Báo cáo sáng kiến Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ mẫu giáo

Hoạt động ngoài trời là một trong nội dung hoạt động vui chơi mang lại sự hứng thú, là nhu cầu không thể thiếu dành cho trẻ mẫu giáo. Hoạt động ngoài trời được người lớn tổ chức, hướng dẫn nhằm giúp trẻ thỏa mãn các nhu cầu vui chơi và nhận thức, đồng thời giáo dục và phát triển toàn diện cho trẻ.

Đối với thể chất: HĐNT rất tốt đối với sức khỏe của trẻ. Ngoài sự thay đổi môi trường hoạt động giúp trẻ có được tinh thần sảng khoái thì khi tham gia hoạt động trẻ được tắm nắng, hít thở không khí trong lành, tăng cường sự trao đổi chất.

Về phát triển nhận thức: HĐNT là phương tiện giáo dục và phát triển trí tuệ cho trẻ. Trẻ được thỏa mãn nhu cầu thích tìm tòi khám phá, được mở rộng môi trường quan sát, được tham gia các trải nghiệm góp phần củng cố, làm phong phú vốn hiểu biết của trẻ về thế giới xung quanh.

 Hoạt động ngoài trời giúp giáo dục và phát triển đạo đức trẻ: vì khi chơi với các vật liệu từ thiên nhiên, trẻ sẽ cảm nhận một cách đầy đủ mối quan hệ giữa thiên nhiên với cuộc sống. Từ đó, trẻ biết đối xử nhẹ nhàng, yêu thương, chăm sóc vật nuôi, cây trồng, biết quan tâm và thể hiện tình cảm đối với người lao động. Trẻ biết trân trọng và chia sẻ với những người làm công tác giữ vệ sinh môi trường, có ý thức giữ gìn vệ sinh trường lớp, nhà cửa, nơi công cộng. Cao hơn nữa, trẻ có mong muốn tạo môi trường xanh, sạch đẹp.

 Đối với giáo dục và phát triển thẩm mỹ: thông qua việc tiếp xúc với thiên nhiên, trẻ cảm nhận được vẻ đẹp mà thiên nhiên mang lại, ở sự đa dạng về màu sắc và chủng loại của cây cối, cảm nhận được cái đẹp trong hành vi, cách ứng xử của con người với con vật Điều đó, là cơ sở để trẻ có sự hứng thú trong các tác phẩm tạo hình, giáo dục trẻ yêu cái đẹp và mong muốn tạo ra cái đẹp.

Hoạt động ngoài trời góp phần giáo dục và phát triển lao động: dưới sự hướng dẫn của cô, trẻ được tham gia các hoạt động lao động phù hợp. Qua đó, trẻ hình thành được một số kỹ năng sử dụng đồ dùng, đồ chơi và hình thành các phẩm chất đạo đức của người lao động trong tương lai như tính mục đích, sánh tạo, kiên trì, yêu lao động.

 

doc24 trang | Chia sẻ: duongthao25 | Lượt xem: 1191 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo sáng kiến Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ mẫu giáo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iêu vũ thể thao/ Giao lưu các tiết mục dân vũ./ Hoạt đông hướng nghiệp.
Dựa vào ngân hàng hoạt động có chủ đích, giáo viên lựa chọn nội dung theo phù hợp với yêu cầu của trẻ lớp mình một cách linh hoạt, đan xen các nội dung một cách hợp lý dựa trên nhu cầu và kinh nghiệm của trẻ. Riêng đối với nội dung trò chơi vận động, giáo viên có thể lựa chọn các trò chơi nhằm rèn luyện tố chất vật động hoặc một vận động cơ bản nào đó. Nghiên cứu, lựa chọn những nội dung hoạt động ngoài trời, những trò chơi vận động, trò chơi dân gian mới phù hợp với độ tuổi của trẻ để tạo cho trẻ những giờ hoạt động ngoài trời hiệu quả cao nhất.
