Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp học sinh Bru – Vân Kiều học tốt môn Sinh học 6

- Bộ môn được phân công giảng dạy phù hợp với chuyên môn.

- Được tập huấn đầy đủ về phương pháp dạy học mới.

- Đã giảng dạy bộ môn sinh học 6 nhiều năm

- Đã tiếp cận với học sinh con em dân tộc Bru- Vân Kiều 7 năm.

- Ban giám hiệu nhà trường thường xuyên tạo điều kiện giúp đỡ về thời gian biểu và về lớp dạy tương đối phù hợp.

- Giáo viên được đào tạo đạt chuẩn

- Giáo viên đã nắm được hệ thống các phương pháp dạy học, biết phối hợp một cách nhuần nhuyễn các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học tạo nên nhiều tiết học sinh động, hấp dẫn, lôi cuốn được học sinh tham gia khám phá, tìm tòi kiến thức.

- Được học hỏi nhiều đồng nghiệp trong trường có chuyên môn nghiệp vụ tốt.

- Luôn có ý thức học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

- Giáo viên, học sinh thường tập trung sống ở nội trú nhà trường ( Từ thứ 2-> thứ 6) nên dễ nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, nắm bắt được tình hình học tập và sở thích của các em để từ đó đề ra các biện pháp nhằm giúp các em học tốt và hiệu quả.

- Học sinh luôn có niềm tin sâu sắc vào giáo viên. Các em thường dễ dàng nghe theo những người mình đã tin cậy, đặc biệt là giáo viên. Khi các em đã tin giáo viên, các em thường quyết tâm thực hiện cho được những công việc mà giáo viên giao, nhiều khi các em còn bắt chước tác phong, cử chỉ, ngôn ngữ, điệu bộ . của giáo viên. Vì vậy đây chính là một điểm thuận lợi để giáo viên cố gắng trong giảng dạy để không phụ sự tin yêu của các em đã dành cho thầy cô, từ đó phát huy tính tích cực học tập của học sinh.

- Trong những năm gần đây được sự quan tâm của phụ huynh và địa phương, phần nào đó đó tạo động lực cho giáo viên trong quá trình giảng dạy.

 

