Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức hình thức hợp tác nhóm trong dạy học môn Ngữ Văn

Trong cuộc sống xã hội, sự hợp tác có tính phổ biến, mang bản chất sinh học tự nhiên và diễn ra trong suốt cuộc đời mỗi con người. Sự hợp tác diễn ra trong mọi gia đình, cộng đồng, trong mọi công việc. Thậm chí ngay trong lúc nghỉ ngơi khi các thành viên cùng hoạt động để đạt mục đích chung. Sự hợp tác diễn ra trong mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, pháp luật, là nền tảng của các cuộc cách mạng và những tiến bộ xã hội. Các nghiên cứu cho thấy hợp tác quyết định sự thành bại của mỗi cá nhân trong xã hội. Do vậy, học hợp tác nhóm là hình thức tổ chức học tập của học sinh theo nhóm nhỏ trên lớp, trong đó nhấn mạnh đến các kĩ năng hợp tác mang tính xã hội. Dạy học theo nhóm được các tác giả nêu ra dưới những cách gọi khác nhau: là phương pháp dạy học, là hình thức tổ chức dạy học hoặc là phương tiện theo nghĩa rộng. Dù có những quan niệm rộng, hẹp khác nhau nhưng chung quy lại đều đưa ra những dấu hiện chung của dạy học theo nhóm là mối quan hệ giúp đỡ, gắn kết và hợp tác giữa các thành viên trong nhóm với nhau nhằm giải quyết nhiệm vụ học tập chung của nhóm. Cuối cùng định nghĩa dạy học theo nhóm được hiểu như sau: Dạy học theo nhóm là phương pháp dạy học trong đó giáo viên sắp xếp học sinh thành những nhóm nhỏ theo hướng tạo ra sự tương tác trực tiếp giữa các thành viên, theo đó học sinh trong nhóm trao đổi, giúp đỡ và cùng nhau phối hợp làm việc để hoàn thành nhiệm vụ chung của nhóm.

doc18 trang | Chia sẻ: haitina33 | Lượt xem: 1647 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức hình thức hợp tác nhóm trong dạy học môn Ngữ Văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ôn, bản thân tôi luôn nhận được sự chỉ đạo, quan tâm sâu sát của chi bộ Đảng, của Ban Giám hiệu, cùng sự giúp đỡ của tất cả các đồng nghiệp trong HĐSP nhà trường.
 Bản thân tôi thích học hỏi, tìm tòi sáng tạo và vận dụng những phương pháp mới trong giảng dạy.
 Cơ sở vật chất của nhà trường tương đối đầy đủ đảm bảo tốt cho việc thực hiện công tác giáo dục.
 Qua dự giờ, thăm lớp đồng nghiệp, tôi nhận thấy những hạn chế trong dạy học theo nhóm ở một số lớp như sau:
- Sử dụng dạy học theo nhóm tuỳ tiện, không có sự lựa chọn thích hợp.
    - Trong hoạt động nhóm chỉ có một số em tham gia, số còn lại không tham gia hoặc tham gia không tích cực:  Hoạt động nhóm chỉ tập trung ở một số đối tượng khá giỏi còn một số học sinh khác thì lợi dụng hoạt động nhóm để chơi.
     - Các thành viên trong nhóm không lắng nghe ý kiến của nhau: có hiện tượng lấn át hoặc chấp nhận ý kiến của nhau một cách miễn cưỡng. Thường là những 
Em giỏi áp đặt ý kiến của mình cho toàn nhóm.
     - Cả nhóm phụ thuộc vào một, hai người, để mặc người đó điều khiển. Nhóm hoạt động tự do, không có ai điều khiển. Nhóm trưởng và thư kĩ hầu như được chỉ định, không thay đổi.
     - Giáo viên cho học sinh tiến hành thảo luận nhóm nhưng không quy định rõ thời gian thảo luận trong bao lâu vì vậy học sinh vẫn nhởn nhơ đùa khi đã nhận nhiệm vụ.
     - Việc áp dụng phương pháp thảo luận nhóm còn mang nặng tính hình thức, chiếu lệ. Nhiều giáo viên quan niệm và hiểu rằng muốn đổi mới phương pháp dạy học là bắt buộc phải sử dụng hình thức thảo luận nhóm... nên bất kỳ tiết dạy nào hoặc khi có giáo viên dự giờ, thăm lớp là sử dụng đến thảo luận nhóm mà chưa thực sự chú ý đến hiệu quả của nó.