3. Biện pháp 3: Lựa chọn hình thức tổ chức cho trẻ hoạt động ngoài trời một cách linh hoạt, hiệu quả.
Trước đây, khi tổ chức cho trẻ tham gia hoạt động ngoài trời, giáo viên thường thực hiện 3 nội dung: Quan sát có chủ đích, trò chơi vận động, chơi tự chọn theo thứ tự nhất định. Hình thức tổ chức chủ yếu là cho trẻ vừa đi vừa đọc bài đồng dao đến đối tượng quan sát, sau đó cho trẻ thực hiện lần lượt các nội dung. Cách tổ chức này thường làm cho trẻ nhàm chán. Để thay đổi lối mòn này, tôi đã định hướng và động viên giáo viên mạnh dạn lựa chọn hình thức tổ chức hoạt động một cách linh hoạt. 
Tùy theo từng nội dung, có thể thay đổi thứ tự các hoạt động sao cho hợp lý nhưng vẫn đảm bảo thời gian và yêu cầu của từng nội dung. Để làm cho hoạt động nhẹ nhàng, bớt khô cứng, giáo viên có thể tổ chức thành các hội thi như: Rung chuông vàng, Thần đồng đất Việt, Làng vui chơi – làng ca hát, hay chương trình Hành khách cuối cùng... Với một số nội dung, tôi gợi ý giáo viên có thể tổ chức hội chợ quê, hoạt cảnh, trò chuyện cùng chuyên gia...
* Ví dụ1: Với đề tài dạy trẻ cách ứng phó với sự biến đổi của thời tiết, tôi đã xây dựng hình thức tổ chức cho tham gia theo một buổi thăm quan dã ngoại 
dành cho trẻ mẫu giáo lớn như sau:
Cô giáo dặn trẻ chuẩn bị những gì cần thiết cho chuyến đi. Trẻ vô cùng hào hứng với dự định như mang thêm xúc xích, đồ ăn, đồ chơi, mũ, ô, quần áo, sách truyện...Khi bắt đầu chuyến đi, cô giáo cho trẻ tự chuẩn bị trang phục, tự đi giày dép, mang theo những đồ dùng đã chuẩn bị và lên đường. Trong quá trình đi, cô hỏi trẻ về thời tiết, về những điều làm sao để bảo vệ cơ thể. (Hình ảnh 4)
Cô tạo tình huống có mưa, cho trẻ tự tìm cách ứng phó với sự thay đổi theo cách của trẻ. Trong khi đó, cô căng bạt là cho trẻ chỗ trú mưa. Thông qua đó, cô dạy trẻ cách ứng phó khi trời mưa bằng cách tốt nhất. Sau đó, cô cho trẻ thực hành thao tác sử dụng áo đi mưa kết hợp lồng ghép giáo dục trẻ kỹ năng tự gấp áo mưa sau khi sử dụng. ( Hình ảnh 5, 6)
Cô tạo tình huống cho trẻ gặp những chú rùa mắc cạn. Hành trình được 
tiếp tục với trò chơi “Giải cứu chú rùa”. Phần thưởng dành cho những người làm việc tốt, giúp những chú rùa về lại môi trường sống là thần Kim Quy tặng rất nhiều quà từ nguyên liệu thiên nhiên, trẻ vui mừng chơi với món quà đó trong phần chơi tự chọn. Qua hình thức này, trẻ tham gia hoạt động vô cùng hứng thú, trẻ thực hiện hoạt động một cách tự nhiên như một trải nghiệm, từ đó trẻ tiếp thu thông tin một cách hiệu quả.
 *Ví dụ 2: Hoạt động thí nghiệm “ Quả trứng thần kỳ” dành cho lớp mẫu giáo bé. Với đề tài này, dựa trên đặc điểm trẻ mẫu giáo bé, tôi đã xây dựng dựa trên hoạt cảnh “Chàng ngốc và chú hề”. Trong hoạt cảnh, chàng Ngốc là người háu ăn, muốn học làm xiếc với tiết mục “ Qủa trứng nổi”, chú hề dạy mãi nhưng Ngốc không làm được liền nhờ các bé trợ giúp. Các bé làm thí nghiệm thành công nên chú hề thưởng các bé nhiều nguyên liệu để tiếp tục làm đồ chơi, còn Ngốc đi biểu diễn. Khi trở về, Ngốc tham gia chơi vận động cùng các bé.
