Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng trong dạy học bộ môn Hình học Lớp 12 Khoa học tự nhiên qua việc soạn giảng bằng giáo án điện tử

- Nâng cao chất lượng trong dạy học là mục tiêu phấn đấu của cả ngành giáo dục hiện nay. Đó cũng là lý do đổi mới phương pháp dạy học, cải cách sách giáo khoa.

- Là năm bắt đầu đổi mới SGK lớp 12, chúng tôi những giáo viên được phân công dạy lớp 12 không khỏi băn khoăn, trăn trở: Làm thế nào để có thể truyền đạt được hết kiến thức trong SGK mới, ý tưởng của các tác giả viết sách, cũng như phát huy được tính tích cực của học sinh khi học và làm bài.

- Ngoài những khó khăn chung đó, riêng bộ môn Hình học 12 ban KHTN với lượng kiến thức liên quan đến lớp 10, 11 nhiều, yêu cầu cao trí tưởng tượng không gian, các hình vẽ khó vẽ và nếu vẽ được thì mất rất nhiều thời gian, đã làm cho việc dạy và học của giáo viên, học sinh gặp nhiều khó khăn.

- Việc đổi mới SGK qua vài năm gần đây có nhiều ý kiến đồng tình song cũng đã có nhiều ý kiến chưa nhất trí. Riêng đối với chúng tôi những giáo viên dạy bộ môn Toán cho rằng: Bước đầu tiếp cận với sách mới, phương pháp mới tất nhiên sẽ có nhiều bỡ ngỡ, song nếu chúng ta thực sự quan tâm nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo, kết hợp đổi mới phương pháp dạy học, sử dụng công nghệ mới thì chắc chắn sẽ dần dần đạt được kết quả mong muốn.

 

doc15 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 2655 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng trong dạy học bộ môn Hình học Lớp 12 Khoa học tự nhiên qua việc soạn giảng bằng giáo án điện tử", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI:
lý do chọn đề tài
Nội dung: 
Mục tiêu
Những hoạt động cụ thể
Các ví dụ bài giảng minh họa
Bài học kinh nghiệm
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TRONG DẠY HỌC
BỘ MÔN HÌNH HỌC LỚP 12 BAN KHTN
QUA VIỆC SOẠN GIẢNG BẰNG GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 
- Nâng cao chất lượng trong dạy học là mục tiêu phấn đấu của cả ngành giáo dục hiện nay. Đó cũng là lý do đổi mới phương pháp dạy học, cải cách sách giáo khoa.
- Là năm bắt đầu đổi mới SGK lớp 12, chúng tôi những giáo viên được phân công dạy lớp 12 không khỏi băn khoăn, trăn trở: Làm thế nào để có thể truyền đạt được hết kiến thức trong SGK mới, ý tưởng của các tác giả viết sách, cũng như phát huy được tính tích cực của học sinh khi học và làm bài.
- Ngoài những khó khăn chung đó, riêng bộ môn Hình học 12 ban KHTN với lượng kiến thức liên quan đến lớp 10, 11 nhiều, yêu cầu cao trí tưởng tượng không gian, các hình vẽ khó vẽ và nếu vẽ được thì mất rất nhiều thời gian, đã làm cho việc dạy và học của giáo viên, học sinh gặp nhiều khó khăn.
- Việc đổi mới SGK qua vài năm gần đây có nhiều ý kiến đồng tình song cũng đã có nhiều ý kiến chưa nhất trí. Riêng đối với chúng tôi những giáo viên dạy bộ môn Toán cho rằng: Bước đầu tiếp cận với sách mới, phương pháp mới tất nhiên sẽ có nhiều bỡ ngỡ, song nếu chúng ta thực sự quan tâm nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo, kết hợp đổi mới phương pháp dạy học, sử dụng công nghệ mới thì chắc chắn sẽ dần dần đạt được kết quả mong muốn.
 Đó cũng chính là lý do tôi chọn đề tài: 
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TRONG DẠY HỌC BỘ MÔN HÌNH HỌC LỚP 12 BAN KHTN QUA VIỆC SOẠN GIẢNG BẰNG GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ
NỘI DUNG:
Để nâng cao chất lượng trong dạy học bộ môn HH12 ban KHTN thì theo tôi mỗi giáo viên cần phải đặt cho mình một mục tiêu cho toàn bộ chương trình và mỗi bài dạy của mình. Từ đó mới lên kế hoạch cho mình với những công việc cụ thể.