    - Nội dung vấn đề thảo luận giáo viên đưa ra chưa phù hợp với khả năng, chưa kích thích được hứng thú của học sinh. Nếu vấn đề thảo luận nhóm quá dễ, quá thấp sẽ làm học sinh chủ quan, không làm việc. Ngược lại, vấn đề đưa ra quá khó, quá cao thì học sinh không thể tranh luận để giải quyết được. 
    - Về phía học sinh, vì thảo luận theo nhóm nên giờ học ở lớp trở nên lộn xộn, ồn ào. Nguyên nhân là do giáo viên chưa hướng dẫn học sinh kĩ năng hợp tác, biết lắng nghe ý kiến của bạn, không nên tranh nhau nói.
  - Để đổi mới phương pháp dạy và học theo xu hướng mới, Bộ Giáo dục đã chỉ đạo đưa những học sinh khuyết tật nhẹ học hoà nhập với học sinh bình thường thì hình thức học nhóm là rất cần thiết đối với em vì bản thân các em có những hạn chế về mặt nhận thức so với bạn bè cùng trang lứa nên các em phải cần sự hỗ trợ từ phía bạn thông qua hình thức học tập theo nhóm.
CHƯƠNG III. KINH NGHIỆM TỔ CHỨC HÌNH THÀNH HỢP TÁC NHÓM TRONG MÔN NGỮ VĂN
 Học theo nhóm phát huy cao độ vai trò chủ thể, tích cực của mỗi cá nhân trong việc thực hiện tốt hơn nhiệm vụ được giao: các nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi học theo nhóm, vai trò chủ thể, tính tự giác, tích cực, sáng tạo, năng động, tinh thầntrách nhiệm của HS thường được phát huy hơn, cơ hội cho HS tự thể hiện, tự khẳng định khả năng của mình nhiều hơn.
 Đặc biệt, khi HS học theo nhóm thì kết quả học tập thường cao hơn, hiệu quả làm việc tốt hơn, khả năng ghi nhớ lâu hơn, động cơ bên trong, thời gian dành cho việc học, trình độ lập luận cao và tư duy phê phán. Nhóm làm việc còn cho phép các em thể hiện vai trò tích cực đối với việc học của mình - hỏi, biểu đạt, đánh giá công việc của bạn, thể hiện sự khuyến khích và giúp đỡ, tranh luận và giải thích... rất nhiều những kĩ năng nhận thức được hình thành, như: biết đưa ra ý tưởng của mình trong môi trường cùng phối hợp, giải thích, học hỏi lẫn nhau bằng ngôn ngữ và phương thức tác động qua lại, phát triển sự tự tin vào bản thân như là người học và trong việc chia sẻ ý tưởng với sự tiếp thu có phê phán (của nhiều người cùng nghe về một vấn đề). Hay nói cách khác, HS trở thành chủ thể đích thực của hoạt động học tập của cá nhân mình.
1. Các thành viên trong nhóm phụ thuộc lẫn nhau một cách tích cực:
       Trong hoạt động hợp tác nhóm, học sinh phải nhận thấy thành công cùng hưởng, thất bại cùng chịu. Vì vậy các thành viên của nhóm phải gắn kết với nhau theo cách: mỗi cá nhân cũng như toàn nhóm chỉ có thể thành công nếu cố gắng hết sức mình.
        Ví dụ: Giáo viên yêu cầu cả nhóm phải hoàn thành vẽ tranh theo cốt truyện (Bài: Thạch Sanh). Nhóm trưởng sẽ phân công mỗi bạn hoàn thiện một bức tranh theo một sự việc chính của truyện. Nếu một bạn nào trong nhóm không hoàn thành thì chắc chắn bức tranh của cả nhóm sẽ không hoàn thành.
     Vì vậy trong học hợp tác nhóm, học sinh có hai nhiệm vụ:
 - Thực hiện nhiệm vụ được giao.
   - Đảm bảo các thành viên trong nhóm mình cũng hoàn thành nhiệm vụ được giao. Bạn nào xong trước thì cùng hỗ trợ cho bạn mình để nhiệm vụ của nhóm được hoàn thành.
