Báo cáo sáng kiến Một số kinh nghiệm tổ chức trò chơi học tập trong giờ dạy Đạo đức

Mục tiêu của môn Đạo đức :

- Cung cấp tri thức, giúp học sinh hình thành hiểu biết về một số nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức ở mức sơ giản, cụ thể, gần gũi với đời sống học sinh, từ đó nhận thức đúng về sự phù hợp giữa hành vi ứng xử của mình với lợi ích xã hội, tích lũy kinh nghiệm đạo đức, ứng xử đúng.

- Giúp học sinh có những hiểu biết cần thiết về các chuẩn mực hành vi cơ bản, phù hợp với lứa tuổi, phản ánh các mối quan hệ thường ngày của các em.

- Giúp học sinh rèn luyện thói quen hành vi chuẩn mực, biết hành động phù hợp với yêu cầu đạo đức của xã hội, kế thừa và phát triển truyền thống đạo đức của dân tộc trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa; góp phần giáo dục văn hóa ứng xử, hành vi văn minh trong giao tiếp, thực hiện “ Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”.

Trong xã hội ngày nay giới trẻ sống thực dụng chỉ chạy theo những giá trị vật chất mà bỏ quên những giá trị tinh thần. “Giới trẻ là tương lai của Giáo hội và nhân loại”. Đó là câu khẳng định nhiều người đã biết. Nhưng đối diện với thực tế thì ai cũng thấy lo lắng cho tương lai ấy. Liệu nó có tốt đẹp như người ta tưởng không?

 

docx32 trang | Chia sẻ: duongthao25 | Ngày: 08/10/2022 | Lượt xem: 974 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo sáng kiến Một số kinh nghiệm tổ chức trò chơi học tập trong giờ dạy Đạo đức", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của mỗi nhóm cũng như mỗi thành viên trong nhóm. Bắt đầu chơi, thành viên thứ nhất của mỗi nhóm sẽ thực hiện nhiệm vụ của mình. Sau khi người thứ nhất hoàn thành nhiệm vụ, thì người thứ hai mới bắt đầu vào cuộc. Cứ như vậy, cho đến khi nhóm nào về đích được/ hoàn thành toàn bộ nhiệm vụ trước thì nhóm đó sẽ thắng cuộc.
d) Ví dụ: 
- Thi tiếp sức viết tên các di sản thiên nhiên và văn hoá của đất nước giữa các nhóm.
* Trò chơi “Đố vui”
a) Mục đích: 
Giúp học sinh củng cố hiểu biết thái độ, kỹ năng về chuẩn mực hành vi.
b) Chuẩn bị: 
- Mỗi nhóm phải chuẩn bị một vài câu đó, bức tranh hoặc hành động không lời về chủ đề bài học để đố nhóm bạn.
c) Cách chơi: 
Giáo viên chia lớp thành các nhóm. Lần lượt từng nhóm nêu các câu đố, đưa ra bức tranh hoặc hành động không lời về chủ đề bài học để đố nhóm khác. Một Ban giám khảo sẽ được lập ra để cho điểm về câu đố/ bức tranh/ hành động và điểm trả lời của mối nhóm. Sau cuộc chơi nhóm nào có tổng số điểm cao nhất, nhóm đó sẽ thắng cuộc.
d) Ví dụ: 
Tổ chức cho học sinh chơi đố vui Giúp mẹ việc gì? trong dạy học bài 4 – Chăm làm việc nhà (Lớp 2).
đ) Lư 2). nhà ài 4 - hơi đố vui cuộc chơi nhóm nào có tổng số điểm cao nhất, nhóm đó sẽ thắng cuộc. đố/ bức tranh/ hành động u ý: 
Những câu đố, bức tranh hoặc hành động không lời mà các nhóm học sinh chuẩn bị phải phù hợp với chủ đề bài Đạo đức và phải được các nhóm giữ bí mật cho đến khi mang ra đố nhóm khác.
2.4. Trò chơi học tập: 
Trò chơi học tập là một trong những phương tiện giáo dục trí tuệ cho trẻ em. Nó giúp trẻ: 
- Phát triển những khả năng về thị giác, thính giác, xúc giác; 
- Chính xác hoá những hiểu biết về các sự vật, hiện tượng xung quanh;
- Phát triển trí thông minh, phản xạ nhanh nhẹn, ngôn ngữ, v.v
Ở đây, chúng ta có thể nêu lên những trò chơi như: “Đoán xem cây gì, hoa gì?”, “Đoán xem con gì?”, “Tìm hiểu các danh nhân Việt Nam và thế giới”, “Xem tranh kể về những người anh hùng”.
