Báo cáo giải pháp Một số giải pháp nâng cao chất lượng học tập phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 3

Thực tế hiện nay ở trường Tiểu học cho thấy kỹ năng đọc của học sinh lớp ba còn hạn chế, ngay cả giáo viên chưa tìm ra phương pháp để nâng cao kết quả giờ
đọc .

Việc dạy của giáo viên vẫn bám vào phương pháp dạy rập khuôn học sinh theo phương pháp mới cũng là đọc cá nhân , đọc theo nhóm , . nhưng giáo viên hầu hết không kiểm soát được tốc độ đọc, cách đọc của học sinh, không sửa sai . Đây là nguyên nhân làm cho học sinh hoạt động không tích cực, sinh ra nhàm chán khi học tập đọc .

ppt25 trang | Chia sẻ: trantien2 | Lượt xem: 1695 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo giải pháp Một số giải pháp nâng cao chất lượng học tập phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRÂN TRỌNG KÍNH CHÀO BAN GIÁM KHẢO 
ĐẾN VỚI PHẦN TRÌNH BÀY GIẢI PHÁP 
GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG 
CÔNG TÁC GIẢNG DẠY CỦA CÁ NHÂN 
Giáo viên thực hiện: Thạch Sang 
Giảng dạy: Lớp 3 
Đơn vị: Trường Tiểu học Phú Tâm A- Huyện Châu Thành 
1. PHẦN TRÌNH BÀY : 
Một số giải pháp nâng cao chất lượng học tập phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 3. 
 2. Thời gian thực hiện giải pháp: 
 từ tháng 9/2021 đến nay 
 3 . Thực trạng, lý do chon biện pháp 
3.1 Thực trạng 
	 Thực tế hiện nay ở trường Tiểu học cho thấy kỹ năng đọc của học sinh lớp ba còn hạn chế, ngay cả giáo viên chưa tìm ra phương pháp để nâng cao kết quả giờđọc . 
	 Việc dạy của giáo viên vẫn bám vào phương pháp dạy rập khuôn học sinh theo phương pháp mới cũng là đọc cá nhân , đọc theo nhóm , ... nhưng giáo viên hầu hết không kiểm soát được tốc độ đọc, cách đọc của học sinh, không sửa sai . Đây là nguyên nhân làm cho học sinh hoạt động không tích cực, sinh ra nhàm chán khi học tập đọc . 
3. 2 . Lý do chọn giải pháp 
 Tiếng Việt có vai trò rất quan trọng ở chương trình bậc tiểu học nói chung và trong giao tiếp nói riêng. Bởi vì môn Tiếng Việt góp phần hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh và phát triển kĩ năng sử dụng tiếng Việt. 
	 Phân môn Tập đọc đảm nhận việc hình thành và phát triển cho học sinh các kĩ năng, nghe, nói, đọc, viết đó là những kĩ năng quan trọng hàng đầu của học sinh ở bậc Tiểu học. 
	Học sinh Tiểu học các em rất hiếu động, thích đùa giỡn, chưa có ý thức cao trong học tập. Khi nhận lớp tôi tiến hành khảo sát thấy chất lượng đọc của học sinh lớp tôi không cao. Một số học sinh đọc chưa to, một số chưa hiểu văn bản đã được đọcđọc chậm, ngắt nghỉ không đúng chỗ. 
	Để đạt được mục tiêu, khắc phục những hạn chế này đòi hỏi tôi phải đánh giá một cách chính xác kỹ năng đọc của học sinh trong lớp tôi. Vì vậy n ên tôi chọn : Một số giải pháp nâng cao chất lượng học tập phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 3. 
 Qua giảng dạy lớp 3 nhiều năm, tôi thấy rằng chất lượng đọc được nâng dần theo một số giải pháp sau: 
	 4. Giải pháp thực hiện 
	 Giải pháp 1: Giáo viên khảo sát kỹ năng đọc ngay từ đầu năm để có biện pháp hỗ trợ học sinh kịp thời 
