Báo cáo sáng kiến Một số biện pháp giáo dục vệ sinh cá nhân và hành vi văn minh cho trẻ 3-4 tuổi

Trẻ em là miền hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của mỗi dân tộc, đất nước. Trẻ em hôm nay là công dân của thế giới ngày mai. Việc bảo vệ chăm sóc rèn luyện thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ là vấn đề cấp bách của gia đình và toàn xã hội vì nó có ảnh hưởng quan trọng đến đời sống con người và sự phát triển của đất nước. Thời đại mới đòi hỏi phải tạo ra những con người không chỉ có sức khỏe, có tri thức, năng động, sáng tạo mà còn phải có văn hoá, văn minh, lịch sự. Ngay từ thời kỳ trẻ thơ cần giáo dục cho trẻ trở thành người có văn hoá, văn minh, lịch sự. Thói quen vệ sinh, trong đó có thói quen vệ sinh cá nhân là một trong những biểu hiện và yêu cầu cần thiết của người có văn hoá, văn minh mà người lớn cần hình thành cho trẻ ngay ở giai đoạn tuổi mầm non. Đồng thời đây cũng là một trong những nhiệm vụ được đặt ra hàng đầu của giáo dục mầm non để chăm sóc- bảo vệ sức khoẻ cho trẻ, nhằm nâng cao thể lực, giúp trẻ có thể tham gia tốt tất cả các hoạt động khác như học tập, vui chơi, lao động góp phần phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ việc hình thành cho trẻ các thói quen vệ sinh diễn ra thuận lợi nhất là ở giai đoạn trẻ mẫu giáo. Trẻ mẫu giáo đã có sự phát triển nhất định về thể chất, sự phát triển trí tuệ của trẻ cũng diễn ra mạnh mẽ, ngôn ngữ phát triển, các mối quan hệ ngày càng phức tạp. Trẻ đã ý thức được một số hành động và việc làm của mình, phân biệt được đúng - sai, tốt - xấu, nên - không nên. Đây là cơ sở và điều kiện quan trọng để trẻ có ý thức và khả năng tự thực hiện việc vệ sinh cho bản thân, từ đó mà trẻ sẽ tạo nên thói quen đặc biệt là thói quen vệ sinh văn minh. Thói quen vệ sinh mới bắt đầu hình thành nên chưa được bền vững đối với trẻ. Việc rèn luyện thói quen vệ sinh trở nên cần thiết và đặc biệt quan trọng đối với trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi. Nó có ý nghĩa to lớn trong việc củng cố cho trẻ những kỹ năng vệ sinh đơn giản trong việc tự phục vụ cho bản thân như: kỹ năng rửa tay, rửa mặt, quần áo, giữ gìn cơ thể sạch sẽ. Từ đó, củng cố cho trẻ những hiểu biết đúng đắn về sự cần thiết phải giữ gìn vệ sinh, giúp cơ thể luôn sạch sẽ, khoẻ mạnh, phát triển ở trẻ nhu cầu đối với việc vệ sinh thân thể.

doc24 trang | Chia sẻ: duongthao25 | Lượt xem: 988 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo sáng kiến Một số biện pháp giáo dục vệ sinh cá nhân và hành vi văn minh cho trẻ 3-4 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 sáng tôi gợi ý cho trẻ kể về những hoạt động của trẻ sau khi ngủ dạy buổi sáng khuyến khích trẻ chia sẻ với cô và các bạn và cũng không quên động viên khen ngợi trẻ. 
Ví dụ: Trò chuyện với trẻ:
+ Buổi sáng thức dạy con thường làm gì?
+ Vì sao chúng ta phải đánh răng?
+ Để có khuôn mặt sạch sẽ con sẽ làm gì?
+ Con lau mặt như thế nào?