doc17 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 1313 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp học sinh Bru – Vân Kiều học tốt môn Sinh học 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
em còn nhút nhát, ngại nói, ngại tiếp xúc, tiếp thu bài vở một cách thụ động, phụ thuộc hoàn toàn vào giáo viên nhưng “lòng tự ái, tự trọng của các em thì rất cao”. Vậy chúng ta cần làm gì để các em có thể chủ động chiếm lĩnh kiến thức. Đặc biệt là kiến thức sinh học 6, khi mà kiến thức nó gắn liền với hiện tượng thực tiễn, nó gắn liền với đời sống các em, nó ở xung quanh các em nhưng các em chưa lí giải được... Do vậy chúng ta cần nghiên cứu kĩ đặc điểm đối tượng để có cách thức tác động một cách phù hợp giúp các em chủ động chiếm lĩnh kiến thức.
Ví dụ 1: Em A là một học sinh ngoan, học tốt của lớp, nhung dạo gần đây thấy em hay lơ đãng trong việc học tập, đặc biệt trong tiết ôn tập hôm ấy em không viết bài, tôi gọi lên bảng thì không thuộc, tôi hỏi lí do thì em không trả lời, do quá nóng nảy tôi đã trách phạt em, thế là em lẳng lặng ra khỏi lớp, hai ba hôm sau em vẫn không tới trường. Qua thông tin mấy bạn cùng lớp thì em bảo không đi học nữa. Cuối cùng tôi đã tới nhà, trao đổi với phụ huynh. Qua tâm sự, tôi biết hoàn cảnh gia đình em khó khăn, bố ốm nặng, không có tiền chữa bệnh, trong nhà còn có 3 em nhỏ đang đi học. Có lẽ em không thể theo học được mà phải ở nhà giúp đỡ mẹ cáng đáng công việc gia đình. Thông cảm với hoàn cảnh của em, tôi đã chia sẻ với gia đình và hứa sẽ tham mưu với nhà trường, hội phụ huynh, hội khuyến học, đề nghị các đoàn thể địa phương giúp đỡ gia đình em vượt qua khó khăn của hoàn cảnh hiện tại. Đồng thời tôi cũng phân tích thái độ của em trong ngày hôm ấy là không được. Em đã khóc và xin lỗi tôi. Tôi động viên em cố gắng vượt qua hoàn cảnh để tiếp tục học tập tốt. Với sự giúp đỡ của mọi người, em đã cố gắng hơn trong học tập và đã tiến bộ vượt bậc và trở thành tấm gương học sinh nghèo vượt khó tiêu biểu nhất của trường tôi.
Ví dụ 2: Trong tiết kiểm tra học kì I môn Lịch sử, em B sử dụng tài liệu, tôi đã tịch thu tài liệu của em. Em B bảo: Cô thu tài liệu của em đến khi kiểm tra môn cô em không làm. Lúc đó tôi vẫn bình tĩnh đáp: em cứ làm tốt bài thi này đi rồi tôi quay sang hướng khác. Ngày mai, đến giờ kiểm tra môn sinh, sau khi chấm bài, ráp phách, quả thật em để nguyên tờ giấy trắng. Sau khi thi học kỳ xong tôi gọi em lên văn phòng để trao đổi. Tôi đã phân tích vấn đề về sự nguy hiểm của phao tài liệu đối với học sinh trong thi cử và ý thức thái độ của em như vậy là không được. Sau khi nghe tôi phân tích vấn đề em đã xin lỗi tôi và em hứa sẽ cố gắng học tốt trong học kỳ II này.
2.3. Hướng dẫn học sinh học bài trên lớp và chuẩn bị bài ở nhà một cách kĩ càng và chu đáo hơn.
Để các em chủ động chiếm lĩnh tri thức một cách chủ động chúng ta cần hướng dẫn các em học tập một cách kĩ càng. Việc hướng dẫn ở đây không có nghĩa là giáo viên làm thay, làm thế các em mà giáo viên cần hướng dẫn một cách tường minh hơn như: Đưa ra những câu hỏi gợi mở, hướng dẫn các em quan sát cái gì, tìm cái gì, rút ra cái gì từ bức tranh hay mô hình. Có thể cùng một bài dạy, cùng một bức tranh nhưng khi dạy học sinh vùng thuận lợi chúng ta chỉ cần hướng dẫn qua là các em đã tìm ra kiến thức nhưng đối với học sinh dân tộc Bru- Vân Kiều có lẽ là rất khó. 
Ví dụ: Khi tìm hiểu khái niệm hoa tự thụ phấn – sinh học 6.
