Báo cáo sáng kiến Một số kinh nghiệm chỉ đạo hoạt động giáo dục thể chất đạt hiệu quả ở trường Tiểu học

 - Thể chất:

 Chất lượng của cơ thể bao gồm sức khoẻ, khả năng vận động của cơ bắp, sự sẵn sàng được đánh giá bằng sức nhanh, sức bền.

 - Giáo dục thể chất.

 Là quá trình sư phạm nhằm giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ hoàn thiện về thể chất và nhân cách, nâng cao khả năng làm việc và kéo dài tuổi thọ.

 - Phát triển thể chất.

 Là quá trình biến đổi hình thành các thuộc tính tự nhiên về mặt hình thái và về mặt chức năng của cơ thể con người trong quá trình cuộc sống xã hội và cá nhân con người. Mức độ phát triển thể chất phụ thuộc phần lớn các yếu tố: Giáo dục, điều kiện sống, lao động, xã hội.

 Các chỉ số đánh giá trình độ phát triển thể chất là chiều cao, cân nặng, lồng ngực, dung tích phổi và đồng thời là mức độ phát triển các tố chất thể lực, năng lực và khả năng chức phận của cơ thể con người.

 - Văn hoá thể chất.

 Là một bộ phận hữu cơ của nền văn hoá xã hội tồn tại dưới dạng các hoạt động nhằm hoàn thiện và phát triển những năng lực thể chất, củng cố sức khoẻ của con người, cũng như dưới dạng những thành tựu xã hội trong việc xây dựng, nắm vững và sử dụng các kĩ xảo, kĩ thuật luyện tập thể chất, trò chơi thể thao và thi đấu để hoàn thiện thể lực của con người.

 - Học vấn thể chất.

 Được xác định bởi tri thức chung, các hệ thống kĩ năng, kĩ xảo phong phú để điều khiển mọi hoạt động của cơ thể trong không gian và thời gian, biết sử dụng các kĩ năng, kĩ xảo vận động trong những điều kiện sống và hoạt động khác nhau của con người.

 