Nhiều trò chơi học tập được tổ chức với các đồ vật, các vật liệu tự nhiên (hoa, quả, lá) các tranh, ảnh song cũng có nhiều trò chơi học tập chỉ đòi hỏi dùng lời.
Đối với những trẻ nhỏ, trò chơi học tập có nội dung giản đơn với yêu cầu vừa sức như trò chơi “Đoán xem cây gì, con gì?”. Đối với những trẻ lớn, trò chơi học tập có nội dung phức tạp hơn với yêu cầu cao hơn.
Ở tiểu học, học sinh trai và học sinh gái bắt đầu có xu hướng khác nhau rõ rệt về trò chơi học tập. Học sinh trai thích những trò chơi kỹ thuật, thiết kế xây nhà cửa và máy bay còn học sinh gái thì những trò chơi có liên quan đến công việc gia đình (may quần áo, làm hoa bằng giấy, bằng quả).
- Trò chơi học tập môn Đạo đức rất phong phú, đa dạng về thể loại, bao gồm: 
- Những trò chơi vận động, ví dụ như: Trò chơi “Đèn hiệu”, “Ai đi đúng luật”, “Đèn xanh, đèn đỏ”, “Vòng tròn chào hỏi”, “Đi chợ”,
- Những trò chơi đố vui, ví dụ như trò chơi: “Nếu thì”, “Tìm đôi”, “Đoán tranh”, “Đoán hành động không lời”, “Hái hoa dân chủ”, “Đoán xem con gì”, trò chơi ghép những câu thơ cho trước thành đoạn đối thoại cho phù hợp; chơi ghép hoa, ghép hình, ghép hình ảnh với ô chữ tương ứng.
- Những trò chơi tiếp sức, ví dụ như trò chơi “Thi tiếp sức” (Thi viết tên các di tích lịch sử và văn hoá, các danh lam thắng cảnh, các danh nhân Việt Nam.giữa các nhóm).
- Những trò chơi khác như trò chơi: “Tặng hoa bạn tốt”, “Tặng lời khen cho bạn”, “Vòng tròn giới thiệu tên”, “Gọi điện thoại”, trò chơi “Phóng viên”, “Văn minh, lịch sự”,
Ví dụ: * Trò chơi “Ghép tranh”
a) Mục đích
- Giúp học sinh biết phân loại tranh theo các chủ đề đạo đức.
- Giúp học sinh rèn luyện kĩ năng phân biệt được các hành vi phù hợp với chuẩn mực hành vi đạo đức và các hành vi chưa phù hợp.
b) Chuẩn mực
- Tranh, ảnh về chủ đề giáo dục đạo đức.
- Giấy A0, hồ dán.
c) Cách chơi
Có thể tổ chức cho học sinh chơi cá nhân hoặc theo nhóm.
Trên giấy A0, có ghi sẵn một vài ô chữ, ví dụ; Gọn gàng, Bừa bãi, hoặc Quyền được sống còn, Quyền được bảo vệ, Quyền được phát triển, Quyền được tham gia.
Giáo viên phát cho mỗi học sinh hoặc mỗi nhóm một vài tranh/ ảnh cùng giấy A0 và hồ dán. Học sinh sẽ thảo luận nhóm và ghép tranh với các ô chữ trên giấy A0 cho phù hợp. Nhóm nào ghép tranh đúng, đẹp và nhanh, nhóm đó sẽ thắng cuộc.
d) Ví dụ: Tổ chức cho học sinh chơi “Ghép tranh theo 4 nhóm Quyền trẻ em” (Bài Ôn tập, lớp 5) “Ghép tranh với ô chữ Nên và Không nên” (Bài 5 – Lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ, lớp 1).
đ) Lưu ý
Trò chơi “Ghép tranh” có thể sử dụng trong nhiều bài Đạo đức, đặc biệt là đối với các tiết ôn tập và không nhu8wngx đối với học sinh lớp 4, 5 mà còn cả với học sinh các lớp 1,2,3.
	* Trò chơi “Đặt tên cho tranh”
	a) Mục đích
	- Giúp học sinh phát triển khả năng cảm thụ tranh, tìm hiểu nội dung, ý nghĩa của hành vi đạo đức trong tranh.
