Báo cáo sáng kiến Một số kinh nghiệm lựa chọn, bảo quản thực phẩm để nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ mầm non

 Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố của nhân cách chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1. Để đạt được mục tiêu phát triển toàn diện thì việc kết hợp hài hoà giữa nuôi dưỡng, chăm sóc sức khoẻ và giáo dục là điều tất yếu. Vì sức khoẻ là vốn quý nhất của mỗi con người, là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình và toàn xã hội. Do vậy việc chăm sóc, bảo vệ, tăng cường sức khoẻ cho trẻ em những chủ nhân tương lai của đất nước là việc làm thiêng liêng, cao cả là trách nhiệm của gia đình, xã hội và đặc biệt là đội ngũ giáo viên, nhân viên nuôi dưỡng mầm non.

Nuôi dưỡng là nhiệm vụ quan trọng trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ trong trường mầm non. Nuôi dưỡng dảm bảo chất lượng có tác dụng tăng cường và bảo vệ sức khỏe cho trẻ, giúp trẻ phát triển toàn diện.

Muốn có chất lượng nuôi dưỡng tốt, trước hết cô nuôi cần phải thực hiện tốt quy chế nuôi dạy trẻ, đặc biệt phải luôn tìm tòi, học hỏi để nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ.

 

doc17 trang | Chia sẻ: duongthao25 | Lượt xem: 662 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo sáng kiến Một số kinh nghiệm lựa chọn, bảo quản thực phẩm để nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t
2.2 Khó khăn:
 - Học kì I khu bếp được sắp xếp dựng tạm vào khu đất trống vì trường đang trong thời gian xây dựng nên gặp một số khó khăn về việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Một số nhân viên nuôi dưỡng mới vào nghề nên chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc tiếp nhận thực phẩm, trong việc chế biến món ăn cho trẻ 
- Đa số nhân viên nuôi dưỡng còn hạn chế trong công tác chọn lựa thực phẩm, thực hiện công tác vệ sinh trong khi chế biến, việc bảo quản thực phẩm, vệ sinh dụng cụ sử dụng trong bếp ăn bán trú nhà trường.
-Hiện nay thực phẩm không rõ nguồn gốc tràn lan, các nhà cung cấp thực phẩm chạy theo lợi nhuận
3. Các biện pháp đã tiến hành:
1. Biện pháp 1: Tự bồi dưỡng kiến thức về lý thuyết, thực hành dinh dưỡng, thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh trong chế biến
 Trước những thông tin về thực phẩm bẩn, thực phẩm kém chất lượng, đòi hói nhân viên nuôi dưỡng cần phải tự trang bị những kiến thức để lựa chọn, bảo quản và sử dụng thực phẩm an toàn, phòng chống ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm:
 -Bồi dưỡng kiến thức chuyên môn,trao đổi những kinh nghiệm và triển khai những buổi tập huấn, nhận xét góp ý những ưu, tồn thông qua những buổi dự giờ, hôi giảng đưa vào nội dung sinh hoạt chuyên môn hàng tháng để chị em chia sẻ, học hỏi. 
- Song song với việc tổ chức bồi dưỡng bằng lý thuyết. Bản thân cũng đã chú trọng bồi dưỡng kỹ năng thực hành như; Cách lựa chọn thực phẩm sạch, thực hành chế biến, các bước thực hiện dây chuyền chế biến bữa ăn cho trẻ phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm...
2. Biện pháp 2: Lựa chọn thực phẩm đảm bảo vệ sinh, phù hợp với lứa tuổi mẫu giáo.
 - Cô nuôi nhận thực phẩm từ người giao hàng phải kiểm tra thật kĩ thực phẩm kí nhận 2 chiều khi nhận đúng chất lượng số lượng.
- Các loại thịt: còn tươi ngon phải có màu sắc và mùi đặc trưng của từng loại, không có mùi hôi, mùi lạ, bề mặt khô ráo không rỉ nước, có độ đàn hồi tốt (khi ấn ngón tay vào bề mặt miếng thịt lúc bỏ ngón tay ra thì vết lõm nhanh chóng mất đi). Không nên mua thịt có những dấu hiệu bất thường, khác lạ. 