doc32 trang | Chia sẻ: duongthao25 | Ngày: 08/10/2022 | Lượt xem: 909 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo sáng kiến Một số kinh nghiệm chỉ đạo hoạt động giáo dục thể chất đạt hiệu quả ở trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hối hợp với các câu lạc bộ, các tổ chức cá nhân của ngành TDTT để gửi các HS có năng khiếu đặc biệt tham gia luyện tập đội tuyển TDTT thành tích cao như các môn Võ thuật, Bóng bàn, Khiêu vũ thể thao, Cờ vua, Cờ tướng
- Tổ chức chỉ đạo giáo dục học sinh tham gia các hoạt động bảo vệ sức khỏe cộng đồng và giữ gìn vệ sinh môi trường và vệ sinh môi trường.
- Phối hợp với Ban Y tế- Chữ thập đỏ để thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe, vệ sinh, công tác Chữ thập đỏ, từ thiện, môi trường. Nhờ sự phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường nên trong những năm qua HĐGDTC ở trường đã thu được những kết quả đáng khích lệ.
Tiết mục biểu diễn của Câu lạc bộ Aerobic
2.5. Chỉ đạo tổ chức các Hoạt động giáo dục thể chất:
Hoạt động giáo dục thể chất là một hoạt động hết sức quan trọng bao gồm các hoạt động, tổ chức các hoạt động TDTT trong trường học, hướng dẫn học sinh tự rèn luyện sức khỏe thể chất, chỉ đạo vệ sinh cơ sở vật chất , trang thiết bị giảng dạy và học tập, chỉ đạo xây dựng phòng y tế. Thông qua các hoạt động GDTC, hình thành cho các em các tố chất như nhanh -mạnh - bền - khéo. Với tinh thần khỏe để học tập, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, các nhà trường phải có trách nhiệm trang bị kiến thức, hình thành nhân cách, phát triển thể chất cho học sinh. Nhà trường TH nằm trong hệ thống giáo dục (nói chung) cũng nhằm hướng tới mục đích đó. Xác định được nhiệm vụ của công tác GDTC của nhà trường TH, trong phạm vi sáng kiến này, tôi đi sâu nghiên cứu các biện pháp chỉ đạo hoạt động giáo dục thể chất nhằm đạt hiệu quả cao nhất.
 Nội dung và cách thực hiện:
 - Công tác tổ chức.
 	+ Xây dựng đội ngũ giáo viên Thể dục: Ban giám hiệu có kế hoạch chuẩn bị về nhân sự cho năm học mới đội ngũ giáo viên TD đảm bảo đủ về số lượng, đạt chuẩn về chất lượng làm nòng cốt cho giáo dục thể chất.
+ Xây dựng lực lượng phối hợp trong nhà trường gồm: Bí thư Đoàn TNCSHCN và giáo viên Tổng phụ trách Đội, cán bộ y tế.
 + Xây dựng lực lượng phối hợp ngoài nhà trường là huấn luyện viên các trung tâm thể thao và các CLB thể thao, các giáo viên các trường thể thao.
 - Chỉ đạo thực hiện chương trình dạy học Thể dục qua các hình thức:
 * Bài học thể dục : Là hình thức tổ chức cơ bản của GDTC và bắt buộc đối với mọi học sinh giúp học sinh nắm được tri thức, kỹ năng, kỹ xảo vận động. Để cho các bài thể dục có tác dụng đến toàn bộ cơ thể của học sinh, Ban giám hiệu nhà trường đã thống nhất chỉ đạo HĐGDTC như sau:
 Sử dụng các phương tiện giáo dục thể chất, chọn các bài tập luyện, các trò chơi vận động, tuân theo các yêu cầu vệ sinh nhằm đạt hiệu quả cao về phát triển thể lực và bồi dưỡng thể chất. Bảo đảm sự thống nhất giữa các cảm giác hoạt động, các hoạt động trí tuệ và các xúc cảm, tình cảm. Qua bài học thể dục, giúp học sinh cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần. Từ nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc giảng dạy bài Thể dục trong nhà trường, BGH nhà trường đã có kế hoạch chỉ đạo cụ thể như sau :
