Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng thuyết đa trí tuệ trong dạy học chủ đề "Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X-XV”

1.1.1. Khái niệm thuyết đa trí tuệ:

Thuyết đa trí tuệ là một lý thuyết về trí thông minh của con người được nhìn

nhận bằng nhiều cách, mang tính đa dạng, được nghiên cứu và công bố bởi tiến sĩ

Howard Gardner.Theo Gardner, trí thông minh (intelligence) được ông quan niệm

như sau "là khả năng giải quyết các vấn đề hoặc tạo ra các sản phẩm mà các giải

pháp hay sản phẩm này có giá trị trong một hay nhiều môi trường văn hóa" và trí

thông minh cũng không thể chỉ được đo lường duy nhất qua chỉ số IQ.

1.1.2. Các loại hình thông minh trong thuyết đa trí tuệ

Vào những năm 80 của thế kỉ XX, một nhà tâm lý học người Mỹ Howard

Gardner, Tiến sĩ tâm lý học phát triển của trường đại học Harvard, đã đưa ra

Thuyết đa trí tuệ, ở Việt Nam thường được biết với tên: thuyết đa trí tuệ đa năng

lực, lý thuyết trí khôn nhiều thành phần, thuyết trí thông minh đa dạng. Trong hơn

20 năm trở lại đây, thuyết này được áp dụng rất nhiều trong các nền giáo dục bậc

mầm non ở các quốc gia châu Âu, châu Mỹ và một số nước châu Á và đã đạt được

những thành công nhất định

pdf80 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 2069 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng thuyết đa trí tuệ trong dạy học chủ đề "Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X-XV”", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ọc. Đặc biệt, các cấp lãnh đạo cần có quy hoạch dài hạn về quy 
định số lượng học sinh trong mỗi lớp học, diện tích phòng học bởi với tình trạng 
HS quá đông (>30HS), diện tích lớp học bé khó bố trí thêm công cụ dạy học, khó 
sắp xếp bàn ghế theo nhóm thì thực sự rất khó khăn để có thể áp dụng các PPDH 
tiên tiến hiện nay. 
48 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Nguyễn Tuấn Anh, Sử dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong dạy 
môn Lịch sử ở trường phổ thông, Tạp chí Dạy và học ngày nay, 2010. 
2. Bộ giáo dục và đào tạo, Sách giáo viên lịch sử 10, NXB Giáo dục, 2010. 
3. GS.TS Nguyễn Thị Côi, Các con đường, biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học 
lịch sử ở trường phổ thông, NXB Đại học Sư phạm, 2009. 
4. PGS.TS Vũ Quang Hiển – TS Hoàng Thanh Tú, Phương pháp dạy học môn 
Lịch sử ở trường trung học phổ thông, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010. 
5. Howard Gardner, Lý thuyết trí khôn nhiều thành phần, dịch giả: Phạm Toàn, 
Phạm Anh Tuấn hiệu đính, Nxb Tri thức, 2012. 
49 
PHỤ LỤC 
PHỤ LỤC 1: PHIẾU TRẮC NGHIỆM THUYẾT ĐA TRÍ TUỆ 
1.1. Trắc nghiệm bằng hình thức online qua đường link 
https://www.psychologytoday.com/ca/tests/iq/multiple-intelligences-learning-
style-test 
1.2. Trắc nghiệm nhanh bằng văn bản: 
Bài trắc nghiệm về các loại trí thông minh 
Cách trắc nghiệm nhanh 
Đọc và trả lời nhanh các câu hỏi (Không suy nghĩ quá lâu khi trả lời, 10 giây 
cho một câu hỏi ) 
 Câu đúng với bản thân: 1 điểm 
 Câu sai với bản thân : 0 điểm 
 Câu chưa có phương án chắc chắn (có phần đúng, có phần sai) : 0,5 điểm 