Sau đó tôi giúp trẻ biết được tầm quan trọng của việc giữ gìn vệ sinh các nhân: vệ sinh răng miệng, rửa tay sạch sẽgiúp phòng tránh các bệnh lây nhiễm 
Thực hiện nghiêm túc giờ đón trả trẻ, quan tâm rèn cho trẻ các kỹ năng đã trò chuyện và cung cấp ở mọi lúc, mọi nơi nên trẻ lớp tôi luôn có thói quen chào hỏi lễ phép, cất đồ dùng đúng nơi quy định.
4.2 /Thông qua hoạt động ngoài trời. 
Tham gia hoạt động ngoài trời, trẻ được gần gũi với thiên nhiên, hít thở không khí trong lành. Thông qua hoạt động này tôi giáo dục cho trẻ tình yêu thiên nhiên, giáo dục trẻ biết yêu quý và bảo vệ môi trường gần gũi xung quanh, các hành vi văn minh. 
Ví dụ: Cho trẻ quan sát cây xoài trong vườn trường:
Đàm thoại với trẻ: 
+ Đây là cây gì?
+ Muốn có nhiều quả ngon chúng ta phải làm gì?
+ Khi ăn quả các con nhớ đến ai?
Thông qua đó giáo dục trẻ biết kính trọng, biết ơn những người lao động, trước khi ăn biết rửa sạch và gọt vỏ để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; gọt vỏ xong để vỏ vào nơi quy định để góp phần bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp.
Ví dụ: Khi tổ chức hoạt động ngoài trời tôi cho trẻ chơi trò chơi “ Gieo hạt” qua đó rèn luyện cho trẻ kỹ năng rửa tay dưới vòi nước chảy.
Khi đọc đến câu “ Lá rụng” trẻ làm động tác đưa tay xuống dưới.
+ Lá rụng nhiều trên sân trường cô và các con sẽ làm gì nhỉ? ( Nhặt lá bỏ vào thùng rác)
+ Vì sao lại nhặt lá bỏ vào thùng rác? ( Để sân trường luôn sạch sẽ)
+ Sau khi nhặt lá thì phải làm gì? ( Rửa tay)
+ Các con cùng làm động tác rửa tay không với cô nào!
+ Bây giờ các con hãy cùng xếp hàng rửa tay bằng xà phòng sạch sẽ trước khi vào lớp nhé! 
Bằng cách học thông qua chơi một cách nhẹ nhàng tôi thấy trẻ rất hứng thú. Trẻ khắc sâu được ý thức bảo vệ môi trường vừa được ôn lại kiến thức vừa thực hành các thao tác rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước chảy.
4.3/ Thông qua hoạt động góc.
Hãy tạo những điều kiện tốt nhất cho trẻ vui chơi vì đối với trẻ chơi trò chơi có một vai trò rất quan trọng trong việc rèn kỷ năng sống cho trẻ. Trẻ lớn lên, học hành và khám phá thông qua trò chơi. Các hành động chơi đòi hỏi trẻ phải suy nghĩ, giải quyết các vấn đề, thực hành các ý tưởng. Chính vì vậy, tôi rất chú trọng đến việc tạo các tình huống khi trẻ đóng vai để trẻ tìm cách giải quyết, cũng như quan sát những điều trẻ thể hiện được những kiến thức mà trẻ đã có.
* Thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề:
	Chúng ta biết rằng trò chơi đóng vai theo chủ đề có ý nghĩa đặc biệt đối với trẻ mẫu giáo, trong khi chơi trẻ học làm người. Chính trong khi chơi trẻ làm quen với xã hội của người lớn, học hỏi cách ứng xử và giao tiếp trong xã hội người lớn. Tham gia trò chơi trẻ được đóng nhiều vai khác nhau, qua chơi tôi hướng dẫn trẻ những câu đối thoại, câu chào hỏi lễ phép. Nhận thức được tầm quan trọng của trò chơi đóng vai theo chủ đề đối với trẻ tôi đã lồng ghép nội dung giáo dục thói quen vệ sinh cho trẻ đặc biệt là thói quen hành vi văn minh trong giao tiếp trong giờ hoạt động góc.
