Vận dụng một số phƣơng pháp dạy học tích cực trong dạy và học môn giáo dục công dân ở bậc THPT

A. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

I. CƠ SỞ LÝ LUẬN

Định hướng đổi mới phương pháp Dạy - Học đã được xác định trong Nghị

quyết TW 4 Khóa VII (Tháng 1/1993) chỉ ra yêu cầu đổi mới phương pháp, quan

điểm này được nhấn mạnh trong Nghị quyết TW 2 Khóa VIII (Tháng 12–1996)

“Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một

chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học”, được thể chế hóa trong

Luật Giáo dục (2005); được cụ thể hóa trong các văn bản của Bộ Giáo dục và Đào

tạo.

Luật Giáo dục; Điều 28.2 năm 2005 đã ghi: “Phương pháp giáo dục phổ

thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp

với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng

làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động

đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.

Đổi mới giáo dục phổ thông nước ta hiện nay hơn bao giờ hết là đổi mới toàn

diện trong đó đổi mới phương pháp giữ vai trò chủ yếu: “Đổi mới phương pháp dạy

học theo hướng dạy học tích cực, giúp học sinh biết cách tự học và hợp tác trong học

tập, tích cực, chủ động, sáng tạo trong phát hiện và giải quyết vấn đề để tự chiếm

lĩnh tri thức mới, hướng tới hoạt động học tập chủ động, chống lại thói quen học tập

thụ động”.

Theo một nghĩa chung nhất thì: Đổi mới PPDH là sử dụng các PPDH theo

cách mới, trong những điều kiện mới nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy

