Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp và tài liệu bổ trợ nâng cao kỹ năng nghe cho học viên học tiếng Anh giao tiếp tại các trung tâm ngoại ngữ ở tỉnh Ninh Bình

Nghe là kĩ năng giúp người học phát triển khả năng cảm thụ ngôn ngữ. Nghe hiểu giúp người học phát hiện và ghi nhớ rất nhiều câu nói, nhiều từ vựng. Sau đó, bộ não của người học có thể bắt chước và họ có thể nói ra những gì mà họ suy nghĩ một cách chính xác, cả về cách dùng từ cũng như ngữ pháp. Nếu nghe nhiều, đặc biệt để ý tới những từ ngữ hay dùng, người học sẽ nhanh chóng áp dụng được những từ mới hay cấu trúc mới vào kỹ năng nói và viết. Không chỉ có vậy, có kỹ năng nghe tốt còn giúp người học phát huy khả năng trực giác khi học tiếng. Họ sẽ bắt đầu cảm nhận được câu nào nói đúng, câu nào nói có vẻ sai – giống như họ có thể làm với tiếng mẹ đẻ của mình. Học tiếng bằng cách nghe có vẻ như mất nhiều thời gian hơn, khác với việc học dựa trên các quy tắc ngữ pháp.

Tuy bổ trợ rất nhiều cho các kỹ năng khác nhưng đối với người học ngoại ngữ, kỹ năng nghe luôn là kỹ năng được đánh giá là kỹ năng khó tiến bộ nhất. Cũng không quá khó để nhận ra tầm quan trọng của kỹ năng nghe khi biết rằng nó chiếm đến 45% thời gian giao tiếp của 1 người lớn. Nhiều hơn rất nhiều so với kỹ năng nói, chiếm khoảng 30%, đọc và viết lần lược là 16% và 9%.

Mặc dù quan trọng là thế nhưng học viên và ngay cả giáo viên thường không dành cho kỹ năng nghe tầm quan trọng cần thiết. Đó là lý do mà ngày càng nhiều người học tiếng Anh nói rằng kỹ năng nghe là kỹ năng khó khăn nhất trong tiếng Anh.

 

docx10 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 1016 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp và tài liệu bổ trợ nâng cao kỹ năng nghe cho học viên học tiếng Anh giao tiếp tại các trung tâm ngoại ngữ ở tỉnh Ninh Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Tên sáng kiến:
“Phương pháp và tài liệu bổ trợ nâng cao kỹ năng nghe cho học viên học tiếng Anh giao tiếp tại các trung tâm ngoại ngữ ở tỉnh Ninh Bình”
 Đồng tác giả: 
 1. Nguyễn Thị Thúy Vân – Phó trưởng phòng ĐTNN
 2. Đào Thị Hải Yến – Trưởng phòng ĐTNN
 3. Nguyễn Thị Thúy – Giáo viên 
 Đơn vị: Trung tâm Tin học - Ngoại ngữ và Hướng nghiệp,
 trực thuộc Sở GD&ĐT Ninh Bình.
Ninh Bình, tháng 10 năm 2018
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng chấm Sáng kiến tỉnh Ninh Bình
Chúng tôi gồm:
TT
Họ và tên
Năm sinh
Nơi công tác
Chức danh
Trình độ chuyên môn
Tỷ lệ % đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến
1
Nguyễn Thị Thúy Vân
1979
Trung tâm THNN&HN
PTP ĐTNN
Thạc sỹ
40%
2
Đào Thị Hải Yến
1983
Trung tâm THNN&HN
TP ĐTNN
Thạc sỹ
30%
3
Nguyễn Thị Thúy
1976
Trung tâm THNN&HN
GV ĐTNN
Cử nhân
30%
1. Tên sáng kiến, lĩnh vực áp dụng
Là nhóm tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Phương pháp và tài liệu bổ trợ nâng cao kỹ năng nghe cho học viên học tiếng Anh giao tiếp tại các trung tâm ngoại ngữ ở tỉnh Ninh Bình”.
