Sáng kiến kinh nghiệm Một số đổi mới trong phương pháp kiểm tra đánh giá môn toán cho học sinh trường THCS quận Thanh Xuân

 Năm học 2015-2016, toàn ngành tập trung triển khai Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW về “đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xó hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” .

Để đạt được điều này toàn ngành phải tập trung thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ năm học. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm đó là đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; tăng cường kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức, kỹ năng vào giải quyết các vấn đề thực tiễn. Đa dạng hóa các hình thức học tập, chú trọng các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, nghiên cứu khoa học của học sinh. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học.

 Trong đổi mới phương pháp dạy học phải chú trọng và tiếp tục đổi mới hình thức, phương pháp thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh, bảo đảm trung thực, khách quan; phối hợp sử dụng kết quả đánh giá trong quá trình học tập với đánh giá cuối kỳ, cuối năm học; đánh giá của giáo viên với tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau của học sinh; đánh giá của nhà trường với đánh giá của gia đình và của xã hội. Bởi vì kết quả của việc dạy học được phản ánh ở kết quả học tập của người học. Việc kiểm tra đánh giá càng chính xác càng có cơ sở điều chỉnh cách dạy và học nhằm nâng cao chất lượng dạy học, đáp ứng yêu cầu đổi mới dạy học hiện nay.

 Chương trình giáo dục phổ thông của các nước trong khu vực và trên thế giới ngày càng quan tâm đúng mức đến mục tiêu cần làm, các năng lực cần phát triển ở học sinh, cách thức và phương tiện để phát triển năng lực đó, cách thức kiểm tra đánh giá.

 Trước xu thế toàn cầu, giáo dục Việt Nam cũng đã có những đổi mới về chương trình cũng như phương pháp giảng dạy. Từ năm 2004 bộ sách giáo khoa soạn theo chương trình mới đã được đưa vào triển khai đại trà trên toàn quốc.

 

doc34 trang | Chia sẻ: minhtam111 | Lượt xem: 2464 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số đổi mới trong phương pháp kiểm tra đánh giá môn toán cho học sinh trường THCS quận Thanh Xuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ểm cần lưu ý khi biên soạn đề kiểm tra toán 6:
+ Đề kiểm tra phải phù hợp với các mục tiêu đã nêu trong chương trình. Không thể hạ thấp cũng như nâng cao một cách tuỳ tiện mức độ khó dễ của đề kiểm tra theo trình độ học sinh của lớp mình.
+ Nên sử dụng phối hợp cả hai loại trắc nghiệm khách quan và trắc nghiệm tự luận vì mỗi loại trắc nghiệm đều có những ưu điểm và nhược điểm.
+ Đề kiểm tra phải chứa đựng các tính chất sau: tính thực chất, độ tin cậy, tính thông minh, khả năng dự báo, khả năng phân biệt hoá.
- Tính thực chất thể hiện ở sự phù hợp cao giữa tài liệu học tập với nội dung kiểm tra. Chỉ có những bài có tính thực chất thì tính nội dung mới là sản phẩm của bài kiểm tra.
- Độ tin cậy của một bài kiểm tra được đảm bảo bằng độ tin cậy của kết quả kiểm tra. Một bài kiểm tra được coi là đáng tin cậy nếu không có yếu tố ngẫu nhiên dẫn đến việc đánh giá sai. Điều kiện cho một bài có độ tin cậy nếu nó rõ ràng, sáng sủa, cô đọng và đơn giản.
- Tính thông minh của một bài kiểm tra là tính chất đảm bảo không chỉ đánh giá chính xác kiến thức của một học sinh mà còn giúp cho đánh giá được chất lượng nắm vững từng kiến thức riêng biệt được trình bày trong chương hoặc phần. Tính chất này đặc biệt quan trọng trong toàn bộ quá trình kiểm tra từ đầu năm học cho đến cuối năm học vì nó tạo điều kiện điều khiển quá trình dạy học. Tính chất này cho phép nâng cao dần tính khách quan trong khi đánh giá kiến thức một học sinh.