 + Thịt lợn: sạch có màu hồng tươi, lớp mỡ dày (1.5- 2cm), không rỉ nước. Thịt có thuốc an thần thường có màu hồng đỏ bất thường, khi ấn tay vào miếng thịt sẽ thấy mịn, nước rỉ ra ngoài. Thịt lợn chứa hormone tăng trưởng có lớp da mỏng, căng khác thường, phần nạc gần sát với da, mỡ rất ít và màu sắc sẫm hơn thịt bình thường. Khi chế biến, thịt ra nhiều nước, mùi vị không thơm đặc trưng của thịt lợn, nấu chín thì màu sắc lại nhợt nhạt. Trường hợp thịt lợn ướp hàn the thì loại thịt này có màu hồng bầm, dùng tay ấn vào sẽ không thấy độ đàn hồi 
*Cách nhận biết thịt lợn nhiêm bệnh
Thịt lợn bị nhiễm giun sán (thịt lợn gạo) thì thịt có những đốm trắng to bằng đầu kim, hoặc thớ thịt có hình sợi hay hình bầu dục lớn nhất có thể dài tới 9mm màu trắng đục, bên trong có chứa ấu trùng sán, những ấu trùng này kí sinh ở các cơ hay động nhiều của lợn như cơ gốc lưỡi, cơ đùi sau,cơ cổ, cơ sườn, cơ tim. Khi sờ vào miếng thịt, cảm thấy phần thịt cứng hoặc không có sự đàn hồi, không déo tay thì chứng tỏ thịt đã bị ướp hàn the, ure và có khả năng nhiễm sán cao, 
 Thịt lợn nhiễm tả lợn Châu Phi trên da và tai lợn có những đốm xuất huyết lấm tấm . miếng thịt có màu lạ như nâu, đỏ thâm, tím tái hay xám, xanh nhạt
+Thịt bò: Ta nên chọn thịt có màu đỏ tươi, mỡ màu vàng nhạt, thớ thịt nhỏ săn chắc, mềm dẻo có mùi thơm đặc trưng. 
 +Thịt gà: Chọn loại thịt gà có màu sắc tự nhiên, thớ thịt mịn và có độ đàn hồi cao. Da gà phải kín, lành lặn, không có vết bẩn, mốc, không có vết gì lạ. Để tránh mua phải gà nhuộm phẩm màu, nhuộm bột sắt, không nên mua gà nhìn da có màu vàng ruộm, bắt mắt, căng phồng.
- Đối với các loại hải sản: Hải sản rất tốt cho cơ thể chúng ta và đặc biệt là trẻ thơ vì nó cung cấp chất canxi, chất đạm làm cho xương của trẻ chắc khoẻ hơn và không bị bệnh còi xương như: tôm, cua, cá . 
+ Tôm: Nên chọn những con còn tươi, nguyên con, đầu dính chặt với thân; sờ vào có cảm giác mềm dẻo, căng tự nhiên, độ đàn hồi cao; ngửi có mùi tanh đặc trưng, không có mùi lạ (như mùi khai, mùi hắc, mùi hôi). Không mua loại hải sản nhìn bề ngoài rất tươi nhưng khi sờ vào thì mềm, nhão, độ đàn hồi kém. Khi ngửi có mùi lạ (như mùi khai, mùi hắc, mùi hôi). Khi chế biến thịt nhão, không có độ ngọt, thơm đặc trưng. Tôm có tạp chất mình thẳng đơ, đuôi xòe 
+ Cá: Đối với các loại cá tươi sống, chúng ta ưu tiên cá nuôi tự nhiên. Thịt cá được nuôi tự nhiên có vị ngon ngọt, thịt cá săn chắc. Còn đối với các loại các được nuôi bằng thức ăn công nghiệp có chứa chất kháng sinh thì thịt cá kém săn chắc, để lâu dễ bị ươn và ôi thiu. Khi chế biến cá sẽ bị teo tóp, thịt có vị “nhạt” và thường có vị tanh hơn bình thường. 
