Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy đọc hiểu văn bản thơ Đường, thể nghiệm qua Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng của Lí Bạch

Qua việc đề xuất kinh nghiệm về phương pháp dạy đọc hiểu văn bản thơ Đường, thể nghiệm qua Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng (Hoàng hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng) của Lí Bạch. Tuy chưa làm rõ được hết giá trị độc đáo của thơ Đường, nhưng đó là một hướng tiếp cận, một hướng khai thác và dạy học thơ Đường trong chương trình THPT mang lại hiểu quả thiết thực trong dạy học thơ Đường.

 Văn bản thơ Đường là thể loại không những có giá trị thẩm mĩ mang “cốt cách” (Viên Mai) của thơ ca mà còn có giá trị về mặt thi pháp đối với thơ Đường luật ở Việt Nam. Hình thành kĩ năng đọc hiểu văn bản thơ Đường cũng chính là hình thành kĩ năng đọc hiểu thơ Đường luật Việt Nam trung đại cho học sinh. Dạy học theo đặc trưng thể loại là một xu thế phù hợp quan điểm đối mới phương pháp dạy học. Nắm vững đặc trưng thể loại chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả thiết thực trong quá trình dạy học. Tuy nhiên, trong quá trình vận dụng phải linh hoạt, sáng tạo và phối kết hợp các phương pháp dạy học tích cực, tích hợp.

 Trong điều kiện của đề tài và những kinh nghiệm dạy học của bản thân chắc chắn không thể tránh những khiếm khuyết. Qua tâm huyết của bản thân hy vọng được cùng trao đổi và các ý kiến đóng góp của anh chị đồng nghiệp.

 

doc19 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 7486 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy đọc hiểu văn bản thơ Đường, thể nghiệm qua Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng của Lí Bạch", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đường là: 
- Hiểu những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của các bài thơ (Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng – Lý Bạch; Thu Hứng – Đỗ Phủ; các bài đọc thêm: Hoàng Hạc lâu – Thôi Hiệu; Khuê oán – Vương Xương Linh; Điểu minh giản – Vương Duy): đề tài, cấu tứ, bút pháp tình cảnh giao hòa; phong thái nhân vật trữ tình; tính cách luật và vẻ đẹp hàm súc cổ điển.
- Hiểu một số đặc điểm cơ bản của thơ Đường; biết liên hệ để hiểu một số đặc điểm cơ bản của thơ Đường luật Việt Nam. 
- Biết cách đọc hiểu tác phẩm thơ Đường theo đặc trưng thể loại.
(Chuẩn KTKN.tr18)
Trên cơ sở quy định mức độ cần đạt về chuẩn kiến thức, kĩ năng đối với chủ đề thơ Đường còn được cụ thể qua từng văn bản cụ thể. Như vậy, Chuẩn kiến thức, kĩ năng đặt ra đối với dạy học văn bản thơ Đường không chỉ đặt ra lả học sinh hiểu được nội dung và nghệ thuật mà quan trọng là nắm được đặc điểm thơ Đường và biết cách đọc hiểu tác phẩm thơ Đường theo đặc trưng thể loại. 
Có thể nói, đặc điểm thơ Đường và chuẩn kiến thức, kĩ năng là cơ sở lí luận để giáo viên có thể lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp với các văn bản thơ Đường. Hứng thú của cả người dạy và người học được tạo nên từ sự thành công trong lựa chọn phương pháp dạy học.
2.2. Phương pháp dạy học thơ Đường
2.2.1. Những yêu cầu khi tổ chức dạy học văn bản thơ Đường.
	Dạy học văn bản theo đặc trưng thể loại là một hướng tiếp cận phù hợp với quá trình đổi mới dạy học hiện nay. Tuy nhiên, trong thực tế dạy học, việc dạy học tác phẩm thơ Đường theo đặc trưng thể loại luôn là vấn đề khó khăn với nhiều giáo viên và học sinh. Đặc biệt là dạy học những văn bản văn học cổ, văn học nước ngoài. Đây là những thể nghiệm vào việc tiếp cận và dạy học văn bản thơ Đường theo quan điểm đổi mới phương pháp dạy học qua đó vận dụng vào một văn bản cụ thể.
