Báo cáo Biện pháp nâng cao tính tích cực hoạt động khám phá cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi tại trường mầm non

Trẻ em là mầm non tương lai của đất nước, quả đúng như vậy trẻ em khi còn nhỏ là một tờ giấy trắng, cha mẹ và cô giáo mầm non là những người thầy đầu tiên dạy trẻ. Với tư cách là người mẹ, là người giáo viên mầm non đang dạy dỗ các thế hệ trẻ nhỏ bước vào ngưỡng cửa đầu tiên của cuộc đời với những kiến thức đơn giản là hành trang vững bước cho trẻ sau này.

Trong chương trình giáo dục trẻ 4-5 tuổi tôi thấy mọi hoạt động học tập vui chơi, chế độ dinh dưỡng sinh hoạt hàng ngày của trẻ đều rất quan trọng, giúp trẻ phát triển hài hòa về trí thông minh, thể lực, tâm hồn, phát triển ở trẻ kỹ năng nhận thức, kỹ năng xã hội đồng thời giáo dục thái độ ứng xử và thái độ khoa học, trẻ biết cách học, cách nghĩ cách hành động khám phá môi trường xung quanh. Không những thế qua quá trình học tập và bồi dưỡng ở lớp mẫu giáo còn giúp trẻ có tâm thế tốt để bước sang giai đoạn mới ở các lớp lớn hơn.

Song qua thực tế giảng dạy khám phá khoa học lại chưa giúp trẻ thể hiện được khả năng quan sát sự vật, hiện tượng một cách nhanh nhạy phát triển trí nhớ, trí tưởng tượng, kèm theo đó là sự tập trung suy nghĩ đưa ra kết luận cũng phát triển rất nhanh ở trẻ .

Mà thông qua hoạt động khám phá khoa học giúp trẻ có những suy nghĩ cũng như nhận biết tốt sự vật hiện tượng đang xảy ra quanh trẻ để trẻ không cảm thấy bỡ ngỡ, ngạc nhiên và nội dung của khám phá cũng phục vụ rất nhiều các mặt khác như phát triển ngôn ngữ, phát triển quan hệ xã hội, phát triển nhận thức, phát triển thẩm mỹ và phát triển thể chất.

Làm quen với khám phá khoa học còn dạy trẻ tìm tòi phát hiện ra nhiều cái mới về những điều lý thú đang diễn ra hàng ngày quanh trẻ, với các đặc điểm riêng về cấu tạo, hình dạng, tiếng kêu, màu sắc, chức năng, tên gọi .

Đây là điều tôi luôn lo lắng, trăn trở suy nghĩ làm và cách nào để dạy trẻ một cách tốt nhất.

 

doc21 trang | Chia sẻ: duongthao25 | Lượt xem: 1101 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo Biện pháp nâng cao tính tích cực hoạt động khám phá cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi tại trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
người” tôi đã tiến hành chọn lựa hình ảnh, cắt ghép chúng để trẻ có thể quan sát và nhận biết các giác quan của cơ thể như: miệng, mắt, mũi, tai.
 Sử dụng các biện pháp phóng to thu nhỏ để trẻ dễ quan sát nhận xét và đưa ra kết luận. Từ những điều này tôi thấy rằng trẻ quan sát được tốt hơn và cũng ham học có hứng thú với hoạt động này hơn trước thể hiện sự suy nghĩ phán đoán trả lời câu hỏi của cô một cách chính xác Không những thế tôi cũng học tập chị em đồng nghiệp thêm các kĩ năng kĩ xảo để làm những hình ảnh sống động trên giáo án điện tử để trẻ thêm phần hứng thú.
 Ảnh 2: Quan sát một số giác quan trên khuôn mặt người
Tôi còn tạo điều kiện cho trẻ được tiếp xúc với công nghệ thông tin cụ thể được trực tiếp lên bấm máy tính, thực hiện các thao tác với máy tính trong hoạt động khám phá khoa học của trẻ.
