SKKN Vận dụng kiến thức liên môn để tìm hiểu địa lí địa phương tỉnh Đăk Lăk

1. Kiến thức.

- Thông qua việc dạy học địa lí địa phương, giúp học sinh:

+ Vận dụng các kiến thức Địa lí để tìm hiểu các đặc điểm tự nhiên, kinh tế, dân cư, xã hội tỉnh Đăk Lăk.

+ Vận dụng các kiến thức Lịch sử để tìm hiểu quá trình thành lập tỉnh Đăk Lăk và các giai đoạn phát triển của nó.

+ Vận dụng các kiến thức văn học để nắm được văn hóa, xã hội và con người Đăk Lăk.

+ Vận dụng các kiến thức toán thống kê để nắm bắt các đặc điểm về số liệu diện tích, tài nguyên thiên nhiên, dân cư, kinh tế của tỉnh.

+ Vận dụng kiến thức âm nhạc để tìm hiểu về đời sống văn nghệ con người Đăk Lăk.

 

doc13 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 1171 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Vận dụng kiến thức liên môn để tìm hiểu địa lí địa phương tỉnh Đăk Lăk", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c và giữ gìn bản sắc dân tộc.
- Có hành động thiết thực, cụ thể để xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước.
III. Đối tượng dạy học của dự án: Hs lớp 9 với tổng số 41 em.
- Đây là đối tượng tích cực trong hoạt động học tập, và cũng là đối tượng chuyển bị hành trang cho bước ngoặc cuộc đời các em chuẩn bị chuyển cấp và có thể có những em sẽ lựa chọn nghề nghiệp luôn cho bản thân.
IV. Ý nghĩa.
1. Ý nghĩa của dự án đối với thực tiễn dạy học.
- Giúp học sinh vận dụng được tất cả các kiến thức đã học của nhiều môn để tìm hiểu và nắm bắt được một cách dễ dàng các đặc điểm về địa lí tỉnh Đăk Lăk.
- Học sinh vận dụng được kiến thức để giải quyết nhiều vấn đề khác trong quá trình học tập. 
- Học sinh hứng thú, yêu thích môn học.
2. Ý nghĩa của dự án đối với thực tế.
- Học sinh có hành động cụ thể, thiết thực để xây dựng và bảo vệ quê hương thông qua các hành động hàng ngày.
- Có định hướng nghề nghiệp phù hợp.
- Tuyên truyền gia đình, người thân và nhân dân có thói quen tốt và hành động để góp phần xây dựng và phát triển quê hương.
V. TÀI LIỆU, THIẾT BỊ DẠY HỌC:
1. Tài liệu dạy học.
- SGK, SGV Địa lí 9.
- Tài liệu : Các tỉnh và thành phố Việt Nam ( tập bốn)
- Tài liệu Lịch sử Tỉnh Đăk Lăk.
- Số liệu thống kê KTXH tỉnh Đăk Lăk.
- Tài liệu văn hóa văn nghệ Tỉnh Đăk Lăk.
2. Phương tiện thực hiện.
- Phấn trắng, bảng viết.
- Tranh ảnh, bản đồ.
- Phương tiện hỗ trợ (Máy chiếu).
3. Ứng dụng công nghệ thông tin.
- Mạng Internet
VI. Hoạt động dạy học.
Hoạt động của Giáo viên - Học sinh
Nội dung
A. Mở đầu:
- Gv cho hs xem một đoạn video giới thiệu về thiên nhiên và con người Đăk Lăk sau đó chuyển ý: Trên là một phần về tự nhiên, văn hóa tỉnh Đăk Lăk và để cụ thể hơn chung ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài học này.
HĐ 1 : 
*/ Sử dụng kiến thức địa lí để tìm hiểu về vị trí, lãnh thổ tỉnh Đăk Lăk.
- Sử dụng bản đồ hành chính Việt Nam, bản đồ tỉnh Đăk Lăk hoặc At lát địa lí Việt Nam xác định vị trí tỉnh Đăk Lăk.
FHs quan sát và trả lời
- Nêu ý nghĩa của vị trí địa lí tỉnh đối với kinh tế và an ninh quốc phòng ?
*/Bài tập: Cho biết vị trí địa lí của thị xã Buôn Hồ?