Lĩnh vực áp dụng: Tiếng Anh
2. Nội dung Sáng kiến
a) Giải pháp cũ thường làm
Nghe là kĩ năng giúp người học phát triển khả năng cảm thụ ngôn ngữ. Nghe hiểu giúp người học phát hiện và ghi nhớ rất nhiều câu nói, nhiều từ vựng. Sau đó, bộ não của người học có thể bắt chước và họ có thể nói ra những gì mà họ suy nghĩ một cách chính xác, cả về cách dùng từ cũng như ngữ pháp. Nếu nghe nhiều, đặc biệt để ý tới những từ ngữ hay dùng, người học sẽ nhanh chóng áp dụng được những từ mới hay cấu trúc mới vào kỹ năng nói và viết. Không chỉ có vậy, có kỹ năng nghe tốt còn giúp người học phát huy khả năng trực giác khi học tiếng. Họ sẽ bắt đầu cảm nhận được câu nào nói đúng, câu nào nói có vẻ sai – giống như họ có thể làm với tiếng mẹ đẻ của mình. Học tiếng bằng cách nghe có vẻ như mất nhiều thời gian hơn, khác với việc học dựa trên các quy tắc ngữ pháp.
Tuy bổ trợ rất nhiều cho các kỹ năng khác nhưng đối với người học ngoại ngữ, kỹ năng nghe luôn là kỹ năng được đánh giá là kỹ năng khó tiến bộ nhất. Cũng không quá khó để nhận ra tầm quan trọng của kỹ năng nghe khi biết rằng nó chiếm đến 45% thời gian giao tiếp của 1 người lớn. Nhiều hơn rất nhiều so với kỹ năng nói, chiếm khoảng 30%, đọc và viết lần lược là 16% và 9%.
Mặc dù quan trọng là thế nhưng học viên và ngay cả giáo viên thường không dành cho kỹ năng nghe tầm quan trọng cần thiết. Đó là lý do mà ngày càng nhiều người học tiếng Anh nói rằng kỹ năng nghe là kỹ năng khó khăn nhất trong tiếng Anh. Có thể nói người học ngoại ngữ khi học nghe gặp rất nhiều khó khăn. Những khó khăn có thể được kể đến như sau:
- Không nhận ra các âm tiếng Anh
Khi được hỏi về nguyên nhân của việc gặp khó khăn trong quá trình học nghe tiếng Anh, một số người cho rằng là do họ không phân biệt được các âm tiếng Anh. Trong đó, việc nhầm lẫn giữa dạng khẳng định và dạng phủ định là nguyên nhân chủ yếu, đặc biệt là việc không nhận ra thông tin chính cần nghe là do một vài đặc điểm trong phát âm chuỗi lời nói trong tiếng Anh như: hiện tượng nuốt âm (elision), dạng yếu trong phát âm một số từ chức năng (weak form), hiện tượng đồng hóa âm vị (assimilation), hiện tượng rút gọn của từ (contraction), hiện tượng nối âm (linking)...
Như vậy, việc người học không nhận ra các âm trong tiếng Anh chủ yếu là do: không phân biệt được các từ đồng âm và các từ có cách phát âm gần giống nhau, nhầm lẫn giữa dạng khẳng định và dạng phủ định, đặc biệt là do một số ảnh hưởng về phát âm chuỗi lời nói trong tiếng Anh.
- Thiếu tập trung khi nghe
	Nguyên nhân của việc thiếu tập trung khi nghe có thể là do thiếu kinh nghiệm khi nghe làm cho người nghe càng lúc càng cảm thấy khó tập trung vào bài nghe. Ngoài ra người học bị phân tán bởi ngoại cảnh trong quá trình nghe như: tạp âm, tiếng ồn. Những nguyên nhân này khiến cho hiệu quả nghe hiểu của người học bị giảm. 
