Báo cáo sáng kiến Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lớp 8 viết đoạn văn nghị luận

Nhiệm vụ cơ bản của phân môn Tập làm văn là giúp học sinh tạo được ra ngôn

bản nói và viết theo các phong cách chức năng ngôn ngữ, hình thành và phát triển

năng lực tạo lập ngôn bản. Mỗi bài Tập làm văn có thể coi là một “tác phẩm nhỏ” của

học sinh. Tác phẩm ấy phản ánh khá rõ ràng nhận thức tình cảm của học sinh đối

với vấn đề văn học và cuộc sống, năng lực và tư duy, trình độ ngôn ngữ và một phần

cá tính của học sinh. Là một giáo viên dạy văn tôi thực sự trăn trở trước nhiều cách

nghĩ và cách cảm nhận của học sinh qua bài viết của mình, đặc biệt là cách viết đoạn

văn nghị luận. Những đoạn văn mà các em tạo lập thường không bám sát vào lý thuyết

đã được học, hoặc có những đoạn văn không có chủ đề, lập luận yếu, mắc nhiều lỗi

diễn đạt. Chính vì thế, để rèn được kĩ năng xây dựng đoạn, viết đoạn văn nghị luận

thật tốt cho học sinh, người thầy cần hướng dẫn các em:

- Nhận biết phân tích được cấu trúc của đoạn văn nghị luận.

- Biết cách viết đoạn văn trình bày luận điểm theo các phương pháp thích hợp.

- Lựa chọn ngôn ngữ phù hợp trong đoạn văn nghị luận.

Người thầy cần phải trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản, cụ thể rồi mới đến

nâng cao, phát triển, cuối cùng là cho học sinh vận dụng một cách sáng tạo, có hệ