Nhờ lựa chọn hình thức tổ chức hoạt động linh hoạt, có thể thay đổi thứ tự từng phần một cách hợp lý, trẻ ở các lớp rất thích tham gia hoạt động. Trả lời câu hỏi“ Con thích gì khi ra hoạt động ngoài trời?”. Nhiều trẻ ánh mắt ngời lên nói với tôi rằng “ Con thích đi dã ngoại, con muốn được giải cứu chú rùa”. Có giáo viên bày tỏ với tôi sự vui mừng khi được trẻ hỏi “ Cô ơi, bao giờ mình lại được ra sân để chơi với chú hề?”. Điều đó khẳng định trẻ rất ấn tượng, luôn háo hứng mong được tham gia hoạt động ngoài trời.
4. Biện pháp 4: Tận dụng môi trường thiên nhiên để tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ hiệu quả.
Bình thường đối với các hoạt động học thường được tổ chức trong lớp học.Tuy nhiên, có những lúc có thể tận dụng môi trường thiên nhiên, không gian ngoài trời sẽ mang đến cho trẻ sự bất ngờ thú vị. 
Đối với khu vườn cổ tích: cô có thể cho trẻ xuống vườn cổ tích để dạy kể chuyện " Chú dê đen". Tại đây trẻ được tri giác trực tiếp nhìn thấy các nhân vật trong câu chuyện từ đó sẽ tăng thêm hứng thú của trẻ, đồng thời tạo cho trẻ cảm giác thoải mái khi được tiếp xúc với thiên nhiên. ( Hình ảnh 7). Hoặc với hoạt động Tìm hiểu hoa mùa xuân, hoặc khám phá thiên nhiên, khám phá các loại cây xanh ngay tại sân trường và sử dụng các loại cây có sẵn trong sân trường cho trẻ quan sát và nhận biết. Đây là hình thức tổi chức rất thu hút trẻ, trẻ hứng thú và hoạt động sôi nổi.
 Tổ chức các trò chơi vận động ngoài trời cho trẻ: Thường thì đối với các hoạt động phát triển vận động, giáo viên thường tổ chức cho trẻ ở trong lớp hoặc phòng học đa năng. Nhưng với một số vận động như bật chụm tách chân hay bật sâu, tôi đã gợi ý giáo viên có thể tổ chức ngoài sân cỏ. Hoặc khi tổ chức các trò chơi phát triển thể lực, phát triển các giác quan, phát triển nhận thức kết hợp với các trò chơi dân gian... giáo viên cũng có thể tận dụng môi trường ngoài trời để dạy trẻ. Qua những trò chơi này giúp trẻ mở rộng mối quan hệ với thế giới xung quanh, rèn cho trẻ cách giao tiếp lịch sự với mọi người, biết yêu quý và bảo vệ thiên nhiên.
Ví dụ: Thông qua các đồ chơi ngoài trời như: Cầu trượt, đu quay, bập bênh, các vận động chạy nhảy, tung ném bóng ... rèn cho trẻ sự khéo léo của đôi bàn tay, bàn chân đồng thời giáo dục trẻ không leo trèo những nơi nguy hiểm. Kết hợp với trò chơi là các bài hát, các bài ca dao đồng dao lồng ghép tích hợp để giúp trẻ hứng thú hơn và ôn luyện kỹ năng vận động cho trẻ. ( Hình ảnh 8)
Thông qua các trò chơi phát triển giác quan cho trẻ như: Tai ai tinh, đoán cây qua lá, tiếng kêu ở đâu... trẻ được nghe tiếng gió thổi, tiếng chim hót, nhìn lá rụng, ngửi mùi hoa, cây cỏ, cảm nhận được ánh nắng mặt trời... Khi trẻ chơi với cát, nước, sỏi, phấn vẽ, đất, đá để biết được tính chất của chúng, chơi với lá cây, tham gia trồng cây, chăm sóc vườn cây xung quanh khu vực trường nhằm phát triển óc tò mò của trẻ. Trẻ được quan sát sự thay đổi hàng ngày của các loại cây từ đó phân biệt được các loại cây có hoa, cây dây leo, các loại cây ăn quả....