	Ví dụ: Qua trò chơi " Khám bệnh"có thể rèn kỹ năng giao tiếp cho trẻ bằng cách đưa ra những câu hỏi:
- Khi con đóng vai bác sĩ thì thái độ của bác sĩ khi khám bệnh cho bệnh nhân như thế nào? ( niềm nở, ân cần, quan tâm đến người bệnh...)
- Thái độ của bệnh nhân đối với bác sĩ như thế nào? ( Nhận đơn thuốc bằng hai tay và cảm ơn bác sĩ...)
	Ví dụ:
Qua trò chơi " Bán hàng – Nấu ăn" dạy trẻ một số thói quen vệ sinh: rửa tay trước khi sơ chế thực phẩm, rửa thực phẩm dưới vòi nước chảy, bỏ rác vào thùng. Sau khi nấu xoong nồi phải rửa sạch sẽ cất vào đúng nơi quy định. Bên cạnh đó cũng rèn luyện ở trẻ hành vi văn minh trong giao tiếp như:
+ Người bán hàng: niềm nở, ân cần chào mời khách, giới thiệu mặt hàng, trả lại tiền thừa và cảm ơn khách hàng, hẹn khách hàng lần sau lại đến mua...
+ Khách hàng: Biết xếp hàng chờ đến lượt mình, không chen lấn xô đẩy, khi mua phải trả tiền.
	4.4/ Thông qua hoạt động vệ sinh – ăn trưa
Hành vi văn minh trong ăn uống là một nét văn hoá trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa ít được quan tâm chú ý tới và ít người biết được rằng văn hóa trong ăn uống là một trong những tiêu chí đánh giá nhân cách của con người. Chính vì vậy mà việc rèn cho trẻ thói quen hành vi văn minh trong ăn uống ngay mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi là rất cần thiết. Thực tế cho thấy rằng việc rèn cho trẻ thói quen, hành vi trong ăn uống trong khi tổ chức cho trẻ ăn mang lại hiệu quả cao nhất. Thông qua giờ ăn giáo viên có thể dạy trẻ kỹ năng lao động tự phục vụ, rèn tính tự lập như:
* Trước giờ ăn: 
+ Trẻ trong tổ trực nhật trong ngày giúp cô phơi khăn, cùng cô kê bàn ăn, lấy bát, thìa, chia cơm cho các bạn... 
+Trẻ biết xếp hàng tự rửa bằng xà phòng dưới vòi nước chảy, lau măt sạch sẽ , biết mời cô, mời các bạn.
* Trong khi ăn:
+ Biết cách cầm thìa và sử dụng những đồ dùng, vật dụng trong ăn uống một cách đúng đắn, ăn uống gọn gàng, không rơi vãi, nhai nhỏ nhẹ không gây tiếng ồn, ngồi ăn ngay ngắn, ăn hết xuất.
+ Không nói chuyện trong khi ăn.
	* Sau khi ăn:
+ Trẻ biết cất bát, thìa đúng nơi quy định, biết lau miệng và súc miệng nước muối loãng... biết giúp cô thu dọn bàn ăn.
4.5/ Thông qua hoạt động chiều
Hoạt động chiều là hoạt động được tiến hành sau khi trẻ ăn quà chiều. Đây là khoảng thời gian giáo viên giúp trẻ ôn luyện, thực hành các kiến thức, kỹ năng đã được cung cấp trong các hoạt động có chủ đích; hướng dẫn các trò chơi mới, hướng dẫn trẻ các kỹ năng vệ sinh 
Tuy nội dung giáo dục kỹ năng vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ là nội dung được lồng ghép vào các hoạt động trong ngày, thế nhưng, để hướng dẫn trẻ thực hiện những kỹ năng đó thì vẫn việc chuẩn bị chu đáo vẫn rất cần thiết. 
