Báo cáo biện pháp Một số biện pháp chỉ đạo phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ góp phần xây dựng trường học an toàn trong trường mầm non

Khoa học và thực tiễn đã chứng minh, trẻ em lứa tuổi từ 0 - 6 tuổi là giai đoạn phát triển nhanh, mạnh mẽ về thể lực và trí lực cũng như toàn bộ cơ thể. Đó là giai đoạn khám phá, trải nghiệm, hình thành những kĩ năng cần thiết cho cả cuộc đời, vì vậy trẻ rất hiếu động và luôn có sự mày mò tìm hiểu trong cuộc sống hàng ngày, chính khả năng hiếu động, tính tự tin và tò mò trong khi trẻ hoàn toàn chưa có kinh nghiệm trong việc tự phòng tránh tai nạn và đảm bảo an toàn cho chính mình sẽ dẫn tới việc trẻ bị tai nạn bất cứ lúc nào. Bên cạnh đó, cách chăm sóc, giáo dục trẻ không đúng hoặc không có phương pháp cũng dẫn tới các sang chấn về tâm lý - gây ra các tai nạn về tinh thần đối với trẻ. Vì vậy, việc quản lý bảo vệ an toàn, phòng chống tai nạn cho trẻ là vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của trẻ trong trường mầm non.

Trong những năm gần đây, tai nạn thương tích xảy ra đối với trẻ em rất nhiều. Ngày 04 - 5 - 2012, lễ công bố kết quả khảo sát quốc gia tai nạn thương tích tại Việt Nam được tổ chức tại Hà Nội đã nêu rõ: “Tai nạn thương tích là một vấn đề sức khỏe cộng đồng tại Việt Nam với tỉ lệ tử vong và thương tích cao so với các bệnh lây nhiễm và không lây, trong đó, tai nạn giao thông đường bộ và đuối nước là những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho cộng đồng Việt Nam”. Trong đó, “5 nguyên nhân tai nạn thương tích gây tử vong hàng đầu ở nhóm trẻ em/vị thành niên từ 0-19 tuổi là: tai nạn giao thông, ngã, động vật tấn công, vật sắc và bỏng”. Chính vì vậy, việc phòng, chống tai nạn thương tích là một việc hết sức cấp bách hiện nay, đòi hỏi toàn xã hội phải có những hành động thiết thực để ngăn chặn những nguy cơ tai nạn thương tích đe dọa đến tính mạng và sức khỏe của trẻ em nước ta, đặc biệt là trẻ lứa tuổi mầm non, những chủ nhân tương lai của đất nước.

Để ngăn chặn và phòng chống tai nạn thương tích – đảm bảo an toàn cho trẻ, Thủ tướng Chính phủ ra Chỉ thị số 1408 ngày 1 tháng 9 năm 2009 về tăng cường công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em, chỉ thị đã nêu rõ: “Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh, không có bạo lực”; tiếp tục triển khai sâu rộng và thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, chú trọng việc rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng tự bảo vệ, kỹ năng giao tiếp, ứng xử cho học sinh trong nhà trường

 

docx13 trang | Chia sẻ: duongthao25 | Lượt xem: 922 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo biện pháp Một số biện pháp chỉ đạo phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ góp phần xây dựng trường học an toàn trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
riêng phải có những hiểu biết nhất định về công tác phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ, về nội dung, về các biện pháp đảm bảo an toàn cho trẻ. Chính vì vậy, tôi đã phối kết hợp với các đồng chí trong Ban giám hiệu nhà trường tổ chức các hình thức tuyên truyền giáo dục bằng nhiều hình thức như phát tờ rơi, trang bị tài liệu sách vở có liên quan đến việc đảm bảo an toàn cho trẻ cho các lớp.
Bên cạnh đó, trong các buổi họp hội đồng nhà trường, các buổi dự sinh hoạt chuyên môn, tôi thường triển khai các văn bản theo quy định có nội dung liên quan tới công tác phòng, chống tai nạn thương tích, xây dựng trường học an toàn, chú trọng và đi sâu quán triệt các nội dung trong Thông tư 13/2010/TT-BGD&ĐT ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích cơ sở giáo dục mầm non.
