Báo cáo Biện pháp xây dựng đội ngũ ban cán sự lớp năng động góp phần nâng cao chất lượng lớp chủ nhiệm

Thực trạng trong công tác chủ nhiệm.

a) Thuận lợi

Trong những năm gần đây sự phát triển của công nghệ thông tin mang lại những thuận lợi cho công tác chủ nhiệm trong nhà trường. Được sự quan tâm của nhà trường và các cấp lãnh đạo cấp trên trang thiết bị của nhà trường được trang bị ngày một khang trang, hiện đại, đảm bảo cho việc dạy và học trong giai đoạn hiện nay.

Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm đến việc giáo dục hai mặt cho học sinh (học tập và rèn luyện) vậy nên thường xuyên mở các buổi sinh hoạt chuyên đề trao đổi kinh nghiệm chủ nhiệm trong nhà trường nhằm chia sẻ những kinh kiệm làm công tác chủ nhiệm giữa các giáo viên để nâng cao nhận thức và kinh nghiệm của giáo viên làm công tác chủ nhiệm.

Bản thân tôi luôn nhận thấy vai trò quan trọng của ban cán sự lớp đối với công tác chủ nhiệm nên tôi muốn xây dựng một đội ngũ ban cán sự lớp giỏi, năng động.

Hầu hết cha mẹ học sinh quan tâm tới việc học tập, rèn luyện của học sinh, tôn trọng thầy cô giáo, tin tưởng vào giáo viên.

Đa số học sinh ngoan, có ý thức kỷ luật và tu dưỡng rèn luyện tốt

b) Khó khăn

Khối lượng công việc của giáo viên chủ nhiệm rất lớn Một số phụ huynh cho rằng con làm cán sự lớp ảnh

hưởng đến việc học tập nên thường không ủng hộ.

Các em học sinh còn nhỏ nên tính tự quản chưa cao, khả

năng lãnh đạo còn hạn chế. Các em thường chưa tự tin, chưa mạnh dạn trước tập thể. Bên cạnh đó các em còn cả nể khi nhắc nhở các bạn, khi gặp các bạn hay chống đối các em thấy nản và không muốn làm, vậy nên công tác chủ nhiệm của giáo viên gặp rất nhiều khó khăn.

 