Nhằm phát huy tối đa khả năng của trẻ, tôi đã chỉ đạo giáo viên phải luôn quan tâm, phát huy tính tích cực của trẻ trong khi chơi bằng cách khai thác kinh nghiệm của trẻ, tận dụng môi trường sẵn có và cho trẻ được thực hành nhiều. Tạo được nhiều tình huống cho trẻ phải suy nghĩ giải quyết tình huống đó, sáng tạo nhiều nội dung chơi, chủ đề chơi phong phú. Từ đó trẻ được hoạt động một cách tích cực, tạo hứng thú cho trẻ. Giáo viên cùng cần phải luôn chú ý đến cảm giác của trẻ để buổi chơi được thành công nhất.
5. Biện pháp 5: Chỉ đạo giáo viên tích cực sưu tầm, tận dụng nhiều nguyên liệu khác nhau phục vụ chơi tự chọn và làm quen với thiên nhiên.
Chơi tự chọn là một trong những nội dung để trẻ tham gia khi hoạt động ngoài trời. Với mong muốn trẻ tham gia một cách hào hứng, say mê thì nguyên vật liệu phục vụ cho hoạt động của trẻ đòi hỏi cần phải đa dạng, phong phú. Những nguyên vật liệu có nguồn gốc tự nhiên như lá cây, vỏ cây, hột hạt... sẽ kích thích trẻ hoạt động và thêm gắn bó với thiên nhiên. Tôi đã chỉ đạo giáo viên tích cực sưu tầm những loại lá cây như lá dứa, lá dừa, lá chuối..., các loại hạt có thể hạt gấc, hạt hồng xiêm...Một số loại khác như rơm rạ, que tre, các loại sỏi, đá, cát... Tất cả nguyên liệu đó đều được vệ sinh sạch sẽ, lựa chọn tỉ mỉ đảm bảo an toàn cho trẻ khi sử dụng. ( Hình ảnh 9, 10)
Quả thật, khi đưa vào hoạt động trẻ rất thích thú và thỏa sức sáng tạo. Trẻ có thể cùng cô tẩm màu cho cát tạo thành những lọ cát có màu sắc khác nhau. Từ đó kết hợp với vỏ cây tạo thành tranh về phong cảnh hết sức đẹp mắt. Từ vật liệu là lá dứa, lá mít hay lá chuối, trẻ có thể tạo thành hình các con vật ngộ nghĩnh như con trâu, con mèo...hay tạo thành những đồ vật quen thuộc như chong chóng, đồng hồ ...Từ những cái bèo sen, trẻ có thể tưởng tượng và “chế tạo” ra cả một thế giới các loại phương tiện giáo thông. Ngộ nghĩnh hơn, trẻ thêm các nét vẽ, các chi tiết “biến” những viên sỏi thành hình con cá, con thỏ, con ong, con ếch rất đáng yêu. ( Hình ảnh 11)
Đặc biệt, việc tận dụng các nguyên liệu khác nhau hay nguyên liệu đã qua sử dụng giúp trẻ hoạt động ngoài trời cũng rất có hiệu quả. Muốn trẻ có sự ham thích khám phá thiên nhiên giáo viên cần cho trẻ quan sát khám phá các sự vật hiện tượng xung quanh trẻ. Cô có thể cho trẻ nhặt tất cả các loại lá cây có đặc điểm khác nhau sau đó cho trẻ nhận xét và phân loại những chiếc lá đó theo cấu tạo: lá dài, lá tròn, lá có răng cưa, lá to, lá nhỏ...Tận dụng những chiếc lá rụng có thể tổ chức cho các nhóm xé dán thành một bức tranh theo ý thích của trẻ, hoặc cho trẻ cùng trò chuyện với nhau về những chiếc lá đó: Đây là lá của cây gì? Tại sao nó lại rụng? Hay khi cô trẻ quan sát cây xanh cô dùng các câu hỏi gợi ý cho trẻ trả lời: Đây là cây gì? Cây trồng để làm gì? Chúng ta phải bảo vệ cây bằng cách nào? Tổ chức cho trẻ sử dụng các lá cây làm đồ chơi... 