học. Nói một cách cụ thể thì: Đổi mới PPDH là sử dụng các PPDH một cách tích

cực và hiệu quả, phát huy được tính tich cực, chủ động, sáng tạo của HS; phù hợp

với đặc điểm HS và đặc điểm của từng lớp học, môn học

pdf22 trang | Chia sẻ: myhoa95 | Lượt xem: 1656 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Vận dụng một số phƣơng pháp dạy học tích cực trong dạy và học môn giáo dục công dân ở bậc THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uật đều xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của các 
chủ thể khác, làm rối loạn trật tự pháp luật ở một mức độ nhất định. Trong thực tế có 
một số người do thiếu hiểu biết về pháp luật, không tôn trọng và không thực hiện 
pháp luật hoặc lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vi phạm pháp luật, gây hậu quả 
nghiêm trọng. Những hành vi đó cần phải được đấu tranh, ngăn chặn và xử lý 
nghiêm. 
 Bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản. Mục 2/ Trách nhiệm của Nhà 
nước và công dân trong việc bảo đảm thực hiện quyền tự do cơ bản của công dân; 
phần b) Trách nhiệm của công dân. Giáo viên có thể cho học sinh thảo luận một số 
tình huống sau: 
 Tình huống 1: 
Thông và Hoàn nhìn thấy một người hốt hoảng chạy rẽ vào khu vườn nhãn. 
Khoảng 1 phút sau có 2 người công an rượt đuổi theo đến chỗ Thông và Hoàng đang 
đứng. Không biết người kia chạy theo lối nào, 2 chú công an hỏi : Các cháu có thấy 
thằng kẻ trộm chạy theo lối nào không ? Biết chắc người vừa rồi là tên ăn trộm, 
Hoàng định chỉ cho 2 chú nhưng Thông nháy mắt ra hiệu không nên nói. Vậy là tên 
ăn trộm tẩu thoát. 
Câu hỏi 
1. Em nhận x t thế nào về trách nhiệm công dân của Thông và Hoàng ? 
2. Em sẽ xử sự như thế nào nếu ở vào trường hợp trên ? 
 Tình huống 2 : 
Biết Yến là người hay tung tin nói xấu làm hạ uy tín của bạn Lớp trưởng và 
Lớp phó, Thu ấm ức lắm. Có lần Thu bàn với Hằng : chúng mình phải phê bình cái 
tính hay tung tin nói xấu bạn của cái Yến, Hằng ạ. Nghe Thu nói, Hằng có ý lảng 
tránh : mặc kệ nó, dây dưa với nó làm gì rồi lại cãi nhau thôi, mình không muốn thế. 
Câu hỏi 
1. Em có nhận x t gì về cách xử sự của 2 bạn Thu và Hằng ? 
2. Em suy nghĩ thế nào về trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện quyền 
tự do cơ bản của công dân ? 
Qua những tình huống trên, học sinh sẽ lựa chọn các cách giải quyết, mỗi 
hoàn cảnh cụ thể, học sinh sẽ đưa ra phương án là khác nhau. Từ đó, giáo viên giúp 
học sinh nắm được: Là công dân – Học sinh chúng ta cần thực hiện tốt những trách 
nhiệm trên để thực sự là những người có ích cho XH, góp phần tích cực vào công 
cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, thực hiện mục tiêu xây 
dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Học sinh sẽ khắc sâu kiến thức về 
trách nhiệm của công dân : 
- Công dân cần học tập, tìm hiểu pháp luật. 
- Có trách nhiệm phê phán, đấu tranh và tố cáo các hành vi vi phạm quyền tự 
do cơ bản của công dân. 
SÁNG KII ẾN KII NH NGHII ỆM NĂM HỌC 2011 -- 2012 
Giáo viên: Hà Công Chính 16 
- Tích cực giúp đỡ cán bộ Nhà nước có thẩm quyền thi hành quyết định trong 
trường hợp cần thiết mà pháp luật quy định. 
- Rèn luyện nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật, tôn trọng các quyền tự do cơ 
bản của công dân.... 
4. Phƣơng pháp dự án: 
Phương pháp dự án được hiểu như là một phương pháp trong đó học sinh thực 
hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự gắn kết giữa lý thuyết với thực tiễn, thực 