Tổng kết điểm của mỗi loại trí thông minh, 3 loại trí thông minh có kết quả cao 
nhất chính là 3 loại trí thông minh nổi trội nhất của bạn. 
Bắt đầu trắc nghiệm nhanh 
A. Ngôn ngữ 
1. – Thích các trò chơi về từ ngữ, tạo tiếng lóng, từ láy, làm thơ 
2. – Đọc tất cả mọi thứ có thể kiếm được từ sách báo, tạp chí, và quảng cáo 
cũng như nhãn hiệu hàng hóa. 
3. – Cảm thấy dễ dàng bộc lộ suy nghĩ của bản thân thông qua nói chuyện cũng 
như viết lách. Cảm thấy mình là người giỏi kể chuyện hoặc viết văn giỏi. 
4. – Thường minh họa trong những đối thoại của mình bằng việc dẫn chứng tới 
những thứ bạn đã đọc hoặc đã nghe thấy 
5. – Bạn thích chơi ô chữ, đoán chữ, cũng như những câu đố về chữ nghĩa 
6. – Mọi người thường hỏi bạn về ngữ nghĩa bạn vừa dùng 
7. – Trong trường bạn thích nhất các môn như văn, lịch sử và các môn xã hội 
8. – Bạn thường chiếm ưu thế trong các cuộc tranh luận hoặc cãi vã 
9. – Bạn thích nói chuyện để giải quyết vấn đề, giải thích cho những giải pháp 
cũng như đặt nhiều câu hỏi 
10. – Bạn cảm thấy dễ dàng tiếp nhận thông tin từ radio cũng như từ các loại 
băng đĩa 
50 
B. Logic: 
1. – Bạn thích làm việc với những con số và tính nhẩm rất tốt 
2. – Bạn có nhiều hứng thú với các tiến bộ khoa học mới nhất 
3. – Bạn cảm thấy dễ dàng làm các bản cân đối thu chi cá nhân và gia đình 
4. – Bạn thích lên kế hoạch đi du lịch cho gia đình hoặc kế hoạch công tác 
5. – Bạn thích thú với những thức thách của các trò chơi trí tuệ hoặc toán đố 
cần nhiều suy nghĩ logic 
6. – Bạn thường là người tìm ra các điểm vô lý trong những việc người nói 
hoặc làm 
7. – Toán và các môn tự nhiên là những môn học yêu thích của bạn trong 
trường 
8. – Bạn có thể tìm ra những ví dụ cụ thể để chứng minh cho những quan điểm 
của mình 
9. – Bạn chọn phương pháp có hệ thống và cẩn thận khi giải quyết vấn đề 
10. – Bạn cần phải phân loại, sắp xếp cẩn thận mọi thứ để có thể hiểu rõ mối 
liên hệ giữa chúng 
C. Không gian 
1. – Bạn thường hiểu và trân trọng các môn nghệ thuật 
2. – Bạn thường ghi nhận những sự kiện quan trọng bằng máy chụp hình và 
máy quay phim 
3. – Bạn thường vẽ vời khi phải ghi chép hoặc suy nghĩ 
4. – Bạn không gặp vấn đề trong việc xem bản đồ và định hướng 
5. – Bạn thích chơi các game về hình ảnh như ghép hình và mê cung 
6. – Bạn khá thành thạo trong việc tháo rời từng bộ phận ra và ráp lại 
7. – Bạn có thể tưởng tượng một vật như thế nào ở nhiều góc độ khác nhau 
8. – Bạn thường chia sẻ quan điểm của mình bằng sơ đồ hoặc hình ảnh 
9. – Bạn thích đọc những tài liệu có hình ảnh minh họa 
10. – Bạn có năng khiếu về vẽ, yêu thích vẽ 
D. Vận động: 
1. – Bạn tham gia thể thao hoặc tham gia biểu diễn múa thể dục, võ hoặc 
những môn tương tự 
2. – Bạn có xu hướng tự tay thực hiện những việc thủ công lắp ráp 
3. – Bạn thích suy nghĩ những vấn đề khi đang chạy hoặc đi bộ 
51 
4. – Bạn không ngại nhảy trước một đám đông 
5. – Bạn thích những trò chơi mạo hiểm tại các hội chợ/ trung tâm vui chơi giải 
trí 
6. – Bạn phải bắt tay vào làm một cái gì đó để thực sự hiểu nó 