	- Khó có thể nắm được ý chính của bài nghe
Nguyên nhân của việc khó có thể nắm bắt ý chính của bài nghe vì người nghe không biết đâu là thông tin quan trọng cần nghe trong bài. Hoặc do việc người nghe không thể suy luận được nội dung chính của bài nghe từ những từ ngữ quan trọng (key words) làm cho họ không nắm bắt được ý chính khi nghe. 
	- Không theo kịp tốc độ của người nói
	Người nghe không theo kịp tốc độ của người nói chủ yếu là do trong quá trình nghe họ có thói quen luôn dịch những gì mình nghe được sang tiếng Việt rồi mới hiểu, lúc đó não bộ của người nghe sẽ phải làm cùng lúc 3 việc: nghe, dịch những gì nghe được từ tiếng Anh sang tiếng Việt, sau đó hiểu những gì bằng tiếng Việt vừa mới dịch xong.
Chính vì thế, khi nghe và hiểu xong 1 câu thì người nói đã nói tới câu thứ 2, thứ 3, dẫn đến việc người nghe không hiểu là người nói đang nói gì. Chưa kể đến việc người nước ngoài họ vẫn luyến các âm đuôi với nhau, việc không nghe tiếng Anh thường xuyên dẫn đến việc nghe không quen, và hệ quả là người nghe không theo kịp tốc độ của người nói.
- Hạn chế vốn từ vựng để sử dụng trong cuộc sống hằng ngày
Có thể người nghe học được kha khá từ vựng, nhưng khi nghe người nước ngoài nói họ vẫn bị “đứng hình”, và tự hỏi “họ đang nói từ gì vậy?”. Đôi khi người nghe có thể bị lầm tưởng rằng mình biết nhiều từ vựng, nhưng khi họ thử kiểm tra xem những từ vựng đó có thông dụng trong cuộc sống hằng ngày không, họ biết những từ về chuyên ngành du lịch, kinh tế, may mặc nhưng lại hạn chế vốn từ vựng để sử dụng trong cuộc sống hằng ngày. Kết quả là họ không hiểu được người nói đang nói gì.
Trong giao tiếp người nghe và người đối diện thường nói về cuộc sống hằng ngày nhiều hơn là nói về những từ chuyên về một ngành nào đó. Thế nên, người học nên học từ vựng bắt đầu từ những vật gần gũi với bản thân nhất.
- Tài liệu nghe không phù hợp, không gây hứng thú 
Điều quan trọng là nội dung mà người học đang đọc phải thực sự làm họ cảm thấy hứng thú. Nếu người học tìm thấy một mẩu truyện cười hay một bài báo nhàm chán, tốt nhất hãy bỏ nó đi và tìm một bài khác để đọc. Cố gắng tìm kiếm những tài liệu liên quan đến bộ môn mà mình thích, chẳng hạn như bạn thích lập trình máy tính, hãy kiếm những bài báo hay sách về các chương trình máy tính bằng tiếng Anh. Người học cũng nên tham gia vào những cuộc thảo luận trực tuyến trong các forum tiếng Anh. Nhờ vậy, người học không chỉ tăng thêm vốn hiểu biết của mình về bộ môn yêu thích mà họ còn cải thiện được môn tiếng Anh nữa.
Đối với các học viên học tại các trung tâm ngoại ngữ, hoặc học sinh học tại nhà trường, thường thì họ sẽ học theo 1 bộ giáo trình cụ thể nào đó. Việc bám theo những giáo trình ấy trong suốt cả 1 khóa học, đôi khi là cả một thời gian dài gây cho học viên sự nhàm chán do vốn từ vựng trong các giáo trình không đủ đa dạng, tốc độ đọc, nghe cũng không có sự thay đổi rõ ràng. Vì vậy làm cho người học khó tiến bộ. Hậu quả là khi giao tiếp trong đời thường người học thường mất tự tin vì nghe không hiểu hoặc không nắm bắt được lượng thông tin cần thiết. Vì vậy, việc học sinh học 12 năm tiếng Anh trên nhà trường hay học viên trải qua nhiều khóa học tại các trung tâm ngoại ngữ nhưng kỹ năng nghe cũng như các kỹ năng khác vẫn yếu là điều rất phổ biến.