2. Tạo môi trường hợp tác "mặt đối mặt" trong nhóm để học sinh nói cho nhau nghe: 
 Học hợp tác nhóm đòi hỏi sự trao đổi qua lại tích cực giữa các học sinh độc lập trong nhóm. Điều đó được thực hiện khi các thành viên nhóm nhìn thấy nhau trong trao đổi. Tương tác mặt đối mặt, có tác động tích cực đối với học sinh như:
 - Tăng cường động cơ học tập, làm nảy sinh những hứng thú mới, kích thích sự giao thiệp chia sẻ tư tưởng, nguồn lực và đáp án giải quyết vấn đề, tăng cường các kĩ năng tỏ thái độ, biểu đạt, phản hồi bằng các hình thức: lời nói, ánh mắt, cử chỉ, khích lệ mọi thành viên tham gia, phát triển mối quan hệ gắn bó, quan tâm đến nhau.
 - Tầm quan trọng của việc hoạt động nhóm: Là giúp học sinh tích cực tham gia ý kiến và có cơ hội trao đổi với các bạn khác để cùng học, khám phá và phát triển tư duy.
 - Các kĩ năng giao tiếp về mặt xã hội và một số kĩ năng sống được phát triển.
 - Thông qua hoạt động nhóm, các em có thể tự diễn đạt bằng lời và chia sẻ các ý tưởng của mình với những người khác trong việc phát triển các kĩ năng ngôn ngữ, qua đó các em có thể giúp đỡ lẫn nhau.
 - Thông qua hoạt động nhóm, GV có thể hỗ trợ các đối tượng HS theo nhu cầu khác nhau đồng thời tạo cho các em tính mạnh dạn, tự tin trong quá trình giao tiếp.
 - Học sinh được làm việc nhiều dần dần tự tin hơn.
 Điều quan trọng nhất vẫn là làm thế nào để có hiệu quả, biến những lý thuyết trên thành các hoạt động cụ thể, mang tính thường xuyên. Đó chính là biết và thành thạo công việc.
Mỗi thành viên trong nhóm có trách nhiệm cùng mọi người trong nhóm đạt được mục đích đề ra, để làm điều đó một số yêu cầu cụ thể:
 + Phải xác định được mục đích chung của nhóm.
 + Xây dựng các bước cụ thể để đạt được mục đích.
 + Mỗi thành viên xác định được quyền hạn, vai trò lợi ích của nhóm và cá nhân và mối liên hệ giữa các yếu tố này.
 + Mỗi thành viên phải có kiến thức cơ bản và kỹ năng cần thiết.
 + Mỗi thành viên tự hào và thỏa mãn với thành tích đạt được của nhóm.
Các thành viên lắng nghe và khai thác các ý kiến đóng góp, đặc biệt các ý kiến khác lạ (mặt tích cực ý kiến này thường giúp nhóm dễ dàng vượt qua trở ngại).
 Các thành viên ý thức xây dựng nhóm làm việc ngày càng hiệu quả.
Vai trò và nhiệm vụ của mỗi thành viên được thay đổi phù hợp với các vấn đề phải giải quyết.
 Sự đóng góp của cá nhân (dù nhỏ) được các thành viên khác và nhóm công nhận.
 Các thành viên phải tôn trọng và giúp đỡ nhau tạo môi trường làm việc thân thiện và cởi mở.
3. Nâng cao trách nhiệm cá nhân: 
 Nhóm hợp tác được tổ chức sao cho từng thành viên trong nhóm không thể trốn tránh công việc, hoặc trách nhiệm học tập. Mọi thành viên đều phải học, đóng góp phần mình vào công việc chung và thành công của nhóm. Mỗi thành viên thực hiện một vai trò nhất định. Các vai trò ấy được luân phiên thường xuyên trong các nội dung hoạt động khác nhau (nhóm trưởng, thư kí, báo cáo viên ...). Mỗi thành viên đều hiểu rằng không thể dựa vào công việc của người khác.
4. Sử dụng kĩ năng giao tiếp và kĩ năng xã hội: 
 Học sinh phải thể hiện được các kĩ năng làm việc trong nhóm nhỏ. Đó là các kĩ năng:
 - Kĩ năng hình thành nhóm như: tham gia ngay vào hoạt động nhóm, không rời khỏi nhóm.