Tôi xin trình bày những công việc mà chúng tôi đã làm theo đúng trình tự thời gian:
Mục tiêu:
- Giáo viên thiết kế được bài giảng phù hợp với nội dung từng bài, phù hợp với từng đối tượng học sinh.
- Kết hợp phương pháp truyền thống với đổi mới phương pháp dạy học, tích cực sử dụng công nghệ mới trong soạn giảng tạo bài giảng sinh động, tiết kiệm tối đa thời gian 45 phút của một tiết học.
- Tích cực học hỏi kinh nghiệm soạn giảng của các đồng nghiệp thông qua việc sử dụng các bài giảng trên mạng Internet.
- Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong việc tiếp thu kiến thức. 
	 II) Những hoạt động cụ thể:
Chuẩn bị của giáo viên: 
a) Ngay từ đầu năm:
- Đọc sách giáo khoa: Nghiên cứu cấu trúc, nội dung chương trình, giải bài tập chi tiết. Tìm hiểu mối liên hệ với kiến thức của lớp 10,11.
- Mỗi giáo viên tự lên một phân phối chương trình cho cả năm, dựa theo tài liệu hướng dẫn đổi mới sách giáo khoa 12 do Bộ GD phát hành.
- Họp nhóm: Thống nhất mục tiêu, các kiến thức cơ bản, phương pháp dạy học, phương tiện dạy học, theo từng chương. Thống nhất phân phối chương trình.
b) Trong năm học, mỗi tháng:
- Điều chỉnh kịp thời phân phối chương trình khi có phân phối chương trình của Bộ GD và Sở GD.
- Thống nhất mục tiêu, các kiến thức cơ bản, phương pháp dạy học, phương tiện dạy học, theo từng bài dạy. 
- Thống nhất cụ thể các hoạt động nhóm của học sinh phù hợp với từng đối tượng học sinh thuộc ban KHTN, ban cơ bản A hay cơ bản D.
- Sử dụng tối đa đồ dùng dạy học hiện có, áp dụng công nghệ mới trong soạn giảng, nhất là những giờ lý thuyết. Học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp khi soạn giáo án điện tử.
- Đối với những giờ khối lượng kiến thức nhiều trong đó một số kiến thức cần chi tiết hơn trong SGK, giáo viên cần chuẩn bị cho mỗi học sinh một phiếu học tập với nội dung kiến thức chi tiết đó. Tránh mất thời gian học sinh phải ghi chép nhiều.
Ví dụ: Trong bài “ MẶT CẦU, KHỐI CẦU” phần xác định tâm và bán kính của mặt cầu ngoại tiếp một hình chóp, chúng tôi đã thống nhất sử dụng một phiếu học tập cho mỗi học sinh như sau: 
Phiếu học tập:
Quy tr×nh t×m
t©m vµ b¸n kÝnh cđa mỈt cÇu ngo¹i tiÕp h×nh chãp
Phư¬ng ph¸p c¬ b¶n:
B1)KiĨm tra ®iỊu kiƯn: §¸y cđa h×nh chãp ph¶i cã ®ưêng trßn ngo¹i tiÕp .
B2) T×m t©m ®ưêng trßn ngo¹i tiÕp ®¸y h×nh chãp.
B3) Dùng trơc ®ưêng trßn ngo¹i tiÕp ®¸y h×nh chãp, gäi lµ d.
B4) Dùng mỈt ph¼ng trung trùc cđa mét c¹nh bªn gäi lµ mỈt ph¼ng (α) 
=> Tâm mặt cầu O = dÇ(α) và bán kính mặt cầu là khoảng cách từ O đến một trong các đỉnh của hình chóp.
D
A
B
C
S ·
· 
H
O · 
M ·
Nhưng th«ng thường:
*) Chän mét mỈt ph¼ng (P) thuËn lỵi:
 Tho¶ m·n ®ång thêi chøa trơc d và chøa mét c¹nh bªn SA.
*) Trong (P) dùng ®ưêng trung trùc p cđa SA, p c¾t d t¹i O lµ t©m mỈt cÇu ngo¹i tiÕp h×nh chãp ®· cho.