Đối với học sinh vùng thuận lợi: Sau khi chiếu hình 30.1 Hoa tự thụ phấn
Gv: Qua quan sát hình ảnh, em hãy cho biết thế nào là hoa tự thụ phấn? Học sinh có thể trả lời khái niệm một cách dễ dàng. Nhưng đối với học sinh dân tộc Bru-Vân Kiều, nếu giáo viên chỉ dừng lại với cách hướng dẫn như vậy thì chắc chắn học sinh sẽ không rút ra được kiến thức. Do vậy để học sinh rút ra được kiến thức, giáo viên cần hướng dẫn kĩ hơn. Ví dụ đối với hình 30.1 hoa tự thụ phấn giáo viên có thể làm theo kiểu hiệu ứng động. 
Gv: Qua quan sát hình ảnh em hãy cho biết hiện tượng gì đang xảy ra?
HS: Hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy.
GV: Hạt phấn tiếp xúc với đầu ngụy của cùng một cây hay nhiều cây khác nhau.
Hs: Cùng một cây
GV: Hiện tượng chúng ta vừa thấy chính là hiện tượng hoa tự thụ phấn. Vậy theo em: Thế nào là hoa tự thụ phấn? 
Với cách hướng dẫn như vậy chắc chắn học sinh dân tộc sẽ nắm được kiến thức một cách chắc chắn.
Song song với việc hướng dẫn kĩ học sinh học trên lớp chúng ta cũng cần hướng dẫn kĩ cho các em chuẩn bị bài ở nhà. Khi hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài cho tiết học sau, giáo viên phải có sự hướng dẫn các em một cách cụ thể, tránh trường hợp ra một câu lệnh dưới dạng dặn dò: “Hôm sau chúng ta học bài ... các em về nhà đọc trước bài”, thì sẽ không có tác dụng là bao, mà giáo viên phải dặn kĩ hơn như quan sát hình số mấy, kết hợp đọc sách trả lời vào giấy nháp câu lệnh gì?...Đối với những bài có thí nghiệm thì phải hướng dẫn các em cách làm, cách quan sát, ghi chép lại sự quan sát của mình... Đối với những bài có liên quan đến mẫu vật thật thì hướng dẫn các em cách tìm, cách thu thập, cách bảo quản mẫu vật. Đôi khi giáo viên cùng học sinh đi chuẩn bị mẫu vật.
Học sinh người dân tộc ở đây có đặc điểm học khó nhớ nhưng nhanh quên, chỉ học trên lớp mà không có thói quen học ở nhà. Phụ huynh thì lơ là, ít quan tâm. Trên lớp chỉ 45 phút không thể truyền tải một cách trọn vẹn đầy đủ về kiến thức trọng tâm lẫn kiến thức vận dụng, liên hệ thực tế. Do vậy chỉ học trên lớp thôi chưa đủ mà cần phải có ý thức học ở nhà. Để làm được điều đó đòi hỏi mỗi một giáo viên phải thường xuyên nhắc nhở các em, quan tâm, động viên các em, giáo viên cùng học với các em (Buổi tối giáo viên có thể tranh thủ thời gian trực nội trú hay thời gian rãnh qua các phòng nội trú nhắc nhở các em học bài, hay cùng các em lên học trên các phòng học, các em học bài, giáo viên soạn bài, thỉnh thoảng giáo viên cũng đến thăm hỏi việc học tập của các em ở ngoài nội trú). Nếu làm được như vậy chắc chắn chất lượng học tập của học sinh sẽ ngày một nâng cao tiệm cận với học sinh vùng thuận lợi.
2.4. Tăng cường sử dụng TBDH đặc biệt là mẫu vật sẵn có tại địa phương.
Phương pháp dạy học đặc trưng của bộ môn sinh học nói chung và bộ môn sinh học 6 nói riêng là phương pháp trực quan, thí nghiệm thực hành. Mặt khác với yêu cầu đổi mới của phương pháp dạy học thì thiết bị dạy học chính là những thông tin để học sinh tìm hiểu và khai thác. Từ đó hình thành kiến thức bài học. Do vậy thiết bị dạy học không thể thiếu trong các tiết sinh học. Đặc biệt là đối với học sinh dân tộc khi mà mọi thứ đối với các em đều là mới mẻ, khả năng tư duy trừu tượng còn hạn chế do vậy đòi hỏi mỗi một giáo viên đứng lớp cần chuẩn bị tốt thiết bị dạy học đặc biệt là các mẫu vật sẵn có tại địa phương.
Để chuẩn bị tốt thiết bị dạy học hoặc mẫu vật sẵn có tại địa phương cho mỗi tiết lên lớp chúng ta cần phải : 