 - Kĩ năng giao tiếp như: biết chờ đợi đến lượt, tóm tắt và xử lí thông điệp.  
 - Kĩ năng xây dựng niềm tin như bày tỏ sự ủng hộ qua ánh mắt, nụ cười, yêu cầu giải thích, giúp đỡ và sẵn sàng giải thích giúp bạn.
 - Kĩ năng giải quyết mối bất đồng như: kìm chế bực tức, không làm xúc phạm khi phản đối.
5. Rút kinh nghiệm tương tác nhóm:
 Sau mỗi hoạt động hợp tác, học sinh phải đánh giá quá trình hoạt động của mỗi thành viên nhóm như những mặt tốt trong hoạt động chung và những đóng góp cá nhân nổi bật cần được phát huy, những mặt cần thay đổi, cải thiện để hoạt động của nhóm có hiệu quả hơn. Điều này, giúp học sinh học được kĩ năng hợp tác với người khác một cách có hiệu quả.
 Tóm lại, dạy học theo phương thức hợp tác nhóm là giáo viên tổ chức cho học sinh đối diện nhau trong nhóm học tập cùng trao đổi, chia sẻ, tìm tòi những kinh nghiệm, những kiến thức hay giải quyết nhiệm vụ học tập được giao. Trong khi đó, giáo viên bao quát, theo dõi hoạt động của học sinh và sẵn sàng làm cố vấn, trọng tài hay hỗ trợ các nhóm khi cần thiết
 Để thực hiện dạy học hợp tác nhóm trong bài học cụ thể, tôi đã tiến hành như sau:
Xác định các kĩ năng hợp tác và nội dung hoạt động nhóm:
 Có hai loại mục tiêu tôi cần xác định rõ trước khi dạy một bài. 
 + Một là, mục tiêu về kiến thức, kĩ năng và thái độ được xác định ở mức độ phù hợp với học sinh và phù hợp với yêu cầu chung của bài học. 
 + Hai là, mục tiêu về kĩ năng hợp tác của học sinh với nhau: được thể hiện bằng các kĩ năng hợp tác cụ thể, yêu cầu học sinh qua bài học. Căn cứ vào khả năng hợp tác nhóm của học sinh tôi xác định các kĩ năng cần rèn cho các em.
 Trong một bài học, tuỳ theo nội dung môn học, tôi xác định nội dung vấn đề cho hoạt động hợp tác nhóm. Vấn đề tôi đưa ra cho học sinh hoạt động học hợp tác nhóm luôn đảm bảo: Nội dung vấn đề phải có độ khó, phức tạp nhất định sao cho nhóm học sinh phải cùng hợp tác với nhau mới có thể giải quyết được. Nội dung vấn đề cho hoạt động nhóm, chỉ có thể giải quyết được khi các thành viên nhóm phải vận dụng những kinh nghiệm của bản thân. Nội dung vấn đề trong hoạt động nhóm cho học sinh giải quyết tôi đều dành thời gian hợp lí để học sinh thảo luận.
 Các vấn đề đưa ra cho học hợp tác nhóm được tôi biên soạn trong phiếu học tập hoặc viết bảng phụ. Các phiếu được biên soạn đơn giản, rõ mục đích, có tính trực quan cao, không rườm rà, gây khó hiểu, mất thời gian
5.2. Trình tự làm việc theo nhóm.
 *Nhóm trưởng
- Chọn trưởng nhóm:
Có nên nhất thiết là bàn trưởng (đôi khi là tổ trưởng), nói hay nhất, biết tất cả vấn đề thảo luận, có quyền lực cao nhất.
Phải có các tố chất:
Am hiểu các vấn đề trong những nét cơ bản và khái quát
Biết tâm lý nhóm và điều động nhóm có khoa học
Xác nhận được tiềm năng của nhóm, khơi dậy được tiềm năng đó
Dân chủ
- Các công việc của nhóm trưởng
 Chuẩn bị:
Nội dung ( xác định mục tiêu, chuẩn bị dữ kiện, tư liệu, đặt vấn đề với một số cá nhân tích cực để họ là hạt nhân trong buổi họp).