* Chỉ đạo dạy đủ 2 tiết/ tuần, dạy đủ các nội dung của chương trình thể dục nội khóa, chỉ đạo dạy hiệu quả giờ thể dục. Để đạt được những điểm nêu trên, nhà trường luôn quan tâm chú ý một số đặc điểm và nhiệm vụ môn thể dục và cấu trúc một giờ thể dục để giáo dục đạt hiệu quả cao nhất như : Yêu cầu về trang phục của GV phải phù hợp với đặc trưng bộ môn, lượng vận động trong một giờ học phải hợp lí, tổ chức giờ học phải phù hợp với nội dung bài thể dục.
* Chỉ đạo dự giờ và đánh giá giờ thể dục. Dự giờ tiến hành theo quy định của nhà trường (GV thực hiện dự mỗi tháng 2 tiết/ tuần). Lực lượng dự giờ có thể là hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn và tổ trưởng tổ chuyên môn, giáo viên trong nhóm Thể dục. Khi dự giờ: Ban giám hiệu sử dụng mẫu phiếu in sẵn và chú ý tập trung vào một số điểm đó là nghe giới thiệu, giảng giải của giáo viên (Đúng/sai) và việc sử dụng thuật ngữ, quan sát giáo viên thể hiện kĩ năng động tác, theo dõi thời gian, sự phân phối thời gian cho các hoạt động của giờ thể dục.
* Đánh giá giờ dạy: Chất lượng giờ dạy được đánh giá căn cứ vào kết quả của việc dự giờ và những yêu cầu được đặt trước. Đánh giá việc đảm bảo kiến thức, kĩ năng cơ bản và thái độ của môn học. Khi đánh giá giờ thể dục BGH nhà trường rất chú ý tới thời gian thực hành của học sinh là tiêu chí quan trọng đối với một giờ Thể dục.
* Chỉ đạo giáo dục thể chất chính khoá thông qua việc đưa các môn Thể thao tự chọn vào dạy trong trường như Cầu lông, Bóng bàn, Cờ vua, Võ thuật, đó là những môn thể thao thế mạnh của nhà trường và địa phương.
 + Tổ chức chỉ đạo các hoạt động thể thao trong trường học.
* Pháp lệnh thể thao quy định: “Thể dục thể thao trường học bao gồm giáo dục thể chất và hoạt động thể dục thể thao ngoại khoá cho người học”. Như vậy, cùng với việc nâng cao chất lượng dạy học chương trình giáo dục thể chất chính khoá còn một hình thức nữa là hoạt động thể dục thể thao trong nhà trường được tổ chức theo hướng các hoạt động ngoại khoá là cầu nối liên thông giữa nhà trường với cộng đồng, gắn kết thể dục thể thao trường học với thể thao quần chúng và thể thao thích tích cao.
 Một trong những hoạt động thể dục thể thao ngoại khoá là Hội khoẻ Phù Đổng, nó được xã hội chấp nhận và ủng hộ nên trở thành ngày hội truyền thống của học sinh phổ thông trong phong trào thể dục thể thao quần chúng. Hội khoẻ Phù Đổng còn là một giải lớn của hệ thống thể thao quốc gia, là vườn ươm những hạt giống thể thao đỉnh cao cho đất nước. Vì vậy, hàng năm, nhà trường thường xuyên tổ chức Hội khỏe Phù Đổng cấp trường vào dịp kỉ niệm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12 ) với các nội dung thi đấu phù hợp tình hình nhà trường tạo điều kiện cho các em được vui chơi giải trí sau các giờ học căng thẳng từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học của nhà trường. 
 + Tổ chức chỉ đạo tự rèn luyện sức khoẻ thể chất.
Một trong những nguyên tắc của giáo dục thể chắt là tính thường xuyên, liên tục, đảm bảo luân phiên giữa vận động thể lực và nghỉ ngơi trong rèn luyện sức khoẻ, thể lực. Vì thế, việc tự rèn luyện sức khoẻ, thể lực của cá nhân có tính quyết định lớn đến kết quả giáo dục thể chất. Cần coi trọng vai trò của cá nhân, tôn trọng và khai TH triệt để nhu cầu và trình độ văn hoá thể chất của từng người. Bảo đảm tổ chức hoạt động giáo dục thể chất cân đối giữa giáo dục thể chất chính khoá với thể dục thể thao trong trường học và tự giáo dục sức khoẻ thể chất. Lực lượng nòng cốt phát động phong trào thi đua tự rèn luyện sức khoẻ là Đoàn TNCS HCM và Đội TNTP HCM.
 + Bảo đảm chế độ giảng dạy, học tập và nghỉ ngơi phù hợp với đặc trưng bộ môn.