hành. Nhiệm vụ này được học sinh thực hiện với tính tự lực cao trong toàn bộ quá 
trình học tập, từ việc xác định mục đích, lập kế hoạch đến việc thực hiện dự án, 
kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện dự án. 
a) Đặc điểm 
Phương pháp dự án có 3 đặc điểm cơ bản sau: 
- Định hướng học sinh: Trong phương pháp này, học sinh tham gia tích cực và 
tự lực vào quá trình học tập. Điều này đòi hỏi và khuyến khích tính trách nhiệm và 
sáng tạo của người học. Giáo viên chủ yếu đóng vai trò tư vấn, giúp đỡ. Tuy nhiên 
mức độ tham gia cần phù hợp với kinh nghiệm và khả năng của học sinh và mức độ 
khó khăn của nhiệm vụ. Sử dụng phương pháp này cần chú ý đến hứng thú của học 
sinh như học sinh được tham gia chọn đề tài, nội dung học tập phù hợp với khả 
năng. Trong khi xây dựng và thực hiện dự án cần có sự hợp tác làm việc theo nhóm. 
Phương pháp dự án đòi hỏi và rèn luyện tính sẵn sàng và kỹ năng hợp tác của học 
sinh. 
- Định hướng hoạt động thực tiễn: Phương pháp dự án kết hợp giữa lý thuyết và 
thực hành, vận dụng lý thuyết vào thực tiễn. Chủ đề của dự án gắn liền với các vấn 
đề, tình huống thực tiễn. Nhiệm vụ cần phù hợp với trình độ và khả năng của học 
sinh. 
- Định hướng sản phẩm: Trong phương pháp dự án, các sản phẩm được tạo ra 
không giới hạn trong những thu hoạch lý thuyết mà còn tạo ra những sản phẩm vật 
chất của hoạt động thực tiễn, thực hành. 
b) Quy trình thực hiện 
- Chọn đề tài và xác định mục đích của dự án: Giáo viên có thể giới thiệu một 
số hướng đề tài để học sinh lựa chọn và cụ thể hóa. Trong một số trường hợp, việc 
đề xuất đề tài có thể từ học sinh. 
- Xây dựng đề cương và kế hoạch thực hiện: Trong giai đoạn này, với sự hướng 
dẫn của giáo viên, học sinh xây dựng đề cương, kế hoạch cho việc thực hiện dự án. 
Trong kế hoạch cần xác định những công việc phải làm, thời gian thực hiện, cách 
tiến hành, người phụ trách mỗi công việc... 
- Thực hiện dự án: Các thành viên thực hiện công việc theo kế hoạch đã phân 
công. 
- Thu thập kết quả và công bố sản phẩm: Kết quả thực hiện dự án có thể được 
viết dưới dạng thu hoạch, báo cáo. Sản phẩm cũng có thể là tranh ảnh, panô ... để 
SÁNG KII ẾN KII NH NGHII ỆM NĂM HỌC 2011 -- 2012 
Giáo viên: Hà Công Chính 17 
triển lãm; có thể là sản phẩm phi vật thể như diễn một vở kịch, biểu diễn văn nghệ, 
tổ chức tuyên truyền, vận động thực hiện nếp sống văn minh trong cộng đồng dân cư 
... 
- Đánh giá dự án: Giáo viên và học sinh đánh giá quá trình thực hiện, kết quả 
và kinh nghiệm đạt được. Rút kinh nghiệm cho các dự án tiếp theo. 
Ví dụ: Trong chương trình GDCD 10, tôi đã vận dụng phương pháp dự án cho 
một số bài với các nội dung sau: 
 Bài 9: Con người là chủ thể của lịch sử, là mục tiêu phát triển của xã hội. Sau 
khi học xong bài, tôi cho học sinh làm quen dần với việc lập kế hoạch điều tra thực 
tế ở địa phương em về việc thực hiện một số chủ trương, chính sách của Đảng và 
Nhà nước ta vì mục tiêu phát triển toàn diện con người như chính sách xóa đói giảm 
nghèo, chính sách đối với giáo dục, chính sách định canh định cư, chính sách đối với 
người tàn tật, cô đơn... Để học sinh có bước đầu làm quen với phương pháp này, 
giáo viên giúp các em chọn đề tài đơn giản, dễ làm, vừa sức (ví dụ: điều tra chính 
sách xóa đói giảm nghèo, chính sách đối với giáo dục tại cộng đồng dân cư nơi em 
ở). Mục đích giúp các em hiểu đầy đủ và sâu sắc hơn về xã hội XHCN với sự phát 
