Bài tham luận Giải pháp trong hoạt động phòng bộ môn Vật lí

Những thuận lợi, khó khăn.

 2.1. Thuận lợi.

- Trường có phòng bộ môn Vật lí, phòng công nghệ thông tin phục vụ tốt cho việc giảng dạy.

- Đội ngũ giáo viên trẻ nhiệt tình hăng say trong công việc giảng dạy. Giáo viên giảng dạy tích cực sử dụng đồ dùng dạy học.

- Học sinh chăm ngoan đã làm quen với phương pháp đổi mới, có hứng thú sử dụng đồ dùng thí nghiệm, thực hành. Do đó, học sinh nắm kiến thức nhanh hơn, sâu hơn và có được kĩ năng thực hành.

 2.2. Khó khăn.

 - Trang thiết bị phòng bộ môn vật lí hư hỏng nhiều nên không đủ đáp ứng nhu cầu dạy học hiện nay. Tất cả các khối lớp đều phải sử dụng phòng bộ môn lí. Hiện nay đa số đồ dùng đã được thanh lí do hư hỏng nhiều.

- Có những thí nghiệm xảy ra trong điều kiện đặc biệt như: buồng tối, chân không, nhiệt độ cao.khó thực hiện. Hiện tượng thí nghiệm xảy ra quá nhanh hoặc quá chậm.Khi gặp trở ngạy giáo viên phải dạy “chay” dẫn đến tốn thời gian và chất lượng dạy không cao.

- Nội dung bài dạy thì dài do đó làm thí nghiệm theo nhóm khó đảm bảo thời gian trong một tiết học.

- Một số học sinh ý thức học tập chưa cao. Các em thường không cần quan tâm đến mục đích của mình làm thí nghiệm để làm gì và cũng chưa kịp nghiên cứu rõ các bước thí nghiệm như thế nào mà chỉ chăm chú vào đồ dùng lạ mắt có trong nhóm.

- Các em thường nghịch với đồ dùng thí nghiệm và biến nó thành đồ chơi riêng.

- Giáo viên quản lí phòng bộ môn vật lí còn phải kiêm nhiệm với công tác chủ nhiệm và công tác giảng dạy nên việc sắp xếp và vệ sinh phòng chưa khoa học và sạch sẽ kịp thời

 