	- Giúp học sinh phát triển óc sáng tạo khả năng ngôn ngữ.
	b) Chuẩn bị
	Một số tranh, ảnh về chủ đề bài học.
	c) Cách chơi
	Có thể tổ chức chơi theo nhóm. Giáo viên phát cho mỗi nhóm học sinh 1-3 bức tranh ảnh. Học sinh thảo luận nhóm tìm hiểu nội dung, ý nghĩa của tranh và cùng đặt tên cho tranh. Sau đó, đại diện các nhóm sẽ giới thiệu tranh và tên tranh trước lớp, đồng thời giải thích lý do nhóm đặt tên tranh. Cả lớp sẽ cùng bình luận về những cái tên đã được đặt và đặt thêm những tên mới cho tranh.
	* Trò chơi “Ghép hoa”
	a) Mục đích
Giúp học sinh biết lựa chọn những cách ứng xử phù hợp với các chuẩn mực hành vi đạo đức trong các tình huống một cách nhẹ nhàng, sinh động.
b) Chuẩn bị
- Một số nhị hoa và cánh hoa cắt bằng giấy màu. Trên mỗi nhị hoa có ghi một chuẩn mực hành vi (ví dụ: Lễ phép, Vâng lời, Lịch sự,). Còn trên mỗi cánh hoa có ghi một cách ứng xử (có thể phù hợp hoặc không phù hợp với chuẩn mực hành vì).
- Giấy A0, hồ dán.
c) Cách chơi
Tổ chức chơi theo nhóm. Giáo viên phát cho mỗi nhóm 1-2 nhị hoa và hoa và nhiều cánh hoa, trong đó ghi cách ứng xử phù hợp hoặc không phù hợp với chuẩn mực hành vi được ghi trong hai nhị hoa đã được phát. Các nhóm học sinh sẽ thảo luận và chọn ra những cánh hoa để ghép lại với nhị hoa làm thành một bông hoa cho phù hợp. Nhóm nào dán đúng, dán đẹp, dán nhanh, nhóm đó sẽ thắng cuộc.
d) Ví dụ
Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Ghép hoa” thành bông hoa Cảm ơn và bông hoa Xin lỗi trong bài 12 – Cảm ơn và xin lỗi (Lớp 1), ghép thành bông hoa Tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước trong bài 13 – Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước (Lớp 3),
- Đối với học sinh các lớp 4,5 có thể phát những cánh hoa trơn và yêu cầu học sinh thảo luận và tự ghi những cách ứng xử phù hợp với nội dung chuẩn mực hành vì trên nhị hoa.
- Hoa của các nhóm nên đa dạng về chủng loại, về màu sắc cho đẹp và hấp dẫn học sinh, chẳng hạn: nhóm 1 là Hoa Hồng, nhóm 2 là Hoa Cúc, nhóm 3 là Hoa Sen, nhóm 4 là Hoa Cẩm Chướng
* Trò chơi “Nên” và “Không nên”
a) Mục đích
Giúp học sinh phân biệt được những hành vi nên làm và không nên làm trong một số tình huống của cuộc sống.
b) Chuẩn bị
- Giấy A0, bút dạ, hồ dán.
- Tranh, ảnh hoặc những băng giấy màu – trên có ghi những hành vi, việc làm phù hợp hoặc không phù hợp với các chuẩn mực hành vi đạo đức.
c) Cách chơi
Tổ chức chơi theo nhóm. Giáo viên phát cho mỗi nhóm một tờ giấy A0, một lọ hồ dán và một số tranh, ảnh hoặc băng giấy. Các nhóm sẽ phải thảo luận và dán tranh, ảnh hoặc băng giấy theo hai cột Nên và Không nên trên tờ giấy A0, sau đó mang trưng bày kết quả làm việc nhóm lên trên bảng. Nhóm dán đúng, dán nhanh, dán đẹp, nhóm đó sẽ thắng cuộc.
d) Ví dụ
Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi Nên và Không nên trong dạy học bài 14 – Chăm sóc cây trồngl vật nuôi (Lớp 3).
* Trò chơi “Phóng viên”
a) Mục đích
- Tạo cơ hội cho học sinh trình bày ý kiến cá nhân về những vấn đề có liên quan đến các em.
- Phát triển khả năng độc lập suy nghĩ, óc sáng tạo và tính bạo dạn, tự tin.