          Không những vậy, tôi đã mời các chuyên gia tại các Trung tâm kỹ thuật cao về trường tập huấn cho cán bộ, giáo viên, nhân viên về các nội dung như sau:
- Các nguyên nhân do tai nạn thương tích và các biện pháp phòng tránh đối với trẻ: Tai nạn giao thông, đuối nước, ngã, bỏng, ngộ độc, động vật cắn, ngạt thở; tai nạn do vật sắc nhọn, do chơi các trò chơi nguy hiểm;...
- Cách phòng tránh các tai nạn thương tích thường gặp;
- Hướng dẫn một số kỹ thuật sơ cấp cứu thông thường;
- Xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ.
          Đồng thời tôi cũng yêu cầu đồng chí Y tế được tham gia các buổi tập huấn về tập huấn sơ cấp cứu ban đầu cho trẻ do cấp trên tổ chức sẽ về tập huấn lại cho giáo viên, nhân viên tại trường. Mặt khác, tôi cũng mua các đĩa, sách hướng dẫn sơ cấp cứu tai nạn thương tích thường gặp ở trẻ em phát cho các lớp để giáo viên tự học được ở mọi lúc mọi nơi.
          Để những kiến thức và kỹ năng về công tác đảm bảo an toàn, phòng chống, tai nạn thương tích cho trẻ đi sâu hơn vào với giáo viên, nhân viên tôi đã đưa các câu hỏi có nội dung liên quan tới nội dung, các biện pháp đảm bảo an toàn cho trẻ, các kỹ năng chăm sóc, xử trí các tai nạn thường gặp vào các đề thi lý thuyết các hội thi: Hội thi “Quy chế chăm sóc nuôi dưỡng trẻ”, Hội thi “Giáo viên dạy giỏi, nhân viên nuôi dưỡng giỏi cấp trường”,...
          Bằng việc bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về công tác bảo đảm an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích cho giáo viên, nhân viên như vậy, đã góp phần nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên trường tôi về tầm quan trọng của việc đảm bảo an toàn cho trẻ. Cán bộ, giáo viên, nhân viên đã có những hiểu biết về nội dung, các biện pháp và sự cần thiết của việc đảm bảo an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non. Không những vậy, qua các buổi tập huấn, cán bộ, giáo viên, nhân viên trường tôi đã nắm được các kỹ năng xử trí các tai nạn thường gặp, không chỉ để chăm sóc trẻ ở trường, mà còn chăm sóc được con em mình tại gia đình.
3.3. Biện pháp 3: Chỉ đạo giáo viên lồng ghép các nội dung giáo dục phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ vào chương trình chăm sóc giáo dục trẻ.
          Tùy theo độ tuổi, khả năng của trẻ, tùy theo từng chủ đề và căn cứ vào kết quả mong đợi của trẻ theo lĩnh vực phát triển, để giúp trẻ nhận biết và tránh một số nguy cơ không an toàn, tôi đã cùng giáo viên lựa chọn và đưa các nội dung giáo dục phòng, chống tai nạn thương tích theo từng chủ đề vào hoạt động học hoặc hoạt động khác sao cho tự nhiên, khéo léo, lồng ghép một cách nhẹ nhàng, không gò ép nhiều nội dung vào cùng một hoạt động, đồng thời phải lựa chọn các hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục phù hợp để trẻ tiếp nhận các thông tin một cách hào hứng, không bị gò bó và gượng ép (Nội dung cụ thể xem thêm phần Phụ Lục)
          Với các nội dung giáo dục về phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ, tôi hướng dẫn giáo viên tích hợp một cách nhẹ nhàng vào các tiết học thông qua hình thức giáo dục trẻ hoặc tổ chức thành một tiết học hoặc thông qua các giờ hoạt động vui chơi, hoạt động chiều,...giúp trẻ nhận ra các mối nguy hiểm đó và ảnh hưởng của nó tới bản thân mình.