 Chọn con cá còn tươi, mình cá ít nhớt, có mùi tanh đặc trưng, mang khép kín màu đỏ tươi hoặc đỏ sẫm. Mắt cá sáng và hơi lồi. Thịt cá chắc, sự đàn hồi cao, thịt dính chặt với xương. Không chọn loại cá có biểu hiện: Mang cá không còn màu đỏ tươi hoặc đỏ sẫm nhưng nhìn bề ngoài cá vẫn rất tươi; bên trong thịt nhũn, lỏng lẻo, không dính chặt với xương; dễ tróc vẩy và có mùi tanh khác thường.
+ Cua:Cua đồng thường có màu xám đục, phần mai cua màu sáng hơn, lấy tay ấn vào cua thấy nổi bọt là cua tươi, lật ngửa con cua và ấn vào phần yếm nếu thấy không bị lún cua chắc thịt..
- Đối với rau, củ quả: Một số vấn đề hiện nay đang được quan tâm là mức độ nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật trong rau quả khá cao, hay dùng thuốc kích siêu tốc, dùng hóa chất lạ ngâm rau để rau lớn nhanh gây nên ngộ độc cấp tính cũng như mạn tính, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe lâu dài cho người tiêu dùng.
Rau phun thuốc kích thích thường có lá xanh tốt bất thường, cọng rất non, to mập, những bó rau đó chỉ cần để từ sáng đến chiều là có thể bị nẫu, héo rũ.
Với các loại các loại rau phổ biến như : rau muống, bắp cải, mồng tơi  Bạn không nên mua những loại ra mà nhìn quá “ngon” như lá rau non hơn bình thường, lá mầu xanh đen, giòn và hầu như không có vết sâu bệnh hại, bởi đây là những loại rau đã được sử dụng nhiều hóa chất bảo vệ thực vật gây hại tới sức khỏe con người
 Chọn rau, củ, quả phải tươi, không bị trầy xước, dập nát, hình dạng và kích thước trung bình (không to bất thường).
- Đối với loại hạt, củ, quả khô: Nhóm ngũ cốc nguyên hạt như gạo tẻ, gạo nếp, đậu xanh, đậu đen và nhóm hạt cung cấp chất béo như lạc, vừng: Hạt phải khô, không bị ẩm mốc, các hạt đều nhau, trong, không đục, màu sắc tự nhiên không bị biến đổi.. Ngửi mùi có mùi thơm đặc trưng, không nên chọn thực
phẩm bị mốc, mọt nhất khi chọn gạo, lạc, vừng nên chọn những loại gạo ngon, không có mấy chấu, không có sạn, không có mọt, không có mùi hôi, không bị mốc.
- Đối với bún và phở tươi: Chúng ta cũng nên chọn các cửa hàng tin cậy. Trước khi cho trẻ ăn chúng ta nên đi kiểm dịch mẫu rồi cho trẻ ăn vì trong thực phẩm này các nhà sản xuất thường sẻ dụng hàn the và bánh phở không có mùi chua.
- Đối với thực phẩm làm gia vị: như nước mắm, dầuKhi mua chúng nên chú ý đến hãng sản xuất và thời hạn sử dụng cuả sản phẩm để đảm bào được an toàn.
- Các loại thức ăn chế biến sẵn: Nhóm sữa và chế phẩm sữa như sữa tươi, sữa tiệt trùng,cần chọn sản phẩm có ghi đầy đủ nhãn mác, hạn sử dụng. Sản phẩm màu đặc trưng, không chuyển màu, có mùi thơm của sữa.
3. Biện pháp 3: Bảo quản thực phẩm an toàn đảm bảo dinh dưỡng
Bảo quản thực phẩm là một việc làm hết sức quan trọng và không thể thiếu để thực phẩm được an toàn tuyệt đối. Nếu như nơi nhận thực phẩm và khâu nhận đã đảm bảo mà bảo quản không tốt thì vấn đề ngộ độc vẫn có thể xảy ra trong các bếp ăn tập thể.
Thực phẩm sau khi lựa chọn, cần chú ý tới việc bảo quản, nhất là các thực phẩm chưa được chế biến ngay. Việc bảo quản các thực phẩm đã chọn phù hợp với từng nhóm thực phẩm, điều này sẽ giúp cho việc giữ - không bị mất các chất dinh dưỡng của thực phẩm, đồng thời đảm bảo độ tươi, ngon khi chế biến món ăn.