thống

pdf14 trang | Chia sẻ: duongthao25 | Ngày: 08/10/2022 | Lượt xem: 1018 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo sáng kiến Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lớp 8 viết đoạn văn nghị luận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạn 
chế. Do vậy để khắc phục hạn chế của học sinh, nâng cao chất lượng dạy và học đòi 
hỏi giáo viên phải có những giải pháp hợp lí. 
3. Các giải pháp 
Giải pháp 1: Củng cố các kiến thức về đoạn văn, luận điểm trong đoạn văn nghị 
luận cho học sinh: 
 a. Kiến thức về đoạn văn 
- Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, bắt đầu từ chỗ viết hoa lùi đầu 
dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng và thường biểu đạt một ý tương đối hoàn 
chỉnh. Đoạn văn thường do nhiều câu tạo thành. 
- Đoạn văn thường có từ ngữ chủ đề và câu chủ đề. Từ ngữ chủ đề là các từ ngữ 
được dùng làm đề mục hoặc được lặp lại nhiều lần (thường là chỉ từ, đại từ, các từ đồng 
nghĩa) nhằm duy trì đối tượng biểu đạt. Câu chủ đề mang nội dung khái quát, lời lẽ ngắn 
gọn, thường đủ hai thành phần chính và đứng ở đầu hoặc cuối đoạn văn. Các câu trong 
đoạn văn có nhiệm vụ triển khai và làm sáng tỏ chủ đề của đoạn. 
 (SGK Ngữ văn 8 tập I, trang 36). 
b. Kiến thức về luận điểm: Luận điểm trong bài văn nghị luận là những ý kiến, quan 
điểm, tư tưởng mà người nói (người viết) nêu ra để khẳng định một luận đề. 
Các kĩ năng cần rèn để trình bày các luận điểm: 
+ Làm thế nào để nêu rõ luận điểm? 
Để nêu rõ luận điểm, người làm văn cần tập trung viết tốt câu chủ đề của đoạn văn. Có 
nghĩa là: câu chủ đề phải viết cho gọn, rõ ý. Cũng nên diễn đạt câu chủ đề sao cho gần 
gũi, không tách rời, không xa cách với hình thức diễn đạt của đề bài. 
+ Trình bày luận cứ để làm sáng tỏ luận điểm 
 Trong một đoạn văn nghị luận, nếu điểm chính là luận điểm, thì luận cứ dùng để 
làm sáng rõ luận điểm. Một luận điểm chỉ thật sự sáng tỏ và trở nên đáng tin cậy khi 
nó được bảo đảm bằng những chứng cứ xác thực mà ta vẫn gọi là luận cứ. 
 5 
 Các luận cứ trong một đoạn văn cần được sắp xếp theo một trình tự hợp lí. Nếu 
người làm văn tìm đủ các luận điểm và luận cứ thích hợp để giải quyết vấn đề và sắp 
xếp lại để trình bày thì đó chính là lập dàn ý. 
 Sắp xếp các luận điểm, luận cứ hợp lí gọi là lập luận. Lập luận sẽ được coi là chặt 
chẽ khi giữa các luận điểm và luận cứ có sự liên kết khăng khít với nhau: lí lẽ sau kế 
thừa và phát triển lí lẽ trước và lí lẽ trước làm cơ sở cho lí lẽ sau theo một trật tự hợp 
lí, không thể bác bỏ. 
+ Biết phối hợp giữa nêu luận điểm và trình bày luận cứ. 
 Trong thực tế cuộc sống và trong văn học, vấn đề nghị luận rất phong phú. Việc 
phối hợp giữa nêu luận điểm và trình bày luận cứ để làm rõ luận điểm diễn ra theo 
nhiều cách khác nhau. Trong đoạn văn trình bày luận điểm, câu chủ đề được đặt ở vị 
trí đầu đoạn (đối với đoạn văn diễn dịch) hoặc được đặt ở vị trí cuối đoạn (đối với 
đoạn văn quy nạp). 
c. Các cách trình bày nội dung trong đoạn văn thường sử dụng: 
- Triển khai theo mô hình diễn dịch: là cách trình bày ý đi từ khái quát đến cụ 
thể. Câu chủ đề mang ý nghĩa khái quát đứng ở đầu đoạn, các câu còn lại triển khai 
những nội dung chi tiết cụ thể ý tưởng của chủ đề đó. Các câu triển khai được thực 
hiện bằng các thao tác giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận; có thể kèm những 
nhận xét, đánh giá và bộc lộ sự cảm nhận của người viết. 
Mô hình trình bày đoạn văn diễn dịch: 