Ví dụ 1: Lứa tuổi 24 - 36 tháng. 
- Chủ đề “Bé đến trường mầm non”
+ Hoạt động với đồ vật: Xâu vòng tặng bạn
-> Qua hoạt động này, giúp trẻ biết trẻ có thể bị hóc, nghẹn khi sử dụng hột, hạt không đúng cách ( Ngậm, nuốt, ném nhau,...)
Ví dụ 2: Khám phá xe máy
          Ở hoạt động này, giáo viên giúp trẻ hiểu bô xe máy thường rất nóng khi vừa đi về, trẻ có thể bị bỏng khi đùa nghịch, sờ, chạm vào bô xe máy. Ngoài ra giáo viên còn sử dụng hình ảnh làm trò chơi nhằm hình thành kỹ năng chấp hành luật lệ an toàn giao thông khi ngồi trên xe máy để phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ. Đó là trò chơi: Ai giỏi nhất.
          Thông qua việc lồng ghép các nội dung giáo dục phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ như vậy, giúp trẻ có những hiểu biết về cách nhận biết và kỹ năng phòng, chống một số tai nạn thương tích xung quanh cuộc sống của trẻ. Nhờ vậy, trẻ sẽ tự tin, mạnh dạn hơn khi tham gia các hoạt động.
3.4. Biện pháp 4: Tổ chức cải tạo cơ sở vật chất nhằm đảm bảo an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ
Nguyên nhân trẻ không được an toàn cũng có thể xuất phát từ cơ sở vật chất của nhà trường chưa đảm bảo. Vì vậy, để phòng tránh những tai nạn có thể còn xảy đến với trẻ, tôi đã đề xuất và tham mưu với đồng chí Hiệu trưởng sửa chữa kịp thời số ghế còn lại bị hư hỏng, mua bổ xung thêm ghế nhựa đúng quy cách theo lứa tuổi cho các lớp có nhiều ghế bị hư hỏng nặng, không sửa chữa được, gia cố lại một số chỗ nền xi măng bị bong tróc ở ngoài sân trường có thể gây nguy hiểm cho trẻ, lát lại nền gạch cho các lớp bị phồng, bị gãy. 
Đối với các lớp ở dãy nhà cũ bị nứt trần ở hành lang cửa lớp nhà trường tiếp tục làm công văn đề nghị, tham mưu với lãnh đạo cấp trên nhanh chóng tu sửa, xây mới một số hạng mục xuống cấp thiếu an toàn nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ.
3.5. Biện pháp 5: Chỉ đạo, triển khai các biện pháp cụ thể nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ ở mọi lúc, mọi nơi
Để đảm bảo an toàn cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi, không để xảy ra tai nạn thương tích đối với trẻ, tôi đã triển khai một số biện pháp cụ thể sau:
*Về phía giáo viên:  Tôi chỉ đạo giáo viên thực hiện nghiêm túc giờ đón, trả trẻ, tăng cường kiểm tra việc chấp hành giờ giấc, chế độ sinh hoạt của giáo viên, chấn chỉnh công tác tổ chức các hoạt động, tạo nề nếp sinh hoạt cho trẻ: nề nếp chơi, nề nếp học, nề nếp ăn ngủ, luôn phải có cô trong mọi hoạt động của trẻ và phải quan tâm, chú ý đến từng hành động của trẻ, phải tuân thủ theo đúng quy chế chăm sóc nuôi dưỡng trẻ, trẻ càng bé thì các cô càng cần quan tâm chăm sóc chu đáo, tận tình, tỉ mỉ hơn.