Các văn bản thơ Đường trong Sách giáo khoa hiện hành không được giới thiệu cụ thể, chi tiết và đầy đủ qua phần tiểu dẫn, vốn kiến thức của học sinh không nhiều, ý thức tự học của học sinh đối với phần văn học nước ngoài không cao. Vì vậy, giáo viên phải gợi ý cho học những hiểu biết về hoàn cảnh ra đời của bài thơ. Từ đó có thể đặt ra những câu hỏi gợi mở để học sinh suy nghĩ và mở rộng liên tưởng ngay từ đầu bài học. 
Đọc hiểu văn bản thơ Đường, giáo viên cần yêu cầu học sinh đọc và xác định đề tài của bài thơ. Đối với các bài thơ Đường, việc xác định đề tài có ý nghĩa hết sức quan trọng. Ngay trong đề tài ta đã thấy được cả đặc điểm chung và nét riêng độc đáo của thơ Đường. Chẳng hạn, viết về mùa thu nhưng Cảm xúc mùa thu (Thu hứng) của Đỗ Phủ luôn mang dấu ấn riêng trong cuộc đời của ông. Việc lựa chọn đề tài cũng đã biểu hiện nét độc đáo trong phong cách nghệ thuật của các nhà thơ đời Đường. Việc xác định đề tài của văn bản thơ Đường là cánh cửa đầu tiên để khám phá vẻ đẹp của thơ Đường và phong cách nghệ thuật độc đáo của các đại thi hào đời Đường. 
Sau khi xác định đề tài, giáo viên phải hướng dẫn hướng dẫn học sinh đối chiếu bản dịch thơ và bản phiêm âm. Mặc dù, nhiều bản dịch thơ đặc sắc nhưng vẫn có một độ chênh nhất định. Điều đó, khiến những bài thơ tiêu biểu của thơ Đường ít nhiều mất đi cái thần, cái “cốt cách” của nó. Nhà thơ Đỗ Phủ từng nói: “Tự bất kinh nhân, tử bất lưu”. Giáo viên cần có những câu hỏi gợi mở để hướng dẫn học sinh thấy được những chổ dịch chưa sát. Từ đó, học sinh tự suy nghĩ và đánh giá giá trị độc đáo, tính hàm súc của thơ Đường. Trong bài thơ Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng, ngay trong từ “tây từ” ít nhất có 3 cách hiểu. Trong bản dịch đã không thể tái hiện được điều này. 
Mẫu mực của bài thơ Đường thể hiện ở sự chặt chẽ về luật thơ. Vì vậy, trong quá trình hướng dẫn học sinh phân tích văn bản giáo viên định hướng để học sinh khám phá thế giới nghệ thuật của bài thơ Đường theo bố cục. Thế nhưng, để tránh những trường hợp diễn giảng các câu thơ, giáo viên phải đưa ra những câu hỏi gợi mở để học sinh tự khám phá và chiếm lĩnh. Giáo viên tránh trường hợp chỉ đưa ra một cách hiểu, dễ bóp chết trí tưởng tượng của học sinh.
Từ cách khám phá các bình diện nội dung và nghệ thuật bài thơ, giáo viên hướng dẫn cho học sinh khám phá cái tôi trữ tình trong bài thơ. Đặc điểm thơ Đường là “ý tại ngôn ngoại”, hàm súc, cô động, cho nên dạy đọc hiểu các bài thơ Đường cần hướng dẫn học sinh đi tìm cái tôi trữ tình của tác giả. Thơ là sự bộc lộ cái tôi độc đáo của tác giả. Nhưng với thơ Đường, cái tôi không bộc lộ trực tiếp qua ngôn từ mà chủ yếu gửi gắm qua hình tượng nghệ thuật cụ thể. 
Sự hấp dẫn thẩm mỹ của một tác phẩm thơ Đường là do nhiều yếu tố khác nhau tạo thành, trong đó đề tài và ngôn từ là những yếu tố quan trọng và quyết định. Dạy văn bản thơ Đường giáo viên cần bám sát văn bản phiên âm, nắm vững đặc trưng cơ bản thể loại. Những tri thức về tác giả, đề tài, hoàn cảnh ra đời, sẽ góp phần đem đến một cái nhìn thấu đáo về tác phẩm.
