Báo cáo sáng kiến Một số biện pháp phát triển thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo nhỡ thông qua hoạt động âm nhạc

Trẻ em như một cây non. Cây non được chăm sóc tận tình của người trồng thì cây sẽ nhanh lớn và cho ra những quả ngọt. Giáo dục mầm non nói chung và giáo dục trẻ lứa tuổi mẫu giáo 4-5 tuổi nói riêng thì mục tiêu đang hướng tới là sự phát triển toàn diện cho trẻ về: Đức - Trí - Thể - Mỹ. Trường mầm non chính là môi trường thuận lợi nhất nó là nơi đặt nền móng đầu tiên tạo điều kiện cho sự phát triển toàn diện nhân cách trẻ qua các lĩnh vực phát triển thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, quan hệ tình cảm và thẩm mỹ. Trong đó, phát triển thẩm mỹ là một trong những lĩnh vực mang tính quan trọng, không thể thiếu. Việc giáo dục một con người toàn diện không chỉ giáo dục cho họ có đạo đức tốt, có trình độ hiểu biết, nắm chắc các kiến thức khoa học và xã hội, có sức khoẻ, biết lao động, sẵn sàng lao động mà còn phải giáo dục cho họ biết nhìn nhận, phân biệt, biết thưởng thức cái đẹp và biết làm đẹp cho cuộc sống.

Giáo dục phát triển thẩm mỹ cho trẻ được thực hiện qua rất nhiều các hoạt động khác nhau, mỗi hoạt động đều mang đến cho trẻ những cẩm nhận riêng về sự vật hiện tượng. Nếu hoạt động tạo hình giúp trẻ tạo ra cái đẹp, biết nâng niu, giữ gìn những sản phẩm thì hoạt động âm nhạc lại mang đến cho trẻ cảm xúc riêng. Chính hoạt động âm nhạc là một trong những con đường giáo dục thẩm mỹ nhanh và hiệu quả nhất, phù hợp với bản tính và sự phát triển của trẻ mầm non. Bởi, khi nghe nhạc, trẻ cảm nhận được tính chất, tình cảm của Âm nhạc, ảnh hưởng những trạng thái cảm xúc có trong tác phẩm. Đồng thời Âm nhạc cũng dẫn dắt trẻ đến với những hiện tượng sống động của đời sống, giúp trẻ hình thành sự liên tưởng. Nhịp điệu rắn rỏi với những âm sắc réo rắt, tiết tấu sôi nổi của bản hành khúc gợi cho trẻ niềm vui, hào hứng phấn khởi, bài hát êm dịu, trầm lắng sẽ đưa trẻ đến tình cảm nhẹ nhàng, sâu lắng .

Trong đời sống của con người “âm nhạc” là nhu cầu không thể thiếu. Cuộc sống sẽ rất nhàm chán và tẻ nhạt nếu thiếu âm nhạc, giống như cây xanh thiếu ánh nắng mặt trời. Với trẻ mầm non cũng vậy: những nốt nhạc, những giai điệu trầm bổng, trong trẻo trong âm nhạc sẽ giúp cho trẻ phát triển toàn diện hơn. Đó cũng là lý do các nhà khoa học đưa ra lời khuyên cho các bà mẹ - “hãy cho trẻ nghe nhạc ngay từ khi còn trong bụng mẹ”. Điều đó một lần nữa khẳng định: Âm nhạc có sức ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ.

 

docx10 trang | Chia sẻ: duongthao25 | Ngày: 08/10/2022 | Lượt xem: 745 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo sáng kiến Một số biện pháp phát triển thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo nhỡ thông qua hoạt động âm nhạc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạc để gõ đệm theo nhịp điệu bài hát.
Tóm lại, hoạt động âm nhạc giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển thẩm mỹ cho trẻ, góp phần giúp trẻ phát triển toàn diện nhân cách.