Tôi thường xuyên kiểm tra công tác vệ sinh phòng lớp, kiểm tra chế độ chăm sóc trẻ theo định kỳ, đột xuất, nhắc nhở trước cuộc họp chấn chỉnh kịp thời các sự việc không đảm bảo an toàn cho trẻ như: nền nhà ướt, quát mắng, đánh trẻ,... Tôi nhắc nhở giáo viên, cần để các đồ dùng gây nguy hiểm cho trẻ lên cao như dao, kéo,.. và loại bỏ các đồ dùng đồ chơi gãy hỏng, sắc nhọn dễ gây tai nạn thương tích cho trẻ. Đặc biệt phải luôn để nền nhà khô ráo, không bị ướt, nhất là nền nhà vệ sinh, phải có dép cho trẻ đi vào.
* Về phía  bảo vệ: Tôi yêu cầu bảo vệ nhắc nhở phụ huynh để xe đúng nơi quy định, không đi xe vào khu vực cửa lớp. Khi hết giờ đón trẻ, bảo vệ có nhiệm vụ khóa cửa cổng và bất cứ ai muốn ra vào trường phải có sự đồng ý của Ban giám hiệu . Bảo vệ phải thực hiện nghiêm túc giờ mở cổng đúng giờ theo quy định.
* Về phía Y tế: Chỉ đạo đồng chí y tế luôn phải theo dõi tủ thuốc, khi hết thuốc, đồ dùng sơ cấp cứu thì phải bổ xung kịp thời. Đồng thời, phải thường xuyên kiểm tra đồ dùng của cô, của trẻ có nguy cơ gây tai nạn thương tích, kiểm tra vệ sinh xung quanh trường lớp và giám sát khâu thực hiện.
* Về phía nhân viên cấp dưỡng: Chỉ đạo tổ nuôi tuân thủ nghiêm ngặt khâu vệ sinh an toàn thực phẩm, từ khâu giao nhận thực phẩm đến khâu chia ăn, đảm bảo chất lượng món ăn cho trẻ.
Có như vậy, trẻ luôn được an toàn về thể lực sức khỏe, an toàn về tâm lý và an toàn về tính mạng của trẻ.
3.6. Biện pháp 6: Tuyên truyền, phối kết hợp với các bậc phụ huynh trong việc đảm bảo an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ
Công tác đảm bảo an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ ở trường mầm non thôi chưa đủ mà cần phải có sự kết hợp hài hòa từ phía gia đình trẻ. Vì gia đình là nơi trực tiếp nuôi dạy trẻ cùng với nhà trường. Vì vậy, để công tác đảm bảo an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ đạt hiệu quả cao tôi đã tuyên truyền với các bậc phụ huynh trong các buổi họp phụ huynh về những nguy cơ không an toàn cho trẻ  từ phía các bậc phụ huynh như đi xe vào khu vực trường, cho trẻ mang đồ chơi hoặc vật dụng không an toàn đến lớp. Ngoài ra, tôi còn phát cho các lớp các tờ rơi, tờ tranh tuyên truyền về cách nhận biết và phòng tránh một số nơi, tai nạn thường gặp ở trẻ để ở góc dành cho cha mẹ cần biết,...Đồng thời tôi cũng tuyên truyền một số trường hợp tai nạn trẻ thường hay gặp ở trường và ở nhà để phụ huynh nắm được và cùng cô giáo có biện pháp để phòng tránh.
Tôi và phụ huynh cũng thường xuyên trao đổi với nhau về những tình huống không an toàn mà trẻ vô tình gặp phải hoặc những hoàn cảnh được người lớn tạo ra nhằm giúp trẻ học cách ứng phó. Đồng thời cùng nhau thống nhất cách giáo dục trẻ trong những tình huống như vậy.
Qua các nội dung tuyên truyền như vậy, phụ huynh đã nghiêm chỉnh chấp hành các nội quy quy định của lớp, của nhà trường; Dừng đỗ xe theo quy định dưới sự hướng dẫn của bảo vệ, không đi xe vào khu vực trường, không cho trẻ mang đồ chơi hoặc vật dụng không an toàn đến lớp, có những hiểu biết về kỹ năng phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ, có thể dạy trẻ và tự phòng, chống cho bản thân mình và cho gia đình. Những chuyển biến tích cực trong nhận thức và sự phối hợp chặt chẽ của phụ huynh đã tạo điều kiện cho tôi nâng cao hiệu quả của công tác đảm bảo an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ.