§Ỉc biƯt:
*)NÕu tÊt c¶ c¸c ®Ønh cđa h×nh chãp nh×n mét ®o¹n th¼ng cè ®Þnh dưíi mét gãc vu«ng thì h×nh chãp néi tiÕp mỈt cÇu ®ường kÝnh lµ ®o¹n th¼ng ®ã.
HoỈc:
NÕu cã mét mỈt ph¼ng (P) chøa
+) d: Trơc ®ưêng trßn ®¸y
+) D: Trơc của đường tròn ngoại tiếp của một tam giác mỈt bªn.
 T©m mỈt cÇu ngo¹i tiÕp chóp lµ : O = d Ç D.
c) Soạn bài trước khi lên lớp:
- Như đã trình bày ở trên việc sử dụng công nghệ mới vào việc soạn giảng bộ môn HHKG là rất cần thiết. Phương pháp này giúp tiết kiệm thời gian trên lớp, giúp học sinh nhìn hình biểu diễn của hình không gian và tìm ra được tính chất của chúng dễ dàng hơn. Ngoài ra còn giúp giáo viên có thêm thời gian theo dõi, kiểm tra, đánh giá các hoạt động của học sinh, từ đó có có biện pháp kịp thời điều chỉnh cho tiết học được tiến hành với hiệu quả như mong muốn.
Bằng sự nỗ lực nghiên cứu tài liệu cùng với việc học hỏi đồng nghiệp tôi cũng đã ứng dụng PowerPoint trong việc soạn giảng.
Ví dụ:
- Để minh họa kiến thức: “ Hai khối đa diện bằng nhau thì có thể tích bằng nhau” ta có thể sử dụng hiệu ứng chồng khít hai khối đa diện bằng nhau bằng cách:
	+ Vẽ hai hình bằng nhau.
	+ Đánh dấu hình cần tịnh tiến.
	+ Sử dụng hiệu ứng: Add Effect -> Motion Paths -> left ( hoặc Right )
	+ Điều chỉnh độ dài véc tơ tịnh tiến sao cho bằng khoảng cách giữa hai hình cần chồng khít.
- Để minh họa cho việc phân chia, lắp ghép các khối đa diện ta có thể thao tác như sau:
	+ Vẽ các khối đa diện nhỏ: A1 , A2 , .... là các khối đa diện sẽ được phân chia. 
	+ Copi tạo thêm các khối đa diện nhỏ: A1 , A2 , ...., ghép chúng thành một khối đa diện A.
	+ Sắp đặt vị trí các khối sao cho phù hợp với yêu cầu của trang trình chiếu.
	+ Chọn hiệu ứng: Add Effect -> Motion Paths -> left ( hoặc Right, Diagonal Down Right,Diagonal Up Right, Down, up) cho từng cặp khối đa diện bằng nhau.
- Để đếm số mặt của một khối đa diện ta có thể tạo hiệu ứng quét từng mặt khối đa diện lần lượt bằng những màu khác nhau bằng cách: 
	+ Vẽ từng mặt khối đa diện, đổ màu khác nhau cho từng mặt.
	+ Đánh dấu từng mặt và chọn theo thứ tự xuất hiện theo hiệu ứng: 
Add Effect -> Entrance -> Strips
- Để giúp học sinh nhận rõ phần mặt xung quanh của một mặt tròn xoay ta có thể vẽ mặt tròn xoay làm 2 phần: trong và ngoài rồi sử dụng hiệu ứng: Add Effect -> Entrance -> Strips ( theo thứ tự phần trong xuất hiện trước rồi tiếp tục xuất hiện phần ngoài ).
- Ngoài ra giáo viên cần phải chuẩn bị những câu hỏi vấn đáp, gợi mở tùy theo từng đối tượng học sinh và thứ tự xuất hiện của các nội dung kiến thức đã sử dụng hiệu ứng.
- Việc liên hệ thực tế vào bài học giúp cho bài học trở nên sinh động, có ý nghĩa hơn, học sinh học sẽ cảm thấy thoải mái hơn, phát triển được tư duy tìm tòi, sáng tạo của các em. 
Ví dụ:
- Trong bài “ Khái niệm về mặt tròn xoay” ta có thể đưa thêm clip làm gốm và một số hình ảnh về những đồ gốm đẹp để minh họa.