7. – Môn học thích thú nhất tại trường của bạn là môn thể dục & thủ công kỹ 
thuật 
8. – Bạn sử dụng các cử chỉ tay chân và cơ thể để diễn đạt suy nghĩ của mình 
9. – Bạn thích chơi những trò chơi nghịch ngợm và phá bĩnh với trẻ con 
10. – Bạn cần phải học qua thực hành thay vì đọc hoặc xem video hướng dẫn 
E. Âm nhạc 
1. – Bạn có thể chơi một nhạc cụ 
2. – Bạn có thể hát chính xác tông nhạc 
3. – Thông thường, bạn có thể nhớ được một giai điệu chỉ sau một vài lần nghe 
4. – Bạn thường nghe nhạc ở nhà 
5. – Bạn thường hay gõ nhịp theo điệu nhạc 
6. – Bạn có thể phân biệt được âm điệu của những nhạc cụ khác nhau 
7. – Nhạc phim hay những khúc nhạc của quảng cáo thường xuất hiện trong 
đầu bạn 
8. – Bạn không tưởng tượng nổi cuộc sống sẽ ra sao nếu không có âm nhạc 
9. – Bạn thường hay huýt sao hay nhẩm theo một giai điệu 
10. – Bạn thích có nhạc khi đang làm việc 
F. Giao tiếp (Tương tác cá nhân) 
1. – Bạn thích làm việc với những người khác trong một nhóm 
2. – Bạn rất tự hào khi là người cố vấn giúp đỡ cho những người khác 
3. – Mọi người hay tìm đến bạn để xin lời khuyên 
4. – Bạn thích các môn thể thao đồng đội hơn là những môn thể thao cá nhân 
5. – Bạn thích trò chơi có sự tham gia của nhiều người như cờ tỷ phú, cá ngựa 
6. – Bạn là một người thích giao tiếp. bạn thích tham dự một bữa tiệc hơn là ở 
nhà xem ti vi một mình 
7. – Bạn không ngần ngại thể hiện sự lãnh đạo, chỉ mọi người làm thế nào để 
hoàn thành công việc 
8. – Bạn có nhiều người bạn rất thân 
52 
9. – Bạn giao tiếp tốt với nhiều người và có thể hòa giải được những mối tranh 
chấp 
10. – Bạn chia sẻ những vấn đề khó khăn với mọi người hơn là cố tự giải quyết 
chúng 
G. Nội tâm 
1. – Bạn viết một cuốn nhật ký hay blog để ghi lại những suy nghĩ của mình 
2. – Bạn thường dành những thời gian yên tĩnh suy nghĩ những vấn đề quan 
trọng trong cuộc sống của mình 
3. – Bạn thường đặt mục tiêu cho mình bạn biết mình sẽ đi đâu 
4. – Bạn là một người suy nghĩ độc lập, bạn hiểu những suy nghĩ trong đầu 
mình và tự ra các quyết định cho bản thân 
5. – Bạn có những sở thích rất riêng mà không chia sẻ cho những người khác 
6. – Bạn thích tự mình đi câu cá hay léo núi, bạn thấy thoải mái khi ở một 
mình 
7. – Một kỳ nghỉ lý tưởng của bạn là một túp lều nhỏ trên đỉnh núi thay vì ở 
một khách sạn 5 sao với đông người 
8. – Bạn hiểu một cách thực tế những điểm mạnh và điểm yếu của mình 
9. – Bạn tham gia những khóa học phát triển bản thân hoặc đã trải qua những 
đợt tư vấn để hiểu rõ bản thân hơn. 
10. – Bạn làm việc cho chính mình hoặc rất tập trung suy ngẫm khi làm những 
việc của bản thân 
Tổng kết điểm của mỗi loại trí thông minh, 3 loại trí thông minh có kết quả 
cao nhất chính là 3 loại trí thông minh nổi trội nhất của bạn. 
53 
MỘT SỐ HÌNH ẢNH THỰC HIỆN TRẮC NGHIỆM CỦA HỌC SINH 
54 
PHỤ LỤC 2 
BÀI THUYẾT TRÌNH BẰNG PP CỦA HỌC SINH NHÓM 2 
55 
56 
57 
58 
PHỤ LỤC 3 
Bài thuyết trình của nhóm 2 về cuộc kháng chiến chống Mông- Nguyên 
59 
60 
61 
62 
63 
PHỤ LỤC 4 
KỊCH BẢN NHÓM 3- KHỞI NGHĨA LAM SƠN 
LAM SƠN KHỞI NGHĨA 
I. Nhân vật: 
- Lê Lợi – do học sinh Nguyễn Duy 