3.7. Biện pháp 7: Theo dõi và đánh giá công tác đảm bảo an toàn, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ
          Những năm trước đây, công tác kiểm tra, theo dõi, đánh giá nội dung bảo vệ an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ chưa được làm thường xuyên, chặt chẽ, chủ yếu là định tính, kết quả thường chung chung, không rõ ràng. Vì vậy mà chưa động viên, khen thưởng kịp thời đối với những giáo viên, nhân viên làm tốt và chưa có hình thức xử lý các trường hợp vi phạm gây thương tích cho trẻ. 
          Để khắc phục tình trạng nêu trên, tôi đã tăng cường công tác kiểm tra, theo dõi, đánh giá một cách trung thực nhất về các nội dung trong bản kế hoạch và kiểm tra công tác đảm bảo an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ tại các nhóm lớp. Khi theo dõi, đánh giá, tôi thu thập thông tin về tình hình tai nạn thương tích của từng lớp , sau đó tôi tổng hợp thành bảng thống kê để đánh giá tình hình tai nạn thường gặp trong nhà trường (Các biểu mẫu cụ thể ở phần Phụ Lục)
          Khi tổng hợp được số liệu như trên giúp tôi có thể biết:
- Các loại tai nạn hay xảy ra ở nhà, ở trường, ở lớp
- Nơi dễ xảy ra tai nạn
- Biết các loại tai nạn trẻ hay mắc phải
- Số lượng trẻ bị tai nạn
- Bộ phận cơ thể hay bị tổn thương khi bị tai nạn ( từ đó có hướng để dự phòng sơ cứu, cấp cứu cho trẻ).
- Lý do trẻ bị tai nạn
- Nguyên nhân trẻ bị tai nạn
- Giới tính trẻ hay bị tai nạn
          Với cách làm như trên, tôi có biện pháp để bảo đảm an toàn, phòng, chống tai nạn cho trẻ và nếu có tai nạn xảy ra thì tôi nhanh chóng có biện pháp xử trí và khắc phục kịp thời. Đồng thời nhìn vào bảng tổng hợp tôi sẽ biết các nhóm, lớp thường xuyên xảy ra tai nạn để nhắc nhở và xử lý kịp thời các trường hợp xảy ra. Từ đó, tôi có hình thức động viên, khen thưởng giáo viên, nhân viên làm tốt trong công tác đảm bảo an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ.
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Qua việc chỉ đạo  công tác đảm bảo an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ, cùng với sự nỗ lực, phấn đấu nhiệt tình trong việc phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên, Trường Mầm non Đa Tốn đã đạt được một số kết quả sau:
4.1. Đối với nhà trường
          Cùng với việc tu bổ, cải tạo cơ sở vật chất, thì nhà trường đã có một khung cảnh sư phạm khang trang, xanh, sạch, đẹp, xứng đáng là “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”
           Nhà trường luôn dựa vào thông tư 13 để làm thước đo chuẩn cho việc đảm bảo an toàn cho trẻ.  Xây dựng được môi trường sinh hoạt học tập an toàn, giảm thiểu tới mức thấp nhất nguy cơ tai nạn thương tích trong trường học: đến cuối năm trường không xảy ra sự cố đáng tiếc nào. 
          Vì vậy, các tiêu chí trong bảng kiểm xây dựng trường học  an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ đều đạt, cuối năm Trường được công nhận là “Trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ”.
4.2. Đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên
          Thông qua các buổi tuyên truyền giáo dục  nhận thức của CB - GV - NV về xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ trong nhà trường được nâng cao: GV nghiêm túc thực hiện tổ chức hoạt động có giờ giấc, đảm bảo chế độ sinh hoạt trong ngày, sử dụng đồ dùng đồ chơi đảm bảo an toàn, vệ sinh.