Sắp xếp chỗ ngồi: Nguyên tắc tất cả nhìn thấy và nghe được nhau
Mở đầu buổi thảo luận nếu chưa quen thì giới thiệu tất cả các thành viên (nên tự giới thiệu)
Cùng nhóm viên xác định mục tiêu, chương trình nghị sự, thời gian dành cho từng phần và toàn bộ cuộc thảo luận, cách thức diễn đạt, hành vi cư xử của các thành viên trong nhóm. Dành thời gian ngắn (5 -7 phút) nhóm trưởng đưa ra vấn đề (đơn giản ) tạo sự chú ý của thành viên trong nhóm: vấn đề có thể dưới dạng một tình huống, tốt nhất nên thời sự và liên quan đến chủ đề phải thảo luận, tạo điều kiện để các thành viên cùng tham gia ý kiến.
Thái độ ân cần, quan tâm từng thành viên
Trong quá trình thảo luận: Điều động sự tham gia tích cực và đồng đều. Thái độ lắng nghe, khách quan. Khuyến khích người rụt rè. Khéo léo chặn bớt người nói nhiều, khuynh hướng lấn át người khác. Quan sát sự tham gia của các thành viên (lặng thinh do đồng tình hay dửng dưng hay lờ đi, hay chống đối, cười hứng thú hay châm biếm, thụ động).
 Biết khai thác nội dung, ví dụ:
 Khi dạy bài “ Tức nước vì bê ” - Ngữ văn 8: GV có thể cho học sinh tranh luận về sự thay đổi thái độ của chị Dậu. Cuộc tranh luận có thể bắt đầu từ những từ then chốt có liên quan đến quá trình diễn biến tâm lý của chị Dậu trong đoạn trích và có thể gây tranh luậ n về cách nhìn nhận hành động của chị Dậu khi đánh lại cai lệ và người nhà lý trưởng: (GV viết các từ ngữ đó thành cột vào bảng phụ). GV dành cho học sinh thị 3 đến 5 phút để học sinh suy nghĩ lựa chọn ý kiến, chuẩn bị lý lẽ cho quyết định lựa chọn của mình: ? Em có nhận xét gì về thái độ của chị Dậu khi tên cai lệ xuất hiện trong nhà chị để đòi tiền nộp sưu? (Thay đổi: Từ chỗ van xin đến liều mạng cự lại lúc đầu là bằng lý lẽ sau đó là bằng vũ lực)? Sự thay đổi thái độ của chị Dậu trước hành động của tên cai lệ và người nhà lý trưởng chứng tỏ điều gì ở người phụ nữ nông thôn ấy? Giáo viên nêu vấn đề :
+ Đây là người đàn bà đanh đá, ghê gớm? 
+ Đây là người phụ nữ nông dân thuần hậu, cam tâm chịu đựng song khi bị đẩy tới bước đường cùng tự phát vùng dậy đấu tranh? 
+ Chống lại tên cai lệ và người nhà lý trưởng là thể hiện tình yêu thương chồng, kiên quyết bảo vệ chồng khi bị đau ốm, không cho kẻ khác hành hạ?
 - Giáo viên giám sát tranh luận của HS, chuẩn bị một vài câu hỏi cho từng nhó m theo nh÷ng ý các em nêu ra để tất cả học sinh đều có thể tham gia tranh luận. Từ đó giúp các em chốt lại vấn đề: Sự thay đổi thái độ của chị Dậu liên quan mật thiết tới quá trình diễ n biến tâm lý của chị. Từ đó toát lên vẻ đẹp tiềm ẩn của người phụ nữ nông dân giàu đức hy sinh. Hành động của chị tuy là bột phát song khẳng định chân lý: “ở đâu có áp bức ở đó có đấu tranh”. Chị hiện lên như một ánh sáng chói loà trong màn đêm của “Tắt đèn” Bài tập nhóm rất đa dạng có thể là viết một bài báo về một sự kiện trong câu chuyện, một lời thoại và một đoạn trích trong bài học. 