  II. Cơ sở thực tiễn:
          Trong thực tế tại trường mầm, công tác chăm sóc giáo dục trẻ đã được thực hiện rất nghiêm túc, đội ngũ giáo viên đã quan tâm tổ chức các hoạt động âm nhạc cho trẻ theo yêu cầu của từng độ tuổi. Việc xây dựng kế hoạch giáo dục trẻ được chú trọng các hoạt động giáo dục âm nhạc đã thể hiện rõ các bước, nhằm đạt các mục tiêu GD phát triển thẩm mỹ vào kế hoạch giáo dục trẻ hàng tháng. Hàng tuần duy trì  tổ chức các hoạt động giao lưu với nội dung đa dạng, phong phú tích hợp các nội dung âm nhạc hợp lý, tạo môi tường tốt để trẻ tham gia hoạt động.
Tuy nhiên, hình thức tổ chức hoạt động âm nhạc đa số vẫn theo lối mòn cũ, bao gồm 3 nội dung trong đó 1 nội dung chính, 2 nội dung kết hợp. Các hoạt động mới dừng lại yêu cầu trẻ đạt mục tiêu đơn giản như thuộc bài hát, nhún nhảy theo bài hát, vỗ tay theo tiết tấu... Kỹ năng sử dụng các dụng cụ âm nhạc của trẻ chưa được quan tâm đúng mực. Đặc biệt, rất ít khi giáo viên quan tâm đến sự sáng tạo của trẻ. Từ đó dẫn đến kết quả: trẻ ít hứng thú, giáo viên chưa vận dụng hình thức tỏ chức hoạt động hiệu quả, các hoạt động mang tính hình thức chưa phát huy khả năng sáng tạo của trẻ.
Qua trao đổi, khảo sát trẻ trong lớp về càm nhận, sự hứng thú và một số kỹ năng âm nhạc, tôi đã đi sâu vào một số các nội dung chủ yếu như:  Sự hứng thú âm nhạc của trẻ, kỹ năng hát , kỹ năng vận động theo nhạc của trẻ, khả năng sử dụng dụng cụ âm nhạc, cảm nhận âm nhạc của trẻ và cách thể hiện cảm xúc của trẻ với âm nhạc. Sau một tháng điều tra bằng nhiều hình thức khảo sát như trò chuyện, biểu diễn, kiểm tra trực tiếp trên 35 trẻ trong lớp, kết quả cụ thể như sau:
TT
Nội dung 
Trẻ đạt
Trẻ chưa đạt
Số lượng
Tỷ lệ %
Số lượng
Tỷ lệ %
1
Hứng thú âm nhạc của trẻ
19
54
16
46
2
Kỹ năng hát đúng giai điệu của trẻ
20
57
15
43
3
Kỹ năng vận động theo nhạc của trẻ
16
46
19
54
4
Kỹ năng sử dụng dụng cụ âm nhạc
21
60
14
40
5
Cảm nhận âm nhạc của trẻ
17
49
18
51
6
Thể hiện cảm xúc của trẻ với âm nhạc
15
43
20
57
Sau khi khảo sát trẻ, tôi thấy nhiều trẻ có kỹ năng hát đúng giai điệu của bài hát và kỹ năng sử dụng dụng cụ âm nhạc tốt tuy nhiên đạtở mức độ tốt chưa cao, vẫn còn nhiều trẻ chưa biết cảm nhận âm nhạc và thể hiện cảm xúc với âm nhạc, các cháu chưa mạnh dạn và phát huy hết khả năng của mình.Qua bảng khảo sát tôi thấy có những cháu giỏi về mặt này nhưng lại yếu về mặt khác, từ đó, tôi có phương pháp dạy khác nhau với từng đối tượng trẻ.                   
III. Các biện pháp thực hiện:
Từ những thực trạng trên, để giúp trẻ có hứng thú và tham gia học tốt môn âm nhạc, bản thân tôi đã thực hiện một số biện pháp sau:   
1. Biện pháp 1: Lựa chọn nội dung tổ chức hoạt động âm nhạc phù hợp nhu cầu và khả năng của trẻ  
Căn cứ vào kết quả mong đợi và mục tiêu phát triển giáo dục âm nhạc của trẻ 4-5 tuổi,  dựa vào kết quả tôi quan sát, tôi đã nghiên cứu lựa chọn, sưu tầm xây dựng ngân hàng nội dung các hoạt động âm phù hợp với yêu cầu độ tuổi. Các bài hát được đảm bảo các yêu cầu sau:
- Thứ nhất: Nội dung và thể loại vui tươi trong sáng, giản dị, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thuộc.
