Sáng kiến kinh nghiệm Tổng kết kinh nghiệm chỉ đạo công tác giáo dục học sinh có khó khăn trong học tập và rèn luyện hạnh kiểm trong trường Tiểu học

Trong sự nghiệp cách mạng, Đảng ta đặc biệt coi trọng vị trí con người, coi con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển và: “Muốn tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá thắng lợi, phải phát triển mạnh giáo dục- đào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững”

Một trong những nhiệm vụ cơ bản của giáo dục - đào tạo hiện nay là hình thành và phát triển nhân cách học sinh một cách toàn diện theo mục tiêu phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

 Thực tiễn cho thấy rằng, trong trường tiểu học, bên cạnh những em học giỏi, chăm ngoan ( thực hiện đầy đủ 4 nhiệm vụ của học sinh); còn có những em được coi là ngoan nhưng học yếu kém ( đó là những em có khó khăn trong học tập), ngoài ra còn có những em học giỏi, thông minh, nhưng tỏ ra kiêu căng, ích kỉ, thiếu lòng nhân hậu. (đó là những em có khó khăn trong rèn luyện hạnh kiểm). Và tất nhiên cũng có những em học yếu, kém lại không ngoan (có khó khăn cả trong học tập và rèn luyện hạnh kiểm). Song đứng trước yêu cầu của sự nghiệp giáo dục đào tạo là phải phổ cập giáo dục tiểu học, lấy giáo dục bậc tiểu học làm nền tảng, làm cơ sở để học sinh có thể học lên cấp học trên . Vì thế việc tập trung nâng đầu yếu, hạn chế “học sinh học kém, chưa thực hiện đầy đủ 4 nhiệm vụ của người học sinh” là một nội dung quan trọng trong việc chỉ đạo công tác giáo dục học sinh tiểu học.

 

doc25 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 2107 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tổng kết kinh nghiệm chỉ đạo công tác giáo dục học sinh có khó khăn trong học tập và rèn luyện hạnh kiểm trong trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 của mình trong công tác giáo dục.Phát hiện kịp thời và có những biện pháp giáo dục cụ thể đối với những học sinh có khó khăn trong học tập và rèn luyện hạnh kiểm.
1.2. Đối với chính quyền và cộng đồng dân cư.
Việc giáo dục học sinh có khó khăn trong học tập và rèn luyện hạnh kiểm không thể không kể đến vai trò quan trọng của chính quyền, các tổ chức xã hội và cộng đồng dân cư đóng trên địa bàn xã.
Các đồng chí trong ban giám hiệu nhà trường trực tiếp tham mưu, gặp gỡ trao đổi với Đảng uỷ, chính quyền xã Hải Cường, đặc biệt thông qua các hội nghị của các tổ chức đoàn thể xã hội trong xã. Ban giám hiệu nhà trường đã tuyên truyền làm cho mọi người, mọi ngành hiểu rõ quan điểm của Đảng và Nhà nước về giáo dục - đào tạo.Vị trí, vai trò, tầm quan trọng của giáo dục tiểu học cũng như việc giáo dục học sinh có khó khăn trong học tập và rèn luyện hạnh kiểm để chính quyền, các tổ chức xã hội và cộng đồng dân cư trên địa bàn xã ý thức được trách nhiệm, phối kết hợp, tạo điều kiện giúp đỡ nhà trường thực hiện tốt công tác giáo dục học sinh trong và ngoài nhà trường.
 Đối với cha mẹ học sinh.
Cha mẹ học sinh là lực lượng giáo dục quan trọng, là người quyết định trực tiếp đến sự hình thành và phát triển của trẻ em. Từ nhận thức ý nghĩa đó, ngay từ đầu năm học, thông qua đại hội phụ huynh học sinh, Ban giám hiệu nhà trường đã giúp họ nắm vững mục tiêu, nội dung phương pháp giáo dục của bậc học.