Ban giám hiệu nhà trường thường xuyên chỉ đạo GV Thể dục sử dụng hợp lí thời gian của tiết học, buổi học. Vận dụng phối hợp các phương pháp dạy học và sử dụng phương tiện dạy học hiệu quả. Đảm bảo thời gian nghỉ ngơi thực tế cho học sinh, hướng dẫn tổ chức cho học sinh chơi, tạo sân chơi bổ ích cho học sinh.Trong tong tiết học, có chú ý đan xen các nội dung vận động nặng và vận động nhẹ để giờ học bớt căng thẳng cho học sinh.
 + Chỉ đạo vệ sinh cơ sở, trang thiết bị giảng dạy và học tập TDTT trong nhà trường. Địa điểm trường nằm ở trung tâm địa phương, sân rộng và cao, hệ thống thoát nước đảm bảo nhanh, vệ sinh sạch sẽ.Trường có sân chơi, hệ thống cây xanh tương đối râm mát, có các bồn hoa ở sân trường, vườn trường, có các chậu cây cảnh ở các hành lang.Trường có nguồn nước sạch, bảo đảm cung cấp nước uống sạch đảm bảo đủ nước để phục vụ sinh hoạt và làm vệ sinh trong toàn trường (100 HS/ vòi nước). Cú hai khu nhà vệ sinh đảm bảo sạch sẽ, phục vụ đủ cho giáo viên và học sinh toàn trường. Có thùng đựng rác ở mỗi lớp học, ở các khu vực trong toàn trường.
Phòng học đủ rộng, diện tích cho 1 học sinh khoảng 1m2, có đủ cửa, tổng diện tích bên hông hiên chiếm 1/4 diện tích phòng học, đảm bảo ánh sáng. Phòng học ấm về mùa đông, thoáng mát về mùa hè. Bảng cao 1,2 m, rộng 2-3 m, màu xanh sẩm treo chính chính giữa lớp, mép dưới bảng cao bằng tầm mắt học sinh. Bảng phấn viết hợp vệ sin. Bàn ghế đúng quy cách. Đặc biệt, nhà trường luôn quan tâm đến việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho hoạt động TDTT như xây dựng góc giáo dục thể chất, đầu tư cột bóng rổ. 
+ Chỉ đạo xây dựng phòng y tế trường học phục vụ cho HĐGDTC.
Lãnh đạo nhà trường luôn quan tâm đến việc xây dựng phòng y tế bảo đảm phục vụ tốt công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho HS: trường có phòng làm việc có diện tích khoảng 12m2, có trang bị dụng cụ y tế tối thiểu phục vụ công tác sơ cấp cứu. Cán bộ y tế trong biên chế của trường. Nhà trường quan tâm đúng mức tới đầu tư kinh phí cho hoạt động y tế.Việc giải quyết các trường hợp sơ cứu, xử lí ban đầu các bệnh thông thường (Trong thời gian học sinh đang học và tham gia các hoạt động khác tại trường) thường xuyên được BGH quan tâm chỉ đạo sát sao.Sau khi xử lí ban đầu, cán bộ y tế thông báo cho cha mẹ học sinh biết để gia đình tiếp tục giải quyết. Tổ chức khám sức khỏe định kì cho học sinh, phối hợp với gia đình trong việc phòng bệnh và chữa bệnh cho học sinh. Tổ chức thực hiện chương trình bảo vệ, chăm sóc và giáo dục sức khỏe của ngành y tế và giáo dục triển khai trong các trường học hàng năm.Tuyên truyền phòng chống các bệnh tật học đường (Cong vẹo cột sống, cận thị, các bệnh răng miệng,), hướng dẫn cán bộ, giáo viên, học sinh trong công tác vệ sinh phòng chống dịch bệnh, phòng chống sốt xuất huyết, phòng chống cúm, phòng chống HIV/AIDS, phòng chống các tệ nạn xã hội và thực hiện công tác dân số kế hoạch hóa gia đình. Tham gia kiểm tra và xây dựng trường học xanh-sạch-đẹp, an toàn thực phẩm. Thực hiện sơ kết, tổng kết đánh giá tình hình sức khỏe của học sinh, lập sổ sức khỏe, phiếu khám sức khỏe định kì và theo dõi trong suốt quá trình học sinh học tập tại trường.
Tiết mục đạt huy chương đồng Thành phố môn khiêu vũ thể thao
Tiết mục biểu diễn khiêu vũ thể thao
2.6. Kiểm tra - đánh giá các hoạt động:
Việc kiểm tra đánh giá kết quả sau một hoạt động giáo dục là một việc làm hết sức quan trọng trong công tác quản lý. Sau từng hoạt động, giám hiệu phụ trách từng hoạt động phải đánh giá kết quả những gì đã làm được và chưa làm được - rút kinh nghiệm để điều chỉnh hoạt động cho phù hợp.