docx12 trang | Chia sẻ: Hải Thượng | Ngày: 04/05/2023 | Lượt xem: 708 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài tham luận Giải pháp trong hoạt động phòng bộ môn Vật lí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tham luận 
GIẢI PHÁP TRONG HOẠT ĐỘNG PHÒNG BỘ MÔN VẬT LÍ 
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Mục tiêu của dạy học ngày nay là hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh. Dạy học hiện nay không chỉ đơn thuần là cung cấp cho học sinh những tri thức và kinh nghiệm mà loài người đã tích lũy được mà phải góp phần tích cực vào việc hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh theo mục tiêu đào tạo. Học sinh tham gia tích cực, chủ động vào các hoạt động học tập thì các phẩm chất năng lực cá nhân sớm được hình thành và phát triển hoàn thiện. Năng động sáng tạo là những phẩm chất cần thiết trong cuộc sống hiện đại nó phải được hình thành ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
	Chính vì lẽ đó trong các môn học ở trường trung học cơ sở nói chung và môn vật lí nói riêng, việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh đã được giáo viên áp dụng từ nhiều năm nay, trong đó phương pháp tự nghiên cứu giúp học sinh tự học, tự sáng tạo. Việc sử dụng các dụng cụ, thiết bị thí nghiệm để thực hiện các thí nghiệm theo phương pháp nghiên cứu vấn đề sẽ khuyến khích các em tự tìm tòi phát triển vấn đề, qua đó giúp các em nắm chắc kiến thức lí thuyết lẫn kĩ năng thực hành. Để đạt được điều đó thì việc hướng dẫn học sinh sử dụng dụng cụ, thiết bị thí nghiệm và thực hành các thí nghiệm trong mỗi bài học là rất quan trọng, nó có thể quyết định đến việc thành công của tiết dạy.
II. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH:
 1. Đặc điểm tình hình:
Trường THCS Nguyễn Thị Minh Khai là một trường thuộc phường 5 thành phố Bạc Liêu. Năm học 2018 - 2019 trường có tổng số lớp là 17 lớp gồm 5 lớp 6, 4 lớp 7, 4 lớp 8, 4 lớp 9, các phòng học khang trang sạch sẽ, có các phòng chức năng tuy nhiên trang thiết bị phục vụ cho các phòng chức năng đã hư hỏng rất nhiều không đáp ứng cho việc dạy học đạt hiệu quả cao. Do đó để hưởng ứng phong trào giáo viên tự làm đồ dùng do nhà trường phát động và để đạt hiệu quả cao trong giảng dạy giáo viên đã trang bị thêm và đã tự làm thêm một số đồ dùng phục vụ cho việc giảng dạy và thay thế cho các tiết học có thực hành mà không có dụng cụ bằng các tiết học có thí nghiệm ảo.
- Đội ngũ giáo viên đều đạt chuẩn, nhiệt tình, tích cực đổi mới phương pháp trong dạy học nhằm đạt kết quả chất lượng giáo dục cao.
 2. Những thuận lợi, khó khăn.
 2.1. Thuận lợi.
- Trường có phòng bộ môn Vật lí, phòng công nghệ thông tin phục vụ tốt cho việc giảng dạy.
- Đội ngũ giáo viên trẻ nhiệt tình hăng say trong công việc giảng dạy. Giáo viên giảng dạy tích cực sử dụng đồ dùng dạy học.
- Học sinh chăm ngoan đã làm quen với phương pháp đổi mới, có hứng thú sử dụng đồ dùng thí nghiệm, thực hành. Do đó, học sinh nắm kiến thức nhanh hơn, sâu hơn và có được kĩ năng thực hành.
 2.2. Khó khăn.
 - Trang thiết bị phòng bộ môn vật lí hư hỏng nhiều nên không đủ đáp ứng nhu cầu dạy học hiện nay. Tất cả các khối lớp đều phải sử dụng phòng bộ môn lí. Hiện nay đa số đồ dùng đã được thanh lí do hư hỏng nhiều.
- Có những thí nghiệm xảy ra trong điều kiện đặc biệt như: buồng tối, chân không, nhiệt độ cao...khó thực hiện. Hiện tượng thí nghiệm xảy ra quá nhanh hoặc quá chậm...Khi gặp trở ngạy giáo viên phải dạy “chay” dẫn đến tốn thời gian và chất lượng dạy không cao.
- Nội dung bài dạy thì dài do đó làm thí nghiệm theo nhóm khó đảm bảo thời gian trong một tiết học.
- Một số học sinh ý thức học tập chưa cao. Các em thường không cần quan tâm đến mục đích của mình làm thí nghiệm để làm gì và cũng chưa kịp nghiên cứu rõ các bước thí nghiệm như thế nào mà chỉ chăm chú vào đồ dùng lạ mắt có trong nhóm. 
- Các em thường nghịch với đồ dùng thí nghiệm và biến nó thành đồ chơi riêng.
- Giáo viên quản lí phòng bộ môn vật lí còn phải kiêm nhiệm với công tác chủ nhiệm và công tác giảng dạy nên việc sắp xếp và vệ sinh phòng chưa khoa học và sạch sẽ kịp thời
III. PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:
 1. Giáo viên phụ trách phòng bộ môn cần chuẩn bị:
- Thực hiện đúng quy chế. Có đủ các loại sổ sách: 
 	 + Kế hoạch dạy học phòng bộ môn.
 	 + Đăng kí giảng dạy phòng bộ môn.
 	 + Sổ đầu bài phòng bộ môn.
 	 + Sổ theo dõi mượn trả thiết bị.
 	 + Sổ theo dõi tài sản, cập nhật những thiết bị hư hỏng.
- Các sổ lập đúng mục, đúng quy định. 
- Thường xuyên lau chùi các thiết bị, sắp xếp gọn gàng ngăn nắp.
- Kiểm kê đồ dùng sau năm học.
- Luôn có kế hoạch sửa chữa trang thiết bị, đồ dùng hư hỏng kịp thời. 