b) Giải pháp mới cải tiến
Nội dung chính của giải pháp mới là:
- Đưa ra cách thức cải tiến giúp người học tiếng Anh nâng cao kỹ năng nghe hiểu. (Phụ lục kèm theo)
- Bổ sung trong mỗi bài dạy trên lớp cho đối tượng là học viên học Tiếng Anh giao tiếp, ngoài bộ giáo trình chính, giáo viên tại trung tâm có thể lựa chọn, kết hợp dạy thêm các bài luyện tập để nâng cao kỹ năng nghe. Bộ tài liệu tham khảo được xây dựng theo hệ thống kiến thức từ cấp độ thấp lên cấp độ cao hơn. 
Bộ tài liệu được lựa chọn áp dụng cho các lớp học tiếng Anh giao tiếp tại các trung tâm ngoại ngữ với ưu điểm vượt trội là phần phát âm chuẩn, giọng nói của người bản ngữ và nội dung các bài nghe đa dạng, phong phú, các chủ đề đáp ứng được nhu cầu của các đối tượng học viên.
Ngoài mục đích nâng cao kỹ năng nghe, giáo viên và học viên tại các trung tâm có thể sử dụng bộ tài liệu để cải thiện kỹ năng nói, đọc hiểu và kỹ năng viết cho học viên.
Học viên có thể dùng bộ tài liệu này để làm tài liệu tự học ở nhà. Thông qua việc học nghe thì việc bổ sung vốn từ vựng, cấu trúc câu và phản xạ nghe, nói cũng được nâng lên đáng kể.
Ngoài ra việc mở rộng, cập nhật nguồn tài liệu tham khảo vào giảng dạy, cải thiện kỹ năng nghe tại các trung tâm nhằm:
+ Cung cấp phương pháp và tài liệu nghe hiệu quả giúp học viên nhanh chóng đạt được hiệu quả trong thời gian ngắn.
+ Phát huy khả năng tự học, tự sáng tạo của học viên. Với bộ tài liệu này, học viên hoàn toàn có thể tự học, vận dụng được nội lực sẵn có, biết áp dụng để dần nâng cao hiệu quả học tập của bản thân.
+ Giúp học viên vượt qua được những khó khăn hay gặp phải trong quá trình học ngoại ngữ, đặc biệt là việc nghe hiểu. 
+ Tài liệu nghe phù hợp với tất cả các đối tượng học viên, được sắp xếp khoa học từ cấp độ dễ đến cấp độ khó, chủ đề của bài nghe đa dạng, hấp dẫn. Học viên hoàn toàn có thể tự lựa chọn cho mình những bài học thích hợp để tự trau dồi khả năng giao tiếp ngoại ngữ của bản thân.
3. Hiệu quả kinh tế, xã hội dự kiến đạt được 
Việc mạnh dạn đề xuất đưa bộ giáo trình, tài liệu tham khảo trên dựa vào thực tế giảng dạy tại Trung tâm (TT) Tin học – Ngoại ngữ và Hướng nghiệp, trong thời gian 10 tháng triển khai nhóm tác giả đã có thể đánh giá được hiệu quả của sáng kiến như sau:
a) Về mặt kinh tế
STT
Nội dung công việc
Khái toán kinh phí cho 1 học viên
(đồng)
Ghi chú
Giải pháp cũ
Giải pháp mới
Số tiền học viên phải nộp thêm
1
Học phí 1 khóa học giao tiếp tại TT
1 000 000đ
1 000 000đ
0đ
2
Tài liệu giáo trình, đĩa CD
250 000đ
250 000đ
0đ
Chi phí cho 1 học viên:
1 250 000đ
1 250 000đ
0đ
Như vậy, sau khi thực hiện giải pháp mới, mặc dù số lượng tài liệu đưa vào giảng dạy tăng lên nhưng chi phí cho một khóa học giao tiếp mà người học học tại trung tâm cần trả không thay đổi. Số lượng học viên trong 1 lớp học Tiếng Anh giao tiếp tại trung tâm trung bình là 25 học viên, kinh phí thu về từ 1 lớp học cho trung tâm là:
25 X 1.000.000/1 hv = 25.000.000đ
TT
Nội dung công việc
Khái toán kinh phí cho TT
( đồng)
Ghi chú
Giải pháp cũ
Giải pháp mới
Số khoá học tăng lên và hiệu quả kinh tế TT thu được
1
Sô lượng khóa học giao tiếp tại trung tâm trong 1 năm
6 khoá
11 khoá
5 khoá
2
Số tiền thu được
150 000 000đ
275 000 000đ
125 000 000đ
Có thể thấy được, theo như kế hoạch của trung tâm mỗi năm sẽ đào tạo được 6 khóa học tiếng Anh giao tiếp (Mỗi khóa có thời gian đào tạo là 3 tháng), tuy nhiên kể từ khi áp dụng giải pháp mới số lượng khóa học đã tăng lên 5 khóa, số tiền thu về của trung tâm tăng lên 125 triệu đồng/ 1 năm học. 