- Trong bài “ Thể tích của khối đa diện” ta có thể minh họa bằng việc tính thể tích cụ thể của những kim tự tháp Ai Cập 10 tầng hay 100 tầng...( được minh họa cụ thể ở ví dụ về bài giảng trong phần sau )
d) Chuẩn bị phương tiện dạy học: Bố trí tiết dạy bằng giáo án điện tử vào thời gian phù hợp sao cho trước đó đã có thời gian chuẩn bị máy tính, máy chiếu. Tránh ảnh hưởng tới 45 phút của giờ dạy.
2) Tiến trình của một giờ dạy:
Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho một bài giảng, giáo viên cần nắm vững kiến thức trọng tâm của bài, thứ tự xuất hiện kiến thức trong phần trình chiếu, để kết hợp với lời nói sao cho phù hợp.
Sau đây tôi xin lấy ví dụ và phân tích để thấy được tính ưu việt của phương pháp soạn giảng bằng giáo án điện tử (mà chúng tôi đã thống nhất thực hiện trong nhóm 12 ban KHTN) so với phương pháp thông thường :
Bài 1: KHÁI NIỆM VỀ KHỐI ĐA DIỆN
Soạn giảng bằng 
pp thông thường
Soạn giảng bằng pp 
sử dụng giáo án điện tử
khái niệm khối đa diện:
- Giáo viên phải vẽ hình trên bảng, hoặc sử dụng bảng phụ vẽ sẵn hoặc kết hợp mô hình các khối đa diện để học sinh quan sát.
Trình chiếu một số khối đa diện đã biết
- Đặt các câu hỏi :
Chỉ ra các đỉnh, các mặt của từng khối đa diện ?
Chỉ ra số đỉnh chung, số cạnh chung của 2 mặt 
bất kỳ?
.....
Cho hs nhìn hình và chỉ ra các đỉnh, các mặt của từng khối đa diện
- Cho học sinh tưởng tượng không gian và phân biệt được phần trong, phần ngoài của một khối đa diện.
Cho hs nhìn hình và chỉ ra được miền trong, miền ngoài của một khối đa diện.
Hiệu ứng trên hình: Điểm trong, điểm ngoài, miền ngoài chỉ cho xuất hiện sau khi học sinh đã nhận xét.
- Xây dựng khái niệm khối đa diện theo yêu cầu là một hình trong không gian gồm hữu hạn các đa giác phẳng thỏa mãn 2 tính chất:
a) Hai đa giác bất kỳ hoặc không có điểm chung hoặc có 1 đỉnh chung, hoặc có một cạnh chung.
b) Mỗi cạnh của một đa giác là cạnh chung của đúng 2 đa giác
Tiếp tục cho học sinh sử dụng hình vẽ sách giáo khoa để ghi nhớ 2 t/c.
Phân chia và lắp ghép các khối đa diện:
- Gv nêu ý nghĩa thực tế của việc cần thiết phải phân chia và lắp ghép các khối đa diện.
- Cho ví dụ 1 trong sgk: GV phân tích
Có thể phân chia khối chóp bất kỳ thành các khối tứ diện không ?
Hs trả lời, có sử dụng hình vẽ minh họa.
Nhấn mạnh việc thỏa 2 t/c của một khối đa diện:
Gv cho học sinh hoạt động 
- Kiểm tra việc thỏa 2 t/c của 3 khối đa diện trên.
- Giải thích 3 hình dưới không phải là những khối đa diện.
Trong lúc hs chưa nhớ đầy đủ 2 t/c, gv chiếu bổ sung 2 t/c đó để hs sử dụng trong lúc HĐ nhóm:
Khối đa diện là hình tạo bởi hữu hạn các đa giác thỏa mãn hai tính chất :
a/ Hai đa giác phân biệt chỉ có thể hoặc không có điểm chung hoặc chỉ có một đỉnh chung hoặc chỉ có một cạnh chung 
b/ Mỗi cạnh của đa giác nào cũng là cạnh chung của đúng hai đa giác
- Gv nêu ý nghĩa thực tế của việc cần thiết phải phân chia và lắp ghép các khối đa diện.
- Trình chiếu khái niệm phân chia và lắp ghép các khối đa diện.
- Cho hs làm ví dụ, vẽ hình ra nháp.
- Hoạt động nhóm: 
Hãy phân chia khối lăng trụ ABC.A’B’C’ thành 3 khối tứ diện ?
Các nhóm hs sử dụng bảng phụ, lần lượt treo trên bảng.
Nhận xét chéo giữa các nhóm.