+ Phải nghiên cứu trước các nội dung thông tin có ở tranh ảnh, hình vẽ, mẫu vật ... để có thể định hướng, hướng dẫn học sinh tìm hiểu tránh chủ quan.
+ Nếu là thí nghiệm biểu diễn, thực hành thì giáo viên phải thực hiện trước để lường hết các tình huống nhằm đảm bảo sự thành công của thí nghiệm.
+ Tranh ảnh, đồ dùng trực quan phải đảm bảo tính chính xác khoa học.
+ Phải tập biểu diễn thành thạo các thao tác khi sử dụng thiết bị để tránh lảng phí thời gian, đồng thời đảm bảo tính mô phạm trước học sinh, tuyệt đối không được tùy tiện.
+ Sử dụng hợp lý thiết bị dạy học, đúng thời điểm thì mới có hiệu quả (Khi sử dụng tranh giáo viên cần chú ý đến thời điểm xuất hiện của bức tranh và thời gian lưu trên bảng của bức tranh: sau khi quan sát xong, học sinh đã trả lời được nội dung bức tranh cần truyền tải => Giáo viên phải lấy tranh và cất ngay, tránh tình trạng lưu tranh thời gian lâu học sinh sẽ bị phân tán ở các hoạt động khác...).
Kết hợp tốt giữa thiết bị dạy học với phương tiện dạy học hiện đại (như xem băng hình, đèn chiếu, máy chiếu...) nhằm tạo hứng thú trong học tập của học sinh.
Ví dụ: Khi so sánh cấu tạo trong thân cây trưởng thành và thân cây non – Sinh học 6.
Nếu giáo viên chỉ dùng lời nói thì học sinh sẽ nhớ kiến thức một cách máy móc và rất nhanh quên. Nhưng nếu giáo viên sử dụng 2 sơ đồ minh họa sau kèm theo những lời gợi ý thì chắc chắn học sinh sẽ tự rút ra được kiến thức và các em sẽ nhớ kiến thức lâu hơn.
Hình 1: Sơ đồ cấu tạo trong thân non
Hình 2: Sơ đồ cấu tạo trong của thân cây trưởng thành
(1-Biểu bì ; 2-Thịt vỏ; 3-Mạch rây; 4-Mạch gỗ; 5-Ruột; I-Tầng sinh vỏ; II-Tầng sinh trụ)
GV: Yêu cầu HS quan sát kĩ sơ đồ hình 1 và sơ đồ hình 2. Các em chú ý các chú thích ở vị trí số 1,2,3,4,5, I, II trong 2 sơ đồ. Sau đó lần lượt trả lời các câu hỏi sau:
? Trong sơ đồ cấu tạo trong thân non có những phần nào giống với sơ đồ cấu tạo trong của thân cây trưởng thành. 
? Những thành phần nào ở thân cây trưởng thành có mà thân non không có.
=> Từ đó giáo viên yêu cầu học sinh hoàn thành bài tập so sánh về cấu tạo trong thân non và thân cây trưởng thành.
Ví dụ : Khi tìm hiểu vòng gỗ hằng năm – sinh học 6
Nếu giáo viên chuẩn bị tốt kênh hình 16.3 sgk trang 53 kết hợp chuẩn bị tốt mẫu vật thật (giáo viên và học sinh chuẩn bị, giáo viên hướng dẫn học sinh cắt chéo mặt gỗ để vòng gỗ thể hiện rõ hơn) để học sinh đếm vòng gỗ trên mẫu vật thật thì học sinh sẽ nắm chắc chắn kiến thức hơn.
2.5. Giáo viên phải thường xuyên trau dồi chuyên môn nghiệp vụ để có năng lực giảng dạy tốt.
Năng lực sư phạm ở đây không chỉ nói đến năng lực chuyên môn mà còn nói đến năng lực về sử dụng các phương pháp dạy học, hình thức tổ chức hoạt động của lớp, về tình trạng sức khỏe, giọng nói, ngữ diệu của giáo viên..Nếu thiếu một trong những năng lực ấy thì sẽ ảnh hưởng đến việc dạy và học.
Người có năng lực về chuyên môn sẽ thông hiểu được kiến thức của sách giáo khoa, từ đó nắm được ý đồ của sách. Ngược lại nếu không nắm chắc sẽ không hiểu đúng, dẫn đến việc hướng dẫn cho học sinh có những lệch lạc nhất định.
VD: Khi so sánh cấu tạo trong giữa thân non và rễ (miền hút). Nếu như không nắm chắc kiến thức thì qua sơ đồ giáo viên chỉ phát hiện điểm khác nhau: ở rễ ( miền hút) có lông hút còn ở thân non thì không có lông hút. Nếu như nắm chắc kiến thức thì sẽ phát hiện ra điểm khác nhau nữa ở vị trí sắp xếp của mạch gỗ và mạch rây.