Bên cạnh sự chuẩn bị đồ dùng học tập cũng như phương pháp soạn giảng trên máy tính trong giờ hoạt động với khám phá khoa học tôi còn chuẩn bị các đồ dùng học liệu phù hợp với trẻ để trẻ được tham gia các trò chơi không kém phần hứng thú hấp dẫn trẻ.
Ví dụ: Trong hoạt động khám phá một số kiểu trang phục của bạn trai và bạn gái tôi đã chuẩn bị rất nhiều những kiểu trang phục khác nhau bạn trai, bạn gái để chọn với hình thức chơi cho trẻ tham gia làm người mẫu nhí trình diễn thời trang và hình thức chơi khác cho trẻ đứng làm 2 đội bật qua suối lên chọn trang phục tương ứng phù hợp với hình ảnh bạn trai hay bạn gái mà cô đã dán trên bảng của mỗi đội. Chính điều này tạo cho trẻ sự hứng thú và ghi nhớ rất tốt mà không bó buộc trẻ, vừa được chơi lại vừa được học đúng theo yêu cầu của lứa tuổi mầm non trẻ ghi nhớ các kiểu trang phục của các bạn trai, bạn gái như bạn trai tóc ngắn đội mũ lưỡi trai, bạn gái tóc dài đeo bờm, bạn gái hay mặc váy,bạn trai mặc quần áo.Trẻ nào mà ghép sai các trang phục thì thông qua trò chơi này cô sửa sai cho trẻ biết để trẻ ghi nhớ chính xác hơn.
Ngoài ra tôi còn thu thập thêm một số hình ảnh ở trên mạng bạn trai,bạn gái với các kiểu tư thế trang phục đồ dùng khác nhau mà bản thân trẻ thường sử dụng để làm giàu thêm vốn kiến thức ở trẻ về bản thân.
 Ảnh 3: Trang phục về bạn trai, bạn gái
2. Biện pháp 2: Đưa ra hình thức giáo dục linh hoạt, sáng tạo thu hút trẻ 
* Trò chuyện với trẻ - và đặt câu hỏi: 
Đây có thể nói là phần rất quan trọng trong các hoạt động học nhất là với với hoạt động khám phá khoa học. Cô trò chuyện với trẻ với các hệ thống câu hỏi mở nhằm khuyến khích trẻ được trả lời nhiều hơn những gì trẻ đã biết nhằm thu thập cho trẻ thêm nguồn kiến thức bổ ích mà trẻ lĩnh hội được cùng với hình ảnh minh họa, những trải nghiệm thực tế sẽ luôn là dẫn chứng cụ thể đáng tin cậy cho trẻ. Và trong những giờ trò chuyện cô luôn thay đổi hình thức tạo hứng thú cho trẻ.
Ví dụ: Khi quan sát thời tiết cô đưa ra câu hỏi “Tại sao con biết là trời sắp mưa? 
Với câu hỏi này ta có thể nhận được các câu trả lời như: Vì có mây đen, vì có gió
Cô cho trẻ so sánh hai đối tượng với nhau nhằm hình thành ở trẻ cái kĩ năng so sánh, phân tích tổng hợp để trẻ nhận thức đúng đắn về đối tượng cần so sánh
Ví dụ: Trò chuyện về “Một số phương tiện giao thông phổ biến”. 
Cô cho trẻ so sánh về ô tô buýt và tàu hỏa trẻ nhận xét và so sánh với các câu trả lời như: 
Điểm giống nhau: Đều là phương tiện giao thông, chở được nhiều người.
Điểm khác nhau : Về tên gọi, đặc điểm của từng loại phương tiện tàu hỏa có nhiều toa, xe ô tô buýt không có toa, tàu hỏa chạy trên đường ray còn ô tô thì chạy trên đường bộ .thông qua đây cô có thể bổ sung cho trẻ thêm phần kiến thức bị thiếu ở trẻ để trẻ có nhận thức tốt hơn và ghi nhớ tốt hơn về đối tượng ở đây tốt cho trẻ xem các đoạn clip mà cô chuẩn bị sẵn để cho trẻ quan sát và ghi nhớ. 