Tổ chức hoạt động làm thí nghiệm như cho trẻ nhận xét vật chìm, vật nổi: giáo viên có thể cho mỗi trẻ sưu tầm một loại vật liệu phế thải ở nhà hôm sau mang đi học. Đến giờ hoạt động ngoài trời, cô cho trẻ ra sân và chia các nhóm làm thí nghiệm. Cô chuẩn bị cho mỗi nhóm một chậu nước và hướng dẫn các nhóm thả các đồ dùng mà trẻ mang đi vào chậu nước và quan sát. Sau một thời gian quan sát cô giúp trẻ phân loại các vật nổi và vật chìm rồi khái quát lại kiến thức đúng cho trẻ. Với trò chơi này giúp trẻ phát triển nhận thức rất tốt và khắc sâu được kiến thức cho trẻ một cách nhẹ nhang mà hiệu quả. ( Hình ảnh 12) 
6. Biện pháp 6:Tăng cường tổ chức các hoạt động giao lưu, lao động tập thể.
Giao lưu là hình thức tổ chức cho trẻ tham gia hoạt động tập thể giữa trẻ trong cùng một lớp, giữa các lớp trong cùng một khối, và giữa trẻ trong cùng một trường. Tham gia hoạt động giao lưu, trẻ được cùng nhau hoạt động theo những nội dung nhất định. Hoạt động này vừa tăng cường khả năng giao tiếp, vừa giúp cho trẻ có những cơ hội học hỏi kinh nghiệm từ các bạn đồng trang lứa. Khi tham gia giao lưu với các lớp khác, giúp trẻ thể hiện khả năng thích nghi, tinh thần hợp tác, tăng cường kỹ năng hoạt động nhóm. 
 Muốn hoạt động giao lưu được hiệu quả, giáo viên phải từng bước cho trẻ được tiếp cận dần từ nhóm nhỏ, sau đó mở rộng phạm vi trong lớp, rồi mới đến các phạm vi tiếp theo. Đầu tiên, tôi chỉ đạo giáo viên thực hiện từ việc cho trẻ lựa chọn nhóm bạn chơi. Khi trẻ đã quen, hai lớp gần nhau sẽ tổ chức giao lưu với nhau, tạo cơ hội để trẻ làm quen và sẵn sàng hợp tác cùng nhau. Bước tiếp theo, từng khối lớp sẽ xây dựng kế hoạch giáo lưu theo khối. Các khối duy trì lịch giao lưu hàng tuần, giúp trẻ mở rộng phạm vi hoạt động.