2.2.2. Một số phương pháp dạy học thơ Đường:
	Phương pháp dạy học là sự tổng hợp của cả một hệ thống các phương pháp. Đổi mới phương pháp không có nghĩa là phủ nhận các phương pháp truyền thống. Dạy đọc hiểu một văn bản thành công cũng không phải chỉ sử dụng một phương pháp duy nhất. Tuy nhiên, trong những trường hợp nhất cụ thể, giáo viên có thể lựa chọn phương pháp chủ yếu trong quá trình dạy học đọc hiểu một văn bản. Trên đây là những phương pháp dạy đọc hiểu thơ Đường tạo được hứng thú cho người dạy và người học:
	- Phương pháp gợi mở: Phương pháp gợi mở hay còn gọi là phương pháp đàm thoại, vấn đáp. Phương pháp này được hầu hết giáo viên sử dụng trong tất cả các tiết học trong sự đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn. Tuy nhiên dể phương pháp này phát huy đúng giá trị của nó, giáo viên cần tránh tình trạng đặt câu hỏi chỉ để một học sinh trả lời. Trong dạy học thơ Đường, phần lớn học sinh hạn chế với vốn ngôn ngữ Hán văn, giáo viên cần có những gợi mở về xung quanh vấn đề liên quan đến bài thơ để học sinh tự liên tưởng, suy nghĩ.
	- Phương pháp nêu vấn đề: Phương pháp nêu vấn đề thuộc hệ thống phương pháp dạy học tích cực, phương pháp này được chú trọng trong việc đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn. Trong dạy học thơ Đường, giáo viên vận dụng phương pháp nêu vấn đề sẽ tạo nên hứng thú đặc biệt cho học sinh. Dựa vào các câu thơ Đường, giáo viên đặt ra những tình huống để học sinh tự trải nghiệm, tự lựa chọn, đồng thời tự giải quyết các tình huống từ đó khai thác bài thơ. Đối với thơ Đường, vận dụng phương pháp này đòi hỏi giáo viên không chỉ khám phá được các giá trị thơ Đường mà còn phải tự trải nghiệm. Tuy nhiên, phương pháp nêu vấn đề nếu sử dụng linh hoạt sẽ góp phần tháo gỡ nhưng khó khăn trong dạy học thơ Đường đối với giáo viên trẻ hiện nay.
	- Phương pháp diễn giảng: Phương pháp diễn giảng hay còn gọi là phương pháp thuyết trình. Đổi mới phương pháp dạy học không đồng nghĩa giáo viên loại bỏ phương pháp này. Trong những trường hợp khó khăn, giáo viên cần sử dụng phương pháp thuyết trình để tạo nên hứng thú, tạo nên thị hiếu thẩm mĩ cho học sinh.
	Để vận dụng được những phương pháp dạy học này, trước hết người dạy phải nắm rõ về vai trò của từng phương pháp, đồng thời phải chịu khó đầu tư về tư liệu liên quan đến bài học. Đó là thử thách đối với người dạy trên con đường đi đến thành công. Không có một phương pháp nào là tối ưu và duy nhất trong dạy học Ngữ văn. Giáo viên thành công là biết vận dụng phương pháp nào là chủ yếu trong hệ thống phương pháp dạy học, đồng thời phải biết vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo.
3. Giáo án thể nghiệm và kết quả dạy học thực nghiệm.
3.1. Giáo án thể nghiệm:
TẠI LẦU HOÀNG HẠC TIỄN MẠNH HẠO NHIÊN ĐI QUẢNG LĂNG
(Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng) – Lí Bạch
A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
- Hiểu được ttình cảm chân thành và trong sáng của nhà thơ Lí bạch đối với bạn là nhà thơ Mạnh Hạo Nhiên và đặc điểm nghệ thuật với hình ảnh, ngôn ngữ thơ tươi sang, gợi cảm của thể thơ Đường luật. 
- Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu văn bản thơ Đường theo đặc trưng thể loại, phân tích theo những đặc trưng cơ bản của thơ Đường luật. 
- Hiểu và trân trọng những tình cảm cao quý của “trích tiên” Lí Bạch trong tình bạn của mình.