Nội dung và cách thực hiện:
Trước hết, người làm công tác quản lý phải xác định rõ mục tiêu của việc đánh giá là gì? Nhằm đạt được kết quả gì? Đối tượng của việc kiểm tra đánh giá là ai? Cách thức đánh giá như thế nào? Để xác định được mục tiêu, kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục đã xây dựng. Bởi vì, đánh giá là xem xét lại toàn bộ kế hoạch có được thực thi đầy đủ không. Trên cơ sở mục tiêu kế hoạch, người quản lý cần chỉ ra mục tiêu cụ thể của việc đánh giá, nếu đánh giá đơn giản, chung chung không có phương hướng mục tiêu cụ thể rõ ràng thì nội dung đánh giá sẽ không đảm bảo tính chính xác khoa học. Nội dung đánh giá gồm:
+ Rà soát lại công việc đã làm và kết quả của công việc, chỉ ra được những phần việc đã làm được và chưa làm được (chỉ rõ nguyên nhân).
+ Hàng tuần, Ban giám hiệu, tổ trưởng chuyên môn kiểm tra kế hoạch giảng dạy của giáo viên Thể dục thông qua Lịch báo giảng (Kí xác nhận vào cuối mỗi tuần)
+ Hàng tháng, tổ chức họp Ban chỉ đạo vào ngày Thứ Bảy- Tuần 1 của tháng để nắm thông tin ngược từ các bộ phận, học sinh, triển khai kế hoạch tháng. Nêu rõ kết quả đạt được từ hoạt động giáo dục một cách chính xác, đầy đủ.
+ Ban giám hiệu có kế hoạch dự giờ đột xuất, báo trước các tiết Thể dục để đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch của giáo viên Thể dục.
+ Kiểm tra kế hoạch hoạt động của Cán bộ Y tế về công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu và công tác vệ sinh môi trường, vệ sinh khung cảnh sư phạm, kiểm tra nền nếp định kỳ từng tháng (mỗi tháng 1 lần), kiểm tra đột xuất theo chuyên đề.
+ Giám sát việc chấm điểm thi đua của Đội Sao đỏ trong hoạt động Thể dục giữa giờ, cuối tuần có sơ kết thi đua giữa các tập thể.
+ Kiểm tra việc xây dựng và thực hiện các chuyên đề Thể dục của các khối lớp.
+ Đánh giá đúng và chính xác các điều kiện thực hiện hoạt động giáo dục. Việc đánh giá đúng, chính xác các hoạt động giáo dục sẽ giúp cho người cán bộ quản lý biết cách điều chỉnh kịp thời cả về nội dung, cả về hình thức giáo dục.
+ Cập nhật đầy đủ thông tin về kết quả hoạt động vào sổ chỉ đạo của BGH.
+ Cuối cùng là đề xuất, kiến nghị, rút kinh nghiệm.
Lễ diễu hành trong ngày Hội khỏe Phù Đổng của Trường
3. Kết quả:
Việc áp dụng các biện pháp quản lí HĐGDTC ở trường TH trong những năm qua đã thu được những kết quả đáng khích lệ: 
Các HĐGDTC của nhà trường ngày càng có chất lượng hơn. 
Giáo viên đã có nhận thức đúng đắn về vai trò và tầm quan trọng của HĐGDTC đối với việc giáo dục học sinh.
Nhà trường đã phối hợp chặt chẽ với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để tổ chức các HĐGDTC.
 Việc bồi dưỡng và huấn luyện đội tuyển vận động viên thành tích cao các bộ môn thể thao của nhà trường trong 5 năm qua đã thu kết quả đáng khích lệ: Học sinh của trường đã giành được 31 giải cấp quận, 37 huy chương vàng, bạc, đồng ở các giải thi đấu giải trẻ, Hội khỏe Phù Đổng Thành phố, Toàn Quốc.
Đặc biệt năm học 2014 - 2015 nhà trường đã thu được thành tích:
+ Em Vũ Ngô Hoàng Dương, học sinh lớp 4A4 đạt huy chương bạc môn Cờ vua tại giải học sinh Toàn quốc năm học 2013 - 2014, huy chương bạc môn Cờ tướng tại giải học sinh Thành phố năm học 2014 - 2015.
+ Em Nguyễn Minh Châu, học sinh lớp 5A3 đạt giải ba môn karaterdo tại giải thi đấu học sinh Thành Phố, giải nhì giải thi đấu học sinh Quận Thanh Xuân. 