- Nguyễn Trãi – do học sinh Thái Sơn 
- Lê Lai – do học sinh Hoàng Hiệp 
- Vương Thông – do học sinh Trọng Đạt 
- Các nhân vật quần chúng – các thành viên còn lại của tổ 
II. Vật dụng: 
- Đại kỳ 
- 5 cờ ngũ hành 
- 10 tiểu kỳ 
- Kiếm, thương, giáo, côn, mã tấu 
- 1 trống lớn 
- 1 chiêng 
- Khoảng 10 đuốc (loại đuốc muỗi, gắn lửa giả bằng lụa đỏ và vàng, gắn quạt 
nhỏ chạy batteries thổi ngọn lửa sống động, vì sân khấu không được phép dùng 
đuốc thật) 
- Nhiều cây để tạo cảnh rừng 
 III. Nội dung: 
CẢNH MỘT 
(Bắt đầu bằng ba hồi chiêng trống. Phía trong sân khấu dàn cảnh rừng, có các 
tướng và binh sĩ, dân quân, đứng lấp ló trong ánh đuốc. Đèn sân khấu không 
mở hết mà chỉ phân nửa phía trước. Spot lights rọi ngay giữa, chỗ 2 nhân 
vật Lê Lợi, Nguyễn Trãi. Hai nhân vật này lần lượt tiến bước theo thứ tự, mỗi 
người tuốt kiếm kêu gọi một câu, xong bước lui nhưng vẫn trước các binh tướng 
phía sau.) 
Một hồi trống. Một tiếng chiêng !!!Lê Lợi: 
- Hỡi toàn dân Đại Việt ! 
Chiêng !!!! Toàn binh tướng đáp: 
- Dạ ! 
Một hồi trống. Chiêng !!! Nguyễn Trãi: 
64 
- Hỡi hỡi binh sĩ! 
Chiêng !!! Toàn binh tướng đáp: 
- Dạ ! 
Một hồi trống. Một tiếng chiêng !!! Lê Lợi: 
- Quê hương Đại Việt ta đắm chìm trong khốn khổ lầm than 
Dưới ách thống trị tham tàn ngoại bang nhà Minh 
Hỡi trăm dòng Bách Việt ! 
Chung một giống Lạc Hồng 
Hãy vùng lên ! 
Phất cao cờ khởi nghĩa ! 
Một hồi trống 
Ba tiếng chiêng !!! 
 - Phất cao cờ khởi nghĩa ! 
Một tiếng chiêng !!!! Nguyễn Trãi: (Hướng về Lê Lợi) 
 - Chúng ta cùng chung chí hướng 
Nguyện một lòng giành lại non sông 
Tay trong tay 
Vai kề vai 
Dâng gươm báu khắc sâu lời ước thệ 
 (Tuốt kiếm, để kiếm ngang trên hai tay, xong vung kiến chĩa ra ngoài, một 
tay chống nạnh, đứng bên phải Lê Lợi) 
Một tiếng chiêng !!!! Lê Lai: (Hướng về Lê Lợi) 
- Một dạ, cùng một chí 
Đem nghĩa khí Lam Sơn phất cao cờ bất khuất 
Dòng Hồng Lạc quyết một mất một còn 
Nguyện dâng mình cho tổ quốc non sông 
(Tuốt kiếm, để kiếm ngang trên hai tay, xong vung kiếm chĩa ra ngoài, một 
tay chống nạng, đứng bên trái Lê Lợi. Trong khi đó, binh tướng cùng tuốt kiếm 
vung cao gươm giáo, dõng dạc lập lại) 
Một tiếng chiêng !!!! Binh tướng: 
- Xin nguyện ! 
65 
(Binh tướng đứng thành hàng ngũ, tướng cầm cờ ngũ linh hoặc tiểu kỳ. Riêng 
Lê Lai cầm cờ lệnh lớn làm hiệu ra lệnh diễn binh. Khi Lê Lai tiến 
lên, dộng cán cờ thật mạnh xuống sân khấu coi như thị uy, rồi mới phất cờ ra 
lệnh trình diễn trong khi một binh sĩ đánh trống da trâu liên hồi. Lê Lợi và 
Nguyễn Trãi cùng diễn múa kiếm, chỉ cần một thế kiếm, xong đứng dựa lưng vào 
nhau, chĩa kiếm ra ngoài theo kiểu “chung lưng đấu cật”. Lê Lai lại dộng cán 
cờ xuống sân khấu ra lệnh đánh kiếm từng cặp hay theo đội hình tùy nghi, đánh 
kiếm từng cặp hay toàn thể theo đội hình, lần lượt và đi vòng quanh Lê Lợi, 
Nguyễn Trãi. ) 
CẢNH HAI 
(Nổi trống nhanh dồn dập và chơi ánh sáng chớp tắt liên hồi diễn tả cảnh 
giao chiến. Quân Minh do Vương Thông dẫn đầu chạy ra, đánh nhau với quân 
ta. Tàu xí xô trong khi quân ta reo hò Quân Minh đuổi theo Lê Lai. Quân 
