lực hoạt động, phẩm chất đạo đức, từ đó xây dựng một đội ngũ Ban chấp hành chi đoàn có trình độ, có lòng nhiệt huyết và trách nhiệm để dẫn dắt chi đoàn đi lên. 7. Các biện pháp nhằm động viên Ban chấp hành Đoàn trường và Đội cờ đỏ nhiệt tình tham gia công tác quản lý nền nếp đoàn viên thanh niên: Như chúng ta đã biết, đội ngũ cán bộ đoàn ở các nhà trường chỉ làm công tác kiêm nhiệm, chứ không phải cán bộ Đoàn chuyên trách. Ngoài Bí thư và Phó bí thư Đoàn trường được hưởng phụ cấp trách nhiệm tương đương với tổ trưởng và tổ phó chuyên môn ra, còn lại là không được hưởng, nên nhiều Đoàn viên có thể thắc mắc và chưa nhiệt tình. Do đó công tác tư tưởng cho Đoàn viên giáo viên phải đặt lên hàng đầu. Phải làm cho Đoàn viên giáo viên nhận thức những công việc này là việc đáng làm, nên làm vì vai trò của Đoàn là xung kích, tình nguyện và cống hiến, qua đó để tự rèn luyện bản thân. Khi họ đã thông tư tưởng, tâm lý thoải mái thì Đoàn viên sẽ rất nhiệt tình trong công việc này. Muốn vậy, Ban chấp hành đoàn trường phải tham mưu cho Ban giám hiệu xếp thời khóa biểu sao cho Đoàn viên giáo viên trong tuần có một ngày trống tiết để Đoàn viên nghỉ dạy và tham gia trực. Trong phiên trực Đoàn viên giáo viên có thể tự xử lý mọi tình huống cần thiết phát huy quyền chủ động và năng lực của bản thân. Ngoài ra Ban chấp hành Đoàn trường còn hỗ trợ các thành viên là học sinh tham gia Đội cờ đỏ: không phải đóng góp các khoản liên quan đến Đoàn, tham mưu cho nhà trường trong việc miễn giảm lao động, tặng sổ lưu niệm và tặng quà cho các đồng chí trong các dịp lễ ( tết nguyên Đán, 20/11, 26/03...). Qua đó, phần nào khích lệ và động viên họ tham gia nhiệt tình và có trách nhiệm với công việc được giao. Đoàn trường cần làm tốt công tác tham mưu cho Chi bộ Đảng trong việc ưu tiên cho các Đoàn viên giáo viên tham gia quản lý nền nếp tốt được đi học lớp đối tượng và xem xét kết nạp Đảng. Đây là những biện pháp mặc dù không giải quyết được nhiều về vật chất đối với Ban nền nếp và Đội cờ đỏ, nhưng dù sao nó cũng góp phần động viên, khích lệ và tăng cường trách nhiệm khi được phân công công việc. 8. Một số giải pháp khác: Song song với các hoạt động trong trường, Đoàn trường cũng chủ động tổ chức những buổi giao lưu, giao ban, kết nghĩa với các Đoàn trường bạn và chi Đoàn thôn (như thôn Đòn, thôn Đủ) gần địa bàn trường đóng nhằm khoanh vùng, nhận diện và phối hợp giáo dục những học sinh, thanh niên cá biệt chậm tiến. Xuất phát từ đặc thù của các trường miền núi, vùng sâu, vùng xa là đoàn viên thanh niên và nhân dân rất thích và say mê với các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao. Vì vậy, hàng năm, đặc biệt vào các dịp lễ lớn như 20/11, 26/03 Đoàn trường tổ chức các hoạt động lưu diễn văn nghệ, bóng đá, ném còn, bắn nỏ những hoạt động này gắn liền với bản sắc văn hóa của người Thái, người Mường nên đã được đoàn viên