* Hướng dẫn trẻ làm thí nghiệm trải nghiệm thực tế: 
Nhằm tạo cho trẻ những giờ học hứng thú sáng tạo lôi cuốn trẻ thì hoạt động khám phá khoa học không thể không có hoạt động trải nghiệm nhằm nâng cao sự hiểu biết của trẻ về thế giới xung quanh như hoạt động cho trẻ gieo hạt trẻ được tự tay làm các hoạt động từ xới đất ngâm hạt giống, gieo hạt và chăm sóc cây . 
 Ảnh 4: Trẻ gieo hạt, chăm sóc cây
Cho trẻ tham gia hoạt động trải nghiệm làm phân hữu cơ từ vỏ chuối trẻ được tự tay cắt vỏ chuối, xúc vỏ chuối theo tỉ lệ 5 thìa vỏ chuối cắt nhỏ với 1 chai nước lavi, đổ vào máy xay sinh tố.Trẻ tự tay mình làm: chộn nước say xinh tố từ vỏ chuối với đất cũng theo tỉ lệ 2 thìa đất với 1 thìa nước xinh tố vỏ chuối chộn đều rồi đổ vào xô đậy nắp ủ trong thời gian 1 tuần. Qua việc làm này trẻ biết được lợi ích của phân hữu cơ đối với cây xanh và môi trường sống
Ảnh 5: Trẻ tham gia làm phân hữu cơ từ vỏ chuối
Trong giờ hoạt động khám phá sự biến đổi của sắc màu cô cho trẻ trải nghiệm thực hành pha màu với sự hướng dẫn của cô trẻ thực hiện pha màu và sau đó tô màu trên những chất liệu khác nhau như giấy, vải, nước để đưa ra nhận xét. Với bàn tay của trẻ cùng với sự hướng dẫn của cô trẻ được tự tay pha màu trẻ nhận thấy lấy màu đỏ pha với màu xanh lam thì ra được màu tím, hay lấy màu vàng pha với màu xanh lam thì ra màu lục, hay lấy màu đỏ pha với màu vàng thì ra màu cam. Kết quả khi pha xong thì trẻ nhận thấy rằng có sự biến đổi về màu sắc, bên cạnh đó gam màu trẻ pha được cũng có cấp độ khác nhau như đậm nhạt tôi cho trẻ lên chọn gam màu như: màu xanh lục xếp từ đậm đến nhạt cho trẻ quan sát hỏi trẻ tại sao như vậy thì đã có trẻ nhận xét được. Bởi vì tỉ lệ màu chúng ta lấy pha nhiều ít khác nhau thì sẽ cho màu sắc đậm nhạt khác nhau. Sau đó cho trẻ nhúng bông hoa trắng vào cốc nước mà mình vừa pha được để nhuộm màu cho bông hoa.
Thông qua việc cho trẻ trải nghiệm như vậy, cô nhấn mạnh được một số điều cần thiết để làm kiến thức cơ bản cho trẻ tích lũy.
Vậy thông qua biện pháp này trẻ được trò chuyện một cách thích thú về những điều trẻ biết, còn những điều trẻ chưa biết thông qua biện pháp này trẻ được mở mang thêm kiến thức cũng như trải nghiệm thực tế làm thí nghiệm chính mình làm.
3. Biện pháp 3: Tạo điều kiện cho trẻ tích lũy kinh nghiệm về khám phá khoa học ở mọi lúc mọi nơi.
* Lồng ghép Khám phá khoa học trong các hoạt động:
Ta thấy việc lồng ghép các hoạt động khác như làm quen với toán, văn học, giáo dục thể chất  vào một giờ khám phá khoa học giúp trẻ tiếp nhận được vốn kiến thức một cách có hiệu quả là rất cần thiết, việc lồng ghép giáo dục tích hợp này luôn bổ trợ cho hoạt động khám phá khoa học được hiệu quả hơn.