triển toàn diện của con người, mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta 
đều vì sự phát triển toàn diện của con người. Sau khi đã lựa chọn đề tài để điều tra 
và xác định mục đích của dự án, giáo viên hướng dẫn học sinh xây dựng đề cương, 
kế hoạch như: phạm vi điều tra, đối tượng và số lượng thực hiện điều tra, thời gian 
thực hiện, điều tra như thế nào, những ai tham gia vào công việc... với sự hướng dẫn 
của giáo viên thì học sinh cũng có thể tự đề xuất kế hoạch và phân công các bạn phụ 
trách các công việc để tiến hành thực hiện. Sau thời gian quy định (1 đến 2 tuần), cá 
nhân hoặc các nhóm (theo sự phân công) viết một báo cáo thu hoạch ngắn về cuộc 
điều tra đó. Giáo viên thu lại sản phẩm báo cáo của học sinh, lựa chọn một số bài 
làm tốt và giao lại cho học sinh báo cáo trước lớp trong các giờ học tiếp theo để các 
em khác học tập rút kinh nghiệm cho các dự án sau đó. 
 Bài 13: Công dân với cộng đồng. Giáo viên có thể tổ chức cho học sinh thực 
hiện dự án quyên góp, ủng hộ các bạn học sinh nghèo trong lớp, trong trường, ủng 
hộ nhân dân các vùng bị thiên tai, bão lụt, những nạn nhân chất độc da cam... Với dự 
án này, vừa gần gũi với các em, vừa gắn liền lý thuyết với việc thể hiện lòng nhân ái, 
giúp đỡ, chia sẻ mà các em đã được học trong bài. Qua đó xây dựng thái độ đúng 
đắn, suy nghĩ và hành động, việc làm đi đôi với nhau. Đối với dự án này học sinh đã 
có thể tự chọn đề tài và xác định mục đích cũng như lập kế hoạch thực hiện, xây 
dựng đề cương, thời gian thực hiện và công bố sản phẩm khi kết thúc dự án... 
 Bài 15: Công dân với một số vấn đề cấp thiết của nhân loại. Có thể tổ chức 
cho học sinh thực hiện dự án tuyên truyền về chính sách dân số trong cộng đồng dân 
cư. Sản phẩm của các em có thể xây dựng một vở kịch ngắn nói về vấn đề dân số, có 
thể là một buổi tọa đàm về sức khỏe sinh sản vị thành niên và một số bệnh có nguy 
cơ lây lan qua quan hệ tình dục... Với dự án này học sinh đã có thể hoàn toàn xây 
dựng được kế hoạch thực hiện, xây dựng kịch bản và phân công các thành viên tham 
gia trong một vở kịch ngắn hoặc thực hiện một buổi tọa đàm. 
Trong chương trình GDCD 12 tôi thực hiện ở một số bài với nội dung sau: 
SÁNG KII ẾN KII NH NGHII ỆM NĂM HỌC 2011 -- 2012 
Giáo viên: Hà Công Chính 18 
 Bài 2: Thực hiện pháp luật. Giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện dự án khắc 
phục tình trạng vi phạm an toàn giao thông của học sinh trường em sau giờ tan học. 
Học sinh sẽ thực hiện những công việc sau: 
- Chọn đề tài và xác định mục đích của dự án: Học sinh sẽ đề xuất xác định và 
chọn cách đặt tên đề tài. Mục đích của đề tài nhằm góp phần giảm tình trạng ùn tắc 
giao thông ở cổng trường sau giờ tan học. 
- Xây dựng đề cương, kế hoạch: Học sinh sẽ lập kế hoạch, đưa ra những công 
việc cần phải làm(quan sát, ghi chép những hành vi có thể dẫn đến tình trạng ùn tắc 
tại cổng trường sau khi tan học, biện pháp nhằm khắc phục...), thời gian thực hiện 
(tùy theo quy định của học sinh), cách tiến hành, phân công người phụ trách mỗi 
công việc (do học sinh lập kế hoạch và thực hiện). 
- Thực hiện dự án: Các thành viên được phân công thực hiện công việc theo kế 
hoạch đã đề ra cho nhóm và cá nhân. Sau khi quan sát, thu thập số liệu, học sinh tìm 
ra nguyên nhân dẫn đến tình trạng như vậy và đề xuất các biện pháp nhằm góp phần 
khắc phục tình trạng đó. Với những biện pháp như vậy, sau khi áp dụng đã cải thiện 
được tình trạng ùn tắc trước cổng trường sau giờ tan học như thế nào. 