- Thứ hai:  Lời ca gần gũi, dễ hiểu, dễ nhớ. 
- Thứ ba:  Loại nhịp và nhịp độ của bài mang tính vui hoạt, sôi nổi có nhịp độ vừa, nhanh hoặc hơi nhanh, viết chủ yếu ở nhịp 2/4, 3/4, 3/8 và 4/4. 
- Thứ tư: Âm vực phù hợp với từng độ tuổi, thường dao động từ quãng 2 đến quãng 5 
- Thứ năm: Lựa chọn giai điệu - tiết tấu sử dụng nốt trắng, nốt đen, móc đơn, dấu lặng đen, lặng đơn, đôi khi có móc kép để tạo không khí nhanh vui hay sự dí dỏm ngộ nghĩnh của bài hát. 
Sau khi đã có ngân hàng với rất nhiều bài hát, bản nhạc thuộc nhiều thể loại, tôi tiến hành phân nhóm theo yêu cầu mong muốn với trẻ. Nhóm những bài hát dạy trẻ hát, nhóm các bài cho trẻ nghe hát nghe nhạc, nhóm những bài có thể dạy trẻ vận động. Trong mỗi nhóm tôi lại chia nhỏ theo mục đích cần cung cấp cho trẻ: bài nào thì thuộc bài hát, bài nào có thể dạy trẻ hát họp xướng, hoặc bài nào vận động múa, bài nào vận động gõ. Từ đó tôi chủ động trong việc cũng cấp kiến thức, khảo sát khả năng trẻ, để xây dựng kế hoạch hoạt động phù hợp.
          Để thực hiện chuyên đề một cách hiệu quả nhất, mang đến cho trẻ những cảm xúc nhất định, tôi thiết kế các hoạt động không nhất thiết đủ 3 nội dung như trước, thay vào đó là 1 nội dung trọng tâm và 1 nội dung kết hợp. Hai nội dung trong cùng hoạt động có tác dụng bổ trợ nhau giúp trẻ phát triển toàn diện khả năng và kỹ năng âm nhạc.
Ví dụ: Hoạt động có nội dung dạy hát là trọng tâm, tôi kết hợp với nội dung trò chơi âm nhạc, với nội dung vận động theo nhạc là trọng tâm, tôi sẽ chọn nội dung nghe hát kết hợp. Điều đó vừa có thể thiết kế hoạt động đan xem hợp lý, vừa tạo cho trẻ cơ hội phát triển các kỹ năng âm nhạc toàn diện. Nếu không có sự kết hợp hài hòa, trẻ có thể sẽ phải hát quá nhiều, hoặc vận động quá sức, điều đó ảnh hưởng không tốt đến kết quả và cảm xúc của trẻ khi hoạt động.
Đặc biệt, khi đưa nội dung  âm nhạc vào kế hoạch giáo dục, tôi luôn chú đến sự đan xen nội dung trọng tâm trọng tâm trong tuần, trong tháng. Không để trẻ tham gia quá nhiều nội dung trong 1 thời gian nhất định. Sự thay đổi này góp phần giúp trẻ hứng thú, tích cực tham gia hoạt động hiệu quả hơn, góp phần nâng cao chất lượng lĩnh vực.