+ Em Phạm Trung Hiếu, học sinh lớp 5A1 và em Đào Minh Anh học sinh lớp 3A2 đạt huy chương đồng môn khiêu vũ thể thao tại giải học sinh Thành phố.
+ Em Nguyễn Thanh Dung, giải ba Thành phố môn chạy tiếp sức.
+ Trường đạt nhiều giải cao tại giải học sinh năm học 2014 – 2015 Quận Thanh Xuân: 2 giải nhì, 11 giải ba ở các môn thi đấu điền kinh, võ thuật, cờ vua, cờ tướng.
Trường liên tục 15 năm đạt trường TTSX về TDTT cấp thành phố.
Năm học 2014 – 2015, trường tiếp tục đề nghị công nhận trường Tiên tiến xuất sắc về TDTT cấp Thành phố.
 	Giáo viên bộ môn Thể dục đạt lao động tiên tiến cấp cơ sở là 100%, liên tục nhiều năm liền đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp quận. Cô giáo Trần Thị Kim Dung đạt giải nhất thi giáo viên dạy giỏi cấp Thành phố. Tất cả giáo viên giảng dạy môn Thể dục đều có trình độ chuyên môn đạt chuẩn và trên chuẩn. Nhờ đó, nhà trường đã có những chuyển biến tích cực trong việc thực hiện các HĐGDTC, thực sự tạo không khí sôi nổi, trẻ trung góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục của nhà trường.
 	Chất lượng đại trà về giáo dục thể chất trong nhà trường trong một số năm gần đây cũng thu được kết quả tốt.
Học sinh nhận cá nhân, và đồng đội tại Quận Thanh Xuân
4. Kiến nghị, đề xuất:
Trong quá trình làm công tác quản lí, tôi thấy nếu có những điều kiện thuận lợi hơn nữa thì hiệu quả của HĐGDTC trong các nhà trường sẽ đạt kết quả tốt hơn. Xin có một vài kiến nghị như sau:
 	Đối với các cấp quản lý:
 	 - Nên bổ sung thêm tài liệu tham khảo cho giáo viên và học sinh.
 	 - Tăng cường các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ về HĐGDTC cho GVCN, cán bộ quản lý phụ trách hoạt động này.
 	 - Bổ sung thêm trang thiết bị ở mỗi trường TH để triển khai nội dung HĐGDTC như: Băng hình, các dụng cụ TDTT phục vụ cho các phân môn, tạo điều kiện về sân bãi tập luyện.
 	 - Động viên khuyến khích kịp thời giáo viên, học sinh, cán bộ quản lí có thành tích trong hoạt động giáo dục Thể chất.
 	- Cán bộ quản lí cần có nhận thức đúng đắn, thấy được tầm quan trọng của công tác quản lý HĐGDTC.Từ đó, nâng cao hiệu quả của việc quản lý hoạt động giáo dục trong nhà trường.
 Đối với giáo viên:
Mỗi giáo viên chủ nhiệm lớp cần:
 	- Đầu tư thời gian phù hợp cho việc xây dựng giáo án và tổ chức giờ học phù hợp với tình hình thực tế nhà trường.
 	- Không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và ứng dụng công nghệ thông tin thành thạo trong thiết kế giáo án điện tử.
 	- Sáng tạo trong việc thiết kế các đồ dùng dạy học tự làm phù hợp với hoàn cảnh nhà trường và tình hình thực tế học sinh.
5. Bài học kinh nghiệm:
 	Trong quá trình áp dụng Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp quản lí nhằm nâng cao hiệu quả HĐGDTC ở trường, tôi đã rút ra được 1số kinh nghiệm. Muốn quản lí có hiệu quả HĐGDTC người cán bộ quản lí cần chú ý những điểm sau:
 	Phải xây dựng kế hoạch cụ thể, rõ ràng từng tháng, từng hoạt động, phân công cụ thể, giám sát việc thực hiện kế hoạch một cách thường xuyên, chỉ đạo sát sao và điều chỉnh kịp thời khi cần thiết.
 	Tổ chức HĐGDTC có đạt hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều vào nhận thức của giáo viên, học sinh trong việc thực hiện hoạt động đó. Vì vậy, việc nâng cao nhận thức cho GV và học sinh là việc làm hết sức cần thiết.
 	Để công tác quản lí đạt hiệu quả, người cán bộ quản lí cần bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nòng cốt như ban chỉ đạo HĐGDTC, cán sự Thể dục, giáo viên Thể dục.