          Cán bộ, giáo viên, nhân viên có sự hiểu biết sâu rộng về các nội dung, các biện pháp đảm bảo an toàn cho trẻ, có kỹ năng xử trí, sơ cấp cứu ban đầu một số tai nạn thương tích thường gặp ở trẻ qua các buổi tập huấn, qua tự học, tự nghiên cứu. Từ đó, giáo viên, nhân viên biết cách lồng ghép, tích hợp các nội dung giáo dục phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ vào các chủ đề phù hợp.
4.3. Đối với trẻ
          Khi lồng ghép các nội dung giáo dục phòng, chống tai nạn thương tích vào chương trình giáo dục trẻ theo chủ đề, cùng với sự hướng dẫn của cô giáo, trẻ đã có được một số kỹ năng cần thiết trong việc tự phục vụ. Hầu hết trẻ đã biết tự bảo vệ bản thân, biết nhận ra và tránh xa những nơi nguy hiểm, những đồ vật , vật dụng nguy hiểm, biết một số hành động gây nguy hiểm cho bản thân và mọi người xung quanh, biết tìm kiếm sự giúp đỡ của người lớn để giúp bản thân mình an toàn.
          Trẻ được chăm sóc một cách toàn diện cả về thể chất và tinh thần: trẻ được đảm bảo an toàn, tạo được không khí cho bữa ăn, khuyến khích trẻ ăn hết suất, trẻ yêu trường lớp và thích đến trường.
          Qua các biện pháp thực hiện, tỷ lệ trẻ bị tai nạn thương tích giảm rõ rệt. Kết quả được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng tổng hợp số liệu trẻ gặp tai tạn thương tích qua các năm:
Năm học
Tổng số trẻ
Số trẻ bị tai nạn thương tích
Tai nạn thương tích thường gặp
Ngã
Vật sắc nhọn
Dị vật đường thở
Khác
2017 - 2018
920
101
87
11
3
0
11%
9,5%
1,2%
0,3%
2018 - 2019
880
88
78
8
2
0
10%
8,9%
0,9%
0,2%
2019 - 2020
741
15
12
3
0
0
2%
1,6%
0,4%
          Nhìn vào biểu đồ, ta thấy: năm học 2019 - 2020 tỷ lệ trẻ bị tai nạn thương tích giảm  rõ rệt so với năm học 2018 - 2019:
- Số trẻ bị tai nạn thương tích giảm từ 88 trẻ xuống còn 15 trẻ , giảm 8% ( Từ 10% xuống còn 2%) 
- Số trẻ bị ngã giảm từ 78 trẻ xuống còn 12 trẻ 
- Số trẻ bị tai nạn thương tích do vật sắc nhọn giảm từ 8 trẻ xuống còn 3 trẻ
- Số trẻ bị tai nạn thương tích do hóc sặc dị vật giảm từ 2 trẻ xuống còn không có trẻ nào bị hóc sặc dị vật.
- Số trẻ bị tai nạn thương tích khác không có trẻ nào.
4.4. Đối với phụ huynh
          Qua một số hình thức tuyên truyền, nhận thức của phụ huynh học sinh đã thay đổi đáng kể: 
          Phụ huynh đã nắm được nguyên nhân và cách phòng tránh một số tai nạn thương tích thường gặp ở trẻ, nhận thấy được sự thiết thực và tầm quan trọng của việc đảm bảo an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ tại trường và tại gia đình.
          Từ đó, phụ huynh đã vui vẻ, phấn khởi, tin tưởng, phối kết hợp chặt chẽ với nhà trường trong việc chấp hành một số nội quy của nhà trường để đảm bảo an toàn cho trẻ, đã cùng cô giáo dạy trẻ một số kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ.