Hình 1: Sơ đồ cấu tạo thân non
Hình 2: Sơ đồ cấu tạo miền hút của rễ (A: Sơ đồ chung; B: cấu tạo chi tiết một phần của rễ (xem dưới kính hiển vi) )1: Lông hút; 2: Biểu bì; 3: Thịt vỏ; 4: Mạch rây; 5: Mạch gỗ; 6 Ruột
Có kiến thức vững chắc giúp giáo viên nắm bắt một cách nhanh chóng những kiến thức kĩ năng trọng tâm của chương trình. Nhờ đó mà khi dạy giáo viên chủ động khắc sâu kiến thức cơ bản xuyên suốt chương trình, chú ý hình thành các kĩ năng cơ bản cho học sinh. Cũng có thể đưa ra những tình huống chuẩn bị cho bài học tiếp theo. Hay nói cách khác là giáo viên xác định được tiết học này mình dạy cái gì ? và dạy đến đâu?
Việc nắm chắc nội dung bài dạy sẽ giúp cho người giáo viên định hướng đúng việc sử dụng các phương pháp và các hình thức tổ chức dạy học sao cho phù hợp. Tức là người giáo viên trả lời được câu hỏi: Dạy như thế nào?
Ví dụ :Khi dạy bài: “Sự thoát hơi nước của lá – Sinh học 6”.
Ví dụ: Khi dạy bài: “ Thân dài ra do đâu?- sinh học 6”
Đây là kiểu bài nghiên cứu các hiện tượng sinh học nên dùng phương pháp thực hành kết hợp với hình thức quan sát và ghi chép các hiện tượng.
Người giáo viên có nắm chắc kiến thức mới vận dụng được kiến thức mới vào thực tế cuộc sống, mới hướng dẫn giúp học sinh giải thích được các hiện tượng sinh học xảy ra xung quanh phù hợp với kiến thức đã học. Ví dụ qua bài Thân dài ra do đâu? – sinh học 6. Học sinh sẽ giải thích được: Khi trồng đậu, bông,, cây rau mồng tơi, cây bầu bí người ta thường ngắt ngọn. Hay khi trồng cây lấy gỗ, người ta thường tỉa cành xấu, cành bị sâu mà không bấm ngọn. 
Quả thật có kĩ năng sư phạm tạo cho người thầy xử lí linh hoạt các tình huống trên lớp một cách nhuần nhuyễn có nghệ thuật, không cứng nhắc đồng thời tạo ra các tình huống mới hấp dẫn lôi cuốn học sinh. Từ đó giúp học sinh tìm hiểu và giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng.
2.6. Giáo viên phải có lòng yêu nghề, có ý thức trách nhiệm cao.
Khi giáo viên có năng lực sư phạm, nếu có thêm lòng yêu nghề và ý thức trách nhiệm thì chắc chắn không có việc gì khó. Lòng yêu nghề tức là lòng yêu công việc dạy học, coi việc dạy học là niềm vui, lúc nào cũng hứng thú dạy học, muốn truyền thụ tất cả những kiến thức mình có cho học sinh thân yêu. Luôn yêu quý học sinh, coi học sinh như con, như em út trong nhà, luôn có trách nhiệm trong từng tiết dạy, bài dạy.
2.7. Giáo viên phải chuẩn bị kĩ bài dạy.
2.7.1: Chuẩn bị tốt bài soạn: 
Với tinh thần đổi mới giáo dục phổ thông thì bài soạn thực chất là lập kế hoạch tổ chức và điều khiển các hoạt động dạy học, nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Soạn bài là sự thiết kế, tạo dựng nên các hoạt động nhịp nhàng giữa thầy và trò, sao cho thầy đóng vai trò định hướng, tổ chức và điều khiển quá trình dạy học trên lớp, còn trò hoạt động một cách chủ động theo hướng dẫn của thầy để chiếm lĩnh tri thức một cách nhẹ nhàng, không áp đặt. Các hoạt động cần được thiết kế, tạo dựng liên tiếp có mối liên hệ logic chặt chẽ theo chủ định, được diễn ra một cách hài hòa giữa giáo viên và học sinh trong một tiết học.
Để chuẩn bị tốt một bài soạn cần có những yêu cầu sau đây:
- Giáo viên cần nắm chắc mục tiêu cần đạt của bài dạy, đặc điểm của học sinh, điều kiện vật chất hiện có (thiết bị dạy học).
- Hiểu được cặn kẽ những nội dung kiến thức và kĩ năng nào cần hình thành và cần rèn cho học sinh, mở rộng kiến thức nào...
- Định ra được các hình thức tổ chức lớp học theo từng phần của bài, qua đó xác định rõ công việc của thầy và trò. 