Tuyên truyền phổ biến kiến thức về phương pháp giáo dục học sinh cho phụ huynh học sinh thông qua các hình thức tác động như Hội cha mẹ học sinh, chi hội phụ huynh học sinh ở các lớp và thông qua các tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn dân cư.
Đối với những học sinh có khó khăn trong rèn luyện hạnh kiểm (là những học sinh cá biệt) chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm lớp chủ động cùng với gia đình, Hội cha mẹ học sinhbàn cách phối kết hợp tìm hiểu kĩ nguyên nhân để lựa chọn phương pháp giáo dục cho phù hợp.
Chính vì thế, công tác giáo dục học sinh nói chung và công tác giáo dục học sinh có khó khăn trong học tập và rèn luyện hạnh kiểm nói riêng của trường tiểu học Hải Cường đã được mọi thành viên trong Hội đồng sư phạm, Đảng, Chính quyền, các đoàn thể cùng nhân dân địa phương hết sức quan tâm ủng hộ, có tinh thần trách nhiệm cùng với nhà trường làm tốt công tác này, góp phần tích cực thực hiện có hiệu quả mục tiêu giáo dục của bậc tiểu học.
Những kinh nghiệm trong chỉ đạo công tác giáo dục học sinh có khó khăn trong học tập và rèn luyện hạnh kiểm.
Học sinh tiểu học là một thực thể hồn nhiên, đang tiềm ẩn những khả năng tốt đẹp cho sự phát triển nhân cách. Song học sinh tiểu học lại vừa chuyển hoạt động vui chơi sang hoạt động học tập là hoạt động chủ đạo. Thông qua học tập mà các em hình thành và phát triển mọi chuẩn mực kiến thức, kĩ năng, hành vi đạo đức. Việc làm quen với hoạt động học tập, môi trường giáo dục mới không phải mọi học sinh đều phát triển một cách bình thường. Từ thực tiễn trường tiểu học cho thấy: Sự phát triển nhân cách ở mỗi học sinh tồn tại nhiều dạng khác nhau, do sự ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân khác nhau. Qua điều tra tìm hiểu chúng tôi thấy còn một bộ phận học sinh có khó khăn trong học tập và một bộ phận học sinh có khó khăn trong rèn luyện hạnh kiểm. Còn những học sinh có khó khăn cả trong học tập và rèn luyện hạnh kiểm là điều ít xảy ra đối với học sinh ở lứa tuổi tiểu học.
Vì vậy, tôi chỉ đi vào phân tích, tổng kết những kinh nghiệm chỉ đạo công tác giáo dục học sinh có khó khăn trong học tập và giáo dục học sinh có khó khăn trong rèn luyện hạnh kiểm.
2.1. Chỉ đạo công tác giáo dục học sinh có khó khăn trong học tập.
* Đối với học sinh cần khắc phục những nguyên nhân từ phía chủ thể:
Tôi chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm ở các khối lớp lập kế hoạch điều tra xác định những nguyên nhân gây ảnh hưởng mạnh đến tình trạng học sinh gặp khó khăn trong học tập của nhà trường, đó là những nguyên nhân cơ bản sau:
- Học sinh thiếu tích cực trong học tập do thiếu nguyện vọng, nhu cầu học tập thấp.
- Có những lỗ hổng kiến thức mà không tự mình cố gắng khắc phục.
Từ những nguyên nhân trên, tôi đã chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm lớp lập chương trình, sắp xếp thời gian biểu nhằm giúp học sinh lấp những lỗ hổng kiến thức mà học sinh không tự khắc phục được, phân nhóm học tập để học sinh tự giúp đỡ nhau.
Chỉ đạo sát sao đội ngũ giáo viên đổi mới phương pháp dạy học, phát động phong trào chống “dạy chay – học chay” để các giờ học đảm bảo được không khí “thoải mái, nhẹ nhàng và hiệu quả” tạo cho học sinh không khí thoải mái , tươi vui hồ hởi trong học tập.