 1 
 2 3 4 n 
Câu 1: câu chủ đề của đoạn văn (mang ý khái quát), đứng đầu đoạn văn 
Câu 2,3,4,..n là câu mang ý cụ thể, có tác dụng bổ sung giải thích, làm rõ ý ở 
câu chủ đề. 
 - Triển khai theo mô hình quy nạp: là cách trình bày ý ngược lại với diễn 
dịch - đi từ các ý chi tiết, cụ thể đến ý khái quát. Câu chủ đề nằm ở cuối đoạn. Các câu 
trên được trình bày bằng thao tác minh hoạ, lập luận, cảm nhận và rút ra nhận xét, 
đánh giá chung. 
Mô hình trình bày đoạn quy nạp: 
 1 2 3 4 
 n 
Câu n: Câu chủ đề, đứng cuối đoạn văn. 
 6 
Câu 1,2,3,4, là những câu mang ý cụ thể có tác dụng hướng tới làm nổi bật ý 
ở câu chủ đề 
- Triển khai theo mô hình tổng hợp - phân tích – tổng hợp: là sự phối hợp 
diễn dịch với quy nạp. Câu mở đoạn nêu ý khái quát bậc một, các câu tiếp theo khai 
triển ý khái quát, câu kết đoạn là ý khái quát bậc hai mang tính chất nâng cao, mở 
rộng. Những câu khai triển được thực hiện bằng thao tác giải thích, chứng minh, phân 
tích, bình luận, nhận xét hoặc nêu cảm tưởng, để từ đó đề xuất nhận định đối với chủ 
đề, tổng hợp lại, khẳng định thêm giá trị của vấn đề. 
Mô hình trình bày đoạn tổng – phân – hợp: 
 1 
 2 3 4 
 n 
Câu 1: Câu chủ đề đứng ở đầu đoạn văn. 
Câu 2,3,4: Câu mang ý chi tiết. 
Câu n: Câu mang ý tổng hợp, khái quát (không được trùng lặp ý với câu chủ 
đề), đứng ở cuối đoạn văn. 
Ngoài ra, cũng cần mở rộng hơn một số cách trình bày đoạn khác cho học sinh 
khá giỏi qua các giờ bồi dưỡng học sinh giỏi như cách suy luận nhân quả, tương đồng, 
tương phản, đòn bẩy... 
Giải pháp 2: Hướng dẫn học sinh cách viết đoạn văn: 
Để viết đoạn văn thành công, cần chú ý tuân thủ các bước: 
Bước 1. Xác định yêu cầu của đề: 
Căn cứ vào yêu cầu của đề bài, xác định rõ nội dung cần trình bày trong đoạn là 
gì? (Nội dung đó sẽ được “gói” trong câu chủ đề. Và cũng là định hướng để viết các 
câu còn lại). Nội dung đó được trình bày theo cách nào, có yêu cầu nào khác về hình 
thức, ngữ pháp, phạm vi phân tích ở đâu? 
- Ví dụ: Cho đoạn thơ: 
 “Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ 
 Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ. ” 
Bằng một đoạn văn (khoảng 10 – 12 câu) theo cách lập luận tổng hợp – phân tích – 
tổng hợp, em hãy nêu cảm nhận về cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về sau hành trình ra 
khơi qua đoạn thơ trên. Trong đoạn văn có sử dụng một câu cảm thán (gạch chân, chỉ 
rõ). 
* Yêu cầu của đề: 
 - Nội dung: Đoạn thơ là cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về sau hành trình ra khơi. 
 - Hình thức: Đoạn văn T-P-H, khoảng 10-12 câu. 
 7 
 - Yêu cầu ngữ pháp: Dùng một câu cảm thán (gạch chân, chú thích). 
 - Phạm vi phân tích: Khổ 3 của bài thơ ‘‘Quê hương’’- Tế Hanh. 
Bước 2. Xác định câu chủ đề cho đoạn văn: 
 Câu chủ đề là câu nêu ý chính của cả đoạn văn, là câu có vai trò quan trọng định 
hướng nội dung toàn đoạn văn. Để viết được câu chủ đề phù hợp người viết cần chú ý 
đọc kĩ đề, xác định yêu cầu của đề, từ đó xác định câu chủ đề. 
 Bài tập viết đoạn văn thường tập trung dưới các dạng sau: 
- Dạng 1: Cho sẵn câu chủ đề và yêu câu viết tiếp một số lượng câu nhất định để hoàn 
thành đoạn văn, hoặc lấy câu này làm câu mở đoạn hoặc kết đoạn để viết một đoạn 
văn khoảngtrình bày để trình bày nội dung đoạn văn theo cách diến dịch hoặc quy 
nạp. 
- Dạng 2: Không cho sẵn câu chủ đề. Ở dạng này thường là nêu cảm nhận về một đoạn 
thơ, đoạn văn hoặc về một nhân vật nào đó. 