Từ hiệu quả kinh tế trên, từ năm học này ước tính mỗi năm trung tâm sẽ tuyển sinh được khoảng 10-12 lớp với khoảng 300 học viên/ 1 năm. Như vậy, số tiền mỗi năm trung tâm sẽ thu được là:
300 x 1 250 000 = 375 000 000đ
Từ bảng khái toán cho trung tâm trong một năm học chúng tôi nhận thấy, ngoài các giá trị vô hình mà giải pháp đem lại, giá trị lượng hóa về hiệu quả kinh tế của giải pháp có thể đạt được trong các năm học tiếp theo khoảng trên 375 triệu đồng mỗi năm.
b) Về mặt xã hội
- Đối với học viên:
+ Giúp học viên tiếp cận, làm quen với các tài liệu mới để phát triển kỹ năng nghe - Kỹ năng được cho là khó tiến bộ nhất đối với người học tiếng Anh hiện nay. Ngoài ra còn có thể phát triển kỹ năng nói, kỹ năng đọc thông qua bộ tài liệu có giọng đọc là người bản xứ, học viên có thể học cách phát âm chuẩn, đúng ngữ điệu và đồng thời vốn từ vựng cũng tăng lên đáng kể.
+ Giúp gây dựng cho học viên có hứng thú về môn học, xây dựng phương pháp học tập, tiếp thu kiến thức một cách khách quan, nhẹ nhàng và chủ động.
+ Mở rộng vốn hiểu biết, kiến thức về văn hóa của các nước nói tiếng Anh và về xu thế phát triển của xã hội. 
+ Giúp học viên từ việc yêu thích môn học biết tự tìm tài liệu tham khảo, tự luyện tập để phát huy triệt để hiệu quả của việc học tiếng Anh phục vụ cho cuộc sống sau này. 
+ Từ những hiệu quả đạt được đối với học viên, người học ngoại ngữ sẽ tin tưởng nhiều hơn vào đội ngũ giáo viên trung tâm để tham gia học tập tại trung tâm. Điều này tạo ra sức lan tỏa tích cực trong cộng đồng dân cư đồng thời tạo danh tiếng cho trung tâm. 
- Đối với giáo viên:
+ Việc áp dụng phương pháp dạy kỹ năng nghe mới giúp giáo viên thiết kế bài giảng dễ dàng hơn, bài giảng có chất lượng tốt hơn cũng giúp cho giáo viên hứng thú hơn trong các giờ lên lớp.
+ Tài liệu với các chủ đề đa dạng không chỉ giúp học sinh mở rộng vốn kiến thức xã hội mà còn giúp cho giáo viên cơ hội học tập, nâng cao trình độ để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội.