Để tổ chức hoạt động giao lưu hiệu quả, bước chuẩn bị rất cần thiết. Giáo viên cần xác định rõ đối tượng mà mình định tổ chức, từ đó lựa chọn nôi dung cho phù hợp. Hình thức tổ chức cũng vô cùng quan trọng, điều đó quyết định nhiều đến kết quả hoạt động. Nhờ có sự vào cuộc và hưởng ứng nhiệt tình từ phía giáo viên, chúng tôi đã tổ chức được rất nhiều các hoạt động giao lưu cho trẻ với nhiều hình thức phong phú. Kết quả, các khối lớp đã xây dựng và duy trì đều đặn lịch hoạt động giao lưu giữa các lớp 1 lần/tuần, giao lưu khối 1 lần/tháng. Trong các hoạt đông giao lưu, hoạt động ấn tượng nhất là giao lưu vẽ tranh của các lớp mẫu giáo, giao lưu các trò chơi vận động của khối mẫu giáo lớn, giao lưu văn nghệ của khối mẫu giáo nhỡ. ( Hình ảnh 13, 14 )
Các hoạt động giao lưu không chỉ tổ chức tại trường, tôi còn mạnh dạn đề xuất ý kiến với Ban giám hiệu, hội CMHS tổ chức cho trẻ được tham quan những di tích lịch sử, những nơi vui chơi, hoạt động hướng nghiệp dành cho trẻ mầm non. Thông qua các hoạt động giao lưu, trẻ mạnh dạn tự tin trong giao tiếp. Các kỹ năng hoạt động ngày càng được củng cố góp phần nâng cao chất lượng trên trẻ. Hoạt động tổ chức cho trẻ giao lưu vừa phát huy sáng tạo của đội ngũ giáo viên, giúp trẻ tham gia hoạt động ngoài trời hiệu quả, vừa thực hiện công tác tuyên truyền với cộng đồng về chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong nhà trường. Tạo niềm tin đối với phụ huynh học sinh.
IV. KẾT QUẢ.
1. Đối với nhà trường
- Tạo được khung cảnh vui chơi cho trẻ đảm bảo xanh - sạch – đẹp, có nhiều nguồn thông tin giúp trẻ thỏa mãn nhu cầu khám phá.
- Cán bộ giáo viên, nhân viên trong toàn trường nhiệt tình ủng hộ. Tích cực tìm tòi nghiên cứu tài liệu, xây dựng nhà trường ngày càng phát triển.
2. Đối với giáo viên.
Có nhận thức đúng đắn trong việc tổ chức HĐNT cho trẻ: Thực hiện tốt nội dung chương trình và kế hoạch đề ra một cách linh hoạt, sáng tạo. Giáo viên yên tâm thoải mái tổ chức hoạt động trong môi trường thiên nhiên, tổ chức hoạt động vui chơi không còn e ngại do phải chuẩn bị sân chơi, giảm bớt thời gian lao động, phát huy được tính tích cực của trẻ, tích cực hưởng ứng phương pháp hoạt động, vận dụng điều kiện sẵn có trong môi trường thiên nhiên.
3. Đối với trẻ.
Trẻ mạnh dạn tự tin, yêu thích giờ học, thích hoạt động ngoài trời, trẻ có nhiều điều kiện trải nghiệm, khám phá, giao tiếp với nhau, tạo sự gần gũi thân thiện giữa cô và trẻ, giữa trẻ với trẻ. Trẻ hứng thú, phát triển ngôn ngữ làm giàu vốn từ cho trẻ. Đồng thời mở rộng hiểu biết hơn cho trẻ về môi trường thiên nhiên từ đó giáo dục trẻ yêu thích thiên nhiên và thích đến trường.
* Bài học kinh nghiệm .
- Người cán bộ quản lý phải luôn gương mẫu trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao, sáng tạo chủ động trong mọi công việc. 
	- Khi xây dựng vườn trường cần chú ý quy hoạch các khu vực cho hợp lý, thuận lợi cho trẻ khi di chuyển, đảm bảo an toàn và phục vụ được cho chuyên môn tốt nhất. Đáp ứng được nhu cầu của trẻ.
 - Khi áp dụng các biện pháp chỉ đạo phải linh hoạt, mềm dẻo. Tôn trọng ý 
kiến cá nhân, có những biện pháp động viên kịp thời, tạo điều kiện giúp đỡ cho giáo viên để giáo viên phát huy hết khả năng sáng tạo
C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
I. Kết luận
	Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh hoạt động ngoài trời mang lại nhiều lợi ích cho trẻ đó là:
- Giúp trẻ giải tỏa căng thẳng: Sau các hoạt động giáo dục có chủ đích, trẻ cần được tham gia vào các hoạt động ngoài trời. Có khi chỉ cần cho trẻ đi dạo xung quanh sân trường cũng đủ giúp trẻ vận động thân thể và hít thở không khí trong lành, giúp đầu óc trẻ thoải mái, sảng khoái hơn.