- Dạng 3: Yêu cầu sửa một câu có lỗi thành câu đúng và dùng câu đó làm câu chủ đề. 
- Dạng 4: Dẫn một ý, dựa vào đó tự xác định được câu chủ đề. 
 Ở dạng thứ nhất, người viết lấy nguyên câu chủ đề đã cho và thực hiện theo yêu 
cầu của đầu bài, tuyệt đối không thêm bớt ý hoặc thay đổi câu chủ đề. 
VD: “Chỉ với 6 câu thơ lục bát mềm mại, uyển chuyển, nhà thơ Tố Hữu đã vẽ ra trước 
mắt người đọc một bức tranh mùa hè trong tâm tưởng vô cùng sống động và đẹp đẽ ”. 
Hãy lấy câu trên là câu chủ đề, viết tiếp đoạn văn theo mô hình diễn dịch để làm sáng 
tỏ nhận định trên. Trong đoạn có sử dụng 1 câu nghi vấn (gạch chân, chỉ rõ). 
 Ở dạng thứ hai, người viết cần đọc kĩ đoạn thơ, đoạn văn rồi tự khái quát nội dung 
chính thành một câu văn. Nếu là yêu cầu cảm nhận về nhân vật thì cần chú ý khái quát 
các đặc điểm cơ bản của nhân vật trong một câu. 
Ví dụ: Cho đoạn thơ sau: 
 Ta nghe hè dậy bên lòng 
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi! 
 Ngột làm sao, chết uất thôi 
Khi con tu hú ngoài trời cứ kêu. 
Yêu cầu: Viết một đoạn văn có độ dài từ 12 đến 15 câu, trình bày nội dung theo cách 
diễn dịch nêu cảm nhận của em về đoạn thơ đó. 
Người viết cần xác định nội dung toàn đoạn: Đây là tâm trạng của người chiến sĩ trong 
cảnh tù đầy, sau đó viết thành câu chủ đề: Chỉ với 4 câu thơ lục bát mềm mại, uyển 
chuyển, nhà thơ Tố Hữu đã khắc họa một cách tinh tế khát khao mãnh liệt của người 
chiến sĩ các mạng về cuộc sống tự do. 
 Ở dạng thứ 3, người viết cần xem xét kĩ câu chủ đề đã cho xem câu chủ đề này mắc 
lỗi gì về mặt ngữ pháp, diễn đạt hay nội dung sau đó tìm hướng sửa 
Ví dụ 1: Với “Trong lòng mẹ”, ta bắt gặp một chú bé Hồng rất đáng thương, đáng yêu 
tuy thế trong đau khổ, trái tim thương yêu của em vẫn dành cho mẹ một cách đằm 
thắm trọn vẹn. 
 8 
Đây là câu chủ đề mắc lỗi về diễn đạt, ý lủng củng 
Sửa lại như sau: Đọc tác phẩm “Trong lòng mẹ”, ta bắt gặp một chú bé Hồng rất đáng 
thương, đáng yêu, trong đau khổ, trái tim thương yêu của em vẫn dành cho mẹ một 
cách đằm thắm trọn vẹn. 
Ví dụ 2: Một bạn HS khi viết câu chủ đề cho phần cảm nhận 6 câu thơ mở đầu cho bài 
thơ Khi con Tu hú đã viết như sau: “Sáu câu thơ mở đầu cho bài thơ Khi con Tu hú đã 
thể hiện một khát vọng tự do đến cháy bỏng và hành động muốn phá cũi, xổ lồng để 
đến với thế giới tự do đó”. 
- Chỉ ra lỗi sai trong câu chủ trên 
- Sửa lại cho đúng và lấy câu đã sửa làm câu mở đoạn để viết tiếp đoạn văn có độ dài 
12 câu, trong đoạn văn có sử dụng một câu cảm thán. 
Lỗi sai của câu chủ đề ở đây là câu chủ đề nói không đúng nội dung của đoạn thơ. Vì 
thế người viết cần viết lại câu chủ đề cho phù hợp với nội dung đoạn thơ, sau đó mới 
viết tiếp đoạn văn. 
Bước 3. Xác định ý: 
 Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau: 
“Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã 
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang 
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng 
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió” 
 (Quê Hương- Tế Hanh) 
Cần xác định các ý: 
 * Đoạn thơ thể hiện tình yêu sự gắn bó với quê hương miền biển của nhà thơ Tế 
Hanh trong việc khắc họa bức tranh lao động buổi sớm ra khơi đầy hứng khởi của 
người dân làng chài. 
- Phép so sánh bất ngờ, thú vị “Chiếc thuyền” như: “con tuấn mã” và “cánh buồm” 
như “mảnh hồn làng”, đã tạo nên hình ảnh độc đáo, sự vật như được thổi thêm linh 
hồn trở lên đẹp đẽ sống động. Nhà thơ vừa vẽ ra chính xác cái hình lại vừa cảm nhận 
