Báo cáo sáng kiến Rèn luyện tư duy sáng tạo cho học sinh thông qua bài tập Vật lí
Đối với các môn học ở bậc trung học cơ sở giúp cho học sinh có kiến thức cơ bản để làm nền tảng cho bậc học tiếp theo. Bên cạnh đó, đối với môn Vật lí là hoàn toàn mới lạ đối với các em, sự tiếp xúc môn học này làm cho các em ít nhiều bở ngỡ, một số ít các em có năng khiếu tìm tòi, thích thú đối với môn học mới lạ này còn đa số các em đều cảm thấy xa lạ và ngán ngại, nếu không có biện pháp thích hợp các em rất dễ chán nản, bỏ học. Các em xem môn học này là một trong những môn học khó khăn nhất giống như các môn học tiếng nước ngoài. Do môn vật lí là môn khoa học thực nghiệm học sinh phải hiểu và vận dụng lí thuyết, công thức vật lí, định nghĩa, khái niệm . vào giải bài tập giải thích được các hiện tượng thực tiễn trong cuộc sống.
Một thực tế khác, phân phối chương trình đối với môn Vật lí lớp 6, 7, 8 mỗi tuần có 1 tiết, riêng Vật lí 9 mỗi tuần có 2 tiết dạy, thời lượng cho tiết dạy như thế là chưa phù hợp với khối lượng kiến thức cần phải “tải” cho các em, vì đây là phân môn mới đối với môn vật lí. Mặt khác, do còn nhiều khó khăn trong việc thực hành thí nghiệm (thời lượng không đủ) khi giảng dạy làm cho các em chán nản và các em còn thiếu tính tư duy, sáng tạo và suy luận lôgic.
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BÁO CÁO TÓM TẮT SÁNG KIẾN, CẢI TIẾN ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN DANH HIỆU CHIẾN SĨ THI ĐUA CẤP CƠ SỞ NĂM 2016 Kính gửi: - Hội đồng Thi đua – Khen thưởng huyện Thanh Bình - Hội đồng Thi đua – Khen thưởng trường trung học cơ sở Bình Thành I. SƠ LƯỢC BẢN THÂN - Họ và tên: Trần Phước Vàng. Năm sinh 1980 - Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Đại học sư phạm Vật lí - Chức năng, nhiệm vụ được phân công: Giáo viên dạy lớp, vật lí khối 6 và 9 - Đơn vị công tác: Trường trung học cơ sở An Phong II. NỘI DUNG 1. Thực trạng tình hình của tập thể, cá nhân trước khi lập thành tích, có sánh kiến, giải pháp, đề tài nghiên cứu; Đối với các môn học ở bậc trung học cơ sở giúp cho học sinh có kiến thức cơ bản để làm nền tảng cho bậc học tiếp theo. Bên cạnh đó, đối với môn Vật lí là hoàn toàn mới lạ đối với các em, sự tiếp xúc môn học này làm cho các em ít nhiều bở ngỡ, một số ít các em có năng khiếu tìm tòi, thích thú đối với môn học mới lạ này còn đa số các em đều cảm thấy xa lạ và ngán ngại, nếu không có biện pháp thích hợp các em rất dễ chán nản, bỏ học. Các em xem môn học này là một trong những môn học khó khăn nhất giống như các môn học tiếng nước ngoài. Do môn vật lí là môn khoa học thực nghiệm học sinh phải hiểu và vận dụng lí thuyết, công thức vật lí, định nghĩa, khái niệm . vào giải bài tập giải thích được các hiện tượng thực tiễn trong cuộc sống. Một thực tế khác, phân phối chương trình đối với môn Vật lí lớp 6, 7, 8 mỗi tuần có 1 tiết, riêng Vật lí 9 mỗi tuần có 2 tiết dạy, thời lượng cho tiết dạy như thế là chưa phù hợp với khối lượng kiến thức cần phải “tải” cho