+ Chuẩn bị lời hướng dẫn và động tác mẫu: Khả năng tiếp thu của trẻ mẫu giáo bé còn hạn chế, do đó lời hướng dẫn và động tác mẫu của giáo viên cần đơn giản, rõ ràng, chính xác giúp trẻ dễ tiếp thu và dễ làm theo.
+ Hướng dẫn trẻ thực hiện: Giáo viên vừa làm vừa giải thích, cô có thể tập truớc cho một cháu để cháu đó làm mẫu cho các cháu khác làm theo.
+ Thường xuyên nhắc nhở trẻ thực hiện và động viên khen ngợi kịp thời. 
Muốn hình thành một thói quen vệ sinh ngoài việc làm cho trẻ hiểu được ý nghĩa, có kỹ năng, cần phải tạo điều kiện cho trẻ được thực hành thường xuyên, có như vậy mới dễ nhớ và nhớ lâu. Hành động sẽ trở thành thói quen khi chính bản thân trẻ có nhu cầu. 
4.6/ Thông qua hoạt động lao động.
	Hoạt động lao động của trẻ trong trường mầm non bao gồm nhiều hình thức khác nhau: Lao động trực nhật, lao động tập thể, lao động trong thiên nhiênthông qua việc tổ chức cho trẻ lao động tôi đã lồng ghép nội dung giáo dục thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ.
Lao động trực nhật là hình thức lao động đòi hỏi trẻ hoàn thành các nhiệm vụ nhằm phục vụ tập thể. Khi trẻ làm công việc trực nhật giáo viên có thể rèn cho trẻ tính độc lập, tinh thần trách nhiệm vì trẻ lần lượt tham gia các hình thức trực nhật được phân công hàng ngày, hành động đó giúp trẻ hiểu được công việc của mình là cần thiết và giúp ích cho mọi người xung quanh. Trẻ ở lứa tuổi Mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi lao động trực nhật chỉ đơn giản là giúp cô chia đồ dùng dụng cụ học tập ( vở, bút màu) cho từng bàn, chia cơm cho các bạn trong bàn Ngoài những công việc trên tôi còn khuyến khích trẻ vào chiều thứ 5 hàng tuần cùng cô lau dọn tủ đồ chơi, sắp xếp bày biện đồ dùng học tập, đồ chơi trong lớp. Được cùng cô sắp xếp, bày biện các đồ dùng đồ chơi trong lớp sẽ hình thành ở trẻ thói quen gọn gàng ngăn nắp, trẻ có ý thức không vứt rác bừa bãi, cháu không vứt đồ chơi lung tung góp phần giữ gìn vệ sinh chung.
Ngoài ra toou còn cho trẻ tham gia vào các công việc lao độngg thiên nhiên như tưới cây, lau lá, bắt sâu nhổ cỏ cho cây, nhặt lá trên sân trường. Tham gia vào hoạt động lao động thiên nhiên giúp trẻ phát triển trí tuệ, óc sáng tạo, óc quan sát, giáo dục cho trẻ ý thức yêu quý và bảo vệ thiên nhiên. Trẻ được tham gia thường xuyên trẻ sẽ có kỹ năng sử dụng các công cụ và đồ dùng lao động. 
Sau mỗi buổi lao động tôi thường khen ngợi kịp thời những trẻ làm tốt các nhiệm vụ được giao, động viên khuyến khích trẻ cố gắng hơn trong các buổi tiếp theo. Ngoài ra tôi còn sử dụng hình thức nêu gương bé ngoan cuối ngày và cắm cờ vào cuối tuần để nâng cao tinh thần trách nhiệm của trẻ đối với công việc và muốn hoàn thành tốt công việc.