được cái hồn của sự vật. Ý thơ vừa bay bổng vừa mang ý nghĩa lớn lao. 
- Tác giả còn sử dụng phép nhân hóa đặc sắc “cánh buồm rướn” một hình ảnh đẹp, 
sống động ta như thấy chàng trai lực lưỡng đang “rướn” tấm thân vạm vỡ trước sóng 
gió của biển khơi. 
- Một loạt động từ: hăng, phăng, vượt, giương diễn tả đầy ấn tượng khí thế hăng hái 
dũng mãnh của con thuyền ra khơi, làm toát lên một sức sống mạnh mẽ 
Bước 4: Viết các ý thành đoạn văn: 
 Trên cơ sở các ý vừa tìm, viết thành đoạn văn. Căn cứ vào yêu cầu về kiểu diễn đạt 
để xác định vị trí câu chủ đề và cách lập luận trong đoạn văn. Ngoài ra còn đảm bảo 
các yêu cầu về ngữ pháp (nếu có). 
 Các bước trên là những thao tác cần có để viết được một đoạn văn hoàn chỉnh cả 
nội dung lẫn hình thức, đáp ứng yêu cầu của đề. Tuy nhiên không phải học sinh nào 
 9 
cũng thực hiện đủ các thao tác trên khi làm bài. Điều này giáo viên phải thường xuyên 
nhắc nhở để tạo thành thói quen cho học sinh. Đặc biệt để hình thành kĩ năng cho học 
sinh một cách thành thạo cần tăng cường rèn luyện qua việc thực hành viết đoạn văn 
cho các em một cách có hệ thống từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. 
Những điểm lưu ý khi viết đoạn văn: Việc lập luận trong đoạn văn cần chú ý tới 
tính logic, hợp lý. Các phép liên kết cần được sử dụng phù hợp tránh tình trạng viết 
đoạn văn cảm nhận về đoạn thơ người viết diễn xuôi ý thơ, chặt chẻ từng câu thơ. Cảm 
nhận về nhân vật thì sa vào tóm tắt kể lể lại câu chuyện. 
Sau đây là phần hướng dẫn viết một số loại đoạn văn học sinh thường gặp: 
* Đoạn văn tóm tắt tác phẩm. 
Yêu cầu về nội dung: 
- Nêu được những sự việc chính theo trình tự của cốt truyện, sự việc mở đầu, các sự 
việc phát triển trong đó có sự việc đỉnh điểm của cốt truyện, sự việc kết thúc. 
- Đoạn văn tóm tắt tác phẩm phải đảm bảo giữ đúng cốt truyện, các nhân vật chính và 
ý nghĩa xã hội của truyện (đảm bảo đúng chủ đề của truyện). 
Yêu cầu về hình thức: 
- Nối kết các sự việc chính của truyện thành đoạn văn hoàn chỉnh, ngắn gọn bằng lời 
của người viết. 
- Đoạn văn có kết cấu nhất định, giữa các câu có sử dụng các phép liên kết về nội dung 
và hình thức. 
* Đoạn văn phân tích một chi tiết quan trọng hoặc một từ ngữ, hình ảnh đặc sắc 
trong tác phẩm. 
- Giới thiệu chi tiết quan trọng hoặc từ ngữ, hình ảnh đặc sắc trong tác phẩm cần phân 
tích. 
- Phân tích chi tiết (từ ngữ, hình ảnh) đó hay, đặc sắc như thế nào về nội dung, hình 
thức. 
- Nó có ý nghĩa gì trong việc thể hiện nội dung chủ đề của tác phẩm. 
Yêu cầu về hình thức: như yêu cầu chung về hình thức của đoạn văn. 
* Đoạn văn phân tích đặc điểm nhân vật: 
Đoạn văn phân tích đặc điểm nhân vật là đoạn văn độc lập. Ở đó có thể phân 
tích một đặc điểm nào đó của nhân vật hoặc cũng có thể phân tích đặc điểm chung 
nhất của nhân vật. Muốn phân tích được tốt đặc điểm của nhân vật, người viết cần nắm 
chắc chủ đề của tác phẩm, cốt truyện và hệ thống nhân vật, đặc biệt là các đặc điểm 
của nhân vật chính. Các đặc điểm đó cũng có thể chia theo từng giai đoạn cuộc đời 
nhân vật 
 Yêu cầu về nội dung: 
- Giới thiệu nhân vật cần phân tích với một vài nét chính như tên nhân vật, nhân vật 
của tác phẩm, tác giả nào, đặc điểm cần phân tích. 
- Dùng lí lẽ, dẫn chứng phân tích làm rõ đặc điểm đó. 
- Đánh giá nhân vật. 
 10 
Yêu cầu về hình thức: như yêu cầu về hình thức chung của đoạn văn. 
* Đoạn văn phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ. 