 	Phải khai thác triệt để và tranh thủ sự ủng hộ của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, huy động sự tham gia của các lực lượng giáo dục vào việc hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học và triển khai tổ chức các HĐGDTC.
 	Người cán bộ quản lí cần chỉ đạo cụ thể hoạt động chuyên đề từ xây dựng, thực hiện và tổ chức rút kinh nghiệm sau từng chuyên đề, người cán bộ quản lí cần có sự kiểm tra, đánh giá, khen chê kịp thời, rút kinh nghiệm, điều chỉnh khi cần thiết. Như vậy, mới có tác dụng động viên, khích lệ GV nhiệt tình, tích cực, tham gia vào hoạt động.
 	Trên đây là một số bài học kinh nghiệm và tôi đã đúc rút ra được trong quá trình tổ chức các HĐGDTC ở trường trong năm vừa qua và đã thu được những thành công nhất định khi áp dụng sáng kiến này.
KẾT LUẬN
 	Giáo dục thể chất là một trong những hoạt động không thể thiếu được của quá trình học tập và rèn luyện của các em. Tham gia hoạt động giáo dục thể chất là cách tốt nhất để học sinh rèn luyện thể lực, các kĩ năng, tố chất và phẩm chất đạo đức. Chính vì vậy, nhà trường cần nâng cao chất lượng HĐGDTC với những hình thức và nội dung phong phú, đa dạng. Việc lựa chọn các hình thức tổ chức hoạt động cho phù hợp với lứa tuổi học sinh là đòi hỏi tất yếu đối với nhà trường. Sức hấp dẫn của HĐGDTC để góp phần lôi cuốn các em tham gia tích cực vào hoạt động phụ thuộc nhiều vào sự thay đổi của các hình thức tổ chức hoạt động. Điều đó, đòi hỏi sự nỗ lực cao của các giáo viên, các nhà giáo dục trong việc sáng tạo, thiết kế nội dung và hình thức tổ chức hoạt động. Muốn thực hiện được mục đích trên đây, người cán bộ quản lí cần phải không ngừng, nghiên cứu, học tập tìm ra những biện pháp quản lý góp phần nâng cao chất lượng HĐGDTC ở các nhà trường trong những năm tới.
 Trên đây là một số biện pháp quản lý HĐGDTC mà BGH chúng tôi đã thực hiện có hiệu quả ở trường TH trong thời gian qua. 
Để HĐGDTC ở trường TH gặt hái được nhiều thành công hơn nữa, tôi rất mong sự phối hợp đồng bộ giữa các ban ngành liên quan của địa phương, sự hợp tác chặt chẽ giữa phụ huynh học sinh và nhà trường.
Đặc biệt, tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các cấp lãnh đạo, của đồng nghiệp để có thể thực hiện tốt các giải pháp trên.
Xin trân trọng cảm ơn./.
Tôi xin cam đoan đây là Sáng kiến kinh nghiệm do tôi tự viết, không sao chép ở đâu.
Hà Nội, ngày 30 tháng 04 năm 2015
 Người viết
 Đặng Thị Hồng Vân
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Đỗ Doãn Hải - Tài liệu lý luận dạy học và đổi mới dạy học - Tháng 12/1997.
Luật Giáo dục – 2014- NXB Tư pháp.
Nguyễn Văn Lê - Nguyễn Thanh Phong (1997) - Người hiệu trưởng trường 
TH- NXB Giáo dục. 
Phạm Viết Vượng ( Chủ biên) - Quản lí hành chính nhà nước và Quản lí ngành 
Giáo dục- Đào tạo – NXB Giáo dục.
 Phân phối chương trình HĐGDNGLL- Bộ GD & ĐT.
Sách giáo viên: Môn Thể dục lớp 1 NXB Giáo dục.
Sách giáo viên: Môn Thể dục lớp 2- NXB Giáo dục.
Sách giáo viên: Môn Thể dục lớp 3- NXB Giáo dục.
Sách giáo viên: Môn Thể dục lớp 4- NXB Giáo dục.
Sách giáo viên: Môn Thể dục lớp 5- NXB Giáo dục.
 Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên Môn Thể dục
Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm- NXB Đại học Quốc gia Hà Nội - 2001
 Đề cương bài giảng về Quản lí Giáo dục - Trường Bồi dưỡng cán bộ giáo dục Hà Nội 

File đính kèm:

  • docbao_cao_sang_kien_mot_so_kinh_nghiem_chi_dao_hoat_dong_giao.doc
Sáng Kiến Liên Quan