- Củng cố lại cho học sinh về nội dung và ý nghĩa của các chuẩn mực hành vi đạo đức.
b) Chuẩn bị
- Một số đồ dùng đơn giản để học sinh đóng vai phóng viên như: mi-crô không dây đồ chơi, một chiếc máy ảnh đồ chơi, một kính trắng không số.
- Câu hỏi phỏng vấn.
c) Cách chơi
- Một số học sinh tỏng lớp thay nhau đóng vai phóng viên Nhi đồng báo Thiếuniên tiền phong hoặc phóng viên Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Truyền hình địa phương để phỏng vấn các bạn trong lớp về các câu hỏi liên quan đến chủ đề bài Đạo đức.
d) Ví dụ
Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Phóng viên” khi dạy học bài 13 – Tôn trọng luật giao thông (Lớp 4).
đ) Lưu ý
- Câu hỏi phỏng vấn phải thoả mãn một số yêu cầu sau:
+ Phù hợp với chủ đề bài Đạo đức.
+ Phù hợp với trình độ của học sinh, câu hỏi phải rõ ràng, ngắn gọn.
- Nên yêu cầu học sinh chuẩn bị câu hỏi phỏng vấn từ tiết trước.
- Giáo viên nên chuẩn bị trước một số câu hỏi và gợi ý, làm mẫu thử cho học sinh trước khi chơi.
Học sinh chơi trò chơi “ Phóng viên” 
 Bài “ Tiết kiệm thời giờ” ( Lớp 4)
Häc sinh ch¬i trß ch¬i “H¸i hoa”
* Trò chơi “Tìm đôi”
a) Mục đích
- Phát triển kỹ năng lựa chọn cách ứng xử phù hợp với tình huống cho học sinh
b) Chuẩn bị
10 phiếu nhỏ trong đó 5 phiếu ghi nội dung tình huống (mỗi phiếu một tình huống); 5 phiếu ghi cách ứng xử phù hợp của 5 tình huống đó (mỗi phiếu ghi một cách ứng xử).
c) Cách chơi
Chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 10 học sinh. Các nhóm lần lượt lên tham gia chơi. Mỗi em trong nhóm bốc ngẫu nhiên một phiếu. Sau đó, các em phải đi tìm nhau làm thành từng đôi có phiếu ghi nội dung tình huống và cách ứng xử phù hợp. Đôi nào tìm được nhau đúng và nhanh, đôi đó sẽ thắng cuộc.
	* Trò chơi “Hái hoa”
	a) Mục đích
	Giúp học sinh củng cố hiểu biết, thái độ, kỹ năng về chuẩn mực hành vi đạo đức.
	b) Chuẩn bị
	- Một cây hoa
	- Một số bông hoa cắt bằng giấy màu trên đó có ghi các câu hỏi, tình huống về chuẩn mực hành vi đạo đức.
	- Một số phần thưởng nhỏ cho học sinh (như bút chì, thước kẻ, vở, nhãn vở, kẹo bánh), nếu có điều kiện.
	c) Cách chơi
	Cài các bông hoa có ghi các câu hỏi chuẩn bị lên cây hoa. Đặt cây hoa ở giữa phòng hoặc phía trên lớp học sao cho tất cả học sinh cùng quan sát được.
	Lần lượt từng học sinh đại diện cho các nhóm lên hái hoa và trả lời câu hỏi hoặc thực hiện một hành động, việc làm theo yêu cầu ghi trên bông hoa. Cả lớp sẽ cùng Ban giám khảo đánh gia, cho điểm từng người. Sau khoảng 2-3 lượt chơi, nhóm nào có tổng số điểm cao nhất, nhóm đó sẽ thắng cuộc.
Học sinh chơi trò chơi “Hái hoa”
Bài: Kính trọng, biết ơn người lao động (Lớp 4)
d) ví dụ
Tổ chức cho học sinh chơi Hái hoa khi dạy học bài 8 – Kính trọng, biết ơn người lao động (Lớp 4).
đ) Lưu ý
Có thể tổ chức cho học sinh chơi trò chơi Hái hoa theo kiểu “xì điện”. Học sinh nào hái hoa và trả lời câu hỏi xong sẽ được quyền chỉ định bạn khác lên hái hoa tiếp.