- Lựa chọn đúng, đủ các thiết bị dạy học cần dùng trong một tiết học để chuẩn bị.
Tóm lại: Công tác soạn bài có tầm quan trọng đặc biệt nó quyết định sự thành công hay thất bại của một tiết trên lớp. Nó chính là bản hướng dẫn hành động cho người giáo viên. Do vậy, không được xem thường, qua loa, máy móc, xa rời đối tượng học sinh; điều kiện cơ sở vật chất hiện có.
2.7.2. Chuẩn bị thiết bị dạy học.
Sinh học nói chung và sinh học 6 nói riêng là môn khoa học thực nghiệm, phương pháp dạy học chủ yếu là trực quan, thí nghiệm thực hành do vậy trong mỗi tiết lên lớp chúng ta cần chuẩn bị tốt các thiết bị dạy học giúp học sinh chiếm lĩnh kiến thức một cách chủ động.
Ví dụ: Khi dạy học sinh phân biệt lớp một lá mầm và lớp hai lá mầm. Nếu như có sự chuẩn bị mẫu vật trước hay các tranh ảnh minh họa thì học sinh rất dễ dàng phân biệt và dễ dàng sắp xếp các cây đó vào nhóm cây một lá mầm hay nhóm cây hai lá mầm.Ngoài ra giáo viên nhấn mạnh thêm về số lá mầm của phôi trong hạt là được.
2.8 : Thực hiện tốt các khâu lên lớp. 
 2.8.1: Ổn định lớp : Kiểm tra việc chuẩn bị vật dụng của các nhóm (nếu có)
2.8.2: Kiểm tra bài cũ: Tạo sự vui tươi, thoải mái tạo hứng thú cho học sinh tiếp thu bài mới. (Có thể cho các nhóm trưởng kiểm tra tình hình học tập bài cũ của nhóm rồi báo cáo cho giáo viên).
2.8.3: Giới thiệu bài : Giáo viên giới thiệu bài một cách tự nhiên, vui vẻ nhưng bám sát nội dung cần khai thác, tạo nên những tình huống có vấn đề, kích thích học sinh tìm hiểu.
2.8.4: Nội dung bài dạy : Đây chính là nội dung chính của bài. Chính vì vậy giáo viên phải thật sự bình tĩnh, tự tin và quyết đoán trong giảng dạy. Đồng thời khi giảng dạy giáo viên phải tạo sự thoải mái, vui vẻ tạo sự hứng thú học tập cho học sinh. Khi đặt câu hỏi phải chính xác, tránh lặp lại câu hỏi nhiều lần, giáo viên cần bao quát lớp tốt để dạy cụ thể hóa từng đối tượng học sinh.Việc dạy học phải linh hoạt, phải biết kết hợp tốt các kĩ năng: hỏi đáp, diễn giải, viết bảng, quan sát, phân tích, tổng hợp
 2.8.5: Củng cố: Cần ngắn gọn, sinh động tạo ra các trò chơi nhằm kích thích sự hứng thú cho học sinh.
 2.8.6: Dặn dò: Giáo viên cần hướng dẫn học sinh một cách kĩ càng nhằm giúp học sinh vừa học tốt bài củ vừa chuẩn bị tốt bài mới.
 2.9. Đẩy mạnh đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh.
Như đã nói ở trên học sinh dân tộc Bru- Vân Kiều có đặc điểm học mau quên do vậy chúng ta cần tăng cường công tác kiểm tra kết quả học tập của các em. Quá trình kiểm tra phải bám chuẩn kiến thức kĩ năng của từng môn học để kiểm tra. Qua mỗi lần kiểm tra một lần nữa kiến thức cũ được tái hiện, một lần nữa các em được nhớ lại các kiến thức đã học. Mặt khác thông qua việc kiểm tra chúng ta đánh giá được khả năng học tập của từng học sinh, phân loại được trình độ học sinh. Ngoài ra, từ kết quả học tập của học sinh mà giáo viên có thể điều chỉnh quá trình dạy học của chính mình. Trong quá trình kiểm tra, giáo viên cần đa dạng hóa các hình thức kiểm tra như có thể kiểm tra miệng, kiểm tra 15 phút, kiểm tra 1 tiết, có thể bằng hình thức tự luận hay trắc nghiệm miễn sao giúp học sinh củng cố lại kiến thức và khắc sâu thêm kiến thức. Đồng thời tạo điều kiện cho học sinh được đánh giá, nhận xét kết quả của nhau.
3. Một số kết quả bước đầu( đối tượng 100% con em dân tộc Bru -Vân Kiều)