- Thu thập kết quả và công bố sản phẩm: Học sinh viết báo cáo với kết quả đạt 
được qua các biện pháp có thể góp phần làm giảm bớt tình trạng học sinh tan học 
hay đứng lại cổng trường gây ùn tắc giao thông. 
- Đánh giá dự án: Qua việc lập kế hoạch, thực hiện công việc và đưa ra một số 
biện pháp, học sinh có thể tự đánh giá kết quả đạt được và rút kinh nghiệm cho các 
dự án tiếp theo.... 
IV. KẾT QUẢ THỰC HIỆN 
Qua hoạt động ở trên lớp cũng như quá trình thực hiện và theo dõi, tôi nhận 
thấy học sinh ngày càng tỏ ra hứng thú và tích cực tham gia học tập. Vận dụng linh 
hoạt các phương pháp dạy học tích cực còn giải quyết một phần khó khăn, mâu 
thuẫn giữa thời gian và dung lượng kiến thức trong một tiết học. Các phương pháp 
này đã phát huy năng lực suy nghĩ, tính tích cực, động não của học sinh, từ đó chất 
lượng dạy và học ngày càng được nâng cao. Kiến thức trong tiết học các em học 
sinh lĩnh hội được chính là của các em vì những gì các em cùng tham gia, cùng giải 
quyết được những vấn đề đặt ra giúp gây hứng thú học tập bởi đó là sản phẩm của 
chính học sinh làm ra chứ không phải của thầy, cô. 
Bên cạnh đó, sau mỗi giờ học, mỗi tiết học, sự nhận xét khen chê, động viên 
kịp thời của giáo viên và thi đua học tập giữa học sinh với học sinh, giữa các nhóm 
với nhau giúp học sinh ngày càng phải có sự cố gắng cố gắng và sự tự tin hơn trong 
việc chiếm lĩnh tri thức. Tất nhiên giáo viên cũng phải thật chú ý đến các “sản 
phẩm” ấy xem đã tốt chưa để tránh cho học sinh ngộ nhận. Từ đó, mỗi học sinh có 
thể nhận rõ mức độ hiểu biết của mình về chủ đề nêu ra, khả năng nhận thức tri thức 
bài học nói chung, thấy mình cần học hỏi thêm những gì. Tiết học trở thành quá 
trình học hỏi lẫn nhau “ Học thầy không tày học bạn” chứ không phải chỉ là sự tiếp 
nhận thụ động từ giáo viên. 
SÁNG KII ẾN KII NH NGHII ỆM NĂM HỌC 2011 -- 2012 
Giáo viên: Hà Công Chính 19 
 Kết quả học kì I năm học 2011 - 2012 
Lớp SS 
Loại Giỏi Loại Khá Loại T.Bình Loại Yếu Loại Kém 
SL % SL % SL % SL % SL % 
12A1 24 2 8,3 7 29,2 13 54,2 2 8,3 0 0,0 
12A2 27 0 0 8 29,6 13 48,2 6 22,2 0 0,0 
12A3 26 0 0 7 26,9 16 61,5 3 11,5 0 0,0 
12A4 22 0 0 4 18,2 13 59,1 5 22,7 0 0,0 
Cộng 99 2 2,0 26 26,3 55 55,6 16 16,0 0 0,0 
 Kết quả học kì II năm học 2011 – 2012 
Lớp SS 
Loại Giỏi Loại Khá Loại T.Bình Loại Yếu Loại Kém 
SL % SL % SL % SL % SL % 
12A1 24 1 4,2 14 58,3 9 37,5 0 0,0 0 0,0 
12A2 27 0 0,0 11 40,7 13 48,2 2 7,4 0 0,0 
12A3 26 0 0,0 14 53,9 12 46,2 0 0,0 0 0,0 
12A4 22 1 4,6 8 36,4 11 50,0 2 9,1 0 0,0 
Cộng 99 2 2,0 47 47,5 45 45,5 4 4,0 0 0,0 
 Kết quả cả năm năm học 2011 – 2012 
Lớp SS 
Loại Giỏi Loại Khá Loại T.Bình Loại Yếu Loại Kém 
SL % SL % SL % SL % SL % 
12A1 24 2 8,3 12 50,0 10 41,7 0 0,0 0 0,0 
12A2 27 0 0,0 11 40,7 14 51,9 2 7,4 0 0,0 
12A3 26 0 0,0 10 38,5 16 61,5 0 0,0 0 0,0 
12A4 22 1 4,6 4 18,2 14 63,6 3 13,6 0 0,0 
Cộng 99 3 3,0 37 37,4 54 54,6 5 4,0 0 0,0 
C. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 
Để xây dựng một tiết học thành công, ngoài kiến thức chuyên môn, đòi hỏi 
người giáo viên phải có năng lực sư phạm thể hiện thông qua phương pháp giảng 
dạy, lao động của người thầy vừa là khoa học vừa là nghệ thuật. Mỗi bài dạy, tiết 
dạy có nội dung và yêu cầu khác nhau. Nội dung sẽ quyết định việc lựa chọn 
phương pháp dạy học phù hợp. Mục đích của dạy học là quá trình học sinh thực hiện 
một nhiệm vụ học tập nhằm phát triển tính tự lực, sáng tạo. Dạy học nếu được tổ 