các em, vì đây là phân môn mới đối với môn vật lí. Mặt khác, do còn nhiều khó khăn trong việc thực hành thí nghiệm (thời lượng không đủ) khi giảng dạy làm cho các em chán nản và các em còn thiếu tính tư duy, sáng tạo và suy luận lôgic. Từ thực trạng nêu trên, bản thân cũng đã ứng dụng một số kinh nghiệm trong học tập khi còn là giáo sinh để ứng dụng vào giảng dạy rèn luyện tư duy, sáng tạo cho các em trong khi làm bài tập và thực hành thí nghiệm để chỉ dẫn cho các em thấy qua những thí nghiệm vui để gợi tính tò mò, tìm tòi và sưu tầm những đoạn video clip thực hành trong phòng thí nghiệm để các em quan sát những hiện tượng xảy ra, từ đó kích thích sự tò mò, sáng tạo, sự tò mò sáng tạo đó là một nghệ thuật dẫn dụ con người mà từ xa xưa đến nay các nhà khoa học lừng danh đã làm nên lịch sử cũng từ đó. Dưới đây là kết qủa khảo sát chất lượng đầu năm (2015 2016)khối lớp 6 Lớp Tổng số HS Giỏi Khá Tb Yếu 6A1 32 26 5 1 6A2 37 13 6 16 2 6A3 37 7 11 16 3 6A4 34 3 9 18 4 6A5 36 12 12 12 6A6 35 3 12 12 8 Tổng cộng 211 64 55 75 17 2. Tên sáng kiến và lĩnh vực áp dụng; - Rèn luyện tư duy sáng tạo cho học sinh thông qua bài tập Vật lí - Tôi áp dụng nghiên cứu đề tài ở các bài tập vật lí trung học cơ sở và học sinh khối lớp 6của Trường trung học cơ sở An Phong 3. Mô tả nội dung, bản chất của sáng kiến; Từ những thưc trạng nêu trên nhận thấy việc rèn luyện tư duy sáng tạo cho học sinh thông qua bài tập Vật lí là cần thiết. Bồi dưỡng năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh là một quá trình liên tục, phức tạp trải qua nhiều giai đoạn, nhiều mức độ. a) Các biện pháp cơ bản: * Trong hoạt động học tập nhận thức cần nâng dần từng bước từ mức độ thấp đến cao: - Tích cực động não. - Suy nghĩ độc lập. - Tích cực sáng tạo dần. * Cần rèn luyện học sinh nâng dần các dạng hoạt động từ dễ đến khó: - Vận dụng kiến thức cơ bản. - Tổng hợp kiến thức. - Phát hiện xây dựng kiến thức mới. - Nâng cao kiến thức. b) Các biện pháp tiến hành: * Hình thành cho học sinh một hệ thống kiến thức cơ bản, vững vàng, sâu sắc: Đó là hình thành các khái niệm, các định luật, các tính chất, các quy luật , các công thức.. Điều này đương nhiên các em phải nắm vững lý thuyết, biến kiến thức đã học thành kiến thức bản thân. * Giải bài tập góp phần làm rèn luyện tư duy sáng tạo của học sinh: - Học sinh thông qua các thao tác: quan sát nhận dạng, phân tích, tổng hợp và dựa vào bản chất của vấn đề để tìm ra cách giải quyết ngắn gọn, sáng tạo. - Có nhiều dạng bài tập không chỉ dừng lại trong phạm vi vận dụng những kiến thức đã học mà còn giúp bồi dưỡng cho học sinh tư duy sáng tạo. Đặc biệt là những bài tập giải thích hiện tượng, bài tập thí nghiệm. * Rèn khả năng suy nghĩ độc lập: - Trong khi làm bài tập do phải tự các em phân tích các điều kiện của đề bài, tự xây dựng những lập luận, kiểm tra và đánh giá những kết luận mà học sinh rút ra được nên tư duy của học sinh được phát triển, năng lực làm việc tự lực nâng cao, tính kiên trì được phát