Báo cáo Biện pháp sử dụng trò chơi trong dạy học Tiếng Việt Lớp 1 để nâng cao chất lượng
Mục tiêu cần đạt khi sử dụng trò chơi trong dạy học Tiếng Việt lớp 1
- Hình thành kiến thức mới và củng cố, hệ thống lại các kiến thức đã học ở tiết học theo chương trình (theo bài, dạng bài, chủ đề,.)
- Rèn luyện các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết , kể chuyện. trong các tiết học theo kế hoạch dạy học.
- Góp phần phát triển tư duy, khả năng diễn đạt, khả năng phát hiện, tìm tòi và chiếm lĩnh kiến thức. Giúp học sinh thêm hứng thú và yêu thích học mônTiếng Việt.
Các hoạt động tổ chức trò chơi trong tiết học :
-Tổ chức trò chơi ở phần Kiểm tra bài cũ.
-Tổ chức trò chơi ở phần Luyện tập - Mở rộng vốn từ.
-Tổ chức trò chơi ở phần Tập đọc.
-Tổ chức trò chơi ở phần Tập viết.
-Tổ chức trò chơi ở phần Kể chuyện.
-Tổ chức trò chơi trong phần củng cố - dặn dò.
- Ngoài ra trong tiết ôn tập tôi cũng thường tổ chức cho học sinh chơi trò chơi.
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ HỘI THI GVG CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2021 - 2022 BIỆN PHÁP SỬ DỤNG TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC TIẾNG VIỆT LỚP 1 ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG Giáo viên: Nguyễn Thị Luyên Trường Tiểu học TT Phố Mới Yêu cầu Phầncủa giáo dục hiện 1:nay đòi Líhỏi phải dođổi mới chọnphương pháp dạy biệnhọc ở bậc Tiểu pháphọc theo đúng hướng phát huy Môn Tiếng Việt và các môn học khác đóng một vai trò rất quan trọng, góp phần đào tạo nên những con người phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực. Bởi nếu chỉ dạy cho học sinh những kiến thức đã có sẵn trong sách giáo khoa, trong các tài liệu thì tiết học sẽ diễn ra thật đơn điệu, tẻ nhạt và kết quả học tập sẽ không cao. Yêu cầu của giáo dục hiện nay đòi hỏi phải đổi mới phương pháp dạy học ở bậc Tiểu học theo hướng phát triển năng lực và phẩm chất. Học sinh chủ động, sáng tạo trong học tập, phát huy tính tích cực, để giúp các em học tập tốt. Vậy làm thế nào để hình thành kiến mới.,Củng cố, khắc sâu kiến thức một cách vững chắc, tạo cho các em niềm say mê, hứng thú trong học tập. nhằm khơi gợi trí tò mò, óc sáng tạo của học sinh. Phần 2: Mô tả biện pháp 1. Đối tượng áp dụng Biện pháp này áp dụng chủ yếu trong các tiết học môn Tiếng Việt phần hình thành kiến thức mới đối với HS lớp 1 học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Bên cạnh đó, GV cũng có thể áp dụng cho các tiết ôn tập, luyện tập. 2. Thời gian áp dụng Tôi đã áp dụng biện pháp này vào thực tế giảng dạy từ năm học 2020- 2021. 3. Các biện pháp, giải pháp thực hiện 3.1. Mục tiêu cần đạt khi sử dụng trò chơi trong dạy học Tiếng Việt lớp 1 3.2. Các hoạt động tổ chức trò chơi trong tiết học : -Tổ chức trò chơi ở phần Kiểm tra bài cũ. -Tổ chức trò chơi ở phần Luyện tập - Mở rộng vốn từ. -Tổ chức trò chơi ở phần Tập đọc. -Tổ chức trò chơi ở phần Tập viết. -Tổ chức trò chơi ở phần Kể chuyện. -Tổ chức trò chơi trong phần củng cố - dặn dò. - Ngoài ra trong tiết ôn tập tôi cũng thường tổ chức cho học sinh chơi trò chơi. 3.4. Một số phương pháp và hình thức tổ chức dạy học: 3.4.1. Tổ chức trò chơi học tập * Mục đích thiết kế trò chơi Hình thành kiến thức của bài học, luyện tập lại kiến thức của bài mới, phát hiện ra kiến thức mới (nếu có) một cách nhẹ nhàng. Làm cho giờ học bớt căng thẳng, tạo cảm giác thoải mái. Học sinh tiếp thu kiến thức nhẹ nhàng, gây hứng thú học tập. Kích thích sự tìm tòi, sáng