+ Tài liệu được biên soạn với các chủ đề quen thuộc, gần gũi với cuộc sống, sát với hầu hết các chủ đề trong các giáo trình chính đang giảng dạy tại trung tâm và các trường phổ thông vì thế giáo viên có thể sử dụng làm tài liệu bổ trợ trong hầu hết các tiết học trên lớp.
+ Số lượng lớp học tăng lên đồng nghĩa với uy tín, chất lượng giảng dạy môn Tiếng Anh ở trung tâm được tăng lên đáng kể tạo động lực cho giáo viên tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
4. Điều kiện và khả năng áp dụng
a) Điều kiện áp dụng
- Về điều kiện cơ sở vật chất: Đối với cán bộ, giáo viên, học viên thì chỉ cần có sách giáo khoa, tài liệu tham khảo thêm do giáo viên lựa chọn, cung cấp. Hệ thống bảng, máy chiếu, âm thanh, phòng lab phục vụ cho việc giảng dạy và học tập các kỹ năng ngoại ngữ. 
- Về nhân lực: Giáo viên trung tâm có trình độ chuyên môn vững vàng, nhiệt tình, thường xuyên được tập huấn để đổi mới PPGD, hiểu biết kiến thức xã hội sâu rộng, có lòng yêu nghề. 
Từ các số liệu thống kê, tác giả nhận định điều kiện cơ sở vật chất và nhân lực trong trung tâm đảm bảo đủ điều kiện để triển khai sáng kiến thành công.
b) Khả năng áp dụng
- Đã áp dụng thành công trong các lớp dạy Tiếng Anh giao tiếp tại trung tâm bắt đầu từ tháng 5/2017.
- Đặc biệt, các trường THPT, các trung tâm ngoại ngữ khác cũng có thể sử dụng bộ tài liệu tham khảo này trong các giờ dạy trên lớp hoặc học tập ở nhà để trau dồi kỹ năng học và sử dụng ngoại ngữ cũng như có thêm vốn kiến thức xã hội được cập nhật liên tục do bộ tài liệu mang lại.
c) Danh sách những người đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu
TT
Họ và tên
Năm sinh
Chức danh
Trình độ
Nội dung công việc hỗ trợ
1
Nguyễn Thị Thúy Vân 
1979
Phó trưởng phòng
ThS
Chỉ đạo chung; trực tiếp phụ trách triển khai thực hiện phương pháp mới 
ĐH
2
Đào Thị Hải Yến
1983
Trưởng phòng
ThS
Trực tiếp phụ trách triển khai thực hiện phương pháp mới
ĐH
3
Nguyễn Thị Thúy
1976
Giáo viên
ĐH
Triển khai thực hiện phương pháp mới
4
Đinh Thành Đạt
1984
Giáo viên
ĐH
Triển khai thực hiện phương pháp mới
5
Trương Thị Phương
1985
Giáo viên
ĐH
Triển khai thực hiện phương pháp mới
5. Kết luận
Sáng kiến được hoàn thành là một sự cố gắng của nhóm tác giả sau một thời gian tìm hiểu, nghiên cứu, áp dụng vào thực tế giảng dạy, chắt lọc và tổng hợp các kinh nghiệm giảng dạy. 
Sáng kiến hoàn thành cơ bản đáp ứng được nhu cầu học tập của đại đa số học viên trên địa bàn thành phố Ninh Bình trong giai đoạn hiện nay. Sáng kiến cũng là giải pháp cần thiết, thiết thực, kịp thời và phù hợp để triển khai một trong các chức năng, nhiệm vụ chính của Trung tâm.
Chúng tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.
XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN CHỦ QUẢN 
Ninh Bình, ngày tháng 10 năm 2018
Đại diện nhóm tác giả
Nguyễn Thị Thuý Vân

File đính kèm:

  • docx1. ĐƠN YÊU CẦU - SK 2018.docx
  • docx2. Phụ lục kèm theo.docx
  • docx3. Bìa phụ lục 1.docx
  • rar4. Phụ lục 1.rar
  • docx5. Bìa phụ lục 2.docx
  • rar6. Phụ lục 2.rar
Sáng Kiến Liên Quan