B. Phương tiện và phương pháp dạy học:
* Phương tiện dạy học:
- Giáo viên: SGK, giáo án, tư liệu về Lí Bạch, thơ Đường, chuẩn KT – KN,
- Học sinh: SGK, vở soạn, tư liệu về Lí Bạch và thơ Đường
* Phương pháp dạy học: Phương pháp chủ đạo gợi mở, nêu vấn đề.
C. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới.
Hoạt động 1: Dẫn dắt vào bài: 
- Giới thiệu đôi nét về thời Thịnh Đường với sử tích về Đường Minh Hoàng và Dương Quý Phi.
- Lí tưởng sống và nguồn cảm hứng thơ ca của Lí Bạch.
Hoạt động 2: HDHS tìm hiểu phần Tiểu dẫn
	HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG CƠ BẢN
- HDHS tìm hiểu về con người và thơ Lí Bạch
- Từ tiểu dẫn và nêu những nét chính về con người và thơ Lí Bạch?
-> HS đọc và trình bày.
- GVMR: Một số vấn đề về con người và thơ Lý Bạch.
* Con người: 
+ Con người mang tư tưởng hiệp khách.
+ 42 tuổi được tiến cử với Đường Huyền Tông nhưng sau 3 năm xin từ chức.
+ Con người khing miệt công danh phú quý thích giao du.
+ Tương truyền “ôm” trăng và chết.
* Thơ Lí Bạch: có đặc điểm:
+ Bay bổng, luôn hướng về thiên nhiên.
+ Ngôn ngữ trong sáng, tinh luyện.
I. Tiểu dẫn:
- Con người Lí Bạch:
+ Lí Bạch (701 – 762) sống vào thời Thịnh Đường – Trung Quốc.
+ Tích cách khoáng đạt, thích di ngoạn và kết giao bạn bè.
+ Là nhà thơ lãng mạn vĩ đại đời Đường và TQ. Được ví là “Thi tiên”.
- Thơ Lý Bạch: 
+ Chủ đề chính: thể hiện ước mơ vươn tới lý tưởng cao cả, khát vọng giải phóng cá tính, bất bình với hiện thực tầm thường, thể hiện tình cảm phong phú và mãnh liệt.
+ Nghệ thuật: thống nhất giữa cái cao cả và cái đẹp, phong cách hào phóng tự nhiên, tinh tế và giản dị. 
Hoạt động 3: HDHS tìm hiểu Văn bản. 
	HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG CƠ BẢN
- HDHS Đọc văn bản và cảm nhận chung về bài thơ.
- Thử xác định hoàn cảnh ra đời của bài thơ? Căn cứ vào đâu để xác định hoàn cảnh ra đời của bài thơ?
-> HS suy nghĩ và trình bày.
- Thơ Đường, nhan đề thường ngắn, vậy tại sao trong bài thơ này nhà thơ lại sử dụng nhan đề như vậy? Có thể thay thế nhan đề khác cho bài thơ được không?
-> HS làm việc cá nhân và trình bày.
- Từ nhan đề xác định đề tài của bài thơ?
-> HS làm việc cá nhân và trình bày.
- Gọi học sinh đọc phần phiên âm, dịch nghĩa và dịch thơ.
- Hãy chỉ ra những chổ không sát giữa dịch nghĩa và dịch thơ?
-> HS làm việc cá nhân và trình bày.
- Nhận xét gì về bố cục bài thơ?
-> HS thảo luận và trình bày.
- GVMR về vai trò của các câu trong bố cục bài thơ tuyệt cú.
- HDHS phân tích bài thơ
II. Văn bản:
1. Đọc – cảm nhận chung:
a. Hoàn cảnh ra đời: Gặp gỡ - kết bạn - chia li. Lí Bạch tiếp tục hành trình ngao du sơn thủy còn Mạnh Hạo Nhiên xuôi về Dương Châu. Trong hoàn cảnh chia li, Lí Bạch đã viết bài thơ này.
b. Đề tài: 
- Nhan đề: Nêu lên: Nơi xuất phát, nơi đến, người đi và chuyện tiễn bạn -> dài nhưng không thể cắt bỏ bớt.
-> Nhan đề đủ sức để gợi lên tình cảm của Lí Bạch và Mạnh Hạo Nhiên, tâm trạng của chính nhà thơ.