I. Vị trí lãnh thổ và sự phân chia hành chính tỉnh Đăk Lăk.
1.Vị trí địa lí :
- Đăk Lăk nằm ở trung tâm cao nguyên miền trung, là 1 trong 5 tỉnh Tây Nguyên.
 - Có tọa độ địa lí :
+ 11054’- 13024’ Bắc ;
+ 107029’ - 109059’ Đông.
- Giáp Gia Lai, Phú Yên, Khánh Hòa, Đăk Nông, Lâm Đồng và Cam-phu-chia.
- Diện tích : 13 125,37 Km2.
*/ Ý nghĩa : 
- Động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế của vùng Tây Nguyên nói chung và của tỉnh nói riêng.
- Vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế và vị trí chiến lược trong an ninh quốc phòng.
*/ Vận dụng kiến thức Lịch sử để tìm hiểu sự phân chia hành chính tỉnh Đăk Lăk.
- Quá trình thành lập.
- Sự phân chia hành chính.
Hiện nay tỉnh có bao nhiêu đơn vị hành chính ? kể tên ?
*/ Bài Tập: Hãy cho biết vài nét về quá trình thành lập thị xã Buôn Hồ, hiện nay Buôn Hồ có bao nhiêu đơn vị hành chính.
2. Sự phân chia hành chính :
 Vùng đất Tây Nguyên nói chung và Đăk Lăk nói riêng có từ lâu đời, nhất là từ sau cuộc chiến tranh mở đất về phía nam của Lê Thánh Tông (năm 1471) đã nằm dưới sự kiểm soát của nhà nước quân chủ Việt Nam, và cũng từ cuối thế kỷ XV đến cuối thế kỷ XIX, về danh nghĩa là của Vua hai nước Thủy Xá và Hỏa Xá nhưng thực tế phần nào chịu ảnh hưởng của những chính sách cai trị của Vua chúa Việt Nam, nhất là từ thời Viên trấn thủ Quảng Nam, Bùi Tá Hán (cuối thế kỷ XVI) trở đi đến thời dưới triều Nguyễn thể kỷ XIX (1802-1884).
- Ngày 3-10-1893 một Hiệp ước Pháp – Xiêm được ký kết, thừa nhận quyền của nước Pháp trên phần đất nằm ở tả ngạn sông Mê Kông, trong đó có Cao Nguyên (gọi là Hin truland).
- Ngày 1-6-1895 Thống sứ Lào là Boulloche chia lãnh thổ Lào thành hai vùng riêng biệt, một gọi là Thượng Lào đóng trụ sở tại Kong của Stung Streng, Cao Nguyên Hin truland được sát nhập vào 3 tỉnh Stung Streng trong đó địa bàn Đăk Lăk , tỉnh Alopen và tỉnh Saravane.
- Ngày 16-10-1898, Khâm sứ Trung kỳ Bovelloche buộc triều đình Huế sắp đặt vùng Tây Nguyên dưới sự đặc trách của người Pháp.
- Ngày 31-1-1899, toàn quyền Đông Dương ban hành Nghị định thành lập một cơ sở hành chính tại Bản Đôn, trên bờ sông Sê-rê-pôk trực thuộc tỉnh Stung Streng với mục đích thể hiện quyền cai trị của nước Pháp trên thung lũng này để kiểm soát người dân tộc J’rai cũng như tạo sự dễ dàng cho việc buôn bán giữa Lào và Trung kỳ.
- Ngày 22-11-1899, viên quản nhiệm Bovrglocs lập ra hạt đại lý khu vực Bản Đôn với mục đích làm thí điểm trong cuộc bình định Cao Nguyên trung phần tìm cách thu phục đồng bào Êđê, M’nông (nhóm Kpă và Bih) vùng hạ lưu sông Krông Ana và sông Krông Nô, nhưng tất cả ý đồ đó đều thất bại.
- Ngày 22-11-1904 Hội đồng Tối cao toàn quyền Đông Dương ban hành Nghị định tách Đăk Lăk ra khỏi địa bàn nước Lào và đặt thành một tỉnh thuộc quyền giám sát và quản trị Khâm sứ Trung Kỳ (xứ An Nam). Như vậy, với Nghị định ngày 22-11-1904 Đăk Lăk chính thức trở thành một trong 20 tỉnh, thành phố thuộc Trung Kỳ.