Gv tôûng kết.
- Sử dụng hiệu ứng tách từng khối tứ diện nhỏ khỏi khối lăng trụ tam giác ban đầu.
- Học sinh theo dõi, so sánh với cách phân chia của mình.
- Hoạt động nhóm củng cố bài học:
Hãy phân chia một khối hộp thành 5 khối tứ diện ?
Thứ tự xuất hiện hiệu ứng:
+ Khối hộp chưa phân chia.
+ Khối hộp đã kẻ thêm các đường phân chia.
( xuất hiện sau khi học sinh đã hoạt động nhóm xong)
Gv củng cố bằng cách :
- Sử dụng hiệu ứng tách từng khối tứ diện nhỏ khỏi khối hộp ban đầu.
- Học sinh theo dõi, so sánh với cách phân chia của mình.
Nhận xét: Qua bảng so sánh trên ta nhận thấy soạn giảng bằng giáo án điện tử có ưu điểm mà bằng phương pháp thông thường giáo viên không thể đạt được, đó là:
- Có được nhiều hình vẽ đẹp, trực quan, sinh động để học sinh theo dõi, sử dụng. Giúp hs có hứng thú khi tiếp thu kiến thức.
- Tiết kiệm thời gian ghi bảng của giáo viên, giúp gv tập trung bao quát lớp tốt hơn, nhất là khi các em hoạt động nhóm.
- Việc tiết kiệm thời gian còn giúp gv củng cố bài học cho hs kỹ hơn qua số bài tập áp dụng được nhiều.
Chương II: Bài 1: MẶT CẦU – KHỐI CẦU
Soạn giảng bằng
pp thông thường
Soạn giảng bằng pp 
sử dụng giáo án điện tử
2. Vị trí tương đối giữa mặt cầu và mặt phẳng
- Giáo viên đặt vấn đề: Nếu cho một mặt cầu và một mặt phẳng trong không gian thì có thể xảy ra những khả năng nào về vị trí tương đối giữa chúng ?
- Học sinh suy nghĩ, tưởng tượng không gian.
- Giáo viên vẽ hình.( Có thể sử dụng bảng phụ với hình vẽ có sẵn)
- Cho hs nhìn hình vẽ và nhận xét. 
- Giáo viên đặt vấn đề: Nếu cho một mặt cầu và một mặt phẳng trong không gian thì có thể xảy ra những khả năng nào về vị trí tương đối giữa chúng ?
- Học sinh suy nghĩ, tưởng tượng không gian.
- gv cho trình chiếu hình vẽ, tiếp đó chiếu phần chữ, đồng thời với lời thoại của gv.
	Đặt câu hỏi một cách rõ ràng. Gọi một học sinh trả lời trường hợp 1.
HS so sánh và nhận xét về d và R.
Gv khẳng định lại và ghi trên bảng:
 Trường hợp 1:
d > R mặt phẳng (P) nằm ngoài mặt cầu (S)
Gv trình chiếu minh họa chi tiết cho trường hợp1
Sử dụng hiệu ứng cho mp (P) tịnh tiến lại gần mặt cầu, khi mp chạm vào mặt cầu thì dừng lại.
- GV nêu trường hợp thứ 2: Khi mặt phẳng chạm vào mặt cầu thì chúng có bao nhiêu điểm chung?
- GV vẽ hình ( có thể sử dụng hình vẽ sẵn ở bảng phụ)
- HS suy nghĩ và trả lời.
Gv khẳng định lại và ghi trên bảng:
 Trường hợp 2:
d = R mặt phẳng (P) tiếp xúc với mặt cầu (S) tại H
(P) được gọi là tiếp diện
H được gọi là tiếp điểm
GV cho xuất hiện câu hỏi
HS trả lời : 
Mặt cầu và mặt phẳng có 1 điểm chung duy nhất, khi đó d = R
- GV trình chiếu trang kiến thức cho trường hợp thứ 2, đồng thời để hs ghi bài.
- GV khắc sâu kiến thức cho hs bằng cách cho các em tự phát hiện ra điều kiện cần và đủ để một mp và một mặt cầu tiếp xúc.
- GV nêu trường hợp thứ 3: Khi mặt phẳng và mặt cầu có nhiều hơn một điểm chung.
- GV vẽ hình ( có thể sử dụng hình vẽ sẵn ở bảng phụ)
- HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi:
Khi đó giao tuyến giữa mp và mặt cầu là gì ?