thanh niên tích cực hưởng ứng và thu hút đông đảo nhân dân về xem. Qua đó, góp phần nâng cao hình ảnh của Đoàn trường và tạo niềm vui, sự hứng thú cho đoàn viên thanh niên đến lớp đến trường, từng bước hạn chế, khắc phục tình trạng học sinh bỏ học. Hàng năm Đoàn trường phối hợp với Hội chữ thập đỏ mời cán bộ bệnh viện huyện trực tiếp vào tư vấn sức khỏe sinh sản vị thành niên cho nữ sinh. Đồng thời phân công các đồng chí nữ trong chi đoàn giáo viên phụ trách ban nữ sinh. Ban nữ sinh thường xuyên trao đổi để nắm bắt tâm tư, tình cảm của đoàn viên thanh niên nữ. Qua đó, chuyện trò, tư vấn về sức khỏe sinh sản cho các em. Nhờ hoạt động này mà trong những năm gần đây, tình trạng đoàn viên thanh niên bỏ học giữa chừng để lấy chồng, lập ra đình đã hạn chế rất nhiều. Đoàn cần phối hợp chặt chẽ với hội phụ huynh và chính quyền địa phương, đặc biệt là các tổ an ninh trật tự các thôn, xóm nơi trường đóng để nắm vững đối tượng, kịp thời xử lý các hành vi sai trái, vi phạm pháp luật của đoàn viên thanh niên để có kế hoạch giáo dục phù hợp. Xây dựng Hòm thư "Nơi sẻ chia tâm sự" , thông qua hòm thư này Đoàn trường có thể nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng và phần nào giải đáp những thắc mắc thầm kín về tâm, sinh lí của lứa tuổi mới lớn cho đoàn viên thanh niên. Sử dụng hệ thống loa phát thanh trường học trong các giờ ra chơi để thông báo thường xuyên các trường hợp đoàn viên thanh niên vi phạm, góp phần tích cực trong việc tác động đến ý thức thực hiện nền nếp của đoàn viên thanh niên. III . Những kết quả đạt được: 1.Về công tác tư tưởng, đạo đức, lối sống của đoàn viên thanh niên: - Khắc phục được tình trạng thường xuyên đi học chậm, thực hiện nghiêm túc nội quy, quy định của nhà trường, đoàn trường . - Vào lớp đúng giờ, nghiêm túc trong học tập, có ý thức tốt trong sinh hoạt tự quản. - Có ý thức giữ gìn vệ sinh tập thể, bảo quản tài sản chung. - Hiện tượng đoàn viên thanh niên vi phạm pháp luật, an toàn giao thông đã giảm đi rất nhiều. - Đoàn viên thanh niên ít vắng học, bỏ giờ, bỏ tiết, gia đình học sinh rất quan tâm đến công tác giáo dục. - Được giáo viên chủ nhiệm và đoàn viên thanh niên chấp nhận hình thức xây dựng nền nếp của Đoàn trường . - Kết quả nền nếp, đạo đức tác phong của học sinh ngày càng có nhiều tiến bộ: Năm học Tổng số học sinh Hạnh kiểm tốt, khá ( SL, TL) Hạnh kiểm TB, yếu ( SL, TL) 2008 – 2009 702 615 = 87.6% 87 = 12.4% 2009 – 2010 640 630 = 88.7% 72 = 11.3% 2010 – 2011 619 497 = 89.9% 63 = 10.1% 2011 – 2012 605 542 = 90.8% 57 = 9.2% 2012 - 2013 485 433 = 92.2% 32 = 7.8% 2. Chất lượng dạy - học của nhà trường: - Chất lượng dạy học có chuyển biến tích cực, giáo viên quan tâm nhiều hơn đến công tác chủ nhiệm và công tác Đoàn. - Hiệu quả công việc được cải thiện rõ nét. - Tập thể sư phạm gắn kết nhau, tương trợ nhau vì nhiệm vụ chung của nhà trường. - Phát huy được tất cả