- Ngày 9-2-1913, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định thành lập tỉnh Kon Tum (trước là đại lý Kon Tum trực thuộc Tòa công sứ Qui Nhơn), bao gồm đại lý Kon Tum tách khỏi Bình Định, đại lý Cheo Reo tách từ tỉnh Phú Yên và đại lý Đăk Lăk (tỉnh Đăk Lăk bị giải thể hạ xuống làm một đại lý) thuộc tỉnh Kon Tum, từ đó tỉnh Đăk Lăk không còn nữa nhưng địa danh vẫn còn.
- Đến ngày 2-7-1923, Toàn quyền Đông Dương ban hành Nghị định tách Đăk Lăk khỏi tỉnh Kon Tum.
- Sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954, nước ta tạm thời bị chia cắt làm hai miền Nam Bắc, chính quyền Sài Gòn chia trung phần thành Cao Nguyên và Trung Nguyên trung phần. Đăk Lăk thuộc Cao Nguyên trung phần.
Từ sau năm 1975 đến nay, tỉnh Đăk Lăk có những thay đổi như sau:
- Tháng 2-1976 Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ra Nghị định giải thể khu và hợp nhất các tỉnh ở miền Nam, trong đó có tỉnh Đăk Lăk gồm cả tỉnh Đăk Lăk và Quảng Đức cũ.
- Ngày 26-11-2003 tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI đã ra Quyết định số 22/2003/QH 11, chia tách Đăk Lăk thành hai tỉnh Đăk Lăk và Đăk Nông.
- Hiện nay, tỉnh Đăk Lăk có 15 đơn vị hành chính gồm 1 thành phố( Buôn Ma Thuột), 1 thị xã ( Buôn Hồ) và 13 huyện. với khoảng 184 xã, phường, thị trấn
HĐ 2 : Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Đăk Lăk
( Sử dụng kiến thức địa lí , vận dụng tóan thống kê để tìm hiểu về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên tỉnh Đăk Lăk)
HĐ nhóm : 
+ Nhóm 1 : Nêu đặc điểm địa hình Đăk Lăk
+ Nhóm 2 : Trình bày đặc điểm khí hậu ?
+ Nhóm 3 : Đặc điểm sông ngòi ?
+ Nhóm 4 : Đặc điểm thổ nhưỡng.
+ Nhóm 5 : Đặc điểm tài nguyên sinh vật ?
+ Nóm 6 : tài nguyên khoáng sản ?
Các nhóm thảo luận
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
- Sau khi nghe các nhóm báo cáo các nhóm khác theo dõi nhận xét, gv tổng hợp kết quả.
- Những đặc điểm trên có ảnh hưởng như thế nào đới với sự phát triển kinh tế của Đăk Lăk ?
*Vấn đề môi trường cần quan tâm của tỉnh là gì ?( Mùa khô kéo dài gây thiếu nước trầm trọng cho sản xuất và dời sống, nguy cơ cháy rừng, mùa mưa gây xói mòn và rửa trôi đất đai).
II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.
1.Địa hình :
 Cao nguyên ban dan xếp tầng, hướng thấp dần từ Đông Nam sang Tây Bắc.
- Chia thành 3 vùng :
+ Núi cao : tập trung ở Đông nam.
+ Cao nguyên : Tập trung ở trung tâm.
+ Địa hình trũng thấp xen giữa núi và cao nguyên.
2.Khí hậu :
- Vừa chịu sự chi phối của khí hậu nhiệt đới cao nguyên, vừa chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây nam.
- Nhìn chung : khí hậu chia thành 2 mùa rõ rệt : Mùa mưa và mùa khô.
- Nhiệt độ trung bình năm cao 23 – 24 0C. biên độ dao động nhiệt không lớn lắm.
- Lượng mưa trung bình 1500mm- 2400mm/ năm ; độ ẩm không khí trên 82%.
3.Sông ngòi : Phong phú và phân bố tương đới đồng đều, do địa hình dốc nên khả năng giữ nước kém.
- Có 2 hệ thống sông lớn là sông s-rê-pok và sông Ba.
4. Thủy văn :
- Thao FAO : Đăk Lăk có 11 nhóm đất chính trong đó chủ yếu là đất badan và đất xám.