Đặc biệt đối với học sinh có khó khăn trong học tập, các em thường tự ti, lúng túng thiếu tinh thần vượt khó, không có phương pháp học tập, dẫn tới ngại học. Để khắc phục tình trạng này, giáo viên chủ nhiệm lớp trước hết phải có sự cảm thông sâu sắc với học sinh. Luôn tạo niềm tin, niềm phấn khởi cho học sinh đồng thời kết hợp việc động viên khuyến khích, khen thưởng kịp thời khi các em đạt kết quả tốt.
* Đối với học sinh cần khắc phục nguyên nhân từ phía gia đình:
Những nguyên nhân từ phía gia đình ảnh hưởng đối với học sinh có khó khăn trong học tập của nhà trường đó là:
- Do gia đình có khó khăn về kinh tế, thu nhập thấp, chưa đủ điều kiện để quan tâm đến việc học tập của con cái. Các em thường phải tham gia lao động giúp đỡ gia đình, không có thời gian giành cho việc học tập.
- Quan hệ gia đình thiếu hoà thuận, bố mẹ li dị, trong gia đình thiếu sự chăm sóc giáo dục dẫn đến học tập giảm sút hoặc chán nản bỏ học.
- Do gia đình quá tập trung vào làm ăn, không có thời gian quan tâm đến việc chăm sóc dạy dỗ con cái, phó mặc con cái cho nhà trường dạy dỗ
Đứng trước những nguyên nhân đó tôi đã chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm phối kết hợp chặt chẽ với cha mẹ học sinh, thường xuyên thông qua sổ liên lạc, gặp gỡ trao đổi với phụ huynh, đặc biệt với những em có hoàn cảnh khó khăn trong học tập, giúp gia đình nhận thức về trách nhiệm, nghĩa vụ trong việc phối hợp với nhà trường, tạo điều kiện giúp đỡ con cái học tập.
Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm lớp thành lập các nhóm học tập, đặc biệt lưu ý phân công học sinh khá giỏi giúp đỡ học sinh có khó khăn trong học tập.
Thông qua các kì đại hội phụ huynh học sinh và Hội nghị chuyên đề “Phương pháp giáo dục – dạy con ở nhà” để cha mẹ học sinh và giáo viên chủ nhiệm thống nhất nội dung và phương pháp học tập cho học sinh và việc hướng dẫn của cha mẹ đối với con cái để từ đó tránh tình trạng “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”.
Đặc biệt nhà trường đã chủ động phối kết hợp với các tổ chức xã hội của xã (Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội khuyến học ) cùng giáo viên chủ nhiệm xuống các xóm, thôn để hướng dẫn phối hợp giáo dục các em ở cộng đồng, tạo điều kiện giúp đỡ những học sinh có khó khăn trong học tập, chú ý đến việc động viên những gia đình có tư tưởng khoán trắng việc dạy dỗ con cái cho nhà trường.
Qua các biện pháp chỉ đạo của nhà trường đã làm cho công tác giáo dục học sinh có khó khăn trong học tập của trường tiểu học Hải Cường ngày càng có sự liên kết chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong công tác giáo dục học sinh.
2.2. Chỉ đạo công tác giáo dục học sinh có khó khăn trong rèn luyện hạnh kiểm.
* Đối với học sinh cần khắc phục nguyên nhân ảnh hưởng từ phía gia đình
- Thông qua việc trao đổi trên sổ liên lạc hoặc gặp gỡ trao đổi trực tiếp với gia đình, cha mẹ học sinh làm chuyển biến về nhận thức, giúp đỡ họ về nội dung, phương pháp giáo dục con em ở gia đình họ.
- Về phía nhà trường: Ban giám hiệu chủ động tham mưu, gặp gỡ trình bày với Đảng uỷ, chính quyền và đặc biệt là các đoàn thể xã hội trên địa bàn xã ( Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội khuyến học) về các học sinh còn khó khăn trong việc rèn luyện hạnh kiểm, từ đó có những biện pháp hữu hiệu giúp đỡ các em nhận thức rõ các hành vi đạo đức đúng.