 Có 3 quy tắc cơ bản trong việc bảo quản thực phẩm mà bạn cần ghi nhớ
- Rửa sạch: hãy rửa tay, dao, thớt trước và sau khi tiếp xúc trực tiếp với các loại thực phẩm tươi sống như thịt, cá
- Phân loại: cố gắng giữ cho các thực phẩm phải qua nấu nướng như thịt và gia cầm riêng rẽ với các loại ăn ngay như hoa quả
- Làm lạnh: nhiều nhất là 2 giờ sau khi ăn, đồ ăn thừa phải được đậy kín và cất vào ngăn mát tủ lạnh ở nhiệt độ 4ºC hoặc thấp hơn
 Bảo quản nguyên vẹn
- Đối với thực phẩm để chế biến bữa ăn chiều cho trẻ chỉ nên sơ chế sạch cho vào hộp bảo quản ngăn mát tủ lạnh không nên cắt thái việc cắt rau cho vào túi và bảo quản trong tủ lạnh có vẻ rất thuận tiện, nhưng làm như vậy đã vô tình làm mất đi các chất dinh dưỡng và thậm chí là đã kích thích quá trình xuống cấp của thực phẩm.
- Dán nhãn riêng cho các thức ăn khác nhau:
Nhãn thức ăn có thể là tên loại thức ăn, cách chế biến ngon hoặc thậm chí là ngày hết hạn. Ghi nhãn thức ăn sẽ giúp bạn dễ phân loại, sắp xếp và sử dụng thực phẩm hơn.
- Đối với thực phẩm có nguồn gốc động vật:
+ Thịt lợn, bò: Sơ chế sạch sẽ cho vào hộp đậy kín cho vào ngăn mát tủ bảo quản thịt sống( Đối với thực phẩm buổi chiều của trẻ)
-Đối với thực phẩm có nguồn gốc thực vật:
+Các loại rau, củ quả: Phải để trong rổ rá riêng biệt, nếu chưa ăn ngay để trong hộp riêng biệt có nắp đậy kín bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh
Đối với nguyên liệu là lương thực:
+Gạo: Nhà bếp phải đựng trong thùng to có nắp đậy kín
4. Biện pháp 4: Các biện pháp đảm bảo nâng cao chất lượng về vệ sinh an toàn thực phẩm
 Như chúng ta cũng đã biết quá trình lựa chọn thực phẩm cũng góp phần không nhỏ trong quá trình chế biến các món ăn ngon trong gia đình cũng như trong nhà trường. Bên cạnh việc đảm bảo vệ sinh cho các loại thực phẩm thì vấn đề vệ sinh trong quá trình sơ chế và chế biên, vệ sinh nhà bếp cũng rất là quan trọng trong việc chế biến món ăn cho trẻ đạt chất lượng..
- Làm tốt công tác vệ sinh trong quá trình sơ chế, chế biến thực phẩm:
 + Sơ chế rau, quả đầu tiên nhặt lá úa, cắt rễ, núm rửa sạch đất. Sau đó ngâm kĩ rau, quả trong nước muối pha loãng khoảng 20 phút tiếp tục rửa lại nhiều lần đến khi nước trong( phải rửa từng quả, từng nắm dưới vòi nước)
 + Đối với rau có bẹ như bắp cải. nên tách rời từng lá sau đó ngâm trong nước muối pha loãng, sau đó rữa kĩ từng lá cho thật sạch
 + Các loại củ nên rửa sạch trước khi gọt vỏ sau đó rửa lại lần nữa
 + Lưu ý tránh làm dập nát rau khi rửa. Tùy theo từng món ăn mà cắt thái
 - Các loại thực phẩm động vật chứa nhiều chất đạm là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sống và phát triển làm cho nguyên liệu dễ bị ôi, hỏng. Vì vậy khi sơ chế phải tiến hành nhanh tay, khi sơ chế xong phải cho vào chế biến ngay nếu không thì phải bảo quản lạnh hoặc phối hợp gia vị để bảo quản.
- Chế biến là giai đoạn làm cho món ăn phù hợp với yêu cầu của cơ thể trẻ. Khi chế biến món ăn phải được chín kĩ thì sẽ diệt được hầu hết các vi sinh vật nguy hại đảm bảo an toàn cho cơ thể. khi chế biến tuyệt đối khong để thực phẩm sống tiếp xúc với thực phẩm chín.