- Hoạt động ngoài trời giúp trẻ khỏe mạnh, hoạt bát hơn: Tổ chức các hoạt động ngoài trời đều đặn giúp trẻ phát triển thể chất và tăng cường sức đề kháng, giúp trẻ linh hoạt hơn. Ngoài ra khi luyện tập và tham gia các trò chơi vận động ngoài trời thường xuyên với thời gian thích hợp, sẽ giúp cho cơ thể trẻ tự tổng hợp vitamin D góp phần giúp cho hệ xương phát triển. Trẻ sẽ phát triển tối đa về chiều cao, về trọng lượng, về sự rắn chắc của cơ thể.
- Trẻ dễ hòa nhập, dễ thích nghi: Các hoạt động tham quan dã ngoại tạo cơ hội cho trẻ được tiếp xúc với những người bạn mới, khám phá những điều mới lạ, trẻ sẽ linh hoạt, ngôn ngữ và các kỹ năng được tăng cường. Do đó trẻ sẽ dễ hòa nhập hơn, được tiếp xúc nhiều với thế giới xung quanh.Từ đó rèn luyện ý thức tự lập, ý thức tập thể để phát triển toàn diện.
- Trẻ được tự mình học hỏi khám phá: Đối với trẻ vạn vật đang diễn ra xung quanh đều mới mẻ, sống động và kích thích trí tò mò của trẻ. Khi trẻ đùa nghịch, chơi đùa ngoài thiên nhiên thực chất là trẻ đang khám phá, học hỏi và có điều kiện phát triển nhất những cảm xúc tích cực của mình.
	 Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh: không gì khiến trẻ thấy thoải mái, tự tin và vui vẻ hơn khi trẻ được chạm tay vào mọi thứ xung quanh và tự khám phá sự việc bằng các giác quan, cảm xúc của mình. Khi được vui chơi, sinh hoạt ngoài trời trẻ sẽ trở nên vui tươi linh hoạt hơn, ngôn ngữ phát triển phong phú, đồng thời mối quan hệ giữa trẻ với bạn bè, giữa trẻ với giáo viên và trẻ với cảnh vật xung quanh trở nên gần gũi, thân thiết hơn. Chơi ngoài trời là cơ hội để trẻ khám phá, thử nghiệm, sáng tạo.
Sau khi thực hiện các biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ mẫu giáo, tôi nhận thấy rằng: Hoạt động ngoài trời có ảnh hưởng quyết định đến sự hình thành và phát triển nhân cách trẻ. Do đó việc chỉ đao giáo viên thực hiện có hiệu quả hoạt động ngoài trời sẽ giúp trẻ phát triển một cách toàn diện. Thông qua việc áp dụng các biện pháp mới tôi thấy hiệu quả nâng lên rõ dệt: trẻ thông minh nhanh nhẹn hơn, tích cực và chủ động trong mọi hoạt động tìm tòi và khám phá thế giới xung quanh, có thói quen tự phục vụ lao động ở trẻ tốt hơn, hình thành những phẩm chất tốt như khả năng phối hợp hoạt động với các bạn, khả năng tự kiềm chế nhường nhịn bạn., biết chơi cùng bạn và giúp đỡ bạn. Như vậy tôi thấy các biện pháp trên rất phù hợp, đã giúp cho chất lượng chăm sóc giáo dục của nhà trường đạt được hiệu quả cao.
II. Khuyến nghị: 
Để chất lượng tổ chức các hoạt động ngoài trời của trẻ được nâng cao hơn nữa, tôi xin phép kiến nghị các cấp lãnh đạo tạo điều kiện mua sắm thêm về trang thiết bị, cơ sở vật chất cho nhà trường.
	Tạo điều kiện cho ban giám hiệu các nhà trường tham quan học hỏi những trường chất lượng cao để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ./.