 2. Biện pháp 2: Đổi mới các hình thức tổ chức, giúp trẻ nâng cao kỹ năng hoạt động âm nhạc.
Hoạt động âm nhạc đối với trẻ là hoạt động chủ đạo nhằm cung cấp kỹ năng một cách tốt nhất. Thông qua hoạt động trẻ có thể lĩnh hội kỹ năng một cách chính xác, hệ thống.Tuy nhiên, để tổ chức hoạt động mang tính hiệu quả cao, xuất phát từ nhu cầu và khả năng của trẻ, làm cho trẻ thấy thích thú, thoải mái tự nguyện tham gia hoạt động là điều không đơn giản. Trẻ ở lứa tuổi này, các hoạt động đều dựa trên kinh nghiệm và theo phương châm học bằng chơi, chơi mà học. Sự hứng thú, tích cực tham gia hoạt động quyết định phần lớn kết quả hoạt động. Vậy làm thế nào để hoạt động âm nhạc thật sự mang lại cho trẻ ca xúc, Với mỗi hình thức tôi đều tự nghiên cứu mạnh đạn áp dụng một số đổi mới, cụ thể: 
*Với  hình thức Dạy hát: 
Căn cứ vào nhu cầu mong muốn và khả năng của trẻ tôi đã đưa ra mục đích yêu cầu phù hợp với trẻ: có thể rèn trẻ thuộc bài hát, đúng giai điệu nhưng nếu trẻ có thể hát thuộc rồi thì tôi đặt mục tiêu cho trẻ hát nâng cao như: hát đuổi, hát nối tiếp, hợp xướng... Ví dụ : với bài hát “Chú Ếch con” là bài hát rất nhiều trẻ đã thuộc nên tôi cho trẻ hát nâng cao bằng hình thức hát lĩnh xướng, hợp xướng kèm hát nối tiếp.
          Các bước khi tiến hành dạy hát tôi cũng thay đổi, quan tâm đến nhu cầu của trẻ, nếu trẻ muốn hát, tôi có thể cho trẻ thể hiện tước sau đó mới cho trẻ nghe lại bài hát qua phần hát mẫu của cô. Cách này không làm mất đi mục đích yêu cầu mà còn giúp trẻ tự so sánh nhận ra mình hát chưa hay, còn nhầm chỗ nào, vừa tạo cơ hội để tôi nhận được khả năng của trẻ.
            Dựa vào khả năng của trẻ, tôi thường đưa ra hình thức nâng cao với trẻ khá, tạo điều kiện trẻ phát triển hơn sự sáng tạo của mình, đồng thời phát hiện và bồi dưỡng tài năng kịp thời.
* Với  hình thức Dạy trẻ vận động, thay vì cô đưa ra hình thức và yêu cầu trẻ thực hiện vận động theo ý cô, thì tôi đã cho trẻ hát, nêu cảm nhận của mình về tính chất, giai điệu của bài hát, từ đó tự đưa ra hình thức vận động mà trẻ cho là phù hợp, sau đó tôi cùng trẻ thống nhất hình thức vận động. Thực hiện như vậy, tôi đã giúp trẻ mạnh dạn đưa ra ý kiến của mình. 
Khi tổ chức cho trẻ vận động, trẻ có thể đưa ra cách vận động hoặc động tác vận động, và trẻ nói lý do chọn động tác đó. Sau khi trẻ trải nghiệm các động tác, cảm nhận sự phù hợp, tôi thực hiện vận động mẫu cả bài hoàn chỉnh dựa trên các động tác của trẻ. Cách làm này vừa đáp ứng nguyên tác tổ chức hoạt động giáo dục âm nhạc lấy trẻ làm trung tâm, vừa tạo cho trẻ sự hứng thú tích cực tham gia xây dựng hoạt động. Điều quan trọng, trong khi tổ chức hoạt động cho trẻ,  tôi đan xen động tĩnh nhẹ nhàng, tạo cơ hội để trẻ được trải nghiệm,
 được thể hiện sự sáng tạo. Đặc biệt là tôi luôn tôn trọng ý kiến, ý tưởng của trẻ
Ví dụ: Hoạt động dạy vận động bài hát “ Chú voi con”. ( Hình ảnh 
Bước 1: Cho trẻ nghe giai điệu và đoán tên bài hát.
Bước 2: Sau khi cho trẻ nghe, đoán tên bài hát, thể hiện bài hát xem trẻ có hát đúng giai điệu của bài hát không. 
Bước 3: Tiếp theo tôi cho trẻ thảo luận lựa chọn hình thức vận động sao cho phù hợp với giai điệu nội dung bài hát và cho trẻ thể hiện động tác đó.