tạo . Giúp các em phát triển được nhiều phẩm chất như tình đoàn kết, thân ái, trung thực, * Nguyên tắc thiết kế trò chơi: - Nguyên tắc khai thác và thực hành: + Sử dụng triệt để yêu cầu, nội dung kiến thức cơ bản, cũng như đồ dùng, phương tiện có sẵn của môn học + Các đồ dùng tự làm của giáo viên khai thác từ những vật liệu gần gũi xung quanh như: Vỏ hộp bánh kẹo, nắp chai,... sao cho đồ dùng vừa đảm bảo tính khoa học, tính giáo dục, tính thẩm mỹ nhưng ít tốn kém. 3.4.2. Một số trò chơi học tập sử dụng trong môn học Tiếng Việt: **Tổ chức trò chơi ở phần Kiểm tra bài cũ: * Trò chơi: Hái táo - Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị giáo án điện tử có slide trò chơi Hái táo. Hình ảnh trên cây táo có các quả táo được gắn số thứ tự. Thẻ chữ để hiện các từ cần đọc, hình ảnh rổ để đựng táo khi học sinh đọc đúng và hái được táo. Tivi màn hình rộngcó kết nối HDMI với máy tính GV. - Cách chơi: HS sẽ chọn quả táo mà mình thích, tiếng , từ sẽ hiện ra. HS đọc tiếng , từ đó. Nếu đọc đúng quả táo sẽ được hái xếp vào rổ và được thưởng 1 tràng vỗ tay từ các bạn. Cứ như vậy cho đến khi trò chơi kết thúc. * Ví dụ: Khi dạy bài 28: t th. Tôi chuẩn bị 5 quả táo, mỗi quả táo ghi 1 tiếng, từ: ngó, nhà bà, bố mẹ, nghỉ hè, ở quê. Ở bước Tìm tiếng ngoài bài học sinh đã quen thuộc nên rất dễ chán nản, không tập trung nên tôi đã lồng ghép trò chơi “Thi tìm tiếng mới ”. Trò chơi này giúp học sinh nhìn, nhận diện và phát âm được các tiếng có chứa vần ua, ưa. Cách chơi: Giáo viên chia lớp thành 3 tổ (mỗi tổ 2 dãy học sinh ngồi) thi tìm các tiếng có vần ua, ưa. Đội nào nêu được nhiều tiếng đúng, nhanh thì đội đó thắng cuộc. Giáo viên nhận xét, chốt kết quả đúng, tuyên dương đội tìm được nhiều tiếng, từ. **Trò chơi học tập trong phần Tập viết: - Để học sinh hứng thú và nhanh nhẹn trong phần luyện viết tôi tổ chức cho học sinh chơi trò chơi Ai nhanh hơn. - Mục đích: Giúp học sinh có thói quen rèn viết đúng, viết nhanh. Ví dụ: Khi dạy bài 36: am, ap. Cô hướng dẫn học sinh viết chữ am, quả cam, ap , xe đạp. Sau khi quan sát cô viết mẫu, học sinh thực hiện viết vào bảng con. - Giáo viên nhận xét, tuyên dương. ( khen những bạn viết đúng, viết đẹp, viết nhanh) **Trò chơi học tập trong phần Củng cố - dặn dò: - Để giúp học sinh nắm chắc âm, vần mới học tôi tổ chức cho học sinh chơi trò chơi Ai nhanh, ai đúng. Đọc nhanh câu chứa âm, vần mới học trong bài tập đọc. - Mục đích: Giúp học sinh nhìn, nhận diện và phát hiện được các chữ cái, các tiếng có chứa các dấu thanh , âm , vần vừa học. Ví dụ: Khi dạy bài 40: âm, âp. Tôi hỏi học sinh hôm nay các con được học vần gì mới? Đọc câu có vần âm, âp trong bài tập đọc Bé Lê. Bạn nào đọc đúng, nhanh sẽ được tuyên dương Ví dụ: Khi dạy bài 39 “Ôn tập” tôi yêu cầu học sinh nêu lại các vần đã học trong tuần. Để lôi cuốn học sinh vào hoạt động này tôi đã tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “ Hái hoa dân chủ”. - Mục đích: Giúp học sinh củng cố được các chữ cái, các tiếng có chứa các dấu thanh , âm , vần. - Cách chơi: Từng đội cử đại diện lên hái hoa và đọc yêu cầu của hoa. Cả đội phải đọc đúng, nhanh chữ mà nội dung trong hoa yêu cầu. - Đội nào đọc đúng, rõ ràng, nhanh theo yêu cầu thì thắng cuộc. 3.3.3. Tổ chức dạy học theo nhóm: Với hình thức hoạt động nhóm, HS trao đổi bài với bạn ngay trong giờ học. Các em sẽ mạnh dạn , sáng tạo hơn. Tuy nhiên, nếu không chú ý đến HS tiếp thu chậm thì hiệu quả hoạt động này sẽ không cao. Học sinh cần được