docx23 trang | Chia sẻ: Mạc Dung | Ngày: 13/01/2025 | Lượt xem: 53 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo Biện pháp xây dựng đội ngũ ban cán sự lớp năng động góp phần nâng cao chất lượng lớp chủ nhiệm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Biện pháp xây dựng đội ngũ ban cán sự lớp năng động góp phần nâng c... https://thcsbinhduong.bacninh.edu.vn/?&page=Article.Print.detail&id=...
 Thứ 7, 23/03/2024 | 14:19
 Biện pháp xây dựng đội ngũ 
 ban cán sự lớp năng động 
 góp phần nâng cao chất 
 lượng lớp chủ nhiệm
 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
 Giáo dục là ưu tiên hàng đầu đối với mỗi quốc gia. Lý do 
 là bởi vai trò của giáo dụcđối với mọi mặt xã hội, mọi lĩnh vực 
 là rất lớn. Nó không chỉ có những tác động tích cực đến cá nhân 
 mỗi người mà còn là cả một tập thể, một thế hệ hơn nữa là cả 
 một thời kỳ, một đất nước. Chính vì lẽ đó sở giáo dục và đào 
 tạo Bắc Ninh đã đặt ra nhiều nhiệm vụ quan trọng, trong đó 
 nhấn mạnh công tác tăng cường giáo dục và quản lý học sinh. 
 Đây là một điểm nhấn đòi hỏi sự vào cuộc của cả một hệ thống 
 bao gồm cả vai trò và trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm.
 Giáo viên chủ nhiệm là người chịu trách nhiệm chính 
 trong việc quản lý nề nếp, định hướng xây dựng tập thể, tạo môi 
 trường tốt để hình thành và hoàn thiện nhân cách cho học sinh. 
 Làm tốt công tác chủ nhiệm có ý nghĩa rất lớn trong quá trình 
 giáo dục học sinh, nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi học sinh 
 có thể tiếp cận thông tin từ nhiều nguồn khác nhau và việc giáo 
 dục kĩ năng sống, những thói quen tốt, các năng lực cần có 
 cho học sinh đang trở thành nhu cầu cấp thiết. Bởi vậy, muốn 
 làm tốt công tác của mình, trước hết người giáo viên phải suy 
 nghĩ, trăn trở, tìm ra biện pháp cũng như các nhân tố để hỗ trợ 
 mình hoàn thành tốt nhiệm vụ. Và một trong số những nhân tố 
 quan trọng ấy chính là đội ngũ ban cán sự lớp - bộ máy góp 
 phần củng cố nề nếp, tác phong, chấn chỉnh những lệch lạc, 
 khuyết điểm về đạo đức, nhân cách, xây dựng, phát huy tinh 
 thần học tập cùng nhiều hoạt động phong trào khác của lớp,
1 of 23 8/20/2024, 1:11 PM Biện pháp xây dựng đội ngũ ban cán sự lớp năng động góp phần nâng c... https://thcsbinhduong.bacninh.edu.vn/?&page=Article.Print.detail&id=...
 năng lãnh đạo còn hạn chế. Các em thường chưa tự tin, chưa 
 mạnh dạn trước tập thể. Bên cạnh đó các em còn cả nể khi nhắc 
 nhở các bạn, khi gặp các bạn hay chống đối các em thấy nản và 
 không muốn làm, vậy nên công tác chủ nhiệm của giáo viên 
 gặp rất nhiều khó khăn.
 1.2. Tính cấp thiết của biện pháp
 Vấn đề cốt lõi của giáo dục hiện nay là đào tạo thế hệ trẻ 
 năng động, sáng tạo, có đủ năng lực để đối mặt với những thách 
 thức trong thời kì hội nhập, đào tạo con người có đủ khả năng 
 sống và làm việc theo yêu cầu phát triển của thời đại. Nhiệm vụ 
 của người giáo viên chủ nhiệm không chỉ là phát huy trí tuệ của 
 học sinh mà còn vun đắp tâm hồn và từng bước giúp các em 
 hoàn thành nhân cách.
 Giáo viên chủ nhiệm ngoài việc giảng dạy kiến thức 
 chuyên môn còn phải là một nhà giáo dục nắm bắt những tâm 
 tư, tình cảm, phát hiện những điểm mạnh, hạn chế, chăm lo đến 
 quá trình học tập và rèn luyện của em từng em và của tập thể 
 lớp.
 Giáo viên chủ nhiệm phải có trách nhiệm xây dựng một 
 tập thể lớp đoàn kết và giúp các em phát triển những kỹ năng 
 sống cơ bản.
 Tuy nhiên để làm được điều đó người giáo viên chủ 
 nhiệm cần rất nhiều nhân tố, một trong những nhân tố quan 
 trọng đó là đội ngũ cán sự lớp. Chính vì vậy việc xây dựng một 
 đội ngũ cán sự lớp năng động là rất cần thiết đối với mỗi giáo 
 viên chủ nhiệm. Bản thân tôi trong nhiều năm qua tôi đã luôn 
 áp dụng biện pháp “Xây dựng ban cán sự lớp năng động” góp 
 phần nâng cao chất lượng lớp chủ nhiệm trong công tác chủ 
 nhiệm của mình.
 2. Biện pháp xây dựng ban cán sự lớp năng động.
 Để xây dựng đội ngũ ban cán sự lớp có đủ phẩm chất, 
 năng lực góp phần đắc lực cho công tác chủ nhiệm của mình tôi 
 đã thực hiện các giải pháp sau:
 2.1. Lựa chọn ban cán sự lớp.
 Lựa chọn ban cán sự lớp là khâu đầu tiên đóng vai trò tiên 
 quyết cho sự thành công của giáo viên chủ nhiệm. Bởi vậy ở 