- Đề tài: sự gặp gỡ của hai đề tài: Tống biệt + Cố nhân -> Đề tài thường gặp trong thơ Đường, quen thuộc trong thơ và cuộc đời Lí Bạch.
c. Phiên âm và dịch thơ:
- Câu 1: “Cố nhân” (bạn) -> bạn cũ.
 “tây từ” (lên đường) -> phía Tây 
- Câu 4: “Cô phàm” (Bóng buồm) -> cánh buồn đơn lẻ.
d. Xác định bố cục:
- Thể thất ngôn tuyệt cú.
- Có thể chia bố cục thành 4 phần: khai – thừa – chuyển – hợp.
2. Đọc – phân tích bài thơ:
- HS đọc cả phiên âm và dịch thơ. 
? Cảnh chia li được mở ra như thế nào? 
-> HS làm việc cá nhân và trình bày.
? Nhận xét về không gian đưa tiễn?
-> HS làm việc cá nhân và trình bày.
? Tại sao Lí bạch và Mạnh Hạo Nhiên lại chọn lầu Hoàng Hạc làm không gian của cuộc chia li? 
- GV gợi mở về không gian chia li trong thơ ca thường gặp: bến nước, cây đa, sân ga,...
-> HS làm việc cá nhân và trình bày.
? Trong không gian chia li đó, con người được khắc họa như thế nào?
?Vì sao Lí Bạch lại gọi Mạnh Hạo Nhiên là “cố nhân” (bạn cũ)?
-> HS làm việc cá nhân và trình bày.
- GV thuyết giảng về từ “cố nhân”.
- Tiếp tục mạch cảm xúc được gợi ra từ câu khai đề, câu thừa để tiếp tục mở rộng không gian chia li với một thời gian đặc biệt. Đó là không gian, thời gian cuộc chia li như thế nào?
- GV gợi mở: thời gian của những cuộc du xuân và gặp gỡ nhưng trong hoàn cảnh của Lí Bạch lại phải chia tay người bạn thơ
- Hình ảnh “Yên hoa”gợi lên điều gì? 
-> HS làm việc cá nhân và trình bày.
- GV thuyết giảng: Câu thơ thể hiện sự chuyển đổi tâm trạng của nhà thơ từ buồn vì sự chia biệt (câu 1) sang lo lắng cho mình rồi lại lo lắng cho bạn (câu 2). Giá trị nhân văn sâu sắc của hai câu thơ. 
- Mạch cảm xúc của bài thơ thay đổi như thế nào? 
-> HS làm việc cá nhân và trình bày
- Tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì? Ý nghĩa biện pháp nghệ thuật đó?
-> HS làm việc cá nhân và trình bày.
- Nhận xét về hình ảnh cánh buồm của người đi? Qua hình ảnh này tâm trạng của tác giả như thế nào?
-> HS làm việc cá nhân và trình bày
- Mùa xuân trên sông Trường Giang có nhiều thuyền bè qua lại, vì sao tác giả lại chỉ thấy “cánh buồn lẻ loi”?
-> HS làm việc cá nhân và trình bày
- Tâm trạng của tác giả?
-> HS làm việc cá nhân và trình bày
- GV thuyết giảng về vẻ đẹp câu thơ cuối.
- HDHS rút ra kết luận
- Nhan đề bài thơ là tống biệt nhưng cả bài thơ có nói đến tống biệt không? Vậy tống biêt thể hiện chổ nào?
-> HS làm việc cá nhân và trình bày.
- Nhận xét về nghệ thuật độc đáo của bài thơ?
-> HS làm việc cá nhân và trình bày.
a. Câu 1: - Khai đề.
-> Câu khai đề mở ra khung cảnh của cuộc chia li:
* Không gian đưa tiễn: 
- Lầu Hoàng Hạc-> là thắng cảnh nổi tiếng vừa mang vẻ đẹp tiên cảnh vừa giàu chất thơ. 
- Lầu cao: nhìn rộng, lâu hơn -> tâm trạng quyến luyến, bịn rịn trong chia li.
* Con người:
- “Cố nhân” (bạn cũ) → tình cảm gắn bó, thân thiết, sâu sắc.