- Nhà trường đặc biệt chú trọng việc tổ chức trao đổi, thảo luận (với thành phần tham gia bao gồm cả thành viên trong và ngoài nhà trường) để rút kinh nghiệm cũng như phổ biến nội dung phương pháp giáo dục. Đồng thời kịp thời biểu dương khen thưởng, động viên cá nhân, tập thể có thành tích trong việc tận tuỵ giúp đỡ được nhiều học sinh vượt khó trong việc rèn luyện hạnh kiểm.
* Đối với học sinh cần khắc phục nguyên nhân ảnh hưởng từ phía chủ thể:
Để có những biện pháp thích hợp giáo dục học sinh có khó khăn trong rèn luyện đạo đức, trước hết Ban giám hiệu nhà trường chỉ đạo cho giáo viên chủ nhiệm lớp tiến hành nghiên cứu điều tra học sinh, tìm ra nguyên nhân cơ bản, từ đó xác định nội dung và các biện pháp giáo dục phù hợp. Từ thực tiễn cho thấy học sinh có khó khăn trong rèn luyện hạnh kiểm chủ yếu là do những nguyên nhân sau:
- Thiếu hứng thú học tập, rèn luyện.
- Động cơ học tập sai lệch dẫn tới việc hình thành hành vi đạo đức ở các em gặp nhiều khó khăn.
- Có những em học giỏi thông minh nhưng tỏ ra tự mãn, kiêu căng, ích kỉ, thiếu lòng nhân hậu.
- Có khả năng trí lực tốt, nhưng vì phải học với các bạn kém dẫn đến chán học.
Từ việc nhận thức rõ được những nguyên nhân cơ bản ảnh hưởng đến việc rèn luyện hạnh kiểm từ phía chủ thể học sinh. Dưới sự chỉ đạo sâu sát của Ban giám hiệu nhà trường, các giáo viên chủ nhiệm lớp đều có những biện pháp, kế hoạch chương trình hành động thích hợp nhằm giúp đỡ giáo dục học sinh có khó khăn trong rèn luyện hạnh kiểm như:
- Thực hiện tốt công tác giảng dạy môn đạo đức chính khoá, thường xuyên nghiên cứu đổi mới phương pháp giảng dạy các môn học đặc biệt ở môn đạo đức.
- Toàn thể giáo viên trong nhà trường thực sự làm gương về mọi mặt để có tác dụng giáo dục học sinh.
- Tổ chức các nhóm bạn học tập trên lớp cũng như ở nhà, thành lập các câu lạc bộ như: “CLB Toán học trẻ”, “CLB Tuổi hoa”, “Đôi bạn cùng tiến” nhằm tạo điều kiện cho học sinh có trí tuệ, có khả năng phát huy tài năng của mình.
Có thể nói nguyên nhân làm cho học sinh có khó khăn trong học tập và rèn luyện hạnh kiểm có rất nhiều và nó tác động đến học sinh một cách đan xen, song hành. Bởi vậy, Ban giám hiệu trường tiểu học Hải Cường đã có cách nhìn tổng hợp, đề ra biện pháp, giải pháp hiệu quả đồng bộ trong việc giáo dục học sinh có khó khăn trong học tập và rèn luyện hạnh kiểm. Tạo cơ sở vững chắc thúc đẩy chất lượng giáo dục của nhà trường, đáp ứng mục tiêu đào tạo của bậc học nói chung và của nhà trường nói riêng.
3. Những kinh nghiệm chỉ đạo phối kết hợp giữa nhà trường– gia đình– xã hội trong công tác giáo dục học sinh có khó khăn trong học tập và rèn luyện hạnh kiểm.