 bước thứ nhất này giáo viên phải dành nhiều thời gian và phối 
 hợp nhiều phương pháp để lựa chọn được một ban cán sự năng
3 of 23 8/20/2024, 1:11 PM Biện pháp xây dựng đội ngũ ban cán sự lớp năng động góp phần nâng c... https://thcsbinhduong.bacninh.edu.vn/?&page=Article.Print.detail&id=...
 quan trọng là phải duy trì và phát huy bầu nhiệt huyết ấy để 
 mang lại hiệu quả cao trong công việc, góp phần xây dựng một 
 tập thể lớp vững mạnh trên mọi phương diện.
 3. Thực nghiệm sư phạm.
 3.1. Mô tả cách thức thực hiện.
 3.1.1. Lựa chọn ban cán sự lớp.
 - Đề ra tiêu chuẩn lựa chọn ban cán sự
 Trước khi lựa chọn ban cán sự lớp, tôi đặt ra các tiêu 
 chuẩn cụ thể về tư cách đạo đức; ý thức, tinh thần trách nhiệm, 
 kết quả học tập; các kỹ năng cần thiết
 Tuy nhiên trong quá trình lựa chọn, tùy vào đối tượng lớp 
 khác nhau tôi có sự ưu tiên khác nhau cho mỗi tiêu chuẩn cụ 
 thể.
 - Tìm hiểu, nắm bắt thông tin học sinh
 Học sinh tồn tại với tư cách là đối tượng giáo dục, đồng 
 thời cũng là chủ thể của giáo dục. Để giáo dục học sinh có kết 
 quả tốt, giáo viên phải hiểu học sinh một cách đúng đắn, đầy đủ 
 và cụ thể, từ đó lựa chọn những tác động sư phạm thích hợp.
 Muốn giáo dục toàn diện học sinh giáo viên phải tìm hiểu 
 cụ thể về đối tượng học sinh mình giáo dục trên tất cả các mặt 
 như: thể chất, tính cách, sở thích, ước mơ, nguyện vong, tâm 
 sinh lý, hoàn cảnh gia đình, khả năng nhận thức, tư duy cũng 
 như cách ứng xử của các em trong giao tiếp từ đó đi đến tiến 
 hành phân loại học sinh
 Sự phân loại và các thông tin trên là căn cứ để lựa chọn 
 học sinh có năng lực, nhiệt tình vào ban cán sự lớp, đồng thời 
 cũng là cơ sở để đưa ra những biện pháp phù hợp trong việc 
 giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm.
 Việc tìm hiểu, nắm vững học sinh của lớp mình có nhiều 
 cách và nhiều kênh
 khác nhau và tôi đã thực hiện như sau:
 + Tìm hiểu thông qua các hồ sơ liên quan đến học sinh: 
 Học bạ từ tiểu học, nhận xét của giáo viên chủ nhiệm tiểu học. 
 đây là tài liệu ban đầu rất đáng tin cậy giúp tôi phân loại được 
 học sinh
 + Trong buổi đầu gặp mặt học sinh, tôi giới thiệu bản thân
5 of 23 8/20/2024, 1:11 PM Biện pháp xây dựng đội ngũ ban cán sự lớp năng động góp phần nâng c... https://thcsbinhduong.bacninh.edu.vn/?&page=Article.Print.detail&id=...
 thiết mà mình muốn tìm hiểu, khai thác.
 - Bầu ban cán sự lớp:
 Sau quá trình tiếp cận và tìm hiểu học sinh, tôi đã có trong 
 tay đặc điểm sơ bộ về các em. Tôi tiến hành cho các em bầu 
 ban cán sự lớp.
 + Đầu tiên tôi đưa ra tiêu chuẩn của một cán sự lớp :
 * Có ý thức tổ chức kỷ luật tốt, gương mẫu.
 * Tính tình thẳng thắn, giám đấu tranh, giám phê bình và 
 tự phê bình.
 * Năng nổ và sẵn sàng hoạt động
 * Có năng lực học tập tốt : Từ khá trở lên
 * Ưu tiên những bạn chưa làm hoặc đã làm cán bộ dới 3
 năm
 Tôi khuyến khích các em ứng cử để đảm bảo tính dân chủ
 và khơi gợi bản lĩnh tự tin của các em.
 Sau khi các em ứng cử tôi cho các em tự đề cử những bạn 
 có đủ năng lực quản lí lớp theo sự đánh giá của các em
 + Khi đã xác định, thống nhất một số em phù hợp tôi tổ 
 chức để cả lớp bầu tính nhiệm thông qua buổi đại hội chi đội.
 + Sau khi bầu được ban cán sự lớp, tôi mời ban cán sự lớp 
 ra mắt cả lớp để các em thấy tự hào vì được các bạn tín nhiệm. 
 Từ đó các em sẽ cố gắng thể hiện năng lực của mình ở cương vị 
 được bầu trong lớp.
 - Bố trí chức danh
 Lựa chọn đúng người là bước tiên quyết tuy nhiên chọn 
 đúng việc để giao cũng là một khâu hết sức quan trọng đòi hỏi 
 người giáo viên chủ nhiệm phải cân nhắc hết sức cẩn thận.
 Để bố trí chức danh phù hợp với khả năng của từng học 
 sinh tôi đã phải theo dõi, quan sát khả năng của từng học sinh 
 để phát huy được ưu điểm từng người và phù hợp với khả năng 
 và công việc:
 3.1.2. Xây dựng nội quy lớp học
 Khi đã có ban cán sự lớp, tôi cùng với ban cán sự lớp căn 
 cứ vào kế hoạch, quy chế của nhà trường, quy chế của đoàn đội,
7 of 23 8/20/2024, 1:11 PM

File đính kèm:

  • docxbao_cao_bien_phap_xay_dung_doi_ngu_ban_can_su_lop_nang_dong.docx
  • pdfBiện pháp xây dựng đội ngũ ban cán sự lớp năng động góp phần nâng cao chất lượng lớp chủ nhiệm.pdf
Sáng Kiến Liên Quan