- Tính phân biệt hoá là tính chất cho phép phân biệt được một cách chính xác độ nắm kiến thức của học sinh. Yếu tố này rất quan trọng, giống như sự kích thích học sinh trong mỗi lần kiểm tra độ khó, độ vừa sức phải phù hợp với nhau.
- Ý nghĩa dự đoán : của bài kiểm tra thể hiện ở chỗ thông qua bài kiểm tra sẽ biết được lỗ hổng kiến thức, năng lực của học sinh và những nguyên nhân dẫn đến những sai lầm, thiếu sót đó. Tính chất này có quan hệ chặt chẽ với tính thông minh và tính phân biệt hóa.
2.Một số phương pháp kiểm tra đánh giá mới:
2.1. Kiểm tra miệng :
Thay vì chỉ kiểm tra đầu giờ như trước đây, tôi sử dụng các phương pháp sau trong các bài tương ứng :
+ Kiểm tra cả đầu giờ và trong thời gian học bài mới : Bằng cách sử dụng câu hỏi dẫn dắt vào kiến thức mới . Khi hỏi học sinh trong quá trình học như vậy yêu cầu 100% học sinh phải tập trung hoàn toàn vào nội dung câu hỏi, suy nghĩ và trả lời khi giáo viên gọi trả lời và nhận xét câu trả lời của bạn. Khi đó không xảy ra trường hợp giáo viên chỉ làm việc với một học sinh trên bảng còn học sinh khác ngồi chơi. Đồng thời tôi cũng áp dụng công nghệ thông tin và đồ dùng dạy học hiện đại như máy chiếu projector, máy chiếu vật thể để đưa bài tập lên nhanh hơn, không mất thời gian viết bảng và kiểm tra đư ợc kiến thức kĩ năng trình bày bài của học sinh nhiều hơn. Qua bài làm của bạn, học sinh đánh giá được bạn và phản hồi quay lại kiểm tra kết quả bài làm của mình, từ đó đánh giá kết quả bài mình, rút ra những sai lầm cần khắc phục. Bên cạnh đó, câu hỏi vừa có tính chất kiểm tra, vừa có tính chất gợi mở, đặt vấn đề vào kiến thức mới. Sự phối hợp giữa phương pháp cũ và mới, ứng dụng đồ dùng dạy học hợp lý sẽ giúp giáo viên có thể kiểm tra được nhiều học sinh, học sinh tự đánh giá được mình đồng thời tùy theo mức độ câu hỏi mà giáo viên cho điểm phù hợp với đối tượng học sinh đảm bảo tính phân hóa.
Ví dụ : Khi dạy bài ước chung , bội chung , giáo viên sử dụng phiếu bài tập và máy chiếu vật thể để kiểm tra và đánh giá học sinh như sau :
Đánh giá của giáo viên :
..........
Họ và tên : .
Lớp : .. Nhóm : .
PHIẾU BÀI TẬP
Tiết 29 – bài 16 : Ước chung , bội chung
A. Kiểm tra bài cũ : 
1)- Viết tập hợp các ước của 4 và tập hợp các ước của 6
Viết tập hợp A các số vừa là ước của 4, vừa là ước của 6.
.
2) - Viết tập hợp các bội của 4 và tập hợp các bội củ ... - Viết tập hợp B các số vừa là bội của 4, vừa là bội của 6
B. Bài mới :
1) Ước chung : 
?1 Khẳng định sau đúng hay sai ? 
8ÎƯC(16, 4) .. b) 8Î ƯC( 32,28) 
Bài tập 1 : Viết các tập hợp Ư(6), Ư(9), ƯC( 6,9)
2) Bội chung :
?2 . Điền vào ô trống để được khẳng định đúng.
 6ÎBC(3, ..)