bố trí chỗ ngồi tùy theo nhóm 4 hoặc 6 người. Không nên xếp nhóm 3, 5 người và không quá 6 người. Các thành viên trong nhóm có điều kiện giúp đỡ nhau hoàn thành bài tập. Tinh thần thi đua trong nhóm được khơi dậy. HS hiểu bài nhanh hơn Tuy nhiên ,GV cần khéo léo trong việc chia nhóm, tinh tế khi giao nhiệm vụ và kiểm soát chặt chẽ các hoạt động của mỗi nhóm. 4. Hiệu quả thực hiện của việc áp dụng biện pháp trong thực tế dạy học: Trước khi áp dụng biện pháp : - Đa số các em học sinh rất nhút nhát, chưa hăng hái trong tiết học, đặc biệt là học sinh không thích học Tiếng Việt. Trong giờ học, không khí lớp học kém sôi động, học sinh không hăng hái giơ tay phát biểu, chưa mạnh dạn nêu ra ý kiến của mình. Lượng kiến thức lớp 1 tương đối nhiều đồng thời một số học sinh HS không hứng thú, học trầm, thậm chí sợ các tiết học. Bên cạnh đó còn HS có thái độ không tích cực chỉ hưởng ứng chứ không trực tiếp tham gia *Sau khi áp dụng biện pháp : - Giáo viên không còn thấy lúng túng khi tổ chức một giờ học sao cho sinh động. Các trò chơi được vận dụng thành thạo, khá linh hoạt, khai thác triệt để tác dụng của mỗi trò chơi. Thông qua việc tổ chức các trò chơi cho các em, giáo viên đã rút ra được nhiều kinh nghiệm quý báu trong giảng dạy và chu đáo hơn, khi chuẩn bị đồ dùng dạy học. Việc thiết kế bài giảng đạt hiệu quả cao và sinh động hơn. Giờ dạy - học luôn sinh động, gây nhiều hứng thú cho học sinh. *Sau khi áp dụng biện pháp : - Khi sử dụng trò chơi trong dạy học nói chung và đối với học sinh lớp 1 nói riêng, điều cần thiết phần chuẩn bị và tổ chức cần chú ý kiến thức, trình độ học sinh và điều kiện để lựa chọn đưa vào dạy học như một hoạt động dạy học, tránh rườm rà, mất thời gian. Giáo viên phải đặc biệt chú ý xác định được rõ yêu cầu cần đạt của trò chơi, các bước chuẩn bị và tiến hành trò chơi đó Kết quả cụ thể như sau: Điểm 9 - 10 Điểm 7 - 8 Điểm 5 - 6 Điểm dưới 5 Sĩ Lớp số SL % SL % SL % SL % 1B 30 11 37 11 37 8 26 0 0 1C 28 4 13 9 28 14 44 1 5 6. Đề xuất kiến nghị: 6.1.Đối với giáo viên: Mỗi giáo viên phải trau dồi kiến thức, say mê nhiệt tình với môn Tiếng Việt. GV phải đi sâu tìm hiểu HS, nắm được đặc điểm tâm sinh lý của học sinh đối với môn Tiếng Việt. Giáo viên chú ý nhất trong khi dạy học là cần phát huy tính tích cực của học sinh. Người giáo viên phải nghiên cứu kĩ nội dung bài, thay đổi hình thức gây hứng thú cho học sinh trong học toán. Bởi sự hứng thú và tích cực trong học tập giúp các em học tốt hơn. Nhìn vào bảng thông kê ta nhận thấy: Lớp thực nghiệm HS vận dụng tốt hơn, số lượng HS đạt điểm 7 trở lên cao hơn nhiều so với lớp đối chứng. Đặc biệt trò chơi đòi hỏi HS phải tư duy và trí tưởng tượng thì HS ở lớp thực nghiệm làm tốt hơn rất nhiều. Các em chịu khó tư duy, tự tìm tòi, tự chiếm lĩnh kiến thức. Các em thích ứng nhanh với các dạng trò chơi đòi hỏi nhanh trí. Đối với HS nhút nhát, tôi nhận thấy các em mạnh dạn hơn, tự tin hơn khi đọc bài , khi kể chuyện và cả khi thực hiện trò chơi. Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi khi sử dụng trò chơi trong dạy học Tiếng Việt lớp 1. Với trình độ chuyên môn còn hạn chế và thời gian nghiên cứu chưa nhiều, nội dung chưa sâu nên không tránh khỏi những hạn chế. Đây là một trong những kinh nghiệm của bản thân được chia sẻ cùng đồng nghiệp. Vì vậy tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các cấp quản lí và đồng nghiệp.
File đính kèm:
bao_cao_bien_phap_su_dung_tro_choi_trong_day_hoc_tieng_viet.ppt