Yêu cầu về nội dung: 
- Xác định chính xác câu thơ, câu văn trích trong tác phẩm nào, của tác giả nào, nội 
dung phản ánh là gì; biện pháp tu từ được sử dụng trong câu đó là biện pháp gì. 
- Phân tích hiệu quả tu từ của biện pháp tu từ trong việc thể hiện nội dung. 
- Đánh giá câu thơ, câu văn đó. 
Yêu cầu về hình thức: như yêu cầu về hình thức chung của đoạn văn. 
Giải pháp 3: Giao bài tập viết đoạn văn cho học sinh sau mỗi tiết học văn bản 
 Đây là việc làm cần được tiến hành thường xuyên để rèn cho học sinh có ý thức 
viết đoạn văn. Giáo viên cần có sự hướng dẫn cụ thể trong bước củng cố và hướng dẫn 
về nhà của từng tiết học để học sinh hiểu và trên cơ sở đó tự giác làm bài 
Giải pháp 4 : Giáo viên cần dành thời gian chữa đoạn văn cho học sinh 
 Như trên đã trình bày, những lỗi mà học sinh mắc phải khi viết đoạn văn nghị luận 
thường là câu chủ đề không rõ ràng, không có câu chủ đề; đoạn văn chưa có luận 
điểm; lỗi về diễn đạt, dùng từ; lỗi về cách trình bày; thiếu các yêu cầu ngữ pháp đi 
kèm; thiếu ý, thừa ý; lập luận, luận cứ không rõ ràngViệc chữa lỗi đoạn văn cho học 
sinh cũng phải là một việc làm phải được tiến hành thường xuyên, liên tục. Giáo viên 
cần chỉ ra lỗi cụ thể và hướng dẫn học sinh cách sửa lỗi. Việc làm này đòi hỏi giáo 
viên phải mất nhiều thời gian và công sức đòi hỏi người giáo viên phải thật sự có tâm 
với nghề. Đây là việc làm rất quan trọng để rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận cho 
học sinh mà giáo viên không nên bỏ qua. Nhờ quá trình đọc, sửa lỗi của cô mà nhiều 
em học sinh đã có tiến bộ rõ rệt trong cách viết. 
 Mỗi đoạn văn học sinh viết ra vừa phản ánh kết quả của việc tiếp thu kiến từ thầy cô 
dạy, vừa có thể coi đó là sản phẩm mà các em tâm huyết. Vì thế bản thân người thầy 
cần phải trân trọng điều đó. Sự tận tâm của người thầy sẽ truyền sang học sinh của 
mình niềm tin, lòng say mê để các em tạo ra những đoạn văn, bài văn không chỉ đúng 
mà còn hay hơn. 
III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 
1. Kết quả sau khi thực hiện đề tài 
 Qua quá trình thực hiện đề tài, tôi nhận thấy kĩ năng dựng đoạn của học sinh tăng 
lên rõ rệt sau một năm học. Nhiều em đã có kĩ năng viết đoạn thành thạo, đảm bảo sự 
liên kết cả về nội dung cũng như hình thức. Cuối năm học tôi đã khảo sát, kiểm chứng 
kết quả thực hiện đề tài qua việc khảo sát kĩ năng viết đoạn của học sinh lớp 8 để đối 
chứng so với đầu năm chưa triển khai thực hiện đề tài, kết quả cụ thể như sau: 
 Lớp 8A3 Tổng số học sinh 
KẾT QUẢ XẾP LOẠI 
Giỏi Khá Trung bình Yếu 
 11 
TS % TS % TS % TS % 
Giữa kì I 46 3 6,5 10 22 21 46 12 25,5 
Giữa kì II 45 7 15 20 43 15 33 4 9 
 So với khi chưa thực hiện đề tài, kết quả sau khi thực hiện đề tài đã có thay đổi rõ 
rệt, tỉ lệ khá giỏi tăng, tỉ lệ trung bình, yếu giảm cụ thể như sau: điểm giỏi tăng từ 
6,5% lên 15%; điểm khá tăng từ 22% lên 43%; điểm yếu giảm từ 25,5% xuống 9%. 
2. Khuyến nghị và đề xuất. 
a. Đối với giáo viên 
- Đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực của học sinh là một việc làm 
cần thiết và phải được thực hiện trong suốt quá trình dạy - học. Để kết quả bài làm của 
các em được tốt, giáo viên nên giới thiệu với học sinh những tài liệu tham khảo cần 
thiết, có giá trị, hướng dẫn các em cách đọc (đọc qua một lượt để nắm tinh thần chung 
sau đó đọc kĩ và gạch dưới những ý quan trọng, những lời bình hay, ghi chép lại 
những gì hữu ích). 