chức tốt sẽ thực hiện được những chức năng và công dụng khác với dạy học toàn 
lớp, do đó nó có tác dụng bổ sung cho dạy học toàn lớp.Việc sử dụng linh hoạt các 
phương pháp dạy học sẽ giúp người giáo viên thực hiện tốt vai trò, chức năng dạy 
học, giúp học sinh phát huy được tính tích cực, tự lực đồng thời phát triển được năng 
lực cộng tác làm việc, năng lực giao tiếp, tính tự tin cho học sinh. 
Trong phạm vi đề tài này, tôi chỉ đề cập đến một số phương pháp dạy học tích 
cực trong dạy-học môn giáo dục công dân ở trường THPT mà bản thân đã áp dụng 
qua nhiều năm để góp phần tạo nên một giờ học phong phú, sinh động nhằm phát 
huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh giúp hình thành năng lực tự học. 
Song mỗi phương pháp như đã đề cập ở trên, giáo viên phải xuất phát từ mục tiêu, 
nội dung của bài học, tùy theo yêu cầu cụ thể, tình hình của mỗi lớp học, điều kiện 
SÁNG KII ẾN KII NH NGHII ỆM NĂM HỌC 2011 -- 2012 
Giáo viên: Hà Công Chính 20 
cơ sở vật chất để lựa chọn phương pháp thích hợp, có hiệu quả. Song một điều 
chúng ta không thể phủ nhận rằng: dù đổi mới bắt đầu từ những công việc của người 
thầy, giáo viên có chuẩn bị kỹ càng đến đâu, sử dụng phương pháp nào  thì hiệu 
quả giờ dạy vẫn phụ thuộc nhiều vào sự cộng tác làm việc của học sinh – đối tượng 
chủ yếu trong quá trình dạy học. Cho nên, cách tổ chức giờ học của giáo viên để lôi 
cuốn, hấp dẫn học sinh góp phần không nhỏ vào hiệu quả giờ dạy, vì học sinh là chủ 
thể tích cực trong quá trình dạy học, giáo viên có vai trò là chủ đạo. 
Và cũng phải nhận thấy, một phương pháp dạy học dù tốt đến đâu nhưng 
người sử dụng không nắm vững bản chất của phương pháp đó, việc thiết kế, tổ chức 
các hoạt động dạy học chỉ mang tính hình thức thì hiệu quả dạy học sẽ không đem 
lại như mong muốn. Chỉ bằng quá trình lao động sư phạm tâm huyết và sáng tạo của 
người thầy với tinh thần Bác đã dạy: “Dù khó khăn đến đâu cũng phải tiếp tục thi 
đua dạy tốt và học tốt”, thì mới đổi mới, nâng cao được chất lượng dạy và học. Đây 
là một nhiệm vụ trọng tâm, một yêu cầu khách quan, cấp thiết luôn mang tính thời 
sự. Bởi lẽ đội ngũ Thầy cô là nhân tố, là động lực trực tiếp để nâng cao chất lượng 
giáo dục. 
Vận dụng một số phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của 
học sinh trong chương trình Giáo dục công dân nói chung đã tạo cho học sinh nhu 
cầu nhận thức, ham muốn tìm hiểu, tự lực tham gia các hoạt động học tập, có điều 
kiện tranh luận, bảo vệ ý kiến của mình. 
Như vậy, đổi mới phương pháp giảng dạy môn Giáo dục công dân bậc THPT 
theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, đã tạo 
cho sinh năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng ham mê học tập và ý chí vươn 
lên, loại bỏ thói quen học tập thụ động theo kiểu: Thầy giảng – trò nghe, thầy hỏi - 
học sinh trả lời, thầy đọc – trò ghi chép và học thuộc. 
Dạy học theo hưóng đổi mới đã cuốn hút được các hoạt động học tập do giáo 
viên thiết kế, giáo viên với vai trò là người tổ chức và hướng dẫn, qua đó học sinh có 
thể tự khám phá và chiếm lĩnh nội dụng bài học. 
Việc vận dụng và thiết kế bài dạy theo hướng đổi mới làm tăng tính hiệu quả 
học tập và hợp tác giữa các cá nhân, nhất là lúc giải quyết những vấn đề gay cấn, lúc 
xuất hiện thực sự nhu cầu phối hợp giữa các cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ chung. 
Trong hoạt động hợp tác theo nhóm nhỏ, tính cách, năng lực mỗi thành viên được 