- Người chế biến phải rửa tay trước khi chế biến thức ăn, đồ dùng chế biến thức ăn cần được rửa sạch. 
- Các món ăn, nước uống phải nấu thật kỹ trên 600c, đặc biệt là thịt, thịt gia cầm, trứng và đồ hải sản sẽ hạn chế được vi khuẩn.
Cách chế biến làm giảm tối thiểu các chất dinh dưỡng bị hao hụt:
Đối với chất đạm (protein): Khi nướng, rán các loại thực phẩm giàu protein như thịt, cá, trứng, sữa ở nhiệt độ cao quá lâu, giá trị dinh dưỡng của protein giảm đi vì chúng tạo thành các liên kết khó tiêu. Do đó với các thực phẩm này tốt nhất là 100 độ C để nấu chín và diệt khuẩn.
Đối với chất béo (lipid): Khi đun lâu ở nhiệt độ cao, các axit béo không no sẽ bị ôxy hóa làm mất tác dụng dinh dưỡng. Mặt khác, các liên kết kép trong cấu trúc của các axit béo này bị bẻ gãy tạo thành các sản phẩm trung gian như peroxit aldehyt, aldehyt rất có hại đối với cơ thể. Tránh sử dụng lại dầu, mỡ đã qua chiên rán ở nhiệt độ cao.
- Vệ sinh khu vực bếp: Thực hiện nguyên tắc bếp một chiều nhằm tránh không để thực phẩm sống, chưa làm sạch và thức ăn chín, sạch chung một lối đi.
Sắp xếp vị trí các khu vực sao cho thuận tiện, gọn gàng để tránh lúc nấu nướng phải đứng lên, ngồi xuống hoặc đi lại nhiều lần, đồng thời tránh được các loại côn trùng, ruồi muỗi vào bếp. Các khu vực hoạt động của bếp phải có biển đề rõ ràng: Nơi tiếp nhận thực phẩm, khu sơ chế thực phẩm, khu tinh chế, khu nấu chín, khu chế biến thực phẩm chín, khu chia ăn.
Ví dụ: Hàng ngày, khi nấu nướng xong phải dọn dẹp, sắp xếp đồ dùng, dụng cụ vào đúng nơi quy định, lau chùi quét dọn sạch sẽ, mở các cửa sổ để thông gió cho khô, thoáng nhà bếp trước khi đóng cửa ra về. Không mở cửa chống côn trùng
- Vệ sinh đồ dùng, dụng cụ nhà bếp:.
Bát thìa, xoong thùng hàng ngày phải được rửa sạch,, chỗ úp bát, thìa trẻ phải khô ráo, không úp trực tiếp xuống bàn. Bát thìa của trẻ dùng bằng inox, không dùng loại nhựa tái sinh và phải được sấy, tráng nước sôi trước khi ăn.
Có đầy đủ dụng cụ chế biến thức ăn sống, chín riêng, dụng cụ dùng xong phải được rửa sạch phơi khô, trước khi dùng phải rửa lại.
Ví dụ: Bát, dĩa, đũa, thìa phải được rửa sạch giữ khô, ống đựng thìa đũa phải thoáng khô sạch. Các dụng cụ như xoong, nồi phải được rửa sạch, sau đó phải treo cất đúng nơi quy định.
Thức ăn nấu chín được chia vào các dụng cụ bằng inox, không dùng loại nhựa tái sinh, có nắp đậy hoặc phải có lòng bàn tránh ruồi nhặng bâu vào nhiễm bẩn, tuyệt đối không dùng vải để che đậy, phủ trực tiếp lên thức ăn.
Chậu rửa, giá kệ úp dụng cụ: rổ rá, thớt, xoong nồi phải được kê cao ráo, thông thoáng và thoát nước.
Bàn chế biến và chia thức ăn được làm bằng inox sạch để không thấm nước và dễ cọ rửa.
 - Vệ sinh môi trường:
Rác và thức ăn hàng ngày phải đổ vào đúng nơi quy định, rác ngày nào phải xử lý ngày đó không để đến hôm sau mới xử lý gây mất vệ sinh và thu hút chuột, rán tới. Thùng rác có nắp đậy sạch sẽ, tuyệt đối không để rác rơi vãi ra xung quanh và nước thải rò rỉ ra ngoài, rác thải để xa nơi chế biến. Cống rãnh khu vực sân rửa thực phẩm, nhà bếp luôn được thông thoáng, không ứ đọng.