Ví dụ: Khi cô dẫn dắt vào bài cô cho trẻ hát một bài hát có nội dung gần với đề tài hoạt động, dạy trẻ để làm cho giờ hoạt động được hấp dẫn như: khi dạy hoạt động Khám phá sự biến đổi của sắc màu cô cho trẻ hát bài “Sắc màu”. Sau đó cô trò chuyện về màu sắc của bài hát để dẫn dắt vào bài, trẻ rất hứng thú hay khi cho trẻ làm thí nghiệm thì âm nhạc cũng rất quan trọng, cô mở nhạc với tiếng nhỏ để làm nền nhưng cũng đủ làm trẻ hào hứng thích thú say mê khi được làm thí nghiệm. Ngoài ra thì việc cô lồng ghép thêm giáo dục thể chất hay văn học vào những hoạt động khám phá khoa học này thì cũng giống như với việc lồng ghép âm nhạc nhằm mục đích của giờ khám phá khoa học thêm lôi cuốn và hấp dẫn trẻ.
Trong hoạt động góc khi trẻ được làm các thí nghiệm nhỏ như gieo hạt, thả vật chìm, vật nổi đã giúp trẻ có hứng thú và yêu thích được khám phá tìm tòi về thế giới xung quanh gần mà rộng lớn vô cùng. Từ đó phát triển niềm ham thích khám phá thế giới xung quanh ở trẻ.
Ảnh 6: trẻ đang chơi góc thiên nhiên
Ngoài ra ở các hoạt động khác như âm nhạc, tạo hình, chữ cái, văn học. cô cũng có thể lồng ghép cho trẻ khám phá khoa học tìm hiểu về thế giới xung quanh để trẻ tích lũy học hỏi thêm kinh nghiệm và làm giàu thêm vốn kiến thức của mình. 
Ví dụ 1: Trong giờ hoạt động Âm nhạc dạy trẻ bài hát “Đố bạn” trẻ được xem hình ảnh các con vật sống trong rừng như: khỉ,voi,hươu cao cổsau đó tôi hỏi trẻ biết gì về những con vật này như: đặc điểm về thức ăn, tiếng kêu,ích lợi của chúng trong cuộc sống của con người.
Ảnh 7: Các con vật trong bài hát ‘Đố bạn”
Ví dụ 2: Trong giờ Văn học kể cho trẻ nghe truyện ‘ Hạt đỗ sót” Trẻ sẽ được biết về sự nảy mầm của cây. Trẻ được xem hình ảnh hạt phát triển qua từng giai đoạn nảy mầm.sau đó tôi hỏi trẻ từng giai đoạn phát triển của cây.
 Ảnh 8: cô cho trẻ nghe truyện Hạt đỗ sót
 * Hoạt động ngoài tiết học: 
Với hình thức này cô tạo điều kiện cho trẻ quan sát được nhiều khi tham gia, có hệ thống sẽ tích lũy được nhiều biểu tượng, kiến thức ở mọi lúc mọi nơi.
Hàng ngày các cháu đều được tham gia hoạt động ngoài trời nhằm giúp trẻ được quan sát cây cối, vưởn rau, bầu trời, được vui chơi ngoài sân trường với các đồ chơi ngoài trời để từ đó cô cũng đặt các câu hỏi hướng lái cho trẻ quan sát tìm tòi và có các câu trả lời chính xác như: Hôm nay các con quan sát thấy thời tiết thế nào? Trong vườn rau có những loại rau gì? Rau được trồng như thế nào?.....
Ảnh 9: Trẻ quan sát vườn rau, quan sát bồn hoa trước cửa lớp
 * Xây dựng môi trường giáo dục.