huy. - Trong giảng dạy nếu giáo viên chú ý hướng dẫn các em thao tác so sánh, khái quát hoá, chú ý đến bản chất hiện tượng, công thức, thấy rõ mối quan hệ giữa các đại lượng thì học sinh đã được rèn tốt tư duy sáng tạo. * Rèn luyện tư duy sáng tạo linh hoạt thông qua việc tìm nhiều cách giải của một bài tập : - Như đã nói ở phần trên, yếu tố cốt lõi của phương pháp giải quyết bài tập là tư duy sáng tạo, sáng tạo trong việc xác định bài tập, xác định các mục tiêu của bài tập, phát sinh các ý tưởng bằng các thao tác trí tuệ như tưởng tượng, dự đoán, so sánh với các ẩn dụ, đưa ra các giả thuyết, phê phán và đánh giá các giả thuyết rồi lựa chọn các lời giải, thực thi từng phần hoặc toàn bộ một lời giải đã chọn, đánh giá các lời giải khả thi, sửa đổi để hoàn thiện bài giải. - Thực hiện điều này mất nhiều thời gian nhưng giúp ta tổng kết các phương pháp giải bài tập, so sánh và đánh giá các phương pháp giải. * Phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh thông qua việc hướng dẫn học sinh ra đề, tự giải và tự kiểm định kết quả: Việc tự ra một đề bài tập đặt học sinh vào vị trí phải xử lý nhiều tình huống khác nhau, theo các mức độ khác nhau. Nếu học sinh tự ra đề và tự giải thành công sẽ cuốn hút học sinh vào hoạt động học, kích thích tính sáng tạo, sự phát triển tư duy của các em. * Phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh gắn liền với việc rèn luyện phong cách làm việc khoa học: - Giải bài tập là một hoạt động trí tuệ, kết quả hoạt đông này phụ thuộc vào năng lực tư duy và năng lực tổ chức hoạt động trí tuệ một cách khoa học. Giải bài tập vật lí gồm những bước chung sau: + Bước 1: Đọc kỹ và tóm tắt đề bài. + Bước 2: Phân tích đề bài và lập phương án giải. + Bước 3: Tiến hành giải bài tập. + Bước 4: Nhận xét và biện luận kết quả vừa tìm được. - Để giải bài tập vật lí thành công thì các khái niệm, định nghĩa, định luật, công thức các kiến thức đó học sinh cần phải nắm vững. 4. Khả năng và phạm vi áp dụng sáng kiến; Đối với các em ở khối 6 là phân môn mới nên quan tâm, đầu tư từ đầu năm học để tạo cho các em có thói quen học tập khoa học (không riêng môn Vật lí mà ở tất cả các môn học khác) và đồng thời tạo nền tảng kiến thức cho chương trình vật lí 8; Không riêng vì Vật lí 6 mà ngay cả Vật lí 7 cũng là nội dung kiến thức mới cần được sự quan tâm mức độ cao, giúp các em có cái nhìn rỏ về các sự vật hiện tượng Vật lí , để từ đó các em có thể giải thích và làm được các bài tập mang tính chất định tính, bài tập thí nghiệm, tạo tiền đề cho chương trinh Vật lí 9; đối với khối 9 rèn luyện cho các em kỹ năng phân tích, đánh giá và nhận biết cách giải một bài tập. Có những kiến thức cơ bản ở cấp trung học cơ sở thì khi lên bậc trung học phổ thông các em sẽ vững vàng hơn, tự tin hơn trong học tập và sẽ giúp các em thích thú ở các môn học khác vì nếu các em học tốt thêm một môn học thì sẽ tạo tâm lý thoải mái, tự tin thêm. Tạo điều kiện cho học sinh giải bài tập nhiều, phát biểu ý kiến