2.5. Trò chơi Đoán ô chữ: 
Ví dụ : Học sinh chơi trò “ Đoán ô chữ” trong bài “ Biết ơn thầy giáo, cô giáo”
Giải ô chữ về ngày nhà giáo Việt Nam
- Ô chữ số 1 gồm 5 chữ cái. Khi đến trường học các em thường chơi với những người này ? (Bạn bè)
- Ô chữ số 2 gồm 9 chữ cái. Nơi này là nơi để cho các em học tập ? (Trường học)
- Ô chữ số 3 gồm 5 chữ cái. Bố mẹ và thày cô là người .. các em thành người? (Dạy dỗ)
- Ô chữ số 4 gồm 9 chữ cái. Hoa này thường có vào mùa hè, màu đỏ và thường được gọi là “ Hoa học trò” ? (Hoa phượng)
- Ô chữ số 5 gồm 10 chữ cái. Đây là một người giáo viên đứng đầu của một trường học ? (Hiệu trưởng)
- Ô chữ số 6 gồm 7 chữ cái. Khi viết em thường cầm bút tay nào ? (Tay phải)
- Ô chữ số 7 gồm 10 chữ cái. Khi được điểm 9, 10 còn được gọi là hoa gì ? (Hoa điểm tốt)
- Ô chữ số 8 gồm 10 chữ cái. Nơi này ở trong trường học, thường được trồng các loại cây? (Vườn trường)
- Ô chữ số 9 gồm 7 chữ cái. Đây là một trong những đức tính tốt của người học sinh, bắt đầu bằng chữ ch ? (Chăm chỉ)
- Ô chữ số 10 gồm 8 chữ cái. đây là người làm việc ở trong trường học mà được toàn xã hội tôn vinh ? (Giáo viên)
- Ô chữ số 11 gồm 6 chữ cái. Sau giờ ra chơi các em thường được tham gia hoạt động này cho khoẻ người ? (Thể dục)
- Ô chữ số 12 gồm 9 chữ cái. Đây là tờ báo mà hàng tuần các em thường đọc , nó cùng tên với lứa tuổi chúng ta ? (Thiếu niên)
- Ô chữ số 13 gồm 5 chữ cái. Đây là một trong những phương tiện giao thông mà bố mẹ thường đưa em đến trường ? (Xe máy hoặc xe đạp)
- Ô chữ số 14 gồm 3 chữ cái. đây là một thứ mà khi viết bút máy em cần phải có ? (Mực)
1
B
A
N
B
E
2
T
R
Ư
Ơ
N
G
H
O
C
3
D
A
Y
D
Ô
4
H
O
A
P
H
Ư
Ơ
N
G
5
H
I
Ê
U
T
R
Ư
Ơ
N
G
6
T
A
Y
P
H
A
I
7
H
O
A
Đ
I
Ê
M
T
Ô
T
8
V
Ư
Ơ
N
T
R
Ư
Ơ
N
G
9
C
H
Ă
M
C
H
I
10
G
I
A
O
V
I
Ê
N
11
T
H
Ê
D
U
C
12
T
H
I
Ê
U
N
I
Ê
N
13
X
E
M
A
Y
14
M
Ư
C
V. HIỆU QUẢ ÁP DỤNG:
Trong năm học vừa qua, tôi đã thực hiện áp dụng đề tài như trên vào thực tế giảng dạy cảu minh. Tôi nhận thấy rằng sau khi áp dụng đề tài “ Một số kinh nghiệm tổ chức trò chơi học tập trong giờ dạy đạo đức” đã đem lại những kết quả cụ thể sau:
	* Về phía người giáo viên
	Tôi nhận thấy bản thân mình đã vững vàng hơn trong công tác giảng dạy, các em học sinh thích thú mỗi khi tôi vào lớp dạy đặc biệt là tiết học Đạo đức với tôi không còn có cảm giác bỡ ngỡ hay băn khoăn.
	Bên cạnh đó bằng những kinh nghiệm của bản thân mình tôi đã phổ biến cho các đồng nghiệp và đã nhận được nhiều sự đồng tình, ủng hộ.
* Về phía phụ huynh:
Quan điểm về việc học môn Đạo đức được nâng cao tầm quan trọng hơn. Phụ huynh cảm thấy vui mừng khi các con về nhà chia sẻ và kể cho bố mẹ nghe về nội dung học được ở môn học, ý thức của các con được tốt hơn, có kỉ luật và nề nếp. Biết quan tâm, chia sẻ và chăm sóc mọi người trong gia đình. Biết làm việc nhà phù hợp.