 Môi trường giáo dục trong và ngoài lớp học là vô cùng quan trọng, đối với trẻ mầm non. Lớp học được coi như gia đình thứ hai của trẻ, cô giáo là người mẹ, chính vì thế lớp học phải có không khí ấm áp, cảnh quan trong lớp phải gần gũi quen thuộc, thân thương với trẻ tạo cho trẻ cảm giác yên tâm khi đến lớp giúp trẻ thoải mái về tâm lý, trẻ sẽ thích đến lớp và say sưa, sáng tạo trong mọi hoạt động, nhận thức rõ điều đó nên tôi chú trọng tạo môi trường giáo dục trong và ngoài lớp.
Bên ngoài lớp học tôi sắp xếp góc thiên nhiên với các loại cây, hoa như hoa đồng tiền, hoa hồng, hoa cúc, hoa dạ yến thảo. Các cây hoa do trẻ mang tới tôi đều ghi tên cây và ghi tên trẻ mang tới. trẻ sẽ được tự mình chăm sóc chậu cây của mình và so sánh với chậu cây của các bạn.
 Ảnh 10: Góc thiên nhiên
Trong lớp, góc Khám phá khoa học tôi đặt ở gần cửa sổ để trẻ dễ dàng được tiếp xúc với thiên nhiên, thuận tiện cho việc trẻ làm quen với môi trường xung quanh và khám phá thiên nhiên. Trang trí hài hòa và có nhiều đồ dung đồ chơi, các bài tập để trẻ sángtạo theo theo cách riêng của mình. Ở mỗi chủ điểm như là góc chủ điểm chính cô để khoảng trống cho trẻ sưu tầm tranh ảnh từ nhà mang đến để trang trí hay tự làm các đồ dùng của chủ điểm bằng các nguyên vật liệu có sẵn để trang trí như vậy trẻ luôn thoải mái, tự tin hứng thú sáng tạo.
 Ảnh 11: Góc khám phá
Ở ngoài lớp học tận dụng khoảng cách hành lang bố trí trồng cây xanh với những cây cảnh trẻ mang tới. Trong các hoạt động ngoài trời cô cho trẻ thực hành chăm sóc cây xanh ở quanh lớp mình.
4. Biện pháp 4: Ứng dụng công nghệ thông tin
Ngày nay lĩnh vực công nghệ thông tin phát triển với tốc độ nhanh chóng, cung cấp nhiều thông tin hữu ích, hấp dẫn mà đôi khi ở trong cuộc sống chúng ta không tìm thấy được. Tùy vào nội dung từng bài học mà tôi có thể xem, tìm và download hình ảnh, video clip ứng dụng vào dạy trẻ.Trẻ được chính xác hóa các biểu tượng, hấp dẫn, cuốn hút trẻ vào giờ hoạt động hơn.
Tôi còn thiết kế các bài giảng điện tử trên chương trình powerpoint hoặc kidpix như: Ở bài dạy “Tìm hiểu về một số loại rau” tôi đã thiết kế trò chơi củng cố trên chương trình powerpoint, bài tìm hiểu “Động vật sống trong rừng” tôi cho xem video hình ảnh các con vật sống trong rừng khiến trẻ rất thích thú.
Ảnh 12: Một số động vật sống trong rừng
 Ảnh 13: Trên powerpoilt khám phá các loại rau
5. Biện pháp 5: Kết hợp với phụ huynh
Kết hợp với phụ huynh trong việc giúp trẻ tích cực tham gia hoạt động Khám phá khoa học.
Bằng cách trao đổi nội dung cho trẻ khám phá sắp học để phụ huynh biết và cung cấp1 số kiến thức cho trẻ hiểu về đối tượng mà giáo viên sắp thực hiện. Từ đó trẻ càng thích được khám phá hơn. Vì cha mẹ đã mở ra 1 phần hấp dẫn của đối tượng. Cô giáo tiếp tục gợi mở cho trẻ khám phá điều kỳ diệu tiếp theo bằng cách cho trẻ được trải nghiệm thí nghiệm để tìm ra điều kì lạ.