III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
     Đảm bảo an toàn và phòng chống tai nạn thương  tích cho trẻ là một việc đóng vai trò quan trọng và hết sức cấp bách trong công tác chăm sóc - giáo dục trẻ hiện nay, góp phần vào sự phát triển toàn diện cho trẻ và việc xây dựng một môi trường an toàn thân thiện cho trẻ học tập vui chơi là cần thiết và có ý nghĩa, chăm sóc sức khỏe cho trẻ là chăm sóc những mầm xanh cho đất nước, tương lai đất nước có phồn vinh hay không phụ thuộc vào những mầm xanh đó có được chăm sóc tốt hay không
          Sau học tập nghiên cứu các vấn đề về quản lý công tác phòng chống tai nạn thương tích trong trường mầm non, tôi đã nhìn nhận đánh giá lại hoạt động quản lý công tác Phòng chống tai nạn thương tích của đơn vị mình thấy còn những bất cập, hạn chế cần được điều chỉnh.
     Căn cứ vào những tiêu chuẩn quy định về trang bị cơ sở vật chất trong trường mầm non; Căn cứ tình hình thực tế về công tác Phòng chống tai nạn thương tích của trường, tôi đã xây dựng và áp dụng các biện pháp, kế hoạch hành động vào trong công tác Phòng chống tai nạn thương tích của nhà trường. Tôi mong rằng những biện pháp, kế hoạch tôi xây dựng trên có thể phần nào làm thay đổi, nâng cao đẩy mạnh hơn nữa công tác Phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ trong Trường Mầm non
     Qua quá trình thực hiện đề tài này, sau thời gian học tập nghiên cứu, và qua áp dụng thực tế bản thân tôi đã rút ra được một số bài học cho mình như sau:
     Dù ở cương vị nào, đã làm trong môi trường giáo dục nói chung và trường mầm non nói riêng thì phải luôn lấy công tác chăm lo cho trẻ làm trọng, lấy sự an toàn của trẻ làm cuộc sống của mình, làm sao khi trẻ đến trường phải đảm bảo tuyệt đối an toàn và phụ huynh có thể yên tâm khi gửi gắm con em mình.
     Bản thân phải luôn trau dồi học tập nghiên cứu tìm tòi để tìm ra những giải pháp tốt nhất trong công tác chăm sóc sức khỏe, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ.
     Quản lý, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện kế hoạch phòng, chống tai nạn thương tích trong trường học. Tuyên dương, động viên các giáo viên thực hiện tốt công tác phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ; phê bình, nhắc nhở kịp thời những giáo viên thực hiện chưa tốt.  
II. Kiến nghị
Với tư cách là Phó Hiệu trưởng quản lý công tác chăm sóc nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe cho trẻ, tôi xin khuyến nghị một số điều như sau:
          Đối với lãnh đạo Nhà trường: Quan tâm, tạo điều kiện, chỉ đạo sát sao hơn nữa việc thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe nói chung và công tác Phòng chống tai nạn thương tích nói riêng trong nhà trường; tham mưu cho lãnh đạo kịp thời tu sửa, trang bị cơ sở vật chất đảm bảo yêu cầu theo quy định.
 Đối với phụ huynh: Cần có ý thức hơn trong việc chấp hành giờ giấc đưa đón trẻ của Nhà trường, dừng đỗ xe đúng nơi quy định, không chạy xe vào trong khu vực trường, phối hợp với nhà trường trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
     Đối Phòng Giáo dục và Đào tạo: Cần nắm bắt và tham mưu kịp thời cho cấp trên đầu tư xây dựng cải tạo về cơ sở vật chất của các đơn vị trường học trên địa bàn nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ 
     Đối với Sở GD& ĐT : Cần ưu tiên đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất cho nghành học mầm non để thực hiện công tác chăm sóc giáo dục trẻ có hiệu quả hơn.
     Trên đây là “Một số biện pháp chỉ đạo phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ góp phần xây dựng trường học an toàn trong trường mầm non”, trong quá trình nghiên cứu chắc rằng sẽ còn nhiều thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự góp ý của các đồng chí trong Hội đồng đánh giá để các biện pháp của bản sáng kiến được hoàn thiện hơn. 
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 14 tháng 02 năm 2020
Người viết
Nguyễn Thị Thùy Hương

File đính kèm:

  • docxbao_cao_bien_phap_mot_so_bien_phap_chi_dao_phong_tranh_tai_n.docx
Sáng Kiến Liên Quan