Tàu bao vây, bắt Lê Lai dưới một spot light, trong khi một spot light khác rọi 
cảnh Lê Lợi đánh nhau với một đám quân Tàu khác. Tất cả hai spot lights và 
đèn tiếp tục chớp tắt liên hồi diễn tả cảnh hỗn loạn trong khi quân Tàu kéo Lê 
Lai đi. Spot light chiếu cảnh Lê Lợi rượt chém bay mão Vương Thông và Vương 
Thông ôm đầu bò lết chạy  Liên tục chớp tắt để vẫn diễn tả hỗn chiến, trong 
khi Lê Lợi vào nhanh hậu trường thay nhanh khăn đội đầu để diễn cảnh 3 lên 
ngôi. ) 
CẢNH BA 
(Đèn bật sáng, không chớp tắt nữa để diễn tả thắng trận. Binh tướng ta 
hàng ngũ chỉnh tề ngay ngắn. Nguyễn Trãi cầm cờ lớn có viết chữ Bình Ngô đi 
ra, phất cờ trình diễn rồi dộng mạnh cán cờ để Lê Lợi ra sau đó) 
Một hồi trống. Ba tiếng chiêng !!! Nguyễn Trãi: (Tiến ra phía giữa trước sân 
khấu, quỳ xuống nói) 
- Hỡi hỡi binh sĩ! 
Một tiếng chiêng !!!! (Đứng dậy, giang hai tay chỉ vào binh tướng hàng ngũ 
chỉnh tề) 
- Thay trời hành hoá, hoàng thượng truyền rằng. 
Từng nghe: 
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân 
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo 
Như nước Đại Việt ta từ trước 
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu 
Núi sông bờ cõi đã chia 
Phong tục Bắc Nam cũng khác 
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập 
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương 
66 
(Nổi ba hồi trống nghiêm trọng trong khi tất cả binh tướng đi vòng quanh Lê 
Lợi. Cuối cùng dừng lại thành hàng ngang coi như cuối cùng, Lê Lợi đứng 
trước, Nguyễn Trãi ngay sau Lê Lợi và đưa cao cờ lên) 
Một hồi trống. Chấm dứt bằng ba tiếng chiêng !!!!! (Cùng phất cờ reo vang) 
- Giang sơn từ đây đổi mới 
Càn khôn bĩ rồi lại thái 
Nhật nguyệt hối rồi lại minh 
Ngàn năm vết nhục nhã sạch làu 
Muôn thuở nền thái bình vững chắc 
(Cuối cùng, tắt đèn hết để tất cả đứng thành một hàng ngang, thật nhanh, kể cả 
Lê Lai, Vương Thông, bật đèn sáng, để giàn chào khán thính giả) 
67 
PHỤ LỤC 5 
ĐỀ VÀ BÀI KIỂM TRA CỦA LỚP THỰC NGHIỆM VÀ ĐỐI CHỨNG 
ĐỀ KIỂM TRA MÔN LỊCH SỬ - Thời gian: 10 phút 
Học sinh: Lớp: 
Câu 1. Năm 981, lợi dụng tình hình nào vua nhà Tống sai quân sang xâm lược 
nước ta? 
A. Vua Đinh Tiên Hoàng bị ốm nặng, nước Đại Cồ Việt suy yếu. 
B. Vua Đinh Tiên Hoàng bị ám hại, triều đình Đại Cồ Việt gặp nhiều khó khăn. 
C. Nước Đại Việt đang đứng trước những khó khăn vô cùng to lớn. 
D. Vua Đinh Tiên Hoàng bị ám hại, nội bộ triều đình Đại Việt mâu thuẫn. 
Câu 2. Đến giữa thế kỉ XI, triều đình nhà Tống đã giải quyết những khó khăn như 
thế nào? 
A. Cầu hòa với các nước Liêu, Hạ ở phía Bắc. 
B. Đánh chiếm Champa để mở rộng lãnh thổ. 
C. Cầu hòa với Đại Việt để đánh các nước Liêu, Hạ. 
D. Đánh Đại Việt để các nước Liêu, Hạ kiêng nể. 
Câu 3. Chủ trương “Tiên phát chế nhân” thực hiện trong cuộc kháng chiến chống 
Tống thời Lý được hiểu như thế nào là đúng? 
A. Đánh bí mật và bất ngờ. B. Đốt phá kho lương và tiêu diệt sinh lực địch. 
C. Ra tay trước chế ngự địch. D. Ra tay trước để giành thắng lợi hoàn toàn. 
Câu 4. Hãy sắp xếp các sự kiện trên theo trình tự thời gian về các cuộc kháng 