Ảnh 14: Công tác tuyên truyền phu huynh
 Các nội dung dạy tôi xây dựng góc cha mẹ cần biết và cập nhật những thông tin cần trao đổi với phụ huynh thường xuyên và kịp thời. Với biện pháp này đã giúp trẻ ghi nhớ kỹ hơn những kiến thức mà cô cung cấp.
IV. HIỆU QUẢ SKKN:
- Sau gần một năm thực hiện áp dụng đề tài “ Biện pháp nâng cao tính tích cực hoạt động khám phá cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi tại trường mầm non. ” tại lớp mẫu giáo nhỡ B2 với nhiều thuận lợi và khó khăn, tôi đã đạt được những kết quả sau đây:
1. Về phía trẻ:
- Trẻ rất hứng thú khi được hoạt động với khám phá khoa học. Đặc biệt là khi được tiếp xúc với công nghệ thông tin qua các bài giáo án điện tử cụ thể được quan sát hình ảnh thật được xem các đoạn phim về bài học mà cô đã chuẩn bị, trẻ hứng thú hơn khi trả lời câu hỏi và không ngừng tìm tòi các điều mới lạ về thế giới xung quanh.
- Qua sử dụng nhiều bài dạy phong phú, đa dạng, vốn kiến thức về môi trường xung quanh của trẻ tăng lên một cách rõ rệt. Thể hiện qua ngôn ngữ của trẻ, trẻ nói mạch lạc hơn, đã diễn đạt được đủ câu, rõ ý của mình.
- Khả năng nhận thức hoạt động khám phá khoa học của trẻ cũng nhạy bén và chính xác hơn.
- Trẻ nhanh nhẹn, hứng thú khi được học khám phá khoa học qua sử dụng công nghệ thông tin, trẻ được trải nghiệm và tự làm các thí nghiệm về môi trường xung quanh.
Phiếu 2: Kết quả cuối năm
 2. Về phía giáo viên
- Nắm chắc nội dung, phương pháp tổ chức một giờ hoạt động khám phá khoa học và môi trường xung quanh.
- Trau dồi được kiến thức cũng như kinh nghiệm hướng dẫn dạy trẻ với khám phá khoa học. 
- Tôi được phụ huynh tín nhiệm và học sinh tin yêu. 
- Kết quả hoạt động dạy các hoạt động khám phá khoa học được đánh giá tốt. 
V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
 Qua việc lập kế hoạch thực hiện một số biện pháp cho việc hoạt động khám phá khoa học và môi trường xung quanh trong năm học, tôi đã rút ra một số kinh nghiệm sau:
 - Trên thực tế giảng dạy giáo viên cũng cần có sự sáng tạo riêng cho mình để kết quả đạt như mong muốn
 - Học hỏi tìm tòi không chỉ trong sách vở mà còn ở bạn bè đồng nghiệp mới có sự sáng tạo riêng cho mình. Từ đó bản thân tôi không ngừng học tập để nâng cao trình độ chuyên môn để giàu thêm kinh nghiệm cho bản thân
- Gần gũi phụ huynh trao đổi và nắm bắt tình hình trẻ để có hướng dạy trẻ cụ thể
 - Luôn gần gũi trẻ, tạo các tình huống để kích thích trẻ làm theo ý của giáo viên mà trẻ không bị áp đặt 
 - Có kế hoạch thực hiện hoạt động góc phù hợp với độ tuổi mầm non, phù hợp theo chủ điểm.
- Làm đồ dùng, đồ chơi đẹp, hấp dẫn tạo sự thu hút đối với trẻ.
 - Nội dung hoạt động ở các góc phù hợp với chủ điểm, cụ thể, rõ ràng.