	* Về phía học sinh:
	- Trong năm học này học sinh do tôi chủ nhiệm đã tiến bộ vượt bậc hơn rất nhiều so với những năm học trước. Tình đoàn kết tự quản của lớp tôi luôn đứng đầu toàn trường. Các em luôn háo hức, mong chờ đếna giờ học Đạo đức.
	- Còn đường hoạt động vui chơi đã giúp các em phát triển được nhiều phẩm chất đạo đức như tình thân ái, tình đoàn kết, lòng trung thực, tinh thần cộng đồng trách nhiệm đông thời khắc phục được những đỉêm xấu như ích kỷ, tính chơi trội, tính giả dối Kết quả cụ thể là: 
Tổng số 
học sinh
HS hứng thú
HS bình thường
HS không hứng thú
59
56
3
0
	Thành tích chung của tập thể là:
- Đạt lớp Xuất sắc về nề nếp thi đua.
- Đạt lớp Vở sạch chữ đẹp.
- Đạt giải Nhất báo tường.
- Đạt giải Nhất văn nghệ.
- Hoàn thành Xuất sắc công tác từ thiên, Kế hoạch nhỏ
PHẦN 3 : KẾT LUẬN – KHUYẾN NGHỊ 
I.Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
          Từ trước đến nay phần lớn mọi người đều cho rằng môn Toán, tiếng Việt là môn chính các môn còn lại là môn phụ trong đó có môn Đạo đức. Chính vì vậy mới dẫn đến thực trạng như hiện nay đó là sự yếu kém đáng báo động về cách ứng xử trong giao tiếp, ý thức và nhận thức về xã hội .Theo tôi, ngay từ khi làm quen với môn Đạo đức chúng ta cần giáo dục cho học sinh hiểu rõ vai trò ý nghĩa của môn học này, đồng thời hướng dẫn cho các em cách học phù hợp, có như vậy mới giúp các em yêu thích và hứng thú để học tốt môn Đạo đức lớp 4 cũng như các năm tiếp theo.
	Khi quyết định tìm hiểu, đi sâu nghiên cứu đề tài này, bản thân tôi nhận thấy rằng không phải là học sinh của tôi không thích học Đạo đức mà chủ yếu là do quan niệm từ lâu này của các bậc phụ huynh, chỉ muốn con học giỏi Toán và Tiếng Việt và sự sơ sài, chủ quan, không chịu đầu tư vào tiết dạy của một bộ phận giáo viên cũng chỉ tập trung vào Toán và Tiếng Việt. Mỗi khi lên tiết dạy Đạo đức, tôi thường tìm hiểu kĩ nội dung, sau đó tìm tài liệu ( bao gồm tranh ảnh, clip và tư liệu mở rộng thêm ) để phục vụ cho tiết học và điều làm tôi thực sự vui mừng, phấn khởi là khi tôi giảng bài một cách hăng say về những gì mà tôi tìm kiếm được thì học sinh của tôi cũng rất hứng thú học. Mỗi giờ học Đạo đức giờ đây là một sự mong chờ của các em, bởi sự bất ngờ từ kiến thức và những điều thú vị mà tôi đã chuẩn bị cho các em. Các em đều rất hăng hái tham gia các hoạt động và nhiệt tình bày tỏ ý kiến.
Trên tất cả, tôi mong rằng không phải tôi áp dụng đề tài vào các giờ học Đạo đức để nâng cao chất lượng dạy học của bản thân lớp tôi chủ nhiệm hay đạt được những kết quả cao trong các kì thi giáo viên giỏi mà cao hơn nữa đó là đưa đến với tất cả những người giáo viên nói chung và giáo viên tiểu học nói riêng những suy nghĩ tâm huyết của một người giáo viên, luôn mong muốn thế hệ trẻ của Việt Nam sau này cũng sẽ là những con người có lối sống lành mạnh, văn minh, lịch sự. Chúng ta đi đến đâu sẽ luôn tự hào là người Việt Nam. 
II.BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Theo tôi muốn đạt được kết quả tốt trong giảng dạy, giáo viên phải có kĩ năng phân tích chương trình, sách giáo khoa, xác định đúng mục đích yêu cầu, nội dung của từng bài học và tìm ra phương pháp phù hợp, dễ dàng chạm đến trái tim của các em.