	 Trước tiên tôi nghiên cứu biên bản bàn giao chất lượng của giáo viên dạy lớp 2 và sau đó khảo sát kỹ năng đọc ngay từ đầu năm học của học sinh để nắm chắc từng đối tượng học sinh của lớp. Qua khảo sát, tôi thấy chất lượng đọc của các em còn tương đối thấp do các nguyên nhân sau: 
- Học sinh đọc chậm là do các em không có luyện đọc ở nhà : 4 em . 
- Học sinh đọc nhưng chưa hiểu văn bản : 5 em . 
- Học sinh học sinh đọc ngắt nghỉ chưa đúng : 3 em . 
	 2.1. Tổ chức cho học sinh rèn viết theo nhóm, cho học sinh nổi trội kèm học sinh chưa nắm chắc kiến thức có kiểm tra sửa sai kịp thời và cho bạn đọc lại chữ đó cho đúng . 
	 Giải pháp 2: Quan tâm rèn kỹ năng đọc đúng cho học sinh bằng nhiều cách 
 2.2 Lúc truy bài 15 phút đầu giờ mỗi ngày, tôi hướng dẫn các em từng cặp bạn ngồi cạnh nhau kiểm tra chéo nhau về đọc nhằm giúp các em cẩn thận thực hiện tất cả các yêu cầu tốt hơn và có báo cáo với giáo viên cụ thể để uốn nắn bằng cách rèn đọc cho học sinh chưa nắm chắc kiến thức. Đối với những em còn chậm sau giờ về giáo viên cho các em ở lại 30 phút cuối buổi rèn đọc thêm cho các em. 
	 2.3 T rong giờ học tôi gọi học sinh chậm thường xuyên để khuyến khích các em đ ọc và phát âm đúng các từ khó. Văn bản nào chưa hiểu tôi cho các em đọc kĩ lại để tìm hiểu ý nghĩa của bài văn, bài thơ. Tôi tranh thủ tiếp xúc với cha mẹ các em vào đầu giờ, cuối giờ để trao đổi thêm cho cha mẹ học sinh hỗ trợ thêm giáo viên kiểm tra uốn nắn về khâu rèn đọc ở nhà đối với học sinh chậm . 
	 2.4 Đối với học sinh ngắt nghĩ chữa đúng. Tôi hướng dẫn đọc đúng nhịp thơ theo nhóm từng đoạn. Mỗi học sinh đọc đúng nhịp ngắt dòng khổ thứ hai và thứ ba. Còn các bài văn xuôi trong chương trình điều đó có nội dung sâu sắc và có tính nghệ thuật cao, có bố cục rõ ràng như bài ” Cuộc chạy đua trong rừng” TV3, tập 2 trang 4. 
	Tôi chọn đọc nối tiếp từng đoạn trong nhóm tách câu dài, câu cần tách ý: Mục đích của việc đọc câu dài là luyện cho học sinh biết ngắt hơi ở chỗ có dấu phẩy, dấu hai chấm ở mỗi câu, biết ngắt hơi ở những cụm từ trong câu dài mà thiếu dấu tách ý giữa câu. Tôi hướng dẫn mẫu trên bảng phụ các dấu hướng dẫn ngắt hơi rồi học sinh đọc theo. 
	Ví dụ câu: 
 + Tiếng hô / ” Bắt đầu! “// vang lên.// Các vận động viên rần rần chuyển động.// Vòng thứ nhất// Vòng thứ hai...// 
 + Ngựa con rút ra bài học quý giá: // đừng bao giờ chủ quan, / cho dù đó là việc nhỏ nhất.// 
 Giải pháp 3: Quan tâm giáo dục tính cẩn thận cho học sinh khi đọc 
	Rèn kỹ năng đọc cần quan tâm giáo dục tính cẩn thận khi đọc như: đọc to, rõ ràng từng con chữ ngắt nghỉ hơi cho đúng. 
	 Ví dụ: : Khi dạy bài: “Chiếc áo len” - Tiếng việt“Nằm cuộn tròn / trong chiếc chăn bông ấm áp, Lan ân hận quáEm muốn ngồi dậy / xin lỗi mẹ và anh, nhưng lại xấu hổ / vì mình đã vờ ngủÁp mặt xuống gối, em mong trời mau sáng / để nói với mẹ. 
 Giải pháp 4: Luyện phát âm đúng, chính xác theo chuẩn phân môn Tập đọc 
 Giáo viên cần luyện phát âm đúng, chính xác, rõ ràng, vì có đọc đúng thì viết mới đúng. Nếu chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc đọc đúng học sinh sẽ thiếu ý thức khi viết mà chỉ thực hành cho có lệ, vì thế giáo viên cần quan tâm rèn luyện cho học sinh nhằm đảm bảo yêu cầu: 
