Báo cáo Một số biện pháp phát triển tình cảm kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo Lớp 3 tuổi C4 tại trường Mầm non Xuân Lai

Giáo dục tình cảm ở trẻ mầm non là giáo dục năng lực nhận biết và bày tỏ những cảm xúc, tình cảm của mình, hiểu và đáp lại cảm xúc tình cảm của người khác, hình thành và rèn luyện sự tự tin, tự lực thúc đẩy cảm xúc về khả năng độc lập và và những tình cảm tích cực của trẻ.

 Giáo dục kỹ năng xã hội là giáo dục cách sống tích cực, luyện tập cho trẻ có

hành vi lành mạnh và thay đổi những hành vi, thói quen tiêu cực, giúp trẻ có

khả năng biết tự kiểm soát, biết cách ứng xử phù hợp với những người sung quanh. Tiến sĩ Nguyễn Thu Cúc, chuyên gia tư vấn của ABS Training cho biết: “Kỹ năng sống không phải là những gì quá cao siêu, phức tạp mà giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em bao gồm những nội dung hết sức đơn giản, gần gũi với trẻ, là những kiến thức tối thiểu giúp các em tự lập". Do đó cần giáo dục kỹ năng cốt lõi cho trẻ như: Sự tự tin, kỹ năng hợp tác, kỹ năng giáo tiếp, Kỹ năng tự phục vụ, kỹ năng sử lý tình huống nhắm phát triển toàn diện cho trẻ. Theo Ths. Lương Thị Bình - trung tâm nghiên cứu GDMN - Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam. Nhóm kỹ năng xã hội trong chương trình giáo dục mầm non gồm các kỹ năng sau:

+ Kỹ năng ứng sử phù hợp với những người gần gũi xung quanh.

+ Kỹ năng hợp tác.

+ Kỹ năng tuân thủ các quy tắc xã hội

+ Kỹ năng giao tiếp lịch sự lễ phép

+ Kỹ năng tự phục vụ.

+ Kỹ năng kiểm soát cảm xúc.

+ Kỹ năng nhận thức về bản thân.

 