Khi sử dụng sách giáo viên cũng như các tài liệu tham khảo chứ không phải là áp dụng một cách cứng nhắc. Cần lựa chọn các phương pháp phù hợp với đối tượng học sinh, đặc điểm vùng miền. Các hình thức dạy học cũng cần linh hoạt, sáng tạo cho phù hợp với nhiệm vụ học tập và tình hình thực tế. Luôn cập nhật những thông tin mới nhất.
Bản thân người giáo viên cần hiểu rõ và thực hiện cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” . Luôn luôn trau dồi kiến thức cho bản thân, học hỏi các bạn bè đồng nghiệp và mọi người xung quanh. Không tự kiêu, tự mãn.
 Trong công tác chủ nhiệm, việc đầu tiên của năm học mới là cần nắm rõ hoàn cảnh của mỗi học sinh. Nắm bắt được càng sớm càng tốt để không những chỉ là trong giờ học Đạo đức mà cần phải quan tâm, rèn dũa các em mọi lúc có thể. Việc phối hợp chặt chẽ với các cha mẹ học sinh là không thể thiếu.
 	Trong các năm học tới đây, tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu thêm các phương pháp khác để áp dụng hiệu quả hơn trong quá trình dạy học Đạo đức bởi vì bản thân tôi nhận thấy rằng sáng kiến này của tôi tuy góp phần giúp cho học sinh có thái độ tích cực hơn trong cuộc sống chưa hẳn đã là tốt nhất với tất cả các em học sinh.
	Trên đây là những sáng kiến mà tôi tâm đắc đã được tôi áp dụng trong quá trình giảng dạy tuy nhiên không tránh khỏi những sai sót, bản thân tôi cũng sẽ cố gắng hoàn thiện để nó mang lại hiệu quả cao hơn nữa.
III. ĐỀ XUẤT
Tôi muốn đề xuất với các cấp lãnh đạo ngoài việc cung cấp tài liệu hướng dẫn giảng dạy như hiện nay, ngành nên biên soạn thêm tài liệu tham khảo mở rộng kiến thức đạo đức phù hợp với từng bài để giáo viên có thêm tư liệu cho học sinh.
          Phòng giáo dục nên tổ chức thêm chuyên đề về môn Đạo đức, cụ thể về cách dạy từng dạng bài, hướng dẫn cách đánh giá, kiểm tra phù hợp với thực trạng môn Đạo đức lớp 4 hiện nay.
          Về phía nhà trường trong các buổi sinh hoạt chuyên môn ở tổ mỗi giáo viên cần nêu ra những vướng mắc khó khăn trong giảng dạy môn Đạo đức để thảo luận tìm phương án phù hợp nhất.
          Trên đây là toàn bộ nội dung đề tài sáng kiến kinh nghiệm“ Một số kinh nghiệm tổ chức trò chơi học tập trong giờ dạy đạo đức”tôi đã nghiên cứu và áp dụng trong năm học 2018-2019. Đây là những cách làm mà tôi đã thực hiện và thực sự có hiệu quả.Tuy nhiên khi viết thành đề tài sẽ không tránh khỏi thiếu sót. Kính mong hội đồng khoa học các cấp góp ý để đề tài của tôi được hoàn chỉnh hơn.
          Tôi xin cam đoan đây là đề tài sáng kiến tôi tự nghiên cứu và áp dụng, không sao chép của ai.
 Tôi xin chân thành cảm ơn !
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học ( NXB Giáo dục, Hà Nội )
2. Đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học ( NXB Giáo dục, Hà Nội ) 
3. Giáo dục học ( NXB Giáo dục, Hà Nội ) 
4. Luật giáo dục ( NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội )
5. Những vấn đề cơ bản của giáo dục hiện đại ( NXB Giáo dục, Hà Nội )
6. Giáo trình đạo đức và phương pháp dạy học môn Đạo đức ở Tiểu học , NXB Đại học sư phạm ,Hà Nội, Nguyễn Hữu Hợp ( 2013)
7. Sách giáo viên môn đạo đức
8. Sách học sinh môn đạo đức từ lớp 1 đến lớp 5
9. Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới ( NXB Giáo dục, Hà Nội
10. Thiết kế bài giảng Đạo đức lớp 4 – Nhà xuất bản Hà Nội
11. Hướng dẫn viết SKKN của phòng giáo dục và đào tạo Quận Thanh Xuân

File đính kèm:

  • docxbao_cao_sang_kien_mot_so_kinh_nghiem_to_chuc_tro_choi_hoc_ta.docx
Sáng Kiến Liên Quan