bộc lộ, uốn nắn, phát triển tình bạn, ý thức tổ chức, tinh thần tương trợ. Sự hợp tác 
trong học tập sẽ giúp học sinh quen dần với sự phân công hợp tác trong lao động xã 
hội và hình thành năng lực hợp tác rất cần thiết cho người công dân trong một thế 
giới phát triển với sự hợp tác rất cần thiết đa dạng. 
Trong quá trình vận dụng và thiết kế các bài giảng môn Giáo dục công dân, 
chúng ta không được tuyệt đối hoá một phương pháp giảng dạy nào, mà phải kết hợp 
cả phương pháp truyền thống với các phương pháp hiện đại gắn với nhiều hình thức 
tổ chức dạy học theo lớp, theo nhóm và cá nhân, học ở trong lớp, ngoài lớp, trong 
trường hay liên hệ thực tế địa phương có liên quan đến nội dung bài học. 
Phương pháp dạy học theo hướng tích cực đã khắc phục được tình trạng học 
sinh chỉ tiếp thu kiến thức một cách thụ động trước sự hướng của giáo viên, tạo cho 
SÁNG KII ẾN KII NH NGHII ỆM NĂM HỌC 2011 -- 2012 
Giáo viên: Hà Công Chính 21 
học sinh hoạt động nhiều hơn, thực hành nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn để giải 
quyết những vấn đề đặt ra dựa trên kiến thức cũ, kinh nghiệm sống, qua sự dẫn dắt 
của giáo viên tạo cho học sinh “nhu cầu bức xúc” để tự giải đáp thắc mắc. 
Như vậy, đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cức đã thực sự kích 
thích hoạt động tư duy của học sinh, hình thành ý thức ham muốn học tập, say mê 
nghiêm cứu, có sự cố gắng trong việc nắm kiến thức, từ đó khắc sâu hơn nội dung 
bài học. 
Tuy nhiên, đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá các hoạt 
động học tập của học sinh trong môn Giáo dục công dân là một quá trình khó khăn 
và không dễ dàng. Việc phát triển các phương pháp tích cực đòi hỏi giáo viên phải 
đổi mới mục tiêu bài học, đổi mới cách soạn bài, đổi mới cách kiểm tra đánh giá học 
sinh. 
Trên đây là một số phương pháp giảng dạy được sử dụng nhiều trong giảng 
dạy môn Giáo dục công dân và tôi đã vận dụng trong thiết kế các hoạt động phát huy 
tính tích cực của học sinh trong học tập môn Giáo dục công dân bậc THPT để đáp 
ứng tốt nh cầu đổi mới phương pháp dạy học. 
Đây là kinh nghiệm và ý kiến chủ quan của bản thân trong suốt quá trình 
giảng dạy và công tác tại nhà trường. Vì lẽ đó không thể tránh những thiếu sót. Rất 
mong được sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp để tôi thực hiện tốt hơn đề tài 
này. Xin chân thành cảm ơn./. 
 Trảng Bom, ngày tháng 05 năm 2012 
 Ngƣời thực hiện 
 Hà Công Chính 
SÁNG KII ẾN KII NH NGHII ỆM NĂM HỌC 2011 -- 2012 
Giáo viên: Hà Công Chính 22 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Hướng dẫn thực hiện chương trình, SGK môn Giáo dục công dân 10, 11, 12 – 
NXB Giáo dục năm 2008 
2. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, sách giáo khoa môn Giáo 
dục công dân 11 NXB Giáo dục năm 2007. 
3. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy chương trình và sách giáo khoa lớp 11 thí 
điểm - Viện nghiên cứu sư phạm - Đại học sư phạm Hà Nội năm 2005. 
4. Lý luận dạy học môn Giáo dục công dân ở trường phổ thông trung học – NXB 
Đại học quốc gia Hà Nội năm 1999. 
5. Bồi dưỡng nội dung và phương pháp giảng dạy Giáo dục công dân 12 – NXB 
Đại học quốc gia Hà Nội năm 1999. Vũ Hồng Tiến (chủ biên). 
6. Phương pháp giảng dạy Giáo dục công dân - Trường Đại học sư phạm Hà Nội 
I năm 1994. PTS Vương Tất Đạt (chủ biên). 

File đính kèm:

  • pdfvan_dung_mot_so_phuong_phap_day_hoc_tich_cuc_trong_day_va_hoc_mon_giao_duc_cong_dan_o_bac_thpt_6361.pdf
Sáng Kiến Liên Quan