Bài tập 2 ( 134- t52 SGK) Điền kí hiệu Î,Ï vào chỗ trống cho đúng :
e) 80BC(20,300) i) 24 .. BC(4,6,8)
Bài tập 3 : Điền tên một tập hợp thích hợp vào chỗ trống.
a 6, b 8 => aÎ..
m , m 5, m 7 => m Î..
3) Chú ý :
Bài tập 4 : Tìm giao của hai tập hợp:
A = { 3;4;6} và B = {4; 6}
 X = {a; b} và Y ={c}
A = { cam, táo, chanh} B = { cam, chanh, quýt}
.. 
Nhận xét ý thức hoạt động nhóm : 
Với phần kiểm tra bài cũ : Sau khi chiếu bài tập lên bảng và yêu cầu học sinh lên bảng làm bài, giáo viên yêu cầu học sinh dưới lớp làm bài vào phiếu học tập. Khi học sinh trên bảng làm xong bài ( có giới hạn thời gian ) giáo viên yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi lý thuyết về ước và bội của các số và cách tìm ước và bội của các số. Sau đó yêu cầu học sinh dưới lớp chữa bài của bạn trên bảng, bài của bạn dưới lớp qua máy chiếu vật thể và giáo viên đánh giá, cho điểm rồi học sinh dưới lớp tự đánh giá, cho điểm bằng bút chì vào bài của mình.
Với mỗi phần bài học mới giáo viên yêu cầu học sinh làm bài tập phiếu bài tập sau phần dẫn dắt đặt vấn đề, giáo viên chữa bài tập trong phiếu bài tập và tùy từng phần yêu cầu học sinh tự kiểm tra hoặc kiểm tra chéo bài của bạn và cũng đánh giá vào bài bằng bút chì. Khi đánh giá cần ghi rõ phần thiếu sót, chưa đạt, tên người đánh giá. 
Sau khi kết thúc bài học giáo viên có thể thu phiếu bài tập về để kiểm tra và có thể đánh giá kết quả học tập bài cũ, mới của các học sinh chưa được kiểm tra trên lớp và đánh, giá quá trình tiếp nhận kiến thức mới, tính hệ thống với kiến thức cũ của học sinh qua phần tự đánh giá và kiểm tra chéo. Đồng thời có thể kiểm tra ý thức học tập của bạn thông qua phần đánh giá hoạt động nhóm. Vì với tâm lý học sinh lớp 6, các em tự đánh giá nhau rất chặt chẽ. Việc này góp phần giúp học sinh có thái độ học tập đúng đắn, tránh trường hợp khi hoạt động nhóm, có bạn học, có bạn không học.
+ Kiểm tra đầu giờ nhưng không bằng phương pháp vấn đáp một đối một mà kiểm tra toàn bộ học sinh ( không nhất thiết phải cho điểm toàn bộ học sinh ) bằng phương pháp trắc nghiệm khách quan ( thông qua việc sử dụng công nghệ thông tin, bài giảng điện tử và phiếu trắc nghiệm khách quan A, B, C, D được trang bị cho học sinh từ trước ). Khi học sinh đưa ra đáp án đúng, giáo viên có thể yêu cầu học sinh giải thích tại sao, có thể đặt câu hỏi liên hệ với kiến thức cũ, tránh được việc học sinh nhìn bài bạn. Trên cơ sở câu trả lời giáo viên có thể đánh giá và cho điểm học sinh tương ứng.
Ví dụ : 
Khi dạy bài luyện tập phép trừ phân số, giáo viên đưa ra câu hỏi như sau :
Chọn câu trả lời đúng trong các kết luận dưới đây :
A. Số nghịch đảo của là B. Số nghịch đảo của là 
C. Số nghịch đảo của là D. Chỉ có câu A là đúng
Học sinh chọn phương án B là đúng và giải thích được : Hai số gọi là nghịch đảo của nhau nếu tích của chúng bằng 1 nên phương án A có tích là , phương án C có tích là -1.Phương án A sai thì phương án D cũng sai.