	 4.1 Cần bổ sung và thời gian biểu giờ đọc ở các tiết tăng cường theo sách giáo khoa và một số bài chọn ngoài để đọc thêm. Muốn vậy, tôi ghi vào sổ nhật ký về nội dung luyện đọc ở tiết tăng cường cho học sinh đó, đồng thời có kiểm tra lại trong phần kiểm tra bài cũ ở tiết sau. 
	 4.2 Giáo viên khen thưởng, khích lệ, động viên kịp thời khi các em có tiến bộ dù chỉ một ít vì ở lứa tuổi này học sinh rất thích được khen. Từ đó, các em có niềm tin và cố gắng học hơn nữa đồng thời ta sẽ loại dần đối tượng chưa nắm chắc kiến thức thay vào đó số lượng có kỹ năng đọc thành thạo ngày càng tăng dần lên. 
 Giải pháp 5: Tổ chức thực hành luyện đọc dưới nhiều hình thức để rèn đọc cho học sinh đọc chậm chưa hiểu văn bản. 
 	 5.1 Luyện đọc cho học sinh ở buổi thứ hai, đồng thời trong quá trình rèn kỹ năng đọc cho học sinh cần kiểm tra đôn đốc nhắc nhở thêm, uốn nắn thường xuyên mọi lúc, mọi nơi để uốn nắn, sửa chữa từ mà học sinh thường đọc sai. 
 	 5.2 Phân nhóm để rèn kỹ năng đọc cho các đối tượng đọc chậm, chưa hiểu văn bản . 
	 5.2.1 Giáo viên kiểm tra uốn nắn sát thực với nhóm chậm, chưa nắm chắc kiến thức để giúp các em thấy rõ những cái sai của mình, từ đó các em sẽ dần có khả năng đọc đạt hơn hiểu bài hơn. 
 5.2.2 Nâng dần chất lượng đọc ở nhóm chậm bằng nhiều hình thức uốn nắn, thực hành nhiều lần lặp lại. Động viên khen ngợi riêng từng cá nhân, nhóm, cụ thể nếu phát hiện em ở nhóm đó có tiến bộ. 
	4. Kết quả đạt được 
 	 Kỹ năng đọc của học sinh lớp tôi tiến bộ hẳn lên, các em đọc đúng đảm bảo tốc độ yêu cầu của từng bài viết. 
	Ngoài cách làm trên, tôi còn rèn kỹ năng đọc cho các em vào các tiết như: Tập làm văn, Luyện từ và câu, chính tả. Từ đó học sinh có thói quen đọc đúng, biết cách dùng từ đúng để viết thành câu, thành đoạn văn hay và yêu thích học môn Tiếng Việt hơn. 
Kết quả : 
Năm học 
Điểm 9-10 
Điểm 7 -8 
Điểm 5- 6 
Điểm<5 
Hoàn Thành 
2020-2021 
HKI 
24/36 
6/36 
6/36 
/ 
36/36 
100% 
CN 
28/36 
7/36 
1/36 
/ 
36/36 
100% 
 - Qua bảng số liệu trên, lớp tôi giảng dạy không có học sinh có điểm kiểm tra dưới 5 qua các kỳ kiểm tra và kết quả học Tiếng Việt luôn được nâng dần lên vào cuối mỗi năm học góp phần nâng cao chất lượng lớp 3. 
	 KẾT LUẬN: Nội dung nghiên cứu của đề tài có tính khả thi tại đơn vị trường và đã đạt được hiệu quả cao nhưng chắc vẫn còn nhiều giải pháp khác hay hơn nữa mà trong quá trình nghiên cứu và triển khai bản thân vẫn chưa phát hiện ra. Rất mong nhận được sự đóng góp, chia sẻ của quý lãnh đạo, ban giám khảo Hội thi, quý thầy cô giáo để giúp tôi tiếp tục hoàn thiện nội dung nghiên cứu nhằm góp phần nâng cao chất lượng phân môn Tiếng Việt nói chung và môn Tập đọc ở lớp 3 nói riêng. 
 Tôi hy vọng rằng, với phương pháp giảng dạy này sẽ tạo cho các em niềm say mê học tập môn Tiếng Việt, cũng như sự tự tin ở chính mình, góp phần đưa môn Tập đọc ngày càng phát triển hơn. 
Xin chân thành cảm ơn Ban giám khảo  

File đính kèm:

  • pptbao_cao_giai_phap_mot_so_giai_phap_nang_cao_chat_luong_hoc_t.ppt
Sáng Kiến Liên Quan