Nhà trường, gia đình và xã hội là những môi trường giáo dục không thể thiếu được, chúng thống nhất với nhau tạo nên môi trường giáo dục hoàn chỉnh, tạo ra sức mạnh tổng hợp, tác động đồng bộ đến sự hình thành phát triển nhân cách của người được giáo dục. Vì vậy sự thống nhất tác động giáo dục từ nhà trường, gia đình và xã hội được xem là vấn đề có tính nguyên tắc, đảm bảo cho mọi hoạt động giáo dục có điều kiện đạt hiệu quả tốt. Đặc biệt trong công tác giáo dục học sinh có khó khăn trong học tập và rèn luyện hạnh kiểm, muốn đạt được hiệu quả không thể không có sự phối kết hợp giữa ba nhân tố tham gia vào trong quá trình giáo dục.
Từ nghiên cứu thực tiễn tại trường Tiểu học Hải Cường, chúng tôi thấy: Trong quản lí các hoạt động giáo dục của nhà trường, Ban giám hiệu rất chú trọng đến việc chỉ đạo phối kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội tham gia vào công tác giáo dục học sinh như chủ động lên kế hoạch phối kết hợp. Điều này được cụ thể hoá trong kế hoạch của nhà trường cũng như trong kế hoạch công tác của giáo viên chủ nhiệm các khối lớp.
3.1. Đối với gia đình phụ huynh học sinh.
Sự phối kết hợp giữa nhà trường và gia đình có vai trò và tác dụng vô cùng quan trọng trong giáo dục hình thành nhân cách cho trẻ em, đặc biệt là đối với việc giáo dục học sinh có khó khăn trong học tập và rèn luyện hạnh kiểm.
Trong chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm lớp, không những giúp cho gia đình phụ huynh nắm được mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục mà còn phải giúp cho cha mẹ những học sinh có khó khăn trong học tập và rèn luyện hạnh kiểm hiểu các khiếm khuyết về học tập, đạo đức của con em mình dưới các hình thức: thông qua sổ liên lạc,gặp gỡ,trao đổiGiúp cho gia đình của những học sinh này thấy rõ trách nhiệm của mình trong việc chăm lo con cái học tập, rèn luyện (từ các điều kiện phục vụ học tập, rèn luyện như sách vở, giấy bút, thời gian học tập đến việc giúp đỡ động viên con cái học tập rèn luyện như xây dựng các nề nếp thói quen giờ nào việc nấy, vui chơi giải trí điều độ, không a dua theo các thói hư, tật xấu).
Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm bàn bạc với phụ huynh các biện pháp phối hợp khắc phục tình trạng học yếu kém, hạnh kiểm yếu của con em mình, tránh khoán trắng cho nhà trường.
Mặt khác Ban giám hiệu nhà trường còn yêu cầu giáo viên chủ nhiệm giúp cho cha mẹ các học sinh đó hiểu và nắm được nội dung và các phương pháp giáo dục phù hợp với con cái tránh tình trạng “ trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”, biết động viên khích lệ con cái tiến bộ.
3.2. Đối với chính quyền và các tổ chức xã hội ở địa phương.
Môi trường xã hội và các tác động giáo dục xã hội đều có ảnh hưởng lớn đến kết quả giáo dục của nhà trường cũng như việc giáo dục học sinh có khó khăn trong học tập và rèn luyện đạo đức.
Từ thực tiễn công tác chỉ đạo giáo dục học sinh có khó khăn trong học tập và rèn luyện hạnh kiểm chủ động có kế hoạch phối kết hợp giữa nhà trường với chính quyền và các tổ chức xã hội của xã như:
+ Thông qua các hội nghị của xã tích cực tuyên truyền nâng cao nhận thức cho mọi thành viên và các tổ chức xã hội trong việc giáo dục học sinh nói chung và giáo dục học sinh có khó khăn trong học tập và rèn luyện hạnh kiểm nói riêng.
+ Kết hợp với Hội cha mẹ học sinh, Hội khuyến học, Hội cựu chiến binh, Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên xã cùng hợp tác, tham mưu với nhà trường tham gia vào công tác giáo dục học sinh. Đề xuất các biện pháp giúp gia đình có con yếu kém trong học tập và rèn luyện hạnh kiểm có biện pháp giáo dục con tốt hơn.