5/ Biện pháp 5: Tạo cho trẻ thói quen vệ sinh sạch sẽ ở mọi lúc, mọi nơi
 Đặc thù của trẻ mầm non là “Học mà chơi, chơi mà học”. Để tạo cho trẻ một thói quen luôn giữ gìn vệ sinh môi trường lớp cũng như vệ sinh các nhân sạch sẽ ,tôi luôn nhắc nhở động viên trẻ ở mọi lúc mọi nơi như hoạt động ngoài trời hay lồng ghép vào các tiết dạy để trẻ có được thói quen biết giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ ở trường cũng như ở nhà .
Như khi ở nhà trẻ không vứt giấy, lá bừa bãi làm bẩn và ôi nhiễm môi trường sẽ gây ra nhiều bệnh tật.
 Khi ở lớp trong giờ học không khạc nhổ bừa bãi ra lớp, không vứt đồ chơi lung tung, không xô đẩy bàn ghế, như thế đã hình thành cho trẻ một thói quen đã biết giữ vệ sinh chung.
	Ví dụ: Trong giờ tạo hình xé dán đàn vịt khi học xong tôi nhắc trẻ nhặt giấy vụn vaò thùng rác, cuối giờ tôi cho trẻ rửa tay bằng xà phòng. Hay trong giờ hoạt động góc, khi chơi không được ném lung tung, chơi nhẹ nhàng không tranh nhau . Tôi hỏi trẻ để cho các đồ chơi được sạch sẽ bền đẹp thì chúng ta phải cất đồ chơi như thế nào? Nếu trẻ chơi xong mà quên thì tôi nhẹ nhàng nhắc trẻ: Để lớp gọn gàng thì chơi xong con sẽ làm gì? 
	Ví dụ: Khi lồng ghép dạy trẻ kỹ năng sống tôi cho trẻ đựơc trải nghiệm và cho trẻ chơi trò chơi “ Tìm đôi” tôi phát cho mỗi trẻ một đồ dùng bạn có gương thì tìm bạn có lược, bạn có bàn chải tìm thuốc đánh răngHoặc trò chơi tìm những hình ảnh nào sai đúng qua đó giáo dục trẻ biết chăm sóc bảo vệ giữ gìn vệ sinh thân thể. 
	Khi cho trẻ chơi ở ngoài trời đồng thời giáo dục trẻ luôn giữ vệ sinh trường lớp sạch sẽ, không bứt, vứt giấy lá ra sân trường ra lớp. Không nghịch đất cát, không vẽ bừa bãi lên tường, lên cửa lớp. Để cho môi trường lớp và cá nhân trẻ được sạch sẽ cô luôn động viên nhắc trẻ ở mọi lúc mọi nơi thì mới tạo cho trẻ một thói quen vệ sinh môi trường và vệ sinh sạch sẽ.
 Với việc rèn cho trẻ thói quen vệ sinh ở mọi lúc, mọi nơi tôi thấy trong các hoạt động trẻ lớp tôi đã có ý thức giữ gìn vệ sinh trường lớp sạch sẽ như : Nhìn thấy lá rụng tự nhặt bỏ vào thùng rác, nhìn thấy vỏ hộp sửa của các em nhà trẻ vứt chạy ra nhặt bỏ vào thùng rác không cần chờ cô nhắc nhở.