          - Vệ sinh đối với cô nuôi:
Nhân viên nuôi dưỡng đã được học và có chứng chỉ bồi dưỡng những kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm, qua đó nắm rõ trách nhiệm của mình là phải đảm bảo nuôi dưỡng trẻ khoẻ mạnh và an toàn.
Nhân viên nuôi dưỡng thực hiện nghiêm túc khâu vệ sinh cá nhân trong quá trình chế biến ăn cho trẻ như: mặc quần áo đồng phục ở trường, mang tạp dề, đầu tóc gọn gàng, móng tay, móng chân cắt ngắn, sạch sẽ. Rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi chế biến thức ăn cho trẻ, khi tay bẩn, sau khi đi vệ sinh, qua mỗi công đoạn chế biến. Có khăn lau tay riêng và được giặt phơi khô hàng ngày.
Phải tuân thủ đúng quy trình sử dụng dụng cụ chế biến thức ăn theo một chiều, không tuỳ tiện sử dụng đồ dùng, dụng cụ đựng, chế biến thực phẩm sống, chín lẫn lộn. Không được ho, khạc nhổ khi chế biến thức ăn cho trẻ, khi nếm thức ăn phải múc ra bát riêng còn thừa phải đổ đi.
Khi chia ăn cho trẻ phải đeo khẩu trang và chia bằng dụng cụ, không dùng tay bốc, chia thức ăn. Thực hiện nghiêm túc việc cân, đoong chia thức ăn cho trẻ đảm bảo định lượng.
5.Biện pháp 5: Phối hợp cùng đồng nghiệp trong tổ và BGH nhà trường.
Hàng năm, nhà trường đã trang cấp khá đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các lớp, nhất là đồ dùng phục vụ bán trú, nhưng qua quá trình sử dụng đã hư hỏng nhiều. Vì vậy, qua đợt kiểm kê tài sản cuối năm học 2017-2018 ở nhà bếp và các lớp, Tôi lên kế hoạch tham mưu với Hiệu trưởng để mua bổ sung đồ dùng, trang thiết bị phục vụ cho bán trú và đồ dùng cho các lớp như: Như xoong, nồi, rá, bát thìa, bếp, thớt, dao...cho nhà bếp đầy đủ.
-Bên cạnh đó, Tôi đã tham mưu với BGH phân công những nhân viên làm nhiệm vụ nuôi dưỡng có kỹ năng tốt, có kinh nghiệm chế biến món ăn cho trẻ kèm kẹp những nhân viên chưa có kinh nghiệm để thực hiện tốt công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ trẻ.
 - Xây dựng dây chuyền làm việc rõ ràng, có bảng phân công từng vị trí, từng bộ phận.
 - Tao điều kiện cho từng nhân viên tự khẳng định mình trước tập thể.
 - Tôi luôn trao đổi cụ thể trách nhiệm của từng cá nhân thường xuyên nhắc lại để chị em trong tổ nâng cao tinh thần trách nhiệm trong mỗi bước công việc.
4. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm
-Tôi đã áp dụng SKKK ở bếp ăn tại trường mầm non Đặng Xá.
- Sau khi thực hiện các biện pháp tôi đã thu được một số kết quả sau:
+ Trong năm học 2018 – 2019 bản thân tôi và các chị em trong tổ nuôi đã tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm và cách lựa chọn và bảo quản thực phẩm, các món ăn được chế biến ra luôn đảm bảo thơm ngon bổ dưỡng, an toàn mọi lúc mọi nơi cho trẻ.
+ Không xảy ra trường hợp ngộ độc thực phẩm
+ Công tác kiểm tra y tế học đường năm học này được đảm bảo tuyệt đối và được xếp loại tốt.