Nhà trường đã phối hợp với chính quyền, các đoàn thể xã hội phát hiện ngăn chặn kịp thời một số nhóm trẻ có lối sống thiếu lành mạnh lôi kéo học sinh vào các hoạt động phản giáo dục trên địa bàn xã. Từng bước xây dựng môi trường giáo dục xã Hải Cường trong sạch thuận lợi cho việc giáo dục học sinh.
Ngoài ra, Ban giám hiệu nhà trường còn hợp tác với các tổ chức xã hội của xã như: Hội khuyến học, Hội cựu chiến binh, Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên của xã Phân công các thành viên có uy tín giúp đỡ cho các gia đình có con cái học yếu kém, chưa ngoan, bàn biện pháp giáo dục và cùng giáo dục các em.
Việc giáo dục học sinh có khó khăn trong học tập và rèn luyện hạnh kiểm không thể tiến hành một cách đơn phương, đơn tuyến mà cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa ba môi trường, ba lực lượng giáo dục là nhà trường, gia đình và xã hội. Trong đó nhà trường luôn giữ vai trò chủ đạo, sáng tạo tổ chức tập hợp các lực lượng tham gia vào quá trình giáo dục, có như vậy thì việc giáo dục học sinh có khó khăn trong học tập và rèn luyện hạnh kiểm mới đạt được kết quả tốt.
Phần kết luận và khuyến nghị.
1. Kết luận chung.
Qua nghiên cứu đề tài “Tổng kết kinh nghiệm chỉ đạo công tác giáo dục học sinh có khó khăn trong học tập và rèn luyện hạnh kiểm” một lần nữa khẳng định rằng:
Trong nhà trường nói chung, trường tiểu học nói riêng, việc giáo dục học sinh có khó khăn trong học tập và rèn luyện hạnh kiểm có vị trí vô cùng quan trọng trong công tác giáo dục, đặc biệt là đối với học sinh bậc tiểu học- bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân. Bởi việc đào tạo con người là một quá trình lâu dài, từ tuổi thơ ấu đến khi trưởng thành, trong nhà trường tiểu học, việc đánh giá học sinh được xem xét ở hai mặt: học lực và hạnh kiểm, nghĩa là hướng việc đánh giá học sinh và bản chất các em, hướng vào việc xem xét nhân cách của học sinh. Tạo cơ sở đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển nhân cách các em. Trong quá trình đánh giá phân loại đó chúng ta thấy một bộ phận học sinh còn chưa đạt mức trung bình về học lực và hạnh kiểm do đó người cán bộ quản lý nhà trường phải nhận thức đúng đắn vai trò, tầm quan trọng của việc giáo dục học sinh có khó khăn trong học tập và rèn luyện hạnh kiểm nhằm thực hiện yêu cầu mục tiêu giáo dục của bậc tiểu học: “Hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn, lâu dài về tình cảm, trí tuệ, thể chất và các kỹ năng cơ bản để học tiếp bậc học tiếp theo hoặc đi vào cuộc sống lao động”. Chính vì vậy, việc chỉ đạo giáo dục học sinh có khó khăn trong học tập và rèn luyện hạnh kiểm là một việc làm thiết thực đối với người quản lý trường học nói chung và trường Tiểu học nói riêng.
Qua thực tế tại trường tiểu học Hải Cường về chỉ đạo giáo dục học sinh có khó khăn trong học tập và rèn luyện hạnh kiểm, kết hợp với thực tiễn kinh nghiệm của bản thân trong những năm qua. Tôi rút ra một số bài học kinh nghiệm trong chỉ đạo công tác giáo dục học sinh có khó khăn trong học tập và rèn luyện hạnh kiểm như sau :
1.1. Để chỉ đạo tốt công tác giáo dục học sinh có khó khăn trong học tập và rèn luyện hạnh kiểm, trước hết người quản lý phải có nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của việc giáo dục học sinh có khó khăn trong học tập và rèn luyện hạnh kiểm ở nhà trường tiểu học, phải làm cho tất cả mọi người trong và ngoài nhà trường nhận thức đúng đắn về vị trí vai trò của việc giáo dục học sinh có khó khăn trong học tập và rèn luyện hạnh kiểm để phối kết hợp làm tốt yêu cầu đặt ra.