nhiềuhoạt động tư duy, khắc sâu kiến thức đồng thời phát huy tính tư duy sáng tạo, so sánh, phân tích, tổng hợp, giúp cho học sinh tự tin trong làm bài. 5. Những lợi ích và hiệu quả mang lại khi nhân rộng sáng kiến; Hình thành kỹ năng phân tích giải các bài tập vật lí, làm cho chất lượng giờ dạy được nâng cao hơn, thoả mãn hứng thú của học sinh trong việc tiếp nhận kiến thức mới nâng cao khả năng tự tìm tòi nghiên cứu của các em, tạo điều kiện cho các em chủ động chiếm lĩnh tri thức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo. Vật lí là một bộ môn khoa học có khối lượng lớn kiến thức cả về phương diện thực nghiệm lẫn lý thuyết. Trong thời buổi khoa học kĩ thuật phát triển cao như hiện nay thì việc nắm vững và am hiểu rõ về phương pháp thực nghiệm cùng những kiến thức cơ bản của các bộ môn khoa học nói chung và Vật lí nói riêng để truyền đạt cho học sinh nắm vững những kiến thức cơ bản của bộ môn và hình thành cho các em tư duy lôgic là một quá trình lâu dài, luôn trăn trở tìm ra cái mới đáp ứng được yêu cầu dạy học, nâng cao tay nghề Rèn luyện tư duy cho học sinh qua bài tập vật lí góp phần nâng cao chất lượng học tập, giúp học sinh yêu thích bộ môn đặc biệt tăng sự linh hoạt, sáng tạo trong toàn bộ quá trình tư duy. Rèn được kỹ năng này cho học sinh, một phần cũng giúp cho giáo viên năng động sáng tạo, luôn trăn trở tìm ra cái mới đáp ứng được yêu cầu dạy học, nâng cao tay nghề, là một phương pháp tự học, tự bồi dưỡng rất có hiệu quả. Qua kết quả giảng dạy tôi thấy tỷ lệ học sinh yếu, kém giảm hẳn đồng thời tỷ lệ học sinh giỏi, khá tăng dần đặc biệt học sinh yếu, kém đã vươn lên từ trung bình đến khá. Điều này chứng tỏ không những giúp cho các em phát huy tính chủ động sáng tạo thông qua bài tập mà còn tạo cho các em sự hứng thú đối với môn học. Dưới đây là kết qủa kiểm tra chất lượng học kì I (2015- 2016) khối lớp 7 Lớp Tổng số HS Giỏi Khá Tb Yếu 6A1 32 31 1 6A2 37 15 8 13 1 6A3 37 12 12 12 1 6A4 34 9 11 11 3 6A5 36 10 17 9 6A6 35 10 12 10 3 Tổng cộng 211 87 61 55 8 Trên đây là những sáng kiến, cải tiến, giải pháp mới, kỹ thuật mới (gọi tắt là sáng kiến) cá đề án của bản thân tôi trong năm học: 2015-2016 Kính đề nghị hội đồng xét duyệt sáng kiến xem xét, công nhận đề tài sáng kiến cấp cơ sở./. An Phong, ngày 10 tháng 11 năm 2016 Thủ trưởng đơn vị Người báo cáo Trần Phước Vàng Dưới đây là danh sách đội ngũ học sinh giỏi môn Vật lí của trường từ Năm học 2008-2009 đến nay. Stt Họ và tên hS Lớp Niên học Học lực Kết qủa HS giỏi vòng trường 1 Nguyễn Ngọc Thảo 9a4 2008- 2009 Giỏi 2 Bùi Mạnh tới 9a3 2008- 2009 Giỏi 3 Nguyễn Thị Huyển Trang 2009-2010 Giỏi 4 Nguyễn Quốc Khanh 9a1 2010-2011 Giỏi 5 Nguyễn Phước Lộc 9a1 2010-2011 Giỏi 6 Nguyễn Thị Huỳnh Như 9a1 2010-2011 Giỏi 6 Nguyễn Ngọc Thu 9a1 2010-2011 Giỏi 7 Nguyễn Thị Huỳnh Loan 9a1 2011-2012 Giỏi 8 Huỳnh Anh Huy 9a1 2013-2014 Giỏi 9 Nguyễn Hữu Nghĩa 9a1 2013-2014 Giỏi
File đính kèm:
- bao_cao_sang_kien_ren_luyen_tu_duy_sang_tao_cho_hoc_sinh_tho.doc