Khi học sinh trả lời đầy đủ như trên thì giáo viên có thể cho học sinh điểm 10.
+ Kiểm tra cuối giờ học xem học sinh có nắm vững bài cũ và hiểu bài mới, vận dụng kết hợp kiến thức cũ và mới có hệ thống hay không. Nếu học sinh trả lời và hoàn thành tốt câu hỏi vận dụng chứng tỏ học sinh hiểu bài. Khi đó có thể cho điểm học sinh ( có sự phân hóa khi kiểm tra ). 
Ví dụ : Sau khi dạy bài phép nhân phân số giáo viên có thể ra bài tập tính như sau để kiểm tra nhanh học sinh.
 Điền số thích hợp vào ô trống :
Hoặc một bài tập liên hệ các phép tính đã học để kiểm tra kiến thức cũ của học sinh, hệ thống kiến thức, năng lực phân tích, khái quát, tổng hợp kiến thức của học sinh :
1) Thực hiện phép tính ( tính nhanh nếu có thể)
a/ M =
b/N=
2) Tìm x biết (
Nếu học sinh trinh bày bài tốt và kết quả chính xác, nêu được kiến thức kiên quan thì cho điểm cao.
2. 2 ) Kiểm tra 15’
Thay vì kiểm tra theo phương pháp cũ chỉ có một đề cho học sinh, khi làm bài học sinh có thể nhìn bài nhau khiến kết quả không còn tính khách quan. Giáo viên có thể :
+Sử dụng bài kiểm tra 15 ’ bằng trắc nghiệm khách quan theo kiểu 100% câu hỏi trắc nghiệm khách quan với thời gian từ 1 – 1,5’ mỗi câu, học sinh phải tập trung suy nghĩ, vận dụng kiến thức đã học vào bài, không có thời gian trao đổi nhìn bài nhau. Tuy nhiên để áp dụng hình thức này tôi phải sử dụng cùng một hệ thống đề bài nhưng nội dung câu hỏi và đáp án tôi phải thay đổi để học sinh không thể nhìn bài nhau được.
+ Sử dụng đề kiểm tra 15’ bằng 70% câu hỏi trắc nghiệm khách quan , 30% câu hỏi tự luận với đề bài có những yêu cầu kiểm tra kĩ năng trình bày, lập luận, vẽ hình ( nếu có )Với hình thức kiểm tra này, các học sinh ngồi cạnh nhau tôi cũng phát đề không giống nhau để học sinh không thể nhìn bài nhau.
+ Sử dụng đề kiểm tra 15’ bằng 100% câu hỏi tự luận với những bài kiểm tra kĩ năng làm bài của học sinh nhưng đề bài cũng ra theo nhiều nội dung và yêu cầu khác nhau thì học sinh phải học bài và ôn bài cẩn thận mới làm được.
 Mỗi loại đề kiểm tra giáo viên có thể sử dụng linh hoạt cho từng nội dung, từng bài. Nếu nội dung kiểm tra là các kiến thức phần lý thuyết thì sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan là nhiều, phần vận dụng thì dùng câu hỏi tự luận nhiều hơn để kiểm tra được kĩ năng, năng lực tư duy của học sinh.
2.3) Kiểm tra thực hành
Tuy nội dung toán 6 có ít phần thực hành nhưng các yêu cầu của bài thực hành cũng gắn liền với thực tiễn của cuộc sống nên giáo viên không kiểm tra mà chỉ đánh giá kĩ năng, kiến thức vận dụng trong bài thực hành đó. Để đánh giá chính xác giáo viên yêu cầu :
+Yêu cầu học sinh đọc và nắm vững nội dung thực hành ở nhà. Tìm hiểu về cấu tạo và cách sử dụng đồ dùng thực hành.
+ Trước khi thực hành giáo viên yêu cầu học sinh trình bày phần chuẩn bị của mình ở nhà, học sinh khác nhận xét, bổ sung.