1.2. Người quản lý phải đặc biệt lưu ý trong khi lập kế hoạch của nhà trường phải có kế hoạch cụ thể về vấn đề giáo dục học sinh có khó khăn trong học tập và rèn luyện hạnh kiểm.
1.3. Định lịch họp thường kì với tổ hoặc với toàn thể giáo viên chủ nhiệm các lớp, yêu cầu giáo viên báo cáo đầy đủ tình hình trong đó có kết quả việc giáo dục những học sinh có khó khăn trong học tập và rèn luyện hạnh kiểm trong lớp mình phụ trách và Ban giám hiệu phải có những ý kiến chỉ đạo trực tiếp, thường xuyên về công tác này.
1.4. Phát huy vai trò chủ động của giáo viên chủ nhiệm lớp trong việc phối hợp giữa nhà trường – gia đình – và xã hội tham gia vào công tác giáo dục học sinh của lớp mình chủ nhiệm.
1.5. Tổ chức các hội nghị chuyên đề về: “Giáo dục học sinh có khó khăn trong học tập và rèn luyện hạnh kiểm” hàng năm, tạo cơ hội cho các giáo viên, Hội cha mẹ học sinh và các đoàn thể xã hội trên địa bàn học tập lẫn nhau trong công tác này.
1.6. Ban giám hiệu phải thường xuyên kiểm tra định kì, đánh giá đúng kết quả thực hiện của giáo viên, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm lớp để kịp thời động viên, khen thưởng những cá nhân, tập thể có thành tích cao trong công tác giáo dục học sinh có khó khăn trong học tập và rèn luyện hạnh kiểm cũng như bổ sung những mặt còn hạn chế trong công tác giáo dục học sinh có khó khăn trong học tập và rèn luyện hạnh kiểm.
2. Những khuyến nghị - đề xuất.
2.1. Đối với Phòng Giáo dục - Đào tạo 
- Hàng năm nên tổ chức hội nghị chuyên đề về công tác giáo dục học sinh có khó khăn trong học tập và rèn luyện đạo đức để đội ngũ giáo viên chủ nhiệm các trường được dự, trao đổi và học hỏi kinh nghiệm.
- Phòng giáo dục - Đào tạo nên có sự chỉ đạo phối hợp với các trường, tạo điều kiện giúp đỡ các trường đưa đội ngũ giáo viên chủ nhiệm đi tham quan nghiên cứu trong và ngoài tỉnh để học kinh nghiệm trong công tác giáo dục học sinh có khó khăn trong học tập và rèn luyện hạnh kiểm.
2.2. Đối với trường Tiểu học Hải Cường
- Nhà trường nên tạo mọi điều kiện để cho đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp của nhà trường được không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, hoàn thành tốt công việc được giao.
- Cần làm tốt công tác sơ kết, tổng kết, đánh giá, khen thưởng để động viên khích lệ những người làm tốt công tác giáo dục học sinh có khó khăn trong học tập và rèn luyện hạnh kiểm.
 Vì điều kiện thời gian có hạn, do năng lực của bản thân còn nhiều hạn chế, trong quá trình nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm không thể tránh khỏi những hạn chế thiếu sót, kính mong các đồng chí lãnh đạo và các bạn đồng nghiệp tham gia đóng góp ý kiến. Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hải Cường , ngày 25 tháng 5 năm 2009
Người viết
 Trần Thị Thảo

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ren_hoc_sinh_yeu_kem.doc
Sáng Kiến Liên Quan