5. Tài nguyên sinh vật :
- Độ che phủ rừng khá cao 45,9%( 2005).
- Có 2 vườn quốc gia Chư-jang-sin và Yok-Đôn bảo tồn nhiều loài động thực vật quý hiếm và một số khu bảo tồn thiên nhiên Nam Kar, Ea sô.
6.Tài nguyên khoáng sản.
- Có nhiều loại khoáng sản có trữ lượng khác nhau : trong đó phần lớn là khoáng sản phi kim loại có giá trị về sx vật liệu xây dựng.
Gồm: 
+ Cao lanh dùng làm gốm sứ với trữ lượng khoảng 50 triệu tấn, phân bố ở M’Đrăk và Ea kar.
+ Fespát tổng trữ lượng khoảng 35 triệu tấn, phân bố ở M’Đrăk và Ea kar và Krông Năng.
Và các khoáng sản khác như: đá xây dựng, cát, cuội, sỏi xây dựng, than bùn, chì, kẽm, fluorit 
*/ Bài tập: 
HĐ 3 : Tìm hiểu về dân cư và lao động.
*/ Sử dụng kiến thức Địa Lí tìm hiểu các chỉ tiêu về dân cư và lao động của tỉnh Đăk Lăk.
- Sự gia tăng dân số.
- Hs tìm hiểu, trình bày.
- Nêu nguyên nhân của sự biến động về dân số và những tác động của gia tăng dân số tới đời sống và sx ?
- Kết cấu dân số :
Hãy trình bày đặc điểm kết cấu dân số của ĐL( theo lao động, theo dân tộc, theo giới tính)
Hs trả lời, gv tiểu kết.
?Ảnh hưởng của kết cấu dân số tới sự phát triển kinh tế - xã hội ?
- Phân bố dân cư
? Nêu đặc điểm phân bố dân cư của tỉnh ta?
- Tình hình phát triển văn hóa, giáo dục, ytế.
? Dựa vào hiểu biết của bản thân hãy cho biết tình hình phát triển văn hóa giáo dục, y tế của tỉnh Đăk Lăk
- Hs trả lời
III. Dân cư và lao động :
1.Gia tăng dân số :
 - Số dân : 1 728 380 người( 1/04/2009).
- Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên hàng năm giảm từ 2,44%(2000) xuống còn 1,42%(2008) nhưng vẫn giữ mức cao so với cả nước.
- Số dân đông và gia tăng cơ giới cao nhất Tây Nguyên.
*/ Hậu quả : Gây sức ép lên vấn đề giải quyết đất ở, đất sx và các vấn đề xã hội, an ninh trật tự và môi trường sinh thái.
2. Kết cấu dân số :
- Là tỉnh có dân số trẻ, số người trong độ tuổi lao động chiếm tỉ lệ cao.
- Thành phần dân tộc da dạng, là địa bàn cư trú của trên 40 dân tộc nhưng chủ yếu là người kinh.
Còn lại là các dân tộc thiểu số trong đó chủ yếu là người ê-đê, M’ Nông, Gia-rai, Xơ- đăng
- Nam nhiều hơn nữ.
( Dân cư đông, kết cấu trẻ - nguồn lao động dồi dao là động lực để phát triển kinh tế song trình độ dân trí chưa cao)
3. Phân bố dân cư.
- Mật độ dân số nhìn chung còn thấp : 132 người/km2 .
- Phân bố không đều : Tập trung đông đúc ở TP. BMT, Thị Xã Buôn Hồ , Và ven các tuyến quốc lộ 14, 26 ,27.
- Phân bố chủ yếu ở nông thôn, tỉ lệ dân thành thị chỉ chiếm 22,5%(2006).
4. Tình hình phát triển văn hóa, giáo dục và y tế :
Văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc.
- Giáo dục – đào tạo được quan tâm thích đáng ; tỉnh đã hoàn thành chương trình phổ cập giáo dục tiểu học (2000).
- Đăk Lăk có thành phố Buôn Ma Thuột là trung tâm công nghiệp, đào tạo và nghiên cứu khoa học của tây Nguyên.
- Y tế : Mạng lưới y tế từ tỉnh đến cơ sở được quan tâm củng cố, cán bộ y tế cơ sở được tăng cường.