6/ Biện pháp 6: Tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh trong việc chăm sóc và giáo dục vệ sinh cá nhân và hành vi văn minh cho trẻ
Muốn trẻ hình thành được các thói quen vệ sinh và hành vi văn minh thì nhà trường và gia đình phải thống nhất về yêu cầu giáo dục vệ sinh các nhân và hành vi văn minh đối với trẻ. Nhà trường và giáo viên thông báo yêu cầu, nội dung, biện pháp giáo dục vệ sinh cho phụ huynh biết, yêu cầu phụ huynh cần theo dõi giúp đỡ và cho biết tình hình thực hiện ở nhà để cùng phối hợp giáo dục rèn luyện cho trẻ.Tôi thường tuyên truyền phối kết hợp với phụ huynh bằng các hình thức sau: 
* Tuyên truyền qua góc phụ huynh: 
“ Trăm nghe không bằng một thấy” Chính vì vậy góc phụ huynh của lớp tôi được đặc biệt chú ý bởi những hình ảnh, nội dung tuyên truyền phong phú, về giáo dục vệ sinh cá nhân và được thay đổi thường xuyên. Những nội dung tuyên truyền ở đây rất thực tế vì nó phản ánh các hoạt động hàng ngày của trẻ nên rất được phụ huynh chú ý mỗi khi đưa đón trẻ. Bên cạnh đó tôi còn dành riêng một khoảng không gian vừa đủ để trang trí hình ảnh về quy trình rửa mặt, rửa tay, cách giữ vệ sinh để cho phụ huynh nắm bắt và có thể kết hợp giáo dục trẻ ở nhà. 
 * Tuyên truyền qua các buổi gặp mặt, họp phụ huynh của lớp:
	Để việc giáo dục những thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ đạt hiệu quả cao thì việc kết hợp giữa gia đình và nhà trường là vô cùng quan trọng. Nếu trẻ chỉ được dạy ở trường thôi thì chưa đủ. Trong các dịp họp phụ huynh hay gặp mặt giữa giáo viên và phụ huynh, tôi luôn dành nhiều thời gian cho công tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình giáo dục vệ sinh cá nhân, hành vi văn minh cho trẻ, qua các buổi gặp mặt như vây, phụ huynh và giáo viên có dịp trao đổi kinh nghiệm chăm sóc, nuôi dạy trẻ theo khoa học và hỗ trợ cho phụ huynh những kiến thức đúng đắn về cách chăm sóc vệ sinh cá nhân, hành vi văn minh cho trẻ. Nhắc phụ huynh không cho trẻ mang quà đến lớp, nên đánh răng vào buổi tối trước khi đi ngủ, ăn cơm xong xúc miêng nước muối, cắt móng tay, thường xuyên trao đổi với các bậc phụ huynh để cùng thống nhất cách hướng dẫn trẻ rửa tay, lau mặt, rửa mặt. Với những cháu trang phục còn chưa gọng gàng, sạch sẽ hoặc với trẻ cá biệt trong lớp tôi tế nhị trao đổi riêng với cá nhân phụ huynh. Nghiên cứu tài liệu để tìm ra các minh chứng về tầm quan trọng của việc giữ gìn vệ sinh cá nhân đối với sức khoẻ của con người đặc biệt là với trẻ để phụ huynh hiểu hơn. 
	Ví dụ: Tôi đưa một số hình ảnh về bệnh tay, chân, miệng và cho phụ huynh biết bệnh đó nguyên nhân chính là do vệ sinh cá nhân chưa sạch sẽ. Vì vậy nếu giữ vệ sinh sạch sẽ hàng ngày thì có thể tránh được 90% nguy cơ mắc bệnh.
 Ngoài ra, tôi còn vận động phụ huynh tham gia vào các hoạt động tuyên truyền như vẽ tranh, sáng tác thơ, nhạc, câu chuyện về vấn đề giáo dục vệ sinh cho trẻ và được phụ huynh hưởng ứng mạnh mẽ.
Một cách đơn giản nhất mà hàng ngày giáo viên và phụ huynh vẫn thường làm đó là trao đổi thông tin qua giờ đón, trả trẻ. Đây chính là thời điểm mà giáo viên và cả phụ huynh có thể quan tâm sát sao nhất đến tình hình của trẻ trong ngày, có cả sự tiến bộ, hay cả những điểm cần chú ý trong giáo dục cái hay cái đúng cho trẻ. Những thông tin được trao đổi trong giờ này thường được phụ huynh quan tâm đặc biệt. 