- Từng bước hình thành và củng cố phương pháp học tập bộ môn cho học sinh. Khi 
dạy học, cần hướng dẫn kĩ cho học sinh cả kĩ năng diễn đạt luận điểm, kĩ năng chuyển 
tiếp, liên kết các luận điểm, các phần, các đoạn. 
- Cần thiết rèn luyện kĩ năng bình giảng, kĩ năng so sánh văn học, kĩ năng giải quyết 
các đề bài lí luận văn học, kĩ năng nghị luận về một chi tiết nghệ thuật đối tượng học 
sinh dự thi học sinh giỏi các cấp, còn các kĩ năng khác thì rèn luyện cho mọi đối 
tượng. 
- Kiến thức các kĩ năng có thể cung cấp, củng cố vào các buổi học thêm, song song với 
chương trình học tập buổi sáng. 
- Đặc biệt, vào giai đoạn ôn luyện cho học sinh thi chuyển cấp đạt kết quả, giáo viên 
nên có thao tác hệ thống lại tất cả các kĩ năng, và ra hệ thống bài tập rèn luyện theo 
từng dạng bài nghị luận cụ thể sao cho học sinh rèn luyện thành thạo kĩ năng và nắm 
vững kiến thức về tác phẩm văn chương để có thể tự tin khi tạo lập một văn bản nghị 
luận văn học bất kì. 
b. Đối với học sinh: 
- Có phương pháp học tập đúng. 
- Nắm chắc lí thuyết và vận dụng vào làm văn. 
- Chuẩn bị bài theo yêu cầu của giáo viên một cách tích cực. 
 c. Đối với Phòng Giáo dục 
 12 
 Phòng giáo dục cần xây dựng và tổ chức các chuyên đề cụ thể như dạy một tiết 
Luyện nói trong giờ tập làm văn, dạy một tiết Tiếng Việt, một tiết trả bài để giáo 
viên được tham khảo và học tập. Nhà trường nên tổ chức câu lạc bộ dành cho học sinh 
yêu thơ để tạo nên sân chơi học tập cho các em. 
 Trên đây là những kinh nghiệm của tôi được rút ra trong quá trình giảng dạy môn Ngữ 
văn cấp THCS, đặc biệt là Ngữ văn 8 và đã được ứng dụng vào giảng dạy, ôn tập Ngữ 
văn 8 tại trường THCS. Tuy nhiên, đây chỉ là kinh nghiệm mang tính chủ quan của bản 
thân và mới áp dụng trong phạm vi hẹp. Rất mong sự đóng góp ý kiến, trao đổi, bổ sung 
của bạn bè đồng nghiệp và sự phổ biến nhân rộng của đề tài để kết quả giáo dục nói 
chung, dạy và học văn nói riêng của học sinh ngày càng được nâng cao. 
 Xin chân thành cám ơn! 
 Thượng Thanh, ngày 25 tháng 3 năm 2022 
 Tác giả 
 Hoàng Thị Hồng Vân 
 13 
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO 
 1. Sách giáo khoa Ngữ văn 8. 
 2. Sách giáo viên Ngữ văn 8. 
 3. Bỗi dưỡng Ngữ văn 8. 
 4. Thiết kế bài giảng Ngữ văn 8. 
 5. Ngữ văn 8 nâng cao. 
 6. Hướng dẫn học và làm bài- làm văn 8. 
 7. Học và thực hành theo chuẩn kiến thức kỹ năng Ngữ văn 8 
 8. Học- luyện văn bản ngữ văn THCS 8. 
 14 
MỤC LỤC 
 NỘI DUNG Trang 
I. ĐẶT VẤN ĐỀ 
1. Lí do chọ đề tài 
2. Mục đích nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm 
3. Phương pháp nghiên cứu 
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 
5. Kế hoạch nghiên cứu 
 II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 
1. Cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu 
2. Phân tích thực trạng của vấn đề 
3. Các giải pháp 
3.1 Giải pháp 1: Củng cố kiến thức về đoạn văn. 
3.2 Giải pháp 2: Hướng dẫn học sinh cách viết đoạn văn. 
3.3 Giao bài tập về nhà. 
3.4 Chữa đoạn văn. 
III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 
1. Kết quả sau khi thực hiện đề tài 
2. Khuyến nghị và đề xuất 
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Trang 1 
Trang 1 
Trang 2 
Trang 2 
Trang 2 
Trang 2 
Trang 2
Trang2 
Trang 3 
Trang 5 
Trang 5 
Trang 7 
Trang 14 
Trang 14 
Trang 17 
Trang 17 
Trang 18 
Trang 19 

File đính kèm:

  • pdfbao_cao_sang_kien_mot_so_kinh_nghiem_huong_dan_hoc_sinh_lop.pdf
Sáng Kiến Liên Quan