 - Biết kích thích động cơ bên trong của trẻ, gây hứng thú cho trẻ, khen chê đúng mức, động viên khích lệ kịp thời.
 - Cho trẻ nhập vai chơi mà trẻ thích để trẻ thể hiện tốt năng khiếu của mình nhiều
PHẦN III: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN:
 Việc thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục theo hướng đổi mới, sẽ giúp giáo viên linh hoạt và sáng tạo hơn trong việc xác định lựa chọn, tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ, cũng như nghiên cứu lồng ghép các hình thức với nhau, tạo cho trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động tạo điều kiện cho trẻ phát triển một cách toàn diện. Thông qua các biện pháp của đề tài đã giúp trẻ phát triển toàn diện hơn, có vốn hiểu biết phong phú hơn. Từ đó giúp trẻ có ý thức tập luyện, rèn luyện các tố chất. 
 Qua việc triển khai các biện pháp nêu trên tôi thấy thực sự bổ ích và mang lại hiểu quả cao. Cô giáo linh động sang tạo trong giờ dạy và qua các trò chơi, các giờ hoạt động khác. Trẻ hứng thú, tích cực tham gia vào hoạt động khám phá, tham gia sôi nổi, không gò ép áp đặt, tiếp thu bài nhẹ nhàng thoải mái. Từ đó trẻ còn lĩnh hội được một lượng kiến thức cơ bản chính xác. Điều đó không nhữnggiúp trẻ phát triển về mặt trí tuệ mà còn giúp trẻ phát triển toàn diện về các mặt như : Đức, trí thể mĩ.
 Khám phá khoa học giúp trẻ được trải nghiệm, được thực hành các kỹ năng, sự hiểu biết của mình thông qua các trò chơi, thí nghiệm khoa học. Từ đó trẻ sẽ lĩnh hội được vốn kiến thức cho bản thân mình. Không chỉ có vậy thông qua các giờ trải nghiệm , khám phá khoa học tư duy của trẻ sẽ được kích thích nhiều hơn, trí tưởng tượng phong phú hơn, thông qua đó giúp trẻ phát triển trí tuệ của mình. 
 Các chuyên gia tâm lý Nga cho răng “ Tư duy chỉ xuất hiện khi có tình huống có vẫn đề”. Nhận thức ró được tầm quan trọng của bộ môn khám phá nên tôi đã mạnh dạn tìm hiểu, trải nghiệm và đưa ra một số biện pháp giúp trẻ hứng thú và tích cực tham gia vào hoạt động khám phá khoa học
 Qua đây tôi cũng mong rằng bộ môn Làm quen môi trường xung quanh sẽ không còn là bộ môn khó mà giáo viên vẫn hay gọi là “Môi trường loanh quanh” nữa mà nó sẽ là bộ môn phong phú, hấp dẫn với cả cô giáo và trẻ. Vì không chỉ có trẻ được trải nghiệm mà giáo viên cũng tăng thêm hiểu biết rất 
II. KIẾN NGHỊ
 Qua quá trình nghiên cứu này tôi có một số ý kiến đề xuất sau
1. Đối với phòng giáo dục:
 Để nâng cao chất lượng môn khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo nhỡ 
4-5 tuổi nói riêng, độ tuổi mẫu giáo nói chung lĩnh hội kiến thức một cách tốt nhất và say mê. Tôi mong muốn phòng giáo dục tổ chức nhiều tiết kiến tập với những tiết dạy có hình thức sáng tạo, mới lạ để giáo viên trong toàn huyện được học tập.
- Cung cấp các thêm tài liệu về cách hướng dẫn, về các thí nghiệm khoa học đơn giản để dạy trẻ trong trường mầm non cho giáo viên.. 
- Phòng giáo dục cần chú trọng nâng cao kiến thức và nghiệp vụ giáo viên mầm non trong việc tổ chức cho trẻ 5 - 6 tuổi khám phá khoa học .