HS so sánh và nhận xét về d và R, trả lời câu hỏi.
Gv khẳng định lại và ghi trên bảng:
 Trường hợp 3:
d < R mặt phẳng (P) cắt mặt cầu (S) theo giao tuyến là một đường tròn tâm H bán kính 
- Trình chiếu hình vẽ trước, tiếp tục cho mặt phẳng (P) tịnh tiến vào sâu hơn với mặt cầu từ vị trí tiếp xúc.
- HS nhìn hình vẽ và nhận xét về số điểm chung của chúng khi đó.
- Gv phân tích về khoảng cách từ một điểm M bất kỳ trên giao tuyến đến H bằng một số không đổi .
- Trình chiếu kiến thức chi tiết của trường hợp3 .
- GV đặt tiếp câu hỏi : 
Khi d = 0 thì giao tuyến của mp và mặt cầu có gì đặc biệt ?
- HS suy nghĩ và trả lời.
- GV vẽ thêm hình minh họa.
Mặt phẳng (P) đđi qua tâm O của mặt cầu gọi là mặt phẳng kính của mặt cầu đó 
- GV đặt tiếp câu hỏi : Khi d = 0 thì giao tuyến của mp và mặt cầu có gì đặc biệt ?
- HS suy nghĩ và trả lời.
- GV trình chiếu :
Nhận xét: 
Qua bảng so sánh trên ta nhận thấy soạn giảng bằng giáo án điện tử có ưu điểm mà bằng phương pháp thông thường giáo viên không thể đạt được, đó là:
- Có được nhiều hình vẽ đẹp, trực quan, sinh động để học sinh theo dõi, sử dụng. Giúp hs có hứng thú khi tiếp thu kiến thức.
- Tiết kiệm thời gian ghi bảng, vẽ hình của giáo viên, giúp gv tập trung vào phần diễn giảng và bao quát lớp tốt hơn.
- Việc tiết kiệm thời gian còn giúp gv khắc sâu và nâng cao kiến thức cho hs được nhiều hơn. Cụ thể : “Điều kiện cần và đủ để mặt phẳng (P) tiếp xúc với mặt cầu S(O ; R) tại đđiểm H là (P) vuông góc với bán kính OH tại tiếp đđiểm H đđó”, sẽ giúp học sinh định hướng rõ hơn khi giải các bài tập có liên quan trong chương III: “Phương pháp tọa độ trong không gian”
Dưới đây tôi xin trình bày chi tiết toàn bộ các trang trình chiếu của một số bài giảng đã được thống nhất sử dụng trong nhóm 12 ban KHTN: 
BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
- Với SKKN trên, thời gian thực nghiệm của chúng tôi chưa được nhiều, song với sự cố gắng học hỏi, tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, sự đoàn kết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ về chuyên môn trong Tổ, chúng tôi đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ:
	+ Kết quả bộ môn Toán khối 12 ban KHTN, ban cơ bản A, ban cơ bản D, học kỳ I vừa qua đạt 90% trên trung bình.
	+ Bên cạnh đó điều đáng phấn khởi hơn nữa là tinh thần học tập của học sinh rất tốt. Chúng tôi cảm nhận được sự thích thú của các em qua mỗi giờ học Hình học không gian bằng phương pháp mới. Điều đó chắc chắn sẽ giúp các em nắm bắt kiến thức và phát triển tư duy một cách tốt hơn. Đồng thời điều đó cũng là động lực giúp giáo viên chúng tôi phấn khởi , tự tin hơn trong công việc giảng dạy tiếp theo của mình.
- Sáng kiến kinh nghiệm mà tôi đã viết trên đây chỉ là ý kiến chủ quan của mình. Chắc chắn sẽ còn nhiều thiếu sót , rất mong được sự đóng góp ý kiến chân thành của các bạn đồng nghiệp, Hội đồng khoa học trường, Hội đồng khoa học Sở GD & ĐT, để sáng kiến kinh nghiệm này được tốt hơn, có thể được áp dụng rộng rãi hơn, đạt được mục tiêu đã đề ra, góp phần nâng cao chất lượng trong dạy, học bộ môn Toán. 

File đính kèm:

  • docSKKNNangcaochatluongtrongdayhocHH12banKHTN.doc
Sáng Kiến Liên Quan