chiến bảo vệ đất nước của nhân dân Đại Việt từ thế kỉ X đến thế kỉ XIV: 1. Kháng 
chiến chống Tống; 2. Kháng chiến chống Minh; 3. Kháng chiến chống quân Nam 
Hán; 4. Kháng chiến chống Mông – Nguyên. 
A. 1,2,3,4. B. 1, 3,2,4. C. 3,4,2,1. D. 3,1,4,2. 
Câu 5. Năm 1077, quân dân Đại Việt đã đánh bại 30 vạn quân Tống xâm lược tại 
A. cửa sông Bạch Đằng. B. vùng Đông Bắc. 
C. trên đất Tống. D. phòng tuyến sông Như Nguyệt. 
Câu 6. Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV, các vương triều phong kiến phương Bắc nào đã 
tiến hành xâm lược nước ta? 
A. Tống, Mông – Nguyên, Minh, Thanh. B. Tống, Mông – Nguyên, Minh. 
C. Tống, Mông – Nguyên, Thanh. D. Mông – Nguyên, Minh, Thanh. 
68 
Câu 7. Tinh thần chiến đấu anh dũng của quân dân nhà Trần được thế hiện qua 
khẩu hiệu 
A. “Sát thát”. B. “Tiên chế phát nhân”. 
C. “Đánh cho để tóc dài”. D. “Đánh cho để đen răng”. 
Câu 8. Tính chất của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 – 1427) là 
A. từ một cuộc chiến tranh ở địa phương phát triển thành cuộc đấu tranh giải 
phóng dân tộc. 
B. Từ quy mô nhỏ phát triển rộng khắp, có đại bản doanh, căn cứ địa. 
C. Từ phong trào ở địa phương phát triển rộng khắp cả nước. 
D. Từ đầu đến cuối của cuộc khởi nghĩa, tư tưởng nhân nghĩa được đề cao. 
Câu 9. Năm 1427, 10 vạn quân cứu viện nhà Minh đã bị nghĩa quân Lam Sơn 
đánh tan trong trận 
A. Tốt Động – Chúc Động. B. Chi Lăng – Xương Giang. 
C. Rạch Gầm – Xoài Mút. D. Ngọc Hồi – Đống Đa. 
Câu 10. Trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta, ai là người thực hiện chiến 
lược “Tiên phát chế nhân”? 
A. Lê Hoàn. B. Lý Thường Kiệt. 
C. Trần Hưng Đạo. D. Lê Lợi. 
Câu 11. Ý nào sau đây không phải là nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến 
chống Tống lần thứ nhất? 
A. do có sự chỉ huy mưu lược của Lê Hoàn. 
B. do ý chí quyết tâm bảo vệ độc lập của quân dân Đại Cồ Việt. 
C. nhà Tống đang gặp khó khăn. 
D. Thái hậu Dương Vân Nga hi sinh lợi ích dòng họ tạo thuận lợi cho cuộc kháng 
chiến chống Tống. 
Câu 12. Ở các thế kỉ X – XV, sơ dĩ cả ba lần giặc Mông – Nguyên đều thất bại 
trong cuộc chiến tranh xâm lược nước ta vì 
A. nhân dân Đại Việt có tinh thần yêu nước và tự hào dân tộc cao cả. 
B. vua tôi nhà Trần thực hiện các chính sách tích cực, đúng đắn và sáng tạo trong 
cách đánh giặc. 
C. ý chí quyết chiến và đoàn kết chống quân xâm lược của quân dân nhà Trần. 
D. tài thao lược của các tướng lĩnh nhà Trần đứng đầu là Trần Quốc Tuấn. 
Câu 13. Chiến thắng trên sông Bạch Đằng (1288) của quân dân nhà Trần trong 
cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên được đánh giá là 
69 
A. một biểu tượng của truyền thống yêu nước, bất khuất của dân tộc ta. 
B. một chiến thắng chấn động địa cầu. 
C. một biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng. 
D. một bước ngoặt của lịch sử dân tộc ta. 
Câu 14. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến cuộc kháng chiến chống quân xâm lược 
Minh của nhà Hồ nhanh chóng thất bại là do 
A. thế giặc quá mạnh. 
B. nhà Hồ không có tướng tài. 
C. đường lối sai lầm, không dựa vào dân. 
D. thế giặc quá mạnh, không có tướng tài. 