HĐ 4: Tìm hiểu tình hình phát triển kinh tế Đăk Lăk.
- Khái quát về kinh tế Đăk Lăk.
- Đặc điểm và tình hình phát triển các ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ.
? Thế mạnh kinh tế thiên về lĩnh vực nào ?
Sau khi học sinh trả lời, gv tiếp : Vậy em có nhận định gì về trình độ phát triển kinh tế của địa phương ?
- HS tham khảo tài liệu, bảng số liệu để trình bày.
*/ Bài tập: Bản thân em sẽ làm gì để góp phần xây dựng kinh tế tỉnh nhà.
IV. Kinh tế :
1. Đặc điểm chung.
- Cơ cấu kinh tế giai đoạn : 2000 -2006 (%): 
Các ngành
2000
2005
2006
N-L- Nnghiệp
59,2
57,2
53,9
Công nghiệp –Xd
13,9
17,2
18,7
Dịch vụ
26,9
25,6
27,4
- Thế mạnh là nông- lâm –ngư nghiệp.
- Trình độ phát triển kinh tế chưa tương xứng với tiềm năng
2.Các ngành kinh tế
a)Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp:
+ Vị trí: Đây không phải là thế mạnh của tỉnh.( 18,7%-2006)
+ Cơ cấu ngành: công nghiệp chế biến nông –lâm sản, cơ khí sữa chữa, công nghiệp điện và công nghiệp snar xuất vật liệu xây dựng.
+ Phân bố: TP. BMT, huyện k-rông-păk, Cư m’ga.
+ Hướng phát triển: trên cơ sở phát triển tiểu thủ công nghiệp, đẩy mạnh đầu tư phát triển những ngành CN quan trọng khai thác thế mạnh của vùng.
b) Ngành nông nghiệp:
+ Vị trí: Đây là ngành phát triển nhất trong nền kinh tế của tỉnh Đăk Lăk ( 53,9%-2006).
+ Cơ cấu: Nông nghiệp và lâm nghiệp:
=Nông nghiệp: 
- Trồng trọt: Chủ yếu là cây công nghiệp lâu năm với thế mạnh là cây cà phê.
- Chăn nuôi: chỉ chiếm tỉ trọng nhỏ.
=Lâm nghiệp: vai trò cung cấp gỗ quí cho công nghiệp chế biến gỗ và xuất khẩu.
Diện tích đang bị thu hẹp dần.
+ Hướng phát triển: Xây dựng nề nông nghiệp đa dạng, phát triển nhanh và bền vững.
c) Ngành dịch vụ:
+ Vai trò: là ngành phát triển năng động và có hiệu quả.( 27,4% -2006).
+ Cơ cấu: Đa dạng
+ Hướng phát triển:
 Đẩy mạnh phát triển các ngành thương mại và dịch vụ với mức tăng trưởng cao 18-19% mỗi năm.
- Tiếp tục tập trung vào các ngành dịch vụ có tiềm năng phát huy ưu thế và có khả năng cạnh tranh như: Du lịch, thương mại, Gtvt, tài chính, ngân hàng, bưu chính- viễn thông và xk lao động.
HĐ 5: Giáo dục tài nguyên- Môi trường
- Trình bày hiện trạng tài nguyên và môi trường tỉnh Đăk lăk., nguyên nhân và giải pháp? 
V. Bảo vệ tài nguyên và môi trường.
a/ Sự suy giảm tài nguyên, ô nhiễm môi trường:
+Dấu hiệu: Diện tích rừng tự nhiên ngày càng bị thu hẹp, lũ quét, ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí.
+ Nguyên nhân: Do khai thác tài nguyên bữa bãi và sử dụng quá nhiều thuốc trừ sâu trong nông nghiệp
b/ Biện pháp: 
 - Bảo vệ rừng đầu nguồn và rừng phòng hộ.
- Khai thác phải có kế hoạch kết hợp với trồng rừng.
- Phát triển kinh tế phải gắn với đầu tư cho môi trường
HĐ 6
 Vận dụng kiến thức chung để tìm hiểu về đời sống văn hóa tinh thần của con người Đăk Lăk.
*/ Bài tập : Địa phương em có những lễ hội truyền thống nào ? ở đâu ? khi nào ? Ý nghĩa của từng lễ hội đó ? 