IV/ HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Sau quá trình áp dụng các biện pháp trên với điều kiện cụ thể của lớp mình, lớp tôi đạt được kết quả như sau: 
1/ Hiệu quả với trẻ:
STT
Tiêu chí đánh giá
Số trẻ
Đầu năm 
Cuối năm
Đ
%
CĐ
%
Đ
%
CĐ
%
1
Trẻ có kỹ năng rửa tay.
27
9
33
18
67
23
85
4
15
2
Trẻ biết vệ sinh thân thể sạch sẽ.
27
8
30
19
70
22
81
5
19
3
Trẻ biết đi vệ sinh đúng nơi quy định.
27
10
37
17
63
24
89
3
11
4
Trẻ có hành vi văn minh trong ăn uống
27
8
30
19
70
20
74
7
26
5
Trẻ có hành vi văn minh trong giao tiếp
27
10
37
17
63
23
85
4
15
2/ Hiệu quả đối với giáo viên
Từ những cố gắng bằng việc nghiên cứu tài liệu, kinh nghiệm của bản thân, sự giúp đỡ của chị em đồng nghiệp, sự ủng hộ của các bậc phụ huynh đã giúp tôi đạt được một số kết quả trong quá trình áp dụng một số biện pháp giáo dục thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ.
3/ Hiệu quả đối với phụ huynh
- 90% các bậc phụ huynh đã nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ.
- Đa số phụ huynh thông cảm với giáo viên, chia sẻ với những khó khăn của giáo viên, phối hợp chặt chẽ với cô giáo trong việc giáo dục thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ, trao đổi với giáo viên bằng nhiều hình thức. 
C/ KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I/ KẾT LUẬN
	Để giáo dục thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ thì điều cần làm trước hết là cung cấp các kiến thức sơ đẳng nhưng cần thiết đối với trẻ. Song nếu chỉ giáo dục trẻ theo kiểu giáo điều, lý thuyết thì những kiến thức đó sẽ sơ cứng và không phát huy được giá trị thực tiễn. Chúng ta có thể thấy rằng rất nhiều trẻ em có thể nói trôi chảy về các hành vi văn hoá như gặp người lớn phải chào, phải vứt rác vào thùng, cất đồ dùng đúng nơi quy định...nhưng khi vào tình huống thực tế thì cháu bé đó lại chạy biến đi khi có khách đến chơi hoặc bẽn lẽn nép vào lưng mẹ và không chào hỏi gì.
	Giáo dục thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ phải gắn vào việc làm cụ thể, trẻ được quan sát người lớn làm, trẻ được tự thực hiện để trải nghiệm. Trẻ được trải nghiệm nhiều lần sẽ giúp trẻ thấy ý nghĩa thiết thực của việc làm từ đó trẻ sẽ chủ động vận dụng những kỹ năng cần thiết vào từng tình huống cụ thể trong cuộc sống hàng ngày.
	Chúng ta có thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ thông qua nhiều hình thức khác nhau: thông qua hoạt động vui chơi đặc biệt là trò chơi đóng vai theo chủ đề, thông qua sinh hoạt hàng ngày, thông qua các phương tiện truyền thông, kể chuyện đọc thơ cho trẻ nghe...
	Nhân cách, ý trí, tình cảm của trẻ được hình thành thông qua chơi, chơi để lớn lên. Vì thế người lớn cần tạo cơ hội để trẻ chơi, từ đó giúp trẻ tìm ra nhiều cách học khác nhau, những kinh nghiệm trẻ nhận được trong các trò chơi là nền tảng tạo nên sự hăng hái học tập lâu dài ở trẻ bởi trẻ nhận ra rằng học vừa vui vừa có ý nghĩa.
	Để hình thành và phát triển ở trẻ những thói quen và nghi thức văn hóa cần thiết trong ăn uống không chỉ có sự tập luyện mà cần có sự thống nhất những cách thức và phương thức dạy trẻ giữa gia đình và trường lớp mầm non. 