+ Yêu cầu học sinh thực hành theo nhóm và ghi kết quả thực hành vào phiếu báo cáo thực hành của cá nhân.
+ Nhóm báo cáo kết quả và cá nhân hoàn thành bản báo cáo của mình.
+ Giáo viên đánh giá kết quả thực hành theo yêu cầu : Chuẩn bị, thực hành, xử lý két quả thí nghiệm và kỉ luật thực hành. 
2.4 ) Kiểm tra 45’
Theo yêu cầu đổi mới trong bài kiểm tra 45’ phải có nội dung trắc nghiệm và tự luận, nên tôi vẫn ra đề theo đúng yêu cầu 30% trắc nghiệm khách quan, 70% tự luận. Nhưng để đảm bảo học sinh phải học biết, hiểu và vận dụng tôi ra đề theo đúng ma trận đề đã lập ra đúng mục tiêu kiểm tra kiến thức, kĩ năng, năng lực của học sinh. Tuy nhiên câu hỏi tôi ra trong đề tôi đã thay đổi đi mà vẫn nằm trong nội dung cần kiểm tra. Do đó khi kiểm tra học sinh không thể nhìn bài nhau, đảm bảo tính khách quan đánh giá được kiến thức kĩ năng của học sinh, đồng thời khi chấm bài tôi cũng chỉ rõ lỗi sai của học sinh trong bài nên học sinh có thể kiểm tra ngược kiến thức của mình đã năm được đến đâu cần khắc phục ở chỗ nào.
Ví dụ : Đề kiểm tra 45’
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CHƯƠNG II
MÔN : SỐ HỌC LỚP 6
 Cấp độ
Chủ đề
Nhận biêt
Thông hiểu
Vận dung
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Chủ đề 1:
Số nguyên và các khái niệm số đối, giá trị tuyệt đối.
Biết được tập hợp số nguyên
Hiểu được tập hợp số nguyên và các khái niệm số đối, giá trị tuyệt đối.
Vận dụng khi thực hiện phép tính có giá trị tuyệt đối
Số câu hỏi
Số điểm
Tỉ lệ %
2
1
10%
2
1
10%
1
1
10%
5
3,0
30%
Chủ đề 2:
Thứ tự trong Z, Các quy tắc: bỏ dấu ngoặc, chuyển vế
Hiểu và thực hiện khi bỏ dấu ngoặc; đổi dấu khi chuyển vế.
Vận dụng qui tắc bỏ dấu ngoặc; chuyển vế để giải các bài tập tìm x, hoặc y,...
Số câu hỏi
Số điểm
Tỉ lệ %
2
1
10%
1
1
10%
3
2,0
20%
Chủ đề 3:
Các phép tính trên tập hợp số nguyên và các tính chất.
Nắm được các qui tắc cộng , trừ , nhân các số nguyên
Thực hiện được các phép tính: cộng , trừ , nhân các số nguyên
Phối hợp các phép tính trong Z
Số câu hỏi
Số điểm
Tỉ lệ %
2
1
10%
2
1
10%
3
3
30%
7
5,0
50%
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
4
2
20%
6
3
30%
5
5
50%
15
10
100%
Đề 1 : 
Phần trắc nghiệm : (2điểm)
Câu 1: Hãy khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất.
1) Tính: (–52) + 70 kết quả là:
 	A.18	B. (–18)	C. (–122)	D. 122
2) Tính: –36 – 12 kết quả là:
 	A. 24	B. 48	C. (–24)	D. (–48)
3) Tính: (–8).(–25) kết quả là:
 	A. 33	B. (–33)	C. 200	D. (–200)
4) 5 x = ?