 Ví dụ: GV có thể tổ chức bài tập nhóm để học sinh có ý kiến với truyện ngắn “Lão Hạc” (Ngữ văn 8 tập 1) *Vấn đề thảo luận: Cái chết của Lão Hạc gợi cho em suy nghĩ gì về xã hội thực dân nửa phong kiến thời bấy giờ ? Giáo viên: + Chia lớp thành 4 nhóm (theo đơn vị tổ). Mỗi nhóm có một nhó m trưởng, một thư ký. + Định hướng cho các nhóm thảo luận theo hướng sau: ? Nếu không tự tử lão Hạc sẽ sống kiếp như thế nào ? (Tổ 1) ? Cái chết của lão Hạc có phù hợp với diễn biến tâm lý, tính cách của lão Hạc hay không ? (Tổ 2) ? Tại sao Nam Cao không giải quyết cái chết của lão Hạc bằng cách khác ? (Tổ 3) ? Thông qua cái chết của lão Hạc tác giả muốn nói điều gì? (Tổ 4) - Thời gian để các nhóm thảo luận 2 phút - Các tổ cử đại diện, trình bày ý kiến của mình
- Các thành viên của nhóm khác đặt câu hỏi những chỗ mình chưa hiểu để đại diện của nhóm kia trả lời (nếu không trả lời được các thành viên trong nhóm khác có thể bổ xung). - GV nhận xét rút ra kết luận về cái chết của lão Hạc. Với lão Hạc, tác giả đặt nhân cách con người bên bờ vực của hoàn cảnh khốn cùng để thử thách suy nghiệm. Sự lựa chọn cái chết trong đau đớn tuyệt vọng của lão Hạc đem tới cho người đọc một nỗi đau đớn xót xa, thương cảm, nhưng đồng thời nhen nhóm trong ta niềm tin ở cái đẹp, cái thiện, ở nhân cách con người. Đói nghèo không làm cho lão Hạc thay đổi nhân cách. Nhưng để giữ gìn nhân cách lão Hạc đã phải “sống mòn” chết thả m cả về thể xác lẫn tinh thần. Thông qua cái chết thả m khốc, tất yếu của lão Hạc, Nam Cao đã phơi bày ra trước mắt người đọc số phận của những người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng tá m, đồng thời lên tiếng tố cáo chế độ thực dân phong kiến đã đẩy họ vào bước đường cùng. Cái kiếp của họ như chính lão Hạc đã nói một cách chua chát là không bằng kiếp chó. Lão Hạc muốn lương thiện thì cũng phảỉ chết như Chí Phèo muốn làm người lương thiện phải tự đâm vào ngực mình. 
3. Bài tập sáng tạo (viết, vẽ) thường là bài giao cho cá nhân nhưng cũng có thể đem lại kết quả đáng ngạc nhiên khi làm việc theo nhó m. Ví d ụ 1 : Sau khi đọc hiểu văn bản “Chiếc lá cuối cùng” của Ô-Hen-ri, học sinh có thể làm việc theo nhóm: vẽ và kể lại một tình tiết có ấn tượng trong tác phẩm.
5.3. Cách chia nhóm và tổ chức hoạt động nhóm:
 Kiểu nhóm:
Nhóm đặt tên các loài hoa
Nhóm theo biểu tượng
Nhóm theo màu
Nhóm theo đếm số
CÁC CÁCH 
CHIA NHÓM
Nhóm theo 
Nhóm theo trình độ
 Nhóm cặp
Nhóm tương trợ
Nhóm theo tháng sinh nhật
Nhóm ghép hình
Bàn trên quay xuống bàn dưới
Nhóm theo sở thích
Nhóm trưởng: Cũng là một thành viên của nhóm giữ nhiệm vụ tổ chức, điều hành nhóm làm việc đồng thời cùng các thành viên trong nhóm trao đổi, đóng góp ý kiến về nhiệm vụ được giao.
Thư kí: Cũng là một thành viên của nhóm giữ nhiệm vụ ghi chép, tổng hợp ý kiến, đồng thời cùng các thành viên trong nhóm trao đổi, đóng góp ý kiến về nhiệm vụ được giao của nhóm.
Báo cáo viên Cũng là một thành viên của nhóm giữ nhiệm vụ báo cáo kết quả làm việc của nhóm mình và giải trình ý kiến thắc mắc trước lớp và GV đồng thời cùng các thành viên trong nhóm trao đổi, đóng góp ý kiến về nhiệm vụ được giao qua từng hoạt động.
Các thành viên Trao đổi, đóng góp ý kiến về nhiệm vụ được giao.