Câu 15. Điểm khác nhau cơ bản của cuộc kháng chiến chống quân Mông – 
Nguyên thời Trần so với cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý? 
A. Thế giặc đang rất mạnh. 
B. Thế giặc đang suy yếu. 
C. Nhân dân ta có sự chuẩn bị đầy đủ lực lượng. 
D. Nhân dân đoàn kết dưới sự lãnh đạo của triều đình. 
70 
BÀI KIỂM TRA HỌC SINH LỚP THỰC NGHIỆM VÀ ĐỐI CHỨNG 
71 
PHỤ LỤC 6 
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG 
1. HÌNH ẢNH TRÒ CHƠI “VỀ ĐÍCH” 
72 
73 
2. HÌNH ẢNH SƠ ĐỒ TƯ DUY 
74 
3. HÌNH ẢNH NỘI DUNG BÀI HỌC 
75 
PHỤ LỤC 7 
MỘT SỐ HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
76 
77 
PHỤ LỤC 8 
 Phiếu khảo sát thực trạng học tập của học sinh 
 Họ và tên học sinh............................................................................................ 
Lớp.................................................................................................................. 
 Trường............................................................................................................ 
 Hãy trả lời câu hỏi dưới đây bằng cách đánh dấu x vào ô trống trong bảng có 
câu trả lời phù hợp với em 
 Nội dung Có Không/ 
chưa 
Ý kiến 
khác 
GV của các em có áp dụng đa dạng các phương pháp 
dạy học tích cực nhằm khuyến khích người học phát 
triển năng lực tự học, tự nghiên cứu và làm việc nhóm 
hay chưa? 
Các phương pháp dạy học của GV có khiến em cảm 
thấy phù hợp với năng lực và sở thích của bản thân 
không? 
Em có mong muốn GV áp dụng nhiều phương pháp dạy 
học tích cực mới nhằm khuyến khích người học phát 
triển năng lực tự học, tự nghiên cứu và làm việc nhóm 
không? 
78 
Phiếu khảo sát thực trạng giáo dục của giáo viên 
Họ và tên giáo viên............................................................................................ 
Giảng dạy môn.............................................................................................. 
Trường............................................................................................................ 
Hãy trả lời câu hỏi dưới đây bằng cách đánh dấu x vào ô trống trong bảng có 
câu trả lời phù hợp với thầy /cô 
Nội dung Có 
Không/ 
chưa 
Ý kiến 
khác 
Thầy/cô đã áp dụng đa dạng các phương pháp dạy 
học tích cực nhằm khuyến khích người học phát 
triển năng lực tự học, tự nghiên cứu và làm việc 
nhóm hay chưa? 
Thầy/ cô đã thực sự hài lòng với thái độ học tập của 
học sinh trong các tiết dạy hay chưa? 
Ban giám hiệu ở trường của thầy/cô có tạo điều 
kiện tốt nhất cho hoạt động đổi mới phương pháp 
dạy học hay không? 
Thầy/ cô có mong muốn tiếp cận thêm những 
phương pháp dạy học mới để giúp HS tích cực, 
hứng thú hơn trong học tập không? 
79 
PHỤ LỤC 9 
Một số video clip, và các mẫu trắc nghiệm thuyết đa trí tuệ 
https://www.youtube.com/watch?v=k6MyPzqeIIY 
https://www.youtube.com/watch?v=cPEcXv8qJBc 
https://www.youtube.com/watch?v=VwPlchxnECQ 
https://www.youtube.com/watch?v=kGY_JiEWhFE 
https://www.youtube.com/watch?v=_du9Tujre6k 
https://www.youtube.com/watch?v=c1aKcDx2FI4 
80 

File đính kèm:

  • pdfvideo_76.pdf
Sáng Kiến Liên Quan