- “Cố nhân”: vừa có ý nghĩa là bạn nhưng có thể hiểu là người cũ -> Gợi lên tâm trạng buồn vì sự xa cách.
=> Câu khai đề mở rư trước mắt người đọc là hình ảnh của không gian đưa tiễn và con người đưa tiễn mang đầy tâm trạng của cuộc chia li.
b. Câu 2 - Thừa đề.
* Không gian nới đến: Dương Châu → nơi phồn hoa, đô hội -> vừa nhờ bạn nhưng lại vừa tiếc nuối, lo lắng cho bạn và cho cả mình.
* Thời gian:
- Giữa tháng ba: -> thời gian chia li -> thấm đượm nỗi buồn.
- Yên hoa:
 + Khói sóng trên sông
 + Cảnh đẹp mùa xuân
 + Phồn hoa đô hội
-> Tháng ba là thời gian của những cuộc du ngoạn, gặp gỡ nhưng với Lí Bạch lại là thời gian chia li: đẹp nhưng buồn -> gợi sự tiếc nuối, da diết. 
=> Hai câu thơ chỉ 14 chữ mà có đầy đủ các yếu tố về không gian, thời gian, con người. Lời thơ tự sự, giản dị, chân thành. Tả cảnh biệt li man mác tình li biệt.
c. Câu 3 - Chuyển đề.
* Mạch cảm xúc gắn liền với điểm nhìn là cánh buồm của người đi:
 Cô phàm >< bích không tận
(cánh buồm lẻ loi) (khoảng xanh vô tận) 
→ Đối lập giữa cái nhỏ bé và cái mênh mông vô tận.
- Hình ảnh có sự vận động.
 Hiện rõ → mờ dần → mất hút
(cô phàm) (viễn ảnh) (bích không tận)
→ Nhà thơ trông ngóng dõi theo con thuyền đi xa dần.
d. Câu 4 - Hợp đề.
- Cái nhìn tâm lí (duy kiến - chỉ thấy).
- Dòng sông, bầu trời, người đưa tiển (hiện hữu) → cánh buồm (mất hút) → dùng cái có để nói cái không. Dòng Trường Giang trở thành dòng sông tình cảm chảy vào bầu trời vô hạn.
→ Tâm trạng bàng hoàng, sửng sờ, hụt hững. Thể hiện tình cảm lưu luyến, nhớ thương, nổi cô đơn trống vắng. Tình hoà trong cảnh.
=> Câu cuối có sự chuyển đổi đột ngột tâm trạng của người tiễn biệt, từ sự lo lắng sang thống nhất con người với thiên nhiên vũ trụ. 
3. Kết luận:
- Bài không thấy một lời tiễn biệt nào, nhưng cả bài ta lại thấy hiển hiện tình cảm quyến luyến, bịn rịn, tiếc nuối, một tâm trạng buồn thương, lo lắng của người tiễn biệt. Bài thơ là tấm long tiễn biệt tấm long. Qua đó thấy được tình bạn trong sáng giữa Lý Bạch và Mạnh Hạo Nhiên.
- Bài thơ ngắn gọn súc tích, từ ngữ mang nhiều hàm ý sâu sắc. Bài thơ là lời của người đưa tiễn nhưng người đọc còn cảm nhận được tâm trạng của cả kẻ ở (Lí Bạch) và người đi (Mạnh Hạo Nhiên). Đó là phong cách thơ Lí Bạch: lãng mạn, phóng khoáng hoà nhập cùng thiên nhiên.
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò.
- Hướng dẫn học sinh Hệ thống nội dung bài học.
- Giáo viên dặn dò Chuẩn bị bài mới.
3.2. Kết quả dạy học thực nghiệm:
Chúng tôi đã tiến hành dạy học thực nghiệm ở 4 lớp 10. Cụ thể: 
 	- Lớp 10A1 và 10A2: Có chất lượng tương đối khá.
- Lớp 10A5 và 10A6: có chất lượng trung bình. 
	Ở lớp 10A1 và 105, tổ chức dạy học theo cách thông thường.
	Ở lớp 10A2 và 10A6, tổ chức dạy học theo đặc trưng thể loại.