 *Nguyên tắc làm việc trong nhóm: Tôn trọng sự tổ chức của nhóm trưởng, ghi chép trung thực ý kiến chung, báo cáo đầy đủ toàn bộ nội dung đã ghi chép, người nói phải có người nghe, tôn trọng ý kiến cá nhân, thiểu số phải tuân thủ theo đa số. Có nhận xét rút kinh nghiệm sau mỗi hoạt động
Một nhóm muốn hoạt động hiệu quả cần phải có cơ cấu tổ chức chặt chẽ. Cơ cấu của nhóm gồm:
 - Một nhóm trưởng có trách nhiệm tổ chức, điều hành mọi hoạt động của nhóm, nhóm trưởng có thể do các thành viên trong nhóm bầu lên hoặc do giáo viên chỉ định.
 - Một nhóm phó (nếu quy mô nhóm lớn) để thay thế, hỗ trợ nhóm trưởng khi nhóm trưởng vắng mặt; 
 - Một thư ký để ghi chép nội dung, diễn biến các cuộc họp, thảo luận của nhóm, thư ký có thể được thay đổi theo từng cuộc họp nhóm hoặc cố định từ đầu đến cuối. 
 Tôi xin đưa ra hai mô hình để so sánh về việc này và để các bạn đồng nghiệp lựa chọn.
Mô hình 1: Theo cách sắp xếp truyền thống.
Bảng
Mô hình 2 : Sắp xếp theo quan điểm dạy học mới.
Bảng
Mô hình 2 hiện nay được rất nhiều giáo viên tại trường tôi chọn để sắp xếp cho lớp học của mình.
C. PHẦN THỨ BA: KẾT QUẢ
Kết quả dạy học áp dụng tổ chức dạy học theo nhóm sau khi dạy xong môn Ngữ Văn cụ thể như sau: 
*Kết quả xếp loại học lực lớp 6A2 năm học 2015 - 2016:
Thời điểm
TSHS
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
Giữa
HKI
37
12
32,4%
15
40,6%
8
21,6%
2
5,4%
Giữa HKII
38
17
44,7%
16
42,2%
4
10,5%
1
2,6%
 	 *Kết quả xếp loại học lực lớp 7A1 năm học 2015 - 2016:
Thời điểm
TSHS
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
Giữa
HKI
31
12
38,7%
14
45,2%
5
16,1%
0
%
 Giữa HKII
31
16
51,6%
12
38,7%
3
9,7%
0
%
D. PHẦN THỨ TƯ: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Tóm lược giải pháp.
- Để có được kĩ năng tổ chức hoạt động nhóm, đòi hỏi người giáo viên phải không ngừng nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi và rèn luyện.
- Phải nắm vững yêu cầu về quan điểm dạy học, chương trình, nội dung dạy học. 
- Thấy được tầm quan trọng và ích lợi của hoạt động nhóm trong quá trình dạy học.
- Nắm vững các cách chia nhóm và tổ chức nhóm.
- Rèn luyện cách chia nhóm thông qua các tiết học một cách thường xuyên.
- Chuẩn bị tốt cho mình bộ đồ dùng phục vụ cho việc học nhóm của HS. Hoạt động nhóm có thể áp dụng được cho tất cả các tiết học ở tất cả các khối lớp ở cấp Tiểu học, đặc biệt là mô hình trường học mới ENVN.
 Nội dung áp dụng: Các đơn vị kiến thức rộng, nhiều phương án trả lời (yêu cầu mở). 
2. Kiến nghị: 
 Để hoạt động nhóm trở thành hoạt động dạy học thường xuyên, có chất lượng, mang lại hiệu quả cao cho công tác dạy học và nâng cao chất lượng giáo dục. Với những kinh nghiệm và những trăn trở của bản thân đã trình bày ở trong đề tài. Tôi rất mong muốn nhận được sự đóng góp của tất cả các bạn đồng nghiệp, các nhà chuyên môn, các nhà quản lí GD để chuyên đề này hoàn thiện hơn.
 Xin chân thành cảm ơn!
Xác nhận của BGH
Hà Nội , ngày 21 tháng 3 năm 2016
 Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh nghiệm của mình viết, không sao chép nội dung của người khác.

File đính kèm:

  • docKinh nghiệm tổ chức hình thức hợp tác nhóm trong môn Ngữ Văn.doc
Sáng Kiến Liên Quan