Trẻ còn nhỏ, khả năng tiếp thu của mỗi cháu khác là nhau, điều kiện hoàn cảnh sống từng gia đình mỗi cháu không đồng đều vì vậy qua quá trình thực hiện tôi nhân thấy muốn thực hiện tốt việc này, bản thân mỗi giáo viên cần phải:
- Trau dồi kiến thức giáo dục vệ sinh và hành vi văn minh cần thiết.
- Cô giáo phải là người có phẩm chất đạo đức tốt, mẫu mực, chịu khó, kiên trì tìm tòi học hỏi, luôn có biện pháp sáng tạo mới trong giảng dạy và chăm sóc giáo dục trẻ.
- Cô giáo dành thời gian, chú ý nhiều hơn đến những cháu cá biệt để có biện pháp giáo dục phù hợp, phải động viên khen thưởng sửa lại kịp thời cho trẻ nhằm kích thích những việc làm tốt, và hạn chế những hành vi xấu của trẻ.
II. KIẾN NGHỊ:
	Sau một thời gian nghiên cứu và áp dụng những biện pháp trên tôi đã thu hoạch được một số thành công nhất định và kết quả trên trẻ rất cao. Song để hoạt động giáo dục kỹ năng vệ sinh và hành vi văn minh của trẻ ở trường mầm non được phong phú, đa dạng và tổ chức tốt hơn, tạo điều kiện cho trẻ có kỹ năng vệ sinh và hành vi văn minh tốt, tôi xin có một số ý kiến đề xuất như sau:
 1. Về phía phòng giáo dục:
 Tổ chức các lớp bồi dưỡng nhiều hơn những buổi kiến tập thực tế nhiều hơn về vấn đề giáo dục kỹ năng vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ mẫu giáo để giáo viên chúng tôi được học tập, nâng cao trình độ cũng như khả năng giảng dạy của mình.
2. Về phía nhà trường:
- Ban giám hiệu, tổ chuyên môn thường xuyên dự giờ các buổi học để
đánh giá chuyên môn và đánh giá cả việc giáo viên lồng ghép nội dung giáo
dục vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ
	- Tạo điều kiện để giáo viên học hỏi, bồi dưỡng thông qua các buổi kiến tập trong nhà trường và trường bạn.
	- Có nhiều hình thức khen thưởng động viên kịp thời đối với những giáo viên có những sáng tạo trong quá trình giảng dạy. 
Trên đây là một số biện pháp nhằm giúp trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi hình thành những kỹ năng vệ sinh và hành vi văn minh, rất mong các cấp lãnh đạo và các bạn đồng nghiệp bổ sung ý kiến cho bản SKKN của tôi được hoàn thiện, đầy đủ và sáng tạo hơn, giúp tôi có thêm nhiều kinh nghiệm trong sự nghiệp trồng người. Tôi xin chân thành cảm ơn!
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
 Sách chương trình chăm sóc giáo dục mẫu giáo và hướng dẫn thực hiện 3 - 4 tuổi của Bộ giáo dục và đào tạo.
 Giáo trình vệ sinh trẻ em của tác giả Hoàn Thị Phương.
“Tâm lý học mầm non” của tác giả Nguyễn Thị Ánh Tuyết, Nguyễn Thị Như Mai, Đinh Thị Kim Thoa.
Giáo trình giáo dục học mầm non của tác giả Nguyễn Thị Hoa
Sách những kỹ năng sống dành cho trẻ mầm non của tác giả Quang Lân
MỘT SỐ HÌNH ẢNH
 Ảnh 1 Ảnh 2
 Ảnh 3 Ảnh 4

File đính kèm:

  • docbao_cao_sang_kien_mot_so_bien_phap_giao_duc_ve_sinh_ca_nhan.doc
Sáng Kiến Liên Quan