STT
Nội Dung
Kết quả
Đầu năm
Cuối năm
Đạt
Chưa đạt
Đạt
Chưa đạt
1
Trẻ ăn ngon miệng, hết xuất
35%
65%
80%
20%
*Cân nặng:
STT
Nội dung
Đầu năm
Cuối năm
Số hs
Tỷ lệ %
Số hs
Tỷ lệ %
1
Kênh bình thường
544
92,4%
625
95,1%
2
Kênh thừa cân, béo phì
8
1,4%
8
1,2%
3
Kênh suy dinh dưỡng
37
6,3%
24
3,7%
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Ý nghĩa của SKKN
- Chúng ta phải chú trọng và quan tâm nhu cầu ăn uống của trẻ để đáp ứng đúng và đủ nhu cầu giúp trẻ phát triển hoàn thiện.
- Xã hội ngày càng phát triển nhu cầu của con người về lợi ích ngày càng cao, là những người trực tiếp nấu ăn cho trẻ cũng là những người nội chợ cho gia đình chúng ta hãy là những người thông thái để lựa chọn và chế biến thực phẩm an toàn nhất
-Nhằm tìm ra “Kinh nghiệm lựa chọn, bảo quản thực phẩm và biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm” với mục đích nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ, tìm ra biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo sự phát triển toàn diện của trẻ, tăng cường sức khỏe, sức đề kháng cho trẻ..
2. Bài học kinh nghiệm
Vậy muốn có được kết quả trong việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ được tốt tôi ra một số bài học kinh nghiệm sau:
- Phối hợp chặt chẽ với các chị em trong tổ nuôi, Phó hiệu trưởng phụ trách nuôi để cùng nhau thống nhất nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ.
- Luôn học tập, trau dồi kinh nghiệm với các chị em đồng nghiệp, tham gia đầy đủ các buổi tập huấn, kiến tập do phòng giáo dục và đào tạo huyện cũng như nhà trường tổ chức.
- Nhân viên trong bếp phải tuyệt đối giữ vệ sinh sạch sẽ, nhất là đôi bàn tay phải được rửa sạch bằng xà phòng trước khi chế biến cũng như chia ăn cho trẻ. Phải đảm bảo đủ sức khỏe để làm việc.
- Đầu tư đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng phục vụ cho việc tổ chức bán trú. 
- Thực hiện nghiêm túc công tác giao nhận thực phẩm. Yêu cầu trong chế biến và bảo quản thực phẩm..
3.Ý kiến đề xuất
3.1 Đối với phòng giáo dục:
- Tạo điều kiện tổ chức các lớp tập huấn ở các trường điểm thành phố, mở nhiều các lớp học về dinh dưỡng để nhiều cô nuôi có điều kiện học hỏi thêm kinh nghiệm chế biến món ăn nhằm nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ ở trường tôi ngày càng tốt hơn.
3.2. Đối với Ban giám hiệu:
-Tăng cường bồi dưỡng kiến thức thực hành dinh dưỡng, thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh trong chế biến cho đội ngũ cán bộ giáo viên, vệ sinh trong ăn uống cho trẻ.
- Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá, động viên khuyến khích giáo viên tham gia học tập nâng cao trình độ, đặc biệt là tự học tự bồi dưỡng thông qua các chuyên đề, hội thảo, hội thi...
- Bổ sung đầy đủ các tài liệu, cơ sở vật chất và các trang thiết bị, dụng cụ phục vụ công tác bán trú trong trường mầm non.
PHỤ LỤC
Hình ảnh 1: Hội thi nhân viên nuôi dưỡng giỏi
Hình ảnh 2: Giao nhận thực phẩm
Hình ảnh 3: Tủ bảo quản thực phẩm
Hình ảnh 4: Nhân viên nuôi dưỡng chế biến món ăn
Hình ảnh 5: Ban giám hiệu dự dây chuyền tổ nuôi
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách nấu ăn:
+ Chế độ dinh dưỡng cho bé –Nhà xuất bản Hải Phòng.
+ Kỹ thuật chế biến món ăn – Nhà xuất bản Hà Nội.
+ Kỹ thuật chế biến Món ăn Á-Âu – Nhà xuất bản Lao động.
Báo chí, truyền thông,mang internet.
Thông qua các cuộc thi giáo viên nhân viên nuôi dưỡng.
Tham khảo góc tuyên truyền về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Băng đĩa về công tác vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường

File đính kèm:

  • docbao_cao_sang_kien_mot_so_kinh_nghiem_lua_chon_bao_quan_thuc.doc
Sáng Kiến Liên Quan