các thế mạnh của nhà trường trong thực hiện nhiệm vụ. - Chất lượng học tập của học sinh có xu hướng tiến bộ rõ nét: học lực giỏi, khá tăng lên, học lực yếu kém giảm dần theo từng năm: Năm học Tổng số học sinh Học lực giỏi, khá ( SL, TL) Học lực yếu, kém ( SL, TL) 2008 – 2009 702 102 = 14.5% 78 = 11.1% 2009 – 2010 640 119 = 18.6% 67 = 10.5% 2010 – 2011 619 136 = 22% 54 = 8.7% 2011 – 2012 605 124 = 20.5% 52 = 8.6% 2012 - 2013 485 132 = 27.2% 48 = 9.9% - Chất lượng đào tạo mũi nhọn, tỷ lệ học sinh giỏi văn hoá, TD, GDQP cấp tỉnh, đỗ vào các trường ĐH, CĐ ngày càng có nhiều chuyển biến rõ nét: Năm học Tổng số học sinh HS giỏi VH, TD, QP Tỷ lệ Đậu vào trường ĐH, CĐ Tỉ lệ 2008 – 2009 702 08 1.1% 05 0.7% 2009 – 2010 640 12 1.9% 09 1.4% 2010 – 2011 619 14 2.3% 11 1.7% 2011 – 2012 605 15 2.5% 15 2.5% 2012 - 2013 485 17 3.5% 00 00 Qua số liệu thống kê trên cho thấy, kết quả đạt được như trên, đó là sản phẩm của cả tập thể sư phạm nhà trường, trong đó vai trò quản lý nền nếp của Đoàn trường là hết sức quan trọng. Do đó, chúng tôi thiết nghĩ cần phải xây dựng một Đoàn trường vững mạnh, nhiều ưu điểm, làm tấm gương sáng cho học sinh noi theo và là đội ngũ cán bộ dự nguồn đáng tin cậy của Đảng. Để đạt được điều đó, Đoàn trường THPT Bá Thước 3 mong muốn nhận được sự ủng hộ cao cùng những lời góp ý chân thành của cán bộ giáo viên nói riêng và toàn trường nói chung để Đoàn trường phát huy tốt hơn nữa vai trò xung kích của mình, góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị to lớn, xứng đáng với danh hiệu Đoàn trường xuất sắc được nhiều năm TW Đoàn tặng Bằng khen và Tỉnh Đoàn tặng giấy khen. 3 . Đối với cộng đồng xã hội: - Được nhân dân và chính quyền địa phương hợp tác cùng chăm lo xây dựng nền nếp của nhà trường, Đoàn trường. - Tích cực góp phần làm lành mạnh môi trường giáo dục trong địa bàn. - Tăng cường sự tin tưởng của cộng đồng đối với hoạt động của nhà trường, Phụ huynh học sinh tích cực cộng tác tham gia giáo dục. - Nâng cao được vị thế, giá trị của nhà trường trong cộng đồng dân cư, được nhân dân và chính quyền địa phương tin tưởng vào phương thức làm việc và kết quả hoạt động của Đoàn trường. IV . Lời kết: Trên đây là một số nội dung và biện pháp mà Đoàn trường THPT Bá Thước 3 đã nỗ lực thực hiện trong thời gian qua. Tuy chưa phải là tuyệt đối nhưng cá nhân tôi thấy với cách thức điều hành và những biện pháp thực hiện trong việc quản lý nền nếp của đoàn viên thanh niên bước đầu đã gặt hái được thành công nhất định điều đó cho thấy rằng Đoàn trường đã làm được và chắc chắn rằng trong thời gian tới chúng tôi tiếp tục phát huy tiềm năng hơn nữa để góp phần nâng cao việc quản lý nền nếp và chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường . Trên cơ sở đó góp phần khẳng định vai trò, vị trí của một nhà trường đóng trên địa bàn đặc biệt khó khăn của tỉnh nhà. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của tất cả quý vị để chúng tôi hoàn thiện mình một cách tốt hơn. XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ HIỆU TRƯỞNG Lê Việt Hồng Thanh Hóa, ngày 12 tháng 05 năm 2013 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. TÁC GIẢ Trịnh Thanh Tâm MỤC LỤC Trang I. Đặt vấn đề 1 II. Những nội dung và giải pháp thực hiện 2 1. Công tác tham mưu, nắm bắt chủ trương, kế hoạch của Chi bộ Đảng và BGH nhà trường: 2 2. Đối với cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý của đoàn 2 3. Đối với ban nền nếp và đội cờ đỏ 4 4. Công tác phối kết hợp với giáo viên chủ nhiệm 5 5. Công tác phối kết hợp với giáo viên bộ môn 7 6. Đối với đội ngũ Ban chấp hành các chi đoàn 8 7. Các biện pháp nhằm động viên Ban chấp hành Đoàn trường và Đội cờ đỏ nhiệt tình tham gia công tác quản lý nền nếp ĐVTN 8 8. Một số giải pháp khác 9 III . Những kết quả đạt được 11 1.Về công tác tư tưởng, đạo đức, lối sống của ĐVTN 11 2. Chất lượng dạy - học của nhà trường 11 3 -Đối với cộng đồng xã hội 13 IV . Lời kết 13 Phụ lục 1 ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH ĐOÀN TRƯỜNG THPT BÁ THƯỚC 3 DANH SÁCH ĐỘI CỜ ĐỎ TT HỌ VÀ TÊN ĐỊA CHỈ ĐIÊN THOẠI CHỨC VỤ 1 Phạm Văn Thực P. Bí thư đoàn trường 2 Hoàng Văn Việt BT CĐGV 3 Lò Văn Hùng CĐGV 4 Dương Ngọc Lịch CĐGV 5 Bùi Văn Toản CĐGV 6 Phạm Trung Bắc CĐGV 7 Phạm Đức Anh CĐGV 8 Trần Văn Đức CĐGV 9 Cao Minh Châu CĐGV 10 Hà Thế Vũ CĐ học sinh 11 Hà Thị Thuỷ CĐ học sinh 12 Hà Văn Dũng CĐ học sinh 13 Hà Thị Thảo CĐ học sinh 14 Hà Thị Quyên CĐ học sinh 15 Hà Thị Lịch CĐ học sinh 16 Hà Thu Nhâm CĐ học sinh 17 Hà Thị Thuý CĐ học sinh 18 Hà Ngọc linh CĐ học sinh 19 Vi Thị Huyền CĐ học sinh 20 Hà Thị Ngát CĐ học sinh 21 Hà Thu Phương CĐ học sinh 22 Hà Văn Thắng CĐ học sinh Phụ lục 2 ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH ĐOÀN TRƯỜNG THPT BÁ THƯỚC 3 BIÊN BẢN THEO DÕI, ĐÁNH GIÁ NỀN NẾP Người theo dõi...................................................Lớp được theo dõi............... Tuần..............Từ ngày..... Tháng...... đến ngày ...........Ttáng........năm 2013 Tiêu trí Sĩ số Đi chậm Để xe Đeo các Sơ vin Đồng phục VS chung Phá tài sản Vô lễ Nói tục Hút thuốc Đánh nhau Điểm trừ 2 2 1 3 2 3 5 2 20 20 5 20 20 T2 T3 T4 T5 T6 T7 Tổng Tiêu trí Sĩ số Thiếu ĐDHT Khăn, lọ hoa,chậu SH 15/ Uống rượu Đồng phục Nhuộm tóc Lỗi khắc GV SH 15/ Tổng điểm trừ trong tuần Ký xác nhận Ghi chó Điểm trừ 1/HS 2 30 20 5/HS 10/HS T2 T3 T4 T5 T6 T7 Tổng Ghi chú: Các thành viên trong đội cờ đỏ theo dõi và ghi cụ thể vào biên bản này. Mỗi buổi trực phải có chữ ký xác nhận của cán bộ lớp. Nhưng lỗi vi phạm nhiều lần ghi cụ thể vào sổ trực bàn giao cho đội trưởng và giáo viên trực ban nộp lại cho đ/c đội trưởng chậm nhất vào tiết 3 thứ 7 hàng tuần.
File đính kèm:
- mot_so_bien_phap_cua_doan_tn_trong_viec_to_chuc_quan_ly_nen_nep_doan_vien_thanh_nien_o_truong_thpt_b.doc