doc27 trang | Chia sẻ: Mạc Dung | Ngày: 13/01/2025 | Lượt xem: 72 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo Một số biện pháp phát triển tình cảm kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo Lớp 3 tuổi C4 tại trường Mầm non Xuân Lai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 1
 ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN GIA BÌNH
 TRƯỜNG MẦM NON XUÂN LAI
 BÁO CÁO
MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM KỸ NĂNG 
 XÃ HỘI CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚP 3 TUỔI C4 TẠI 
 TRƯỜNG MẦM NON XUÂN LAI
 Họ và tên : Nguyễn Thị Luyến
 Môn giảng dậy : Giáo viên dạy lớp 3 tuổi C4
 Trình độ chuyên môn : Cử nhân
 Chức vụ : Giáo viên
 Đơn vị công tác : Trường mầm non Xuân Lai 
 Bắc Ninh , ngày 10 tháng 03 năm 2021 3
 PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
 * Lý do chọn đề tài:
 Phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ là tiền đề quan trọng cho sự 
phát triển toàn diện của trẻ, giúp trẻ có kinh nghiệm trong cuộc sống, biết điều 
nên làm và không nên làm, giúp trẻ tự tin, chủ động và biết cách sử lý các tình 
huống trong cuộc sống, khơi gợi khả năng tự phục vụ, tính tư duy sáng tạo của 
trẻ. 
 "Phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ” chính là một sự chuẩn bị 
quan trọng nhất, là một nền tảng giúp hình thành nên cách sống tích cực của trẻ. 
Với những nội dung gần gũi với trẻ như: Giữ vệ sinh cá nhân và bảo vệ thân thể; 
nhận biết được những điều an toàn hay nguy hiểm với bản thân; ứng phó với 
những tình huống bất ngờ; ứng xử văn minh, lịch sự Nhưng thực tế chương 
trình giáo dục mầm non chưa có những hoạt động giáo dục tình cảm và kỹ năng 
xã hội riêng biệt cho trẻ mà chỉ lồng ghép giáo dục tích hợp qua các hoạt động 
trong ngày, song đa số giáo viên chưa biết cách tận dụng các cơ hội trong ngày 
dể lồng ghép giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ, chưa biết chọn nội 
dung giáo dục phù hợp với độ tuổi của trẻ, bên cạnh đó trong xã hội hiện nay 
các gia đình thường chú trọng đến việc học kiến thức của trẻ mà không chú ý 
đến việc phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ, luôn bao bọc, nuông 
chiều, làm hộ trẻ khiến trẻ ỷ lại, nhút nhát, thiếu tự tin không có khả năng chờ 
đến lượt, không biết chú ý lắng nghe và làm việc theo nhóm, các kỹ năng trong 
cuộc sống rất hạn chế. 
 Tình trạng trẻ em vô tư, thờ ơ, lạnh cảm, chưa có cách xử lý phù hợp với 
những tình huống diễn ra hằng ngày như: thưa, gửi, cảm ơn, xin lỗi, thăm hỏi, 
giúp đỡ,hay những hành vi gây hại với môi trường: vứt rác bừa bãi, hái hoa, 
bẻ cành, không thích chăm sóc cây cối, con vật xung quanh
 Là giáo viên mầm non nhiều năm liền phụ trách lớp mẫu giáo bé, nhận 
thức được tầm quan trọng của việc giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội đối với 
sự phát triển toàn diện của trẻ, tôi đã luôn trăn trở suy nghĩ về các biện pháp 
giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ trong các hoạt động như thế nào để 5
+ Kỹ năng kiểm soát cảm xúc.
+ Kỹ năng nhận thức về bản thân.
a. Ưu điểm:
 - Về phía nhà trường :Thường xuyên được đón nhận sự quan tâm của các 
cấp lãnh đạo, các ban ngành đoàn thể, chính quyền địa phương và được sự chỉ 
đạo sát sao của phòng giáo dục nên cơ sở vật chất tương đối đầy đủ để phục vụ 
cho việc dạy và học. Cảnh quan nhà trường thoáng mát, tạo cảm giác thoải mái 
,vui vẻ khi trẻ đến trường.
 - Về phía phụ huynh : Nhiệt tình quan tâm đến trẻ
 - Về phía giáo viên : Luôn nhận được sự quan tâm tạo điều kiện và giúp 
đỡ của nhà trường. 
 * Đặc điểm tình hình:
 - Tổng số học sinh của lớp là 25 cháu đều là một độ tuổi
 - Số giáo viên : 2 cô
 - Trình độ trên chuẩn: 2 cô tỷ lệ 100%
b. Hạn chế và nguyên nhân:
 Khi tìm hiểu thực trạng của trường, giáo viên và gia đình đã giáo dục tình 
cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ, tôi nhận thấy yếu điểm xuất phát từ các bậc cha 
mẹ thiếu kinh nghiệm trong việc chăm sóc con cái, ít gần gũi với con cái hoặc 
nuông chiều trẻ quá mức gây tác động đến tinh cảm và kỹ năng của trẻ. 
Một số phụ huynh chưa hiểu tầm quan trọng của việc giáo dục các con nên 
thường khoán trắng cho giáo viên. Các kĩ năng xã hội của trẻ còn hạn chế qua 
việc ứng sử giao tiếp, chưa biết cách cảm thông chia sẻ hợp tác với các bạn với 
người lớn hoặc kĩ năng tự phục vụ hay tự bảo vệ bản thân.
Hơn nữa : - Trẻ không tập trung chú ý trong giờ học.
 - Trẻ nhút nhát ít trao đổi,giao tiếp với bạn bè và cô giáo
 - Trẻ không thực sự hứng thú trong giờ học
Nguyên nhân: - Chưa có đồ dùng dạy học cần thiết và hợp lý cho các bộ môn
 - Giáo viên còn nhiều hạn chế 7
 2. Biện pháp phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo 
lớp 3 tuổi C4 tại trường mầm non Xuân Lai:
 Bản thân tôi là người hướng dẫn, đưa trẻ tham gia vào các hoạt động từ 
đó tôi đã rút ra một số kinh nghiệm đưa ra một số biện pháp phát triển giáo dục 
tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo lớp 3 tuổi C4 tại trường mầm non 
Xuân Lai.
 * Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch dậy trẻ phát triển tình cảm và kỹ 
năng xã hội.
 - Nhận thức được tầm quan trọng của việc tìm hiểu nội dung giáo dục, 
tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ. Tôi đã tự tìm hiểu, nghiêm cứu các tài liệu 
để hiểu hơn về đặc điểm phát triển của trẻ mẫu giáo 3 tuổi.
 - Đặc biệt tôi luôn bám sát vào chương trình giáo dục mầm non do bộ 
giáo dục và đào tạo ban hành, ở đó tôi căn cứ vào mục tiêu giáo dục phát triển 
tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo 3 tuổi để lựa chọn nội dung giáo 
dục phù hợp với trẻ lớp mình, đồng thời cũng tự tìm hiểu những hình thức và 
phương pháp tổ chức các hoạt động phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho 
trẻ, để định hướng cho việc xây dựng các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả 
giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ ở lớp tôi.
 * Biện pháp 2: Sưu tầm tài liệu ứng dụng trong công tác giảng dạy 
vào tiết học.
 - Để thực hiện nghiên cứu đề tài này tôi đã tiến hành nghiên cứu và học 
hỏi thông qua rất nhiều nguồn tài liệu và tư liệu khác nhau như: 
 + Học hỏi qua chị em đồng nghiệp: Các buổi kiến tập giao lưu chuyên đề 
chuyên môn, giờ họp chuyên môn chị em hướng dẫn và chia sẻ các kinh nghiệm.
 + Được PGD và nhà trường tổ chức các buổi học về chuyên môn bản thân 
tôi đã học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm.
 + Qua các loại sách báo: Giáo trình giáo dục mầm non; tài liệu bồi dưỡng 
chuyên đề các năm học. 
 + Qua các trang mạng Internet. 9
đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định không còn là “hành động” mà trở thành “ý 
thức” trẻ tự thực hiện không cần phải đợi nhắc nhở hay kiểm tra.
 Hình ảnh trẻ tự cất đồ dùng cá nhân
Thông qua giờ đón và trả trẻ, tôi trò chuyện với trẻ, cho trẻ xem tranh ảnh các 
tình huồng giáo dục kỹ năng xã hội, qua đó tạo cho trẻ một số tình huống giáo 
dục và khắc sâu tình cảm và các kĩ năng xã hội cho trẻ.
Ví dụ: Khi cho trẻ quan sát tranh "một cậu bé đá bóng trong nhà làm vỡ lọ hoa": 
Tôi hỏi trẻ: Đó là hành động đúng hay sai? Với tình huống trên theo con nên làm 
gì để nhận lỗi? Tôi tham khảo và lắng nghe ý kiến của trẻ sau đó đưa ra ý kiến 11
 *Trong giờ hoạt động học
 Phát triển tình cảm cho trẻ qua hoạt động khám phá: 
Ví dụ: qua hoạt động phám phá theo chủ đề "Bản thân" tôi giáo dục trẻ ý thức về 
bản thân như cho trẻ tự giới thiệu về mình với các bạn: Tên, tuổi, giới tình, 
những điều bé thích, không thích. Nhận biết và thể hiện cảm xúc, tình cảm với 
bạn bè qua hoạt động khám phá "Guơng mặt vui, gương mặt buồn": giúp trẻ 
nhận biết một số trạng thái, cảm xúc vui buồn, sợ hãi, tức giận..
Ví dụ: qua hoạt động khám phá theo chủ đề gia đình: Khi cho trẻ quan sát một 
số vật dụng nguy hiểm như: ổ điện, bếp đang đun, phích nước nóng... qua đó 
giáo dục trẻ biết tránh một số hành động có thể gây nguy hiểm cho bản thân và 
người khác.
 Bồi dưỡng cho trẻ kinh nghiệm sống, nhân cách tốt đẹp qua những câu 
truyện bài thơ, tục ngữ, ca dao, đồng dao...
Ví dụ: trong bài thơ “Thỏ bông bị ốm” với nội dung “Bạn Thỏ bị đau bụng với 
lý do ăn thức ăn còn sống, uống nước ngoài ao” nhằm lồng ghép giáo dục kỹ 
năng an toàn, tự bảo vệ (không ăn thức ăn chưa được nấu chín, không ra gần bờ 
ao, giếng nước dễ xảy ra tai nạn). Được nghe kể chuyện là điều trẻ rất thích, do 
đó tôi lựa chọn câu chuyện phù hợp để lồng ghép giáo dục kỹ năng xã hội cho 
trẻ. Chẳng hạn chủ đề Bản thân, với câu chuyện “Mỗi người một việc” có nội 
dung giáo dục “tất cả các bộ phận trên cơ thể bé đều rất quan trọng” khi đó cô 
chuyển tải những thông điệp quý báu “kỹ năng tự nhận thức bản thân” hãy biết 
giữ gìn và bảo các bộ phận trên cơ thể mình. .
Ví dụ: Khi kế cho trẻ nghe các câu chuyện mang tính giáo dục tình cảm như 
Tích Chu, ba cô gái.. qua câu truyện tôi đặt ra những câu hỏi tình huống như: Ví 
dụ người thân trong gia đình mình bị ốm con sẽ chăm sóc họ như thế nào? Con 
sẽ làm gì để họ đỡ buồn và nhanh khoẻ?
 Với chủ đề “Gia đình” thông qua câu chuyện “Chú vịt xám” tôi giáo dục 
kỹ năng xã hội cho trẻ “Khi được bố mẹ cho đi công viên, siêu thị hoặc đến 
những nơi công cộng thì phải đi với bố mẹ, không được chạy lung tung để khỏi 
bị lạc” qua đó tôi đặt ra những câu hỏi tình huống dạy trẻ, nếu chẳng may con bị 13
thành được kỹ năng ứng xử văn minh cho trẻ không những ở trường mà trẻ sẽ 
thực hiện việc giữ vệ sinh nhà, ở nơi công cộng).
 Giờ hoạt động ngoài trời của trẻ 
 Hình ảnh trẻ đang hoạt động ngoài trời
 Hay trong hoạt động ngoài trời, khi trẻ chơi tự do, vừa quan sát trẻ chơi 
tôi vừa hướng dẫn trẻ cách chơi an toàn: Khi leo lên cầu tuột thì xếp hàng theo 
thứ tự, biết chờ đến lượt, không chen lấn, xô đẩy, đùa nghịch, hò hét, tuyệt đối 
không tranh giành đồ chơi, chơi đu quay không quay quá nhanh....

File đính kèm:

  • docbao_cao_mot_so_bien_phap_phat_trien_tinh_cam_ky_nang_xa_hoi.doc
  • pptxBai_thuyet_trinh_bao_cao_thi_tinh_-_Nguyen_Thi_Luyen_1_72aa46843a.pptx
Sáng Kiến Liên Quan