          Bước 4: Từ đó tôi tổng hợp, thiết kế các động tác theo bài “Chú voi con” và biểu diễn cho trẻ xem rồi cùng trẻ thực hiện. Chính điều đó tạo cho trẻ sự hứng thú khi tham gia tập luyện lại các động tác vận động phù hợp với kỹ năng của trẻ.
Khi trẻ vận động thành thạo tôi gợi ý trẻ vừa vận động vừa giao lưu thể hiện cảm xúc qua bài hát bằng cách tạo đôi,hoặc nhóm tùy thuộc vào sự hứng thú của trẻ. Như vậy trẻ vừa thể hiện tình cảm qua bài hát vừa thoải mái sáng tạo theo ý tưởng của mình.
          * Đối với nội dung nghe hát tôi cũng mạnh dạn áp dụng hình thức đổi mới nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động âm nhạc cho trẻ.
VD: Cụ thể tôi đã đưa nhạc không lời vào nội dung nghe hát: tôi cho trẻ nghe bản nhạc không lời “Cảm xúc Tây Nguyên”. Đầu tiên tôi cho trẻ lắng nghe bản nhạc 1 lần để trẻ có thể cảm nhận được giai điệu của bản nhạc, cảm nhận được âm thanh của các loại nhạc cụ có trong bản nhạc. Tiếp theo tôi cho trẻ vừa nghe vừa xem cô thể hiện nội dung bản nhạc qua ngôn ngữ hình thể giúp trẻ cảm nhận được nội dung mà tác giả muốn thể hiện qua bản nhạc. Cuối cùng tôi cho trẻ vừa nghe vừa thể hiện cảm xúc của mình trên giấy sau khi nghe bản nhạc không lời đó. ( Hình ảnh) 
Với tất cả các hoạt động, với tinh thần ham học hỏi, mạnh dạn áp dụng những đổi mới vào trong các hoạt đọng cho trẻ, tôi nhận thấy trẻ rất hứng thú lắng nghe và rất hào hứng, phát huy khả năng sáng tạo, mang lại kết quả đáng kể khi hoạt động. 
3. Biện pháp 3: Nâng cao chất lượng hoạt động âm nhạc, củng cố kỹ năng âm nhạc cho trẻ thông qua các hoạt động mọi lúc mọi nơi
Quá trình tìm hiểu nghiên cứu về khả năng cảm thụ âm nhạc của trẻ lứa tuổi mẫu giáo nhỡ tại trường tôi nhận thấy năng lực tiếp thu thẩm mỹ về âm nhạc của trẻ không thể tự nó mà phát triển được mà phải qua một quá trình: học bằng chơi, chơi bằng học. Vì vậy tôi đã cho trẻ làm quen với âm nhạc mọi lúc mọi nơi.
* Giáo dục âm nhạc ở giờ đón - trả trẻ:
Vào giờ đón , trả trẻ giáo viên cho trẻ nghe nhạc là một điều hữu ích vì đó là lúc cần tạo không khí vui vẻ, lôi cuốn trẻ đến trường, đến lớp, góp phần tác động đến tinh thần của trẻ khi tạm biệt bố mẹ để vào lớp hay khi chào cô giáo về với gia đình, giúp trẻ phấn trấn hơn để có 1 ngày hoạt động tích cực.
Việc chọn ca khúc phù hợp,lôi cuốn với biện pháp này cũng là điều một số giáo viên còn băn khoăn. Vì vậy tôi đã suy nghĩ và đưa ra một số bài hát mà hầu như trẻ nào cũng rất thích bởi giai điệu vui tươi lời ca dễ thuộc: bài hát “Em đi mẫu giáo” sáng tác Dương Minh Viên, bài “Cháu đi Mẫu giáo” của Phạm Thanh Hưng, bài “Trường chúng cháu là trường Mầm non”của Phạm Tuyên,  bài “Vui đến trường” của Hồ Bắc.