Kết quả thu được qua khảo sát như sau:
Lớp
Hiểu được nội dung và nghệ thuật của bài thơ 
Có kĩ năng đọc hiểu thơ Đường
Biết vận dụng đọc hiểu thơ Đường luật Việt Nam
10A1
26/46 HS
15/46 HS
7/46 HS
10A2
44/49 HS
38/49 HS
32/49 HS
10A5
22/48 HS
13/48 HS
6/48 HS
10A6
38/49 HS
33/49 HS
28/49 HS
 	Dạy học theo đặc trưng thể loại không chỉ giúp hình thành những kiến thức, kĩ năng đọc hiểu thơ Đường mà còn tạo được hứng thú cho cả người dạy và người học. 
C. KẾT LUẬN, ĐỀ XUẤT
	Qua việc đề xuất kinh nghiệm về phương pháp dạy đọc hiểu văn bản thơ Đường, thể nghiệm qua Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng (Hoàng hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng) của Lí Bạch. Tuy chưa làm rõ được hết giá trị độc đáo của thơ Đường, nhưng đó là một hướng tiếp cận, một hướng khai thác và dạy học thơ Đường trong chương trình THPT mang lại hiểu quả thiết thực trong dạy học thơ Đường.
	Văn bản thơ Đường là thể loại không những có giá trị thẩm mĩ mang “cốt cách” (Viên Mai) của thơ ca mà còn có giá trị về mặt thi pháp đối với thơ Đường luật ở Việt Nam. Hình thành kĩ năng đọc hiểu văn bản thơ Đường cũng chính là hình thành kĩ năng đọc hiểu thơ Đường luật Việt Nam trung đại cho học sinh. Dạy học theo đặc trưng thể loại là một xu thế phù hợp quan điểm đối mới phương pháp dạy học. Nắm vững đặc trưng thể loại chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả thiết thực trong quá trình dạy học. Tuy nhiên, trong quá trình vận dụng phải linh hoạt, sáng tạo và phối kết hợp các phương pháp dạy học tích cực, tích hợp.
	Trong điều kiện của đề tài và những kinh nghiệm dạy học của bản thân chắc chắn không thể tránh những khiếm khuyết. Qua tâm huyết của bản thân hy vọng được cùng trao đổi và các ý kiến đóng góp của anh chị đồng nghiệp. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ngữ văn 10, Tập 1, NXB GD, 2008.
Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sách giáo viên Ngữ văn 10, Tập 1, NXB GD, 2008.
Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiên thức, kĩ năng môn Ngữ văn lớp 10, NXB GD, 2008.
Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tài liệu về đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn phổ thông trung học, NXB GD, Hà Nội, 2003.
Phan Huy Dũng, Tác phẩm văn học trong nhà trường phổ thông một góc nhìn, một cách đọc, NXB GD, Hà Nội, 2009.
Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (chủ biên): Từ điển thuật ngữ Văn học, NXB Đại học Quốc gia, H, 1999. 
Trần Nho Thìn, Phân tích tác phẩm Ngữ văn 10, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2008.
Trường Đại học Vinh, Kỷ yếu hội thảo khóa học Dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông, NXB Nghệ An, 2007. 
MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU1
B. NỘI DUNG 2
1. Thơ Đường và thực trạng dạy học thơ Đường2
1.1. Thơ Đường - Trung Quốc2
1.2. Thực trạng dạy – học thơ Đường hiện nay 3
2. Dạy học văn bản thơ Đường theo hướng đổi mới  5
2.1. Cơ sở lựa chọn phương pháp dạy học thơ Đường 5
2.1.1. Đặc điểm nghệ thuật thơ Đường 5
2.1.2. Chuẩn kiến thức, kĩ năng 6
2.2. Phương pháp dạy học thơ Đường.. 7
2.2.1. Những yêu cầu khi tổ chức dạy học văn bản thơ Đường 7
2.2.2. Một số phương pháp dạy học thơ Đường. 9
3. Giáo án thể nghiệm và kết quả dạy học thực nghiệm..  10
3.1. Giáo án thể nghiệm 10
3.2. Kết quả dạy học thực nghiệm.. 16
C. KẾT LUẬN, ĐỀ XUẤT17
TÀI LIỆU THAM KHẢO ... 18
MỤC LỤC.. 19

File đính kèm:

  • docskkn 2011.2.doc
Sáng Kiến Liên Quan