BẢNG 1: KHẢO SÁT TRÌNH ĐỘ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN
(Trước khi áp dụng)
TT
KHỐI /LỚP
SỐ LỚP
SỐ TRẺ
TỔNG SỐ
TRÌNH ĐỘ C/M
NĂM CÔNG TÁC
 Trên chuẩn
Đạt chuẩn
Dưới 5 năm
Từ 5 năm trở lên
1
Mẫu giáo lớn
5
257
17
11
6
3
14
2
Mẫu giáo nhỡ
7
299
21
15
6
2
19
3
Mẫu giáo bé
2
213
16
11
5
4
12
Tổng cộng
769
54
37
17
9
45
Tỷ lệ %
68.5%
31.5%
16.7%
83.3%
BẢNG 2: TỔNG HỢP KHẢO SÁT ĐÁNH GIÁ TRẺ
(Trước khi áp dụng)
TT
Khối lớp
Số trẻ
Kết quả khảo sát
Ghi chú
Trẻ Đạt
Trẻ
Chưa đạt
Số lượng
Tỷ lệ %
Số lượng
Tỷ lệ %
1
Mẫu giáo lớn
257
142
55%
115
45%
2
Mẫu giáo nhỡ
299
172
57%
127
43%
3
Mẫu giáo bé
213
116
54%
97
46%
Tổng cộng
769
430
56%
339
44%
TỔNG HỢP KHẢO SÁT ĐÁNH GIÁ TRẺ SAU KHI ÁP DỤNG 
TT
Khối lớp
Số trẻ
Kết quả khảo sát
Ghi chú
Trẻ Đạt
Trẻ
Chưa đạt
Số lượng
Tỷ lệ %
Số lượng
Tỷ lệ %
1
Mẫu giáo lớn
257
239
93%
18
6%
2
Mẫu giáo nhỡ
299
283
95%
16
5%
3
Mẫu giáo bé
213
201
95%
12
5%
Tổng cộng
769
723
94%
339
16%
Để khẳng định sự ảnh hưởng của đề tài đối với nhận thức của đội ngũ giáo viên, sau khi thực hiện các biện pháp, tôi tiến hành phát phiếu thăm dò ý kiến, kết quả thu được như sau:
TT
Nội dung
Kết quả
Tốt
Khá
Đạt
Chưa Đạt
1
Xác định nội dung tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ theo yêu cầu độ tuổi.
42
9
3
0
77%
17%
6%
2
Nắm vững phương pháp, các bước tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ
32
13
9
0
59%
24%
17%
3
Lựa chọn hình thức tổ chức hoạt động ngoài trời phù hợp, thu hút trẻ.
35
12
7
0
65%
22%
13%
4
Thực hiện tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ linh hoạt, hiệu quả.
36
18
0
0
67%
33%
Biểu đồ so sánh kết quả đánh giá trẻ trước và sau khi áp dụng biện pháp.
MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA
\
Hình ảnh 2: Khu vườn cổ tích
 Hình ảnh 3: Bé thực hành chăm sóc cây
Hình ảnh 4: Hoạt động ngoài trời của trẻ lớp A3
Hình ảnh 5: Bé thực hành sử dụng áo mưa
Hình ảnh 6: Bé chơi với vật liệu thiên nhên
Hình ảnh 7: Sản phẩm của bé
UBND HUYỆN GIA LÂM
TRƯỜNG MẦM NON ĐA TỐN
---------***---------
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM, GIẢI PHÁP
Đề tài:
Xây dựng tập thể đoàn kết tiến tới trường học hạnh phúc nhằm nâng cao hiệu quả công tác chăm sóc giáo dục.
Lĩnh vực/Môn : Quản lý
Cấp học : Mầm non
Tác giả : Nguyễn Thị Xuân Thanh
Chức vụ : Hiệu trưởng
Đơn vị công tác: Trường MN Đa Tốn
Năm học: 2019 - 2020

File đính kèm:

  • docbao_cao_sang_kien_mot_so_bien_phap_chi_dao_giao_vien_nang_ca.doc
Sáng Kiến Liên Quan