       Cho trẻ nghe những bài trẻ có thể hát theo được như ở trên. Ngoài tác động âm nhạc còn giúp trẻ làm quen, củng cố các bài trong chương trình trẻ học. Còn có nhiều bài hát ngoài chương trình không cần trẻ phải hát được cũng tạo không khí vui vẻ khi trẻ đến trường: “Đi học” của Bùi Đình Thảo, “Bài ca đi học” của Phan Trần Bảng không chỉ giúp trẻ làm quen, nhận biết cuộc sống xung quanh mà còn chăm từng bữa ăn giấc ngủ : “Cô giáo như mẹ hiền”, “Ngày đầu tiên đi học” của Nguyễn Ngọc Thiện.
Qua giờ đón trẻ tôi mở nhạc cho trẻ nghe, và được nghe nhiều lần trẻ sẽ cảm nhận được giai điệu của bài hát, thích nghe hát và hát được như bạn. 
* Giáo dục âm nhạc thông qua giờ thể dục sáng.
Muốn trẻ có tinh thần học tốt thì trẻ phải có sức khỏe tốt. Và rèn luyện thói quen thể dục buổi sáng là một trong những biện pháp tốt để trẻ có cơ thể khỏe mạnh. Trước đây khi cho trẻ tập thể dục sáng tôi thường chỉ cho trẻ tập bằng hiệu lệnh, phải dùng  xắc xô để tập trung trẻ lại. Chính vì vậy sự hứng thú và tinh thần tập thể dục của trẻ không có nhiều. Nhưng từ khi tôi sưu tầm được một số bài hát có trong chủ đề phù hợp và khớp được với các động tác thể dục sáng theo kế hoạch của khối trưởng thay đổi theo từng tuần. Tôi mở cho trẻ nghe và tập theo cô, theo nhạc thì đã đạt được kết quả cao. Đến giờ tập thể dục, cô chỉ cần mở nhạc là trẻ tập hợp lại vị trí để tập. Thông qua hình thức này trẻ có thể củng cố được tên, nội dung của các bài có trong chủ đề mà mình đang học, thích thú và tích cực hơn trong giờ thể dục sáng. Trẻ có thể vùa hát, vừa tập theo nhịp nhạc. Đồng thời giúp trẻ phát triển vận động và có thêm kiến thức về kĩ năng vận động trong các giờ hoạt động âm nhạc tiếp theo. 
*  Giáo dục âm nhạc qua hoạt động ngoài trời:
      Giờ hoạt động ngoài trời cũng cần cho trẻ làm quen với âm nhạc, hát những bài có nội dung theo đề tài hoặc giáo dục cho trẻ thông qua các đề tài.
Ví dụ: Giờ hoạt động ngoài trời:  Sau khi quan sát xong tập cho trẻ hát bài "Màu hoa" hoặc "Trồng cây",     “Anh nông dân và cây rau”... Qua đó trẻ sẽ được củng cố lại bài hát cũ hoặc làm quen với bài hát mới. Giáo dục các cháu trồng cây, có ý thức chăm sóc và bảo vệ cây. Hình thành cho trẻ tình yêu thiên nhiên cuộc sống... Cùng trẻ trò chuyện về bài hát, giải thích cho trẻ về nội dung lời ca, có âm nhạc nhận thấy trẻ thích hẳn lên, vui thú, làm cho hoạt động thêm nhẹ nhàng, thoải mái. Bên cạnh đó, giúp trẻ nhanh nhẹn hơn, hào hứng hơn khi tham gia vào các hoạt động ngoài trời và tự tin hoà mình cùng cô. Tôi nhận thấy bước đầu trẻ có khả năng phát triển về  âm nhạc. 
*Giáo dục âm nhạc thông qua hoạt động góc:
        Trong  hoạt động chung trẻ không thể hát thuộc và vận động thành thạo bài hát, vì ở lứa tuổi này trẻ rất dễ nhớ mà lại mau quên. Nên cần cho trẻ làm quen với âm nhạc ở mọi lúc, mọi nơi và trong hoạt động góc. Tôi thấy trong hoạt động góc trẻ  chơi rất hồn nhiên, mạnh dạn, thích hát múa lại những bài đã học và thích phản ảnh lại những việc làm của người lớn.