 Đăk Lăk cùng với Kon Tum, Gia Lai, Lâm Đồng và Đăk Nông Có «  Công chiêng Tây Nguyên » được UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu, di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại . Đăk lăk cũng là một tỉnh có nhiều lễ hội, văn hóa truyền thống
- “Kin lẩu khẩu mẩu” Lễ hội độc đáo của người Thái
Đến hẹn lại lên, vào tháng 9 âm lịch hàng năm, khi những cách đồng lúa của bà con dân tộc Thái chín vàng óng ả khắp các bản làng, cũng là lúc bà con buôn Thái , xã Ea Kuêh (huyện Cư M’gar) nô nức tổ chức Lễ hội “Kin lẩu khẩu mẩu” (Lễ hội Mừng lúa mới). Đây là lễ hội lớn nhất trong năm của người dân tộc Thái, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, buôn làng ấm no vui vẻ, vạn vật sinh sôi phát triển. Lễ hội cũng là nơi giao lưu tình cảm của các dân tộc trên địa bàn.
- Lễ cúng sức khỏe cho voi của đồng bào Tây Nguyên
Từ xa xưa, con voi đã trở thành hình ảnh đặc trưng, là biểu tượng của vùng đất Tây Nguyên. Với đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, con voi là đầu cơ nghiệp, là người bạn thân thiết mà Giàng đã ban cho họ.
Lễ cúng sức khỏe cho voi mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp; thể hiện lòng yêu thương, quý trọng của con người đối với con vật nuôi có giá trị và qua đó nhắn nhủ với mọi người hãy chăm sóc và bảo vệ đàn voi. Lễ cúng sức khỏe cho voi mang đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc bản địa cần được giữ gìn, bảo tồn, phát huy.
- Lễ mừng lúa mới.
Người M’nông thường chuẩn bị Tết ngay từ đầu tra hạt rồi chờ lúa chín. Tết được tổ chức ngay tại rẫy, mâm cơm được bày ra để cúng thần linh, sau đó mỗi người ra tuốt một nắm lúa bỏ vào bồ gọi là “rước lúa về nhà”
Để chuẩn bị cho việc cúng rẫy, chủ rẫy phải chuẩn bị các bước như: phát hoang, đốt rẫy, dọn đất Sau khi chuẩn bị các bước trên xong, dân làng chuẩn bị lễ cúng thần lúa và các thần khác như: thần gió, cúng cái cào cỏ, lễ trỉa lúa cho cả buôn, lễ cầu mưa. Mục đích của lễ cúng là cầu các thần phù hộ cho mưa thuận gió hòa, mùa màng được bội thu, kinh tế phát triển, đời sống được ấm no, hạnh phúc. 
- Lễ hội cà phê.
 Được sự đồng ý của Chính phủ, Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột được tổ chức hoành tráng 02 năm một lần lại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.
 Đây là lễ hội lớn nhất ở Tây Nguyên nhằm tôn vinh những giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên và dân tộc của những quốc gia trồng cà phê tiêu biểu trên thế giới như Brazil, Việt Nam, Indonesia, Ethiopia tôn vinh những người nông dân làm ra những hạt cà phê nhỏ bé nhưng đóng góp một giá rất lớn cho cuộc sống.
 Tại 5 tỉnh Tây Nguyên, cây cà phê là loại cây công nghiệp chiếm vị trí độc tôn trong cơ cấu cây trồng. Đây là lễ hội rất có ý nghĩa đối với đồng bào các dân tộc anh em ở Tây Nguyên nói riêng và Việt Nam nói chung, đã thu hút rất đông du khách trong và ngoài nước đến tham dự.
- Lễ hội đua voi.
 Lễ hội đua Voi là một trong những lễ hội văn hóa truyền thống của người Tây Nguyên được tổ chức 2 năm một lần vào tháng 3 Dương lịch tại xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, là tháng của những con ong rừng đi lấy mật và cũng là thời điểm bắt đầu phát rẫy trồng nương.
 Lễ hội đua Voi diễn ra nhằm tôn vinh tinh thần thượng võ và tài nghệ thuần dưỡng voi của đồng bào Tây Nguyên. Ngoài ra, đến đây du khách cũng được thưởng thức ẩm thực độc đáo, đậm đà bản sắc của các dân tộc bản địa và được cưỡi voi thăm buôn làng, lội sông Sêrêpốk sang thăm rừng Yok Đôn.