Với những giải pháp trên từ năm học 2013-2014 đến năm học 2014-2015 tôi đã thu được những kết quả khả quan sau: Tỷ lệ khá giỏi đã tăng hơn trước, số học sinh yếu kém càng ngày càng giảm, đây là một tín hiệu đáng mừng trong việc nâng cao hiệu quả đào tạo môn sinh tại trường.
THỐNG KÊ ĐIỂM TRUNG BÌNH MÔN KHỐI 6 MÔN SINH
 NĂM HỌC: 2013 - 2014
Lớp
TS HS
Giỏi
Khá
TB
Yếu
TB trở lên
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
6
32
4
12,5
9
28,1
17
53,1
2
6,3
30
93,8
THỐNG KÊ ĐIỂM TRUNG BÌNH MÔN KHỐI 6 MÔN SINH
 NĂM HỌC: 2014 - 2015
Lớp
Tổng số HS
Giỏi
Khá
TB
Yếu
TB trở lên
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
6
19
2
10,5
7
36,8
10
52,7
0
0
19
100
III . KẾT LUẬN
1. Ý nghĩa của đề tài:
Quả thật để giúp học sinh Bru- Vân Kiều lĩnh hội một cách chủ động các kiến thức kĩ năng trong bộ môn sinh học 6 hẳn không phải là một điều dễ dàng. Để làm được điều đó đòi hỏi mỗi một giáo viên phải luôn tâm huyết, trăn trở với nghề để tìm ra các giải pháp giúp các em nắm vững kiến thức hòa nhập với học sinh vùng thuận lợi. Bằng cách này hay cách khác phải trang bị đủ sách giáo khoa cho các em, phải tìm hiểu rõ đối tượng học sinh để có cách thức tác động cho phù hợp, khi hướng dẫn các em học bài cần hướng dẫn kĩ hơn, phải thường xuyên có ý thức chuẩn bị TBDH trước khi lên lớp nhất khoát không dạy chay một tiết sinh học nào. Phải có lòng yêu nghề, có ý thức trách nhiệm cao. Không ngừng học hỏi để có năng lực sư phạm vững vàng. Phải thường xuyên nghiên cứu kĩ bài dạy trước khi lên lớp. Nếu tuân thủ các giải pháp trên chắc chắn chất lượng bộ môn sinh của trường sẽ ngày càng được nâng cao. 
Thực vậy, sau 2 năm áp dụng đề tài, giờ đây học sinh của tôi đã có sự tiến bộ hẳn về chất lượng học tập bộ môn. Các em đã giảm bớt nhiều tính tự ái trong học tập và chủ động mạnh dạn phát biểu xây dựng bài. Đa số học sinh đã tự giác chuẩn bị bài ở nhà đầy đủ, giữ gìn sách vở cẩn thận. Các em đã mạnh dạn khi thảo luận nhóm .nhờ vậy chất lượng ngày càng được nâng cao.
Vì trong phạm vi hạn hẹp của một sáng kiến, thời gian áp dụng chưa lâu tất nhiên công tác kiểm chứng chưa chuẩn xác rất mong được sự góp ý giúp đỡ của các đồng nghiệp.
2. Kiến nghị.
2.1. Với Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT
Quan tâm hơn nữa đến việc bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên. Nên tổ chức thêm các hội thảo chuyên đề chuyên về PPDH cho giáo viên trong huyện, tỉnh qua hàng năm.
Đối với ngành giáo dục cần trang bị, bổ sung các tranh ảnh khổ lớn đầy đủ và cung cấp các tài liệu tham khảo để giáo viên có điều kiện tham khảo.
2.2. Với BGH nhà trường
Cần đầu tư thêm một số thiết bị và đồ dùng phục vụ dạy học bộ môn. 
2.3. Với phụ huynh học sinh:
Cần quan tâm việc tự học, tự làm bài tập ở nhà của con cái. Thường xuyên kiểm tra sách, vở và việc soạn bài trước khi đến trường của các em. 
Trên đây là một số giải pháp giúp học sinh Bru Vân Kiều học tốt môn Sinh học 6 đã được tôi áp dụng trong quá trình dạy học của mình. Qua 3 năm thực hiện các giải pháp trong đề tài, tôi đã thu được những kết quả khả quan. Tuy vậy, trong quá trình trình bày các giải pháp cũng như trong lập luận của đề tài chắc không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong các các thầy cô giáo, đồng chí đồng nghiệp đóng góp ý kiến để sáng kiến có chất lượng hơn, thiết thực hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

File đính kèm:

  • docMột_số_giải_pháp_giúp_học_sinh_Bru_–_Vân_Kiều_học_tốt_môn_sinh_học_6.doc
Sáng Kiến Liên Quan