Với góc âm nhạc này các cháu đang tập làm cô giáo và dạy hát bài: "Cô giáo miền xuôi", "Cô và mẹ"... lúc này trẻ đang hoà mình vào thế giới của người lớn và làm công việc có ích cho xã hội đó là vai trò làm cô giáo.Vì vậy chúng ta nên hướng trẻ hát những bài có nội dung phục vụ cho bài học và theo đề tài, nhằm củng cố những kiến thức đã học. 
* Lồng ghép nội dung âm nhạc với các môn học khác
- Trong hoạt động làm quen với toán: Ở đề tài động vật. Tôi đã tổ chức những trò chơi xen kẽ giữa hoạt động động và hoạt động tĩnh hay những trò chơi củng cố, bằng cách cho trẻ vận động hoặc hát những bài hát có nội dung nói về các con vật, việc này giúp các cháu thoải mái hơn khi tham gia hoạt động đồng thời 
- Trong hoạt động tạo hình: Tôi đã sử dụng những bài hát có giai điệu nhẹ nhàng về các con vật khi cho trẻ vẽ. Làm như vậy trẻ sẽ thấy hứng thú tham gia vào hoạt động, từ đó kích thích trẻ sáng tạo ra những sản phẩm đẹp. Ngoài ra tôi còn lồng ghép hình ảnh âm nhạc là dụng cụ âm nhạc vào giờ tạo hình như đề tài trang trí một số dụng cụ âm nhạc và sau đó cho trẻ sử dụng những nhạc cụ đó để biểu diễn.
- Trong hoạt động cho trẻ  “khám phá khoa học”: Xen kẽ giữa quá trình cho trẻ khám phá các đối tượng tôi đã cho trẻ vận động những bài hát có nội dung nói về đối tượng đó. Trong những giờ dạy tôi còn cho trẻ củng cố lại kiến thức mình đã cung cấp bằng trò chơi  “chung sức”, Trẻ nghe câu đố hoặc câu hỏi của cô và trả lời tên bài hát và hát bài hát đó.
         Trong giờ thể dục ở chủ đề nghề nghiệp khi dạy vận động cơ bản “Trèo lên xuống ghế thể dục”. Tôi đã chọn đề tài “ Chúng tôi là chiến sĩ” để từ đó tôi sẽ chọn bài hát “ Em thích làm chú bộ đội và bài cháu thương chú bộ đội” để trẻ tâp bài tập phát triển chung. Tôi thấy trẻ rất hào hứng khi được tập theo nhạc.
         Không chỉ tổ chức các hoạt động kết hợp lồng ghép âm nhạc. Tôi còn tổ chức cho trẻ biểu diễn văn nghệ trong những giờ hoạt động ngoài trời hay những buổi chiều cuối tuần hoặc trong hoạt động vui chơi. Điều dó giúp cho trẻ phát huy tích cực khả năng của mình và trẻ có thể biểu diễn hay ca múa một cách thoải mái, không gượng ép, không gò bó.
         Bằng việc giáo dục âm nhạc cho trẻ ở mọi lúc, mọi nơi trong hoạt động kết hợp với những lời động viên khích lệ. Trẻ lớp tôi đã dần tiến bộ, yêu thích âm nhạc, thích ca hát và vận động theo nhạc. Mỗi khi hoạt động mà tôi tổ chức cho trẻ đều có âm nhạc đan xen nên trẻ rất hứng thú học tập.
IV . Kết quả đạt được:
1. Đối với trẻ: 
Sau khi thực hiện các biện pháp trên tại nhóm lớp mình, tôi thấy giờ học âm nhạc đạt kết quả tốt hơn, giờ học sinh động thoải mái, trẻ hứng thú học và tích cực tham gia vào các hoạt động. Cô và trẻ gần gũi nhau hơn, trẻ của lớp mạnh dạn và tự tin hơn trước rất nhiều. Một số cháu còn tham gia vào đội văn nghệ của lớp( cháu Sơn Tùng, Nhật Linh, Hà My ). và biểu diễn rất tự tin, mạnh dạn.