 2. Giáo viên trực tiếp dạy trên phòng bộ môn cần thực hiện công việc sau:
- Chuẩn bị đồ dùng trước để xác định độ chính xác của đồ dùng thí nghiệm, các đồ dùng có đủ, có hư hỏng không...Từ đó có biện pháp khắc phục kịp thời, đảm bảo tiết học diễn ra bình thường.
- Nhắc nhở và quy định với học sinh phải thực hiện đúng nội quy phòng học.
- Chia nhóm học sinh phù hợp đảm bảo em nào cũng được thực hành, được quan sát thí nghiệm; quy định mỗi nhóm phải có nhóm trưởng chịu trách nhiệm nhận và giao trả thiết bị đồ dùng, điều hành hoạt động nhóm. Trong các nhóm có đủ đối tượng học sinh: giỏi, khá, trung bình, yếu, kém.
- Quản lí học sinh nghiêm túc để các em có giờ học hiệu quả, phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh.
- Thường xuyên cập nhật vào sổ tài sản những thiết bị hư hỏng trong quá trình thực hành.
- Vệ sinh phòng học thường xuyên: sau mỗi buổi thực hành yêu cầu học sinh vệ sinh, tu sửa, sắp xếp thiết bị phòng bộ môn.
 3. Giải pháp thay thế khi không có đồ dùng.
 Hiện nay do đa số thiết bị đã hư hỏng nên phần lớn các tiết học có thực hành mà không có dụng cụ thì được thay thế bằng các tiết học có thí nghiệm ảo hoặc giáo viên đã trang bị thêm và đã tự làm thêm một số đồ dùng phục vụ cho việc giảng dạy.
Biện pháp thay thế dùng thí nghiệm ảo là biện pháp hữu hiệu nhất trong thời điểm hiện nay, tuy mất rất nhiều thời gian của giáo viên để chuẩn bị nhưng đảm bảo học sinh nắm được kiến kiến thức tốt hơn.
 Sau đây là một số ví dụ minh họa:
* Vật lí lớp 6: 
BÀI 21. MỘT SỐ ỨNG DỤNG CỦA SỰ NỞ VÌ NHIỆT.
- Ứng dụng trong xây dựng cầu thép.
- Băng kép bị hơ nóng.
* Vật lí lớp 7: 
 BÀI 3. ỨNG DỤNG ĐỊNH LUẬT TRUYỀN THẲNG ÁNH SÁNG.
BÀI 13. MÔI TRƯỜNG TRUYỀN ÂM.
* Vật lí lớp 8: 
 BÀI 22. DẪN NHIỆT:
* Vật lí lớp 9:
BÀI 52. ÁNH SÁNG TRẮNG VÀ ÁNH SÁNG MÀU
BÀI 55. MÀU SẮC CÁC VẬT DƯỚI ÁNH SÁNG TRẮNG VÀ DƯỚI ÁNH SÁNG MÀU
BÀI 53. SỰ PHÂN TÍCH ÁNH SÁNG TRẮNG 
IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
- Là giáo viên phải hiểu rõ được tầm quan trọng của các thiết bị dạy học. 
- Chuẩn bị chu đáo thí nghiệm, thành công tạo nên sự hưng phấn, phấn khởi trong việc giảng dạy, tất nhiên kết quả học tập của các em tốt hơn.
- Thường xuyên sắp xếp phòng thiết bị gọn gàng.
- Rèn luyện các em có ý thức bảo vệ của công.
- Nếu trường hợp không có dụng cụ thí nghiệm giáo viên thay thế bằng các thí nghiệm ảo.
V. KẾT LUẬN:
Vật lí là môn khoa học của thực nghiệm, vì vậy trong giảng dạy môn vật lí làm thí nghiệm là một khâu có vai trò rất quan trọng nó không chỉ làm tăng tính hấp dẫn của môn học, giúp học sinh hiểu sâu sắc các kiến thức lí thuyết mà còn làm tăng tính nhạy bén trực quan của học sinh.
Việc lồng ghép các thí nghiệm vào trong các bài học vật lí là một biện pháp quan trọng nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, góp phần tích cực trong hoạt động truyền đạt kiến thức cho học sinh.
Đổi mới nội dung và phương pháp trong dạy học vật lí phải gắn liền với việc tăng cường sử dụng thí nghiệm trong quá trình dạy học. Bên cạnh đó, có những bài có khối lượng kiến thức nhiều, hầu hết trong các bài đều có thí nghiệm, nếu dạy theo phương pháp truyền thống và với những thí nghiệm thật thì đôi khi sẽ không đủ thời gian. Mặt khác, với điều kiện cơ sở vật chất hiện nay thì trường chưa có đủ dụng cụ thí nghiệm để đáp ứng yêu cầu của bài học theo sách giáo khoa. Do đó, việc ứng dụng công nghệ thông tin và tiến hành thí nghiệm ảo trên máy vi tính là một giải pháp quan trọng trong việc giảng dạy, giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách nhanh chống, sâu sắc, tin tưởng vào kiến thức mà mình đã chiếm lĩnh được, đồng thời tạo hứng thú học tập cho học sinh trong từng bài học.
VI. ĐỀ XUẤT:
Để đạt hiệu quả cao hơn trong việc giảng dạy tôi xin có đề xuất như sau:
- Nhà trường có kế hoạch mua sắm đồ dùng mới và kịp thời để phòng bộ môn vật lí hoạt động và sử dụng các thiết bị có hiệu quả.
- Do điều kiện cơ sở vật của nhà trường còn hạn chế chỉ có một phòng máy chiếu cho tất cả các môn và hiện tại màn hình trình chiếu đang gắn ở phòng học lớp 6/1 nên mỗi lần cần dạy phải di chuyển học sinh của 2 lớp, rất bất tiện nhất là lớp 6/1. Do đó tôi kiến nghị cần có phòng trình chiếu tách riêng với lớp học để tiện cho giáo viên khi dạy trình chiếu và cần sửa chữa, thay thế dây gắn màn hình để không mất thời gian xử lí khi máy không kết nối với màn hình, làm giảm hiệu quả giảng dạy. 
 Phường 5, ngày 28 tháng 02 năm 2019
 DUYỆT CỦA BGH DUYỆT CỦA Người thực hiện
 TỔ CHUYÊN MÔN
 Hồ Mỹ Thoa Phạm Vũ Hải Âu

File đính kèm:

  • docxbai_tham_luan_giai_phap_trong_hoat_dong_phong_bo_mon_vat_li.docx
Sáng Kiến Liên Quan