- Lễ cúng bến nước
 Một trong những phong tục tập quán lâu đời nhất của đồng bào người Êđê là Lễ cúng bến nước được tổ chức hàng năm sau mùa thu hoạch để cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no hạnh phúc. Đây cũng là một trong những hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng mang nhiều ý nghĩa tích cực trong đời sống tâm linh của đồng bào dân tộc Êđê.
 Ngoài lễ hội truyền thống thì Đăk Lăk còn sở hữu kho tàng văn hóa dân tộc : Kiến trúc Nhà Rông, Tượng nhà Mồ.
HĐ 7 : Vận dụng kiến thức văn học để tìm hiểu đời sống văn hóa, tinh thần của con người Đăk Lăk.
*/ Bài tập : Kể tên các tác phẩm văn học tiêu biểu của địa phương em. kể tên một số nhà thơ, nhà văn.
- Hs liên hệ kiến thức văn học địa phương để trả lời.
- Trường Ca Đam San là một trong những tác phẩm văn học tiêu biểu của đồng bào Ê đê phản ánh tập tục của đồng bào Êđê ( tục nối dây). đồng thời nói lên khát vọng tự do của con người.
*/ Một số nhà thơ, nhà văn
- Nhà thơ Phạm Doanh( Tên đầy đủ : Phạm Dình Doanh) - Tổng biên Tập tạp chí Chư Giang Sin từ năm 1994 đến năm 2006
- Nhà Văn : Hồng Chiến( Nguyễn Hồng Chiến) Thư kí tạp chí Chư Giang Sin.
- Nhà thơ Hữu Chỉnh, Nhà văn Niê Thanh Mai, Nhà văn Kim Nhất...
với nhiều tác phẩm văn học tiểu biểu 
HĐ 7 : Vận dụng kiến thức âm nhạc để tìm hiểu đời sống văn hóa, tinh thần của người dân địa phương.
*/ Bài tập : Kể tên các nhạc cụ dân tộc lâu đời, các ca sĩ, nhạc phẩm địa phương.
- Thể hiện một số nhạc phẩm ca ngợi quê hương Đăk Lăk.
- Nhạc cụ dân tộc lâu đời như : Đàn đá của người M’ Nông, đàn T’rưng, đàn Klong put......
- Các ca sĩ : Siu Black, Y Moan...
- Hs giao lưu âm nhạc.
Kết luận
- Tri thức của nhân loại rất rộng lớn, đó là kết quả quá trình lao động sáng tạo không mệt mỏi của biết bao thế hệ loài người. Nhiệm vụ của học sinh chúng ta là biết tiếp thu có sáng tạo và vận dụng những kiến thức đó vào thực tiễn cuộc sống. Việc nghiên cứu, tìm hiểu địa lí địa phương cũng nhằm mục đích vận dụng sáng tạo các kiến thức từ nhiều môn học vào giải quyết các vấn đề đặt ra hàng ngày. Qua đó giúp các em có những hiểu biết đúng đắn về quê hương đất nước, bồi đắp những tình cảm tốt đẹp và có những hành động cụ thể để giữ gìn, phát huy những truyền thống tốt đẹp của quê hương và xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.
VII. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh.
1. Thành phố Buôn Ma Thuột tiếp giáp với những huyện nào ? Muốn đi từ thành phố Buôn Ma Thuột tới Nha Trang chúng ta đi theo tuyến quốc lộ nào ?
2. Em có suy nghĩ gì về vấn đề kết hôn sớm ở đồng bào các dân tộc thiểu số với vấn đề gia tăng dân số.
3. Hãy trình bày hiểu biết của bản thân về không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.
 VIII. Sản phẩm của học sinh.
- Học sinh đã vận dụng được các kiến thức của nhiều môn học để giải quyết vấn đề của thực tế cuộc sống
- Học sinh có hứng thú học tập bộ môn cao
- Bồi dưỡng tình yêu quê hương thông qua những việc làm cụ thể thiết thực.

File đính kèm:

  • docGiao án tich hop đia lí.doc
Sáng Kiến Liên Quan