2. Đối với nhà trường:
 Tạo điều kiện cho giáo viên được tham quan, được học hỏi kinh nghiệm của các trường bạn.
 Ban giám hiệu cần có sự chỉ đạo cụ thể về việc tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề khám phá khoa học để giáo viên được trao đổi những vướng mắc trong chuyên môn.
 Thường xuyên theo dõi, đôn đốc, nhắc nhở, thăm lớp dự giờ rút kinh nghiệm cho giáo viên.
 Là một giáo viên mầm non đang hàng ngày, hàng giờ ươm những mầm non cho đất nước. Tôi mong muốn làm sao ngày càng có nhiều kinh nghiệm để nâng cao chất lượng hoạt động khám phá khoa học cho trẻ mầm non được áp dụng cụ thể hơn nữa. Chính vì vậy tôi đã lựa chọn đề tài: " Biện pháp nâng cao tính tích cực hoạt động khám phá cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi tại trường mầm non". Việc áp dụng các biện pháp này đã thu được kết quả khả quan song vẫn còn nhiều thiếu sót mà tôi chưa nhận thức được. Rất mong nhận được sự đánh giá, nhận xét của các cấp lãnh đạo và các đồng nghiệp góp ý để đề tài sáng kiến kinh nghiệm của tôi ngày càng đầy đủ và hoàn thiện.
 Tôi xin chân thành cảm ơn!
PHẦN IV: TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chương trình chăm sóc giáo dục trẻ 4- 5 tuổi.
2. Tài liệu hướng dẫn chuyên đề.
3. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên THCT ĐMHT tổ chức HĐGD trẻ 4-5 tuổi.
4. Tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non (NXB ĐHSP)
5. Trang web: http:www.yeutretho.vn
6. Trang web: http:www.baigiang.violet.vn
7. Trang web: http:google.com
PHỤ LỤC
Phiếu 1: Bảng khảo sát thực tế tình hình trẻ đầu năm học
STT
Nội dung
Tổng
số trẻ
Đầu năm
Đạt
Chưa đạt
Số lượng
Tỷ lệ
%
Số lượng
Tỷ lệ
%
1
Trẻ tích cực tham gia vào hoạt động học
 35
13
37
22
63
2
Trẻ biết sử dụng các giác quan để tri giác khám phá
12
34
23
66
3
Trẻ thích tham gia các trải nghiệm
16
46
19
54
4
Trẻ biết nhận xét và đưa ra kết luận
14
40
21
60
Phiếu 2: Kết quả được thể hiện ở bảng dưới đây:
STT
Nội dung
Số trẻ
Đầu năm
Cuối năm
Đạt
Chưa đạt
Đạt
Chưa đạt
Số trẻ
Tỷ lệ %
Số trẻ
Tỷ lệ %
Số trẻ
Tỷ lệ %
Số trẻ
Tỷ lệ %
1
Tích cực tham gia hoạt động học 
35
13
 37
22
 63
33
 94
2
 8
2
Trẻ biết sử dụng các giác quan để tri giác khám phá
12
 34
23
 66
30
 86
5
14
3
Trẻ thích tham gia các trải nghiệm
16
 46
19
 54
34
 97
1
 3
4
Trẻ biết nhận xét và đưa ra kết luận
14
 40
21
 60
33
 94
2
 6
 Ảnh 1:Một số hình ảnh trong hoạt động khám phá về trường mầm non
 Ảnh 5: Trẻ tham gia làm phân hữu cơ từ vỏ chuối
 Ảnh 4: Trẻ gieo hạt chăm sóc cây Ảnh 6: Trẻ chơi góc thiên nhiên
 Ảnh 9: Trẻ quan sát vườn rau,
 Ảnh 14: Công tác tuyên truyền phối kết hợp với phụ huynh

File đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_nang_cao_tinh_tich_cuc_hoat_dong_kham_pha.doc
Sáng Kiến Liên Quan