2. Đối với giáo viên:
Bản thân tôi đã tự đúc kết được thêm nhiều kinh nghiệm, có thêm những kiến thức trong việc tổ chức tốt các hoạt động giáo dục cho trẻ theo yêu cầu tình hình hiện nay.
Có thêm được kỹ năng sử dụng một số loại nhạc cụ, thuận lợi hơn trong việc tổ chức hoạt động giáo dục trẻ.
Năng lực sư phạm được nâng lên rõ rât, có được lòng tin đối với  đội ngũ giáo viên, và phụ huynh học.
2.  Đối với phụ huynh:
          Thực hiện tốt công tác tuyên truyền với phụ huynh học sinh để phối hợp giữa gia đình và nhà trường để chăm sóc giáo dục trẻ..
          Một số phụ huynh trước đây có cái nhìn không mấy thiện cảm với môn âm nhạc giờ cũng mở lòng hơn, giúp con phát triển năng khiếu âm nhạc một cách thoải mái tự nhiên nhất.
 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Trẻ em là nguồn hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lại của đất nước. Chăm sóc giáo dục trẻ là chăm sóc đến tương lai của cả một dân tộc. Bởi vậy các nhà nghiên cứu khoa học đều thống nhất rằng: Giáo dục âm nhạc cần được quan tâm và ưu tiên hàng đầu ngay từ lứa tuổi mầm non vì âm nhạc là món ăn không thể thiếu đối với trẻ thơ. Để giúp trẻ có những kiến thức và kỹ năng tốt nhằm phát triển năng khiếu bộ môn âm nhạc, điều quan trọng giáo viên phải luôn gương mẫu cho trẻ làm theo, luôn có ý thức hướng dẫn trẻ kiên trì không được đốt cháy giai đoạn. 
Giáo dục Âm nhạc là hoạt động nghệ thuật có tác dụng giáo dục thẩm mỹ ngoài ra nó còn giúp trẻ phát triển trí tuệ, trẻ có khả năng  trải nghiệm những cảm xúc trong quá trình cảm thụ và thể hiện Âm nhạc: Khi nghe nhạc, trẻ cảm nhận được tính chất, tình cảm của Âm nhạc, ảnh  hưởng những trạng thái cảm xúc có trong tác phẩm. Đồng thời Âm nhạc cũng dẫn dắt trẻ đến với những hiện tượng sống động của đời sống, giúp trẻ hình thành sự liên tưởng. Nhịp điệu rắn rỏi với những âm sắc réo rắt, tiết tấu sôi nổi của bản hành khúc gợi cho trẻ niềm vui, hào hứng phấn khởi Bài hát êm dịu, trầm lắng sẽ đưa trẻ đến tình cảm nhẹ nhàng, sâu lắng có khi cảm giác lại buồn..Với tôi khi dạy giờ âm nhạc giống như một bí quyết riêng giúp tôi thu hút trẻ, tạo ấn tượng đẹp khi trẻ tới trường lớp.
2.  Kiến nghị
a. Đối với nhà trường:
Đề nghị nhà trường mua bổ sung thêm đồ dùng cho góc âm nhạc như: đàn, loa, trang phục biểu diễn, dụng cụ biểu diễn để trẻ được cảm thụ âm nhạc một cách toàn diện nhất.
b. Đối với các câp lãnh đạo:
- Mong các phòng ban lãnh đạo huyện Gia Lâm - Hà Nội sẽ thường xuyên xây dựng các tiết chuyên đề âm nhạc để giáo viên chúng tôi được học hỏi, mở mang, trau dồi kiến thức.
Trên đây là những biện pháp mà thực tế tôi đã thực hiện và đã gặt hái được một số thành công. Nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót nên rất mong sự đóng góp ý kiến của hội đồng khoa học, các bạn bè đồng nghiệp để đề tài của tôi hoàn thiện và đạt kết quả cao hơn cho những lần sau và cho quá trình giảng dạy sau này. 
Xin chân thành cảm ơn!

File đính kèm:

  • docxbao_cao_sang_kien_mot_so_bien_phap_phat_trien_tham_my_cho_tr.docx
Sáng Kiến Liên Quan