 	A. 5	B. 5	C. –5	D. Một kết quả khác.
5) Khi bỏ dấu ngoặc trong biểu thức: 2009 – (5 – 9 + 2008) ta được:
A. 2009 + 5 – 9 – 2008 	B. 2009 – 5 – 9 + 2008	
C. 2009 – 5 + 9 + 2008 	D. 2009 – 5 + 9 – 2008 
6) Trong tập hợp các số nguyên Z tất cả các ước của 5 là:
 	A. 1 và -1	B. 5 và -5	C. 1 và 5	D. 1 ; -1 ; 5 ; -5
7) Kết quả của phép tính (-3)(+4) (-5)(-7) 
	 A. Âm	 B. Dương	C. 0	D.420
8) Tính là: 
	 A. 208	 B.-100	C. 100	D. Đáp số khác
II-Phần tự luận :(8 điểm ) 
Bài 1: Phát biểu quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu
	Thực hiện phép tính: (-17) . 25
Bài 2: Thực hiện phép tính ( Tính nhanh nếu có thể)
a) 5.(–8) + 2.(–3) 	b) 3.(–5)2 + 2.(–5) – 20 
c) 34.(15 –10) – 15.(34 –10)
Bài 3: Tìm xZ , biết: 
a) 5 – (10 – x) = 7 	b) (-2).x – 15 = -7
 c) 
Bài 4: Tính giá trị của biểu thức: ax – ay + bx – by với a + b = 15 , x – y = - 4 
Đề 2 : 
Phần trắc nghiệm : (2điểm)
Câu 1: Hãy khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất.
1) Tính: (–48) + 80 kết quả là:
 	A.32	B. (–32)	C. (–128)	D. 128
2) Tính: –16 – 22 kết quả là:
 	A. - 6	B. -38	C. 6	D. 48
3) Tính: (– 4).(–25) kết quả là:
 	A. 29	B. (- 29)	C. -100	D. 100
4) 3 x = ?
 	A. 3	 B. 3	C. –3	D. Một kết quả khác.
5) Khi bỏ dấu ngoặc trong biểu thức: 2009 – (5 + 9 - 2008) ta được:
A. 2009 + 5 – 9 – 2008 	B. 2009 – 5 – 9 + 2008	
C. 2009 – 5 + 9 + 2008 	D. 2009 – 5 + 9 – 2008 
6) Trong tập hợp các số nguyên Z tất cả các ước của 3 là:
 	A. 1 và -1	B. 3 và -3	C. 1 và 3	D. 1 ; -1 ; 3 ; -3
7) Kết quả của phép tính (-3)(+4) (+8)(-5) là số :
	 A. Âm	 B. Dương	C. 0	D.- 480
8) Tính là: 
	 A. 208	 B.100	C. - 100	D. Đáp số khác
II-Phần tự luận :(8 điểm ) 
Bài 1: Phát biểu quy tắc nhân hai số nguyên cùng dấu
	Thực hiện phép tính: (-13) .(- 25)
Bài 2: Thực hiện phép tính ( Tính nhanh nếu có thể)
a) 2.(–25) + 2.(–3) 	b) 4.(–5)2 + 2.(–5) – 20 
c) 14.(25 –10) – 25.(14 –10)
Bài 3: Tìm xZ , biết: 
a) 7 – (12 – x) = 9 	b) 10 - 2.x = (-2).3 
c. 
Bài 4: Tính giá trị của biểu thức: ax + ay - bx + by với a - b = 10 , x + y = - 6 
Đề 3 : 
Phần trắc nghiệm : (2điểm)
Câu 1: Hãy khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất.
1) Tính: (–22) + 45 kết quả là:
 	A.67	B. (–67)	C. (–23)	D. 23
2) Tính: –16 - 12 kết quả là:
 	A. 28	B. -28	C. (–4)	D. +4
3) Tính: (–8).25 kết quả là:
 	A. 33	B. (–33)	C. 200	D. (–200)
4) 10 x = ?
 	A. 10	B. x = 10	C. -10	D. Một kết quả khác.
5) Khi bỏ dấu ngoặc trong biểu thức: 2009 – (5 – 9 - 2008) ta được:
A. 2009 + 5 – 9 – 2008 	B. 2009 – 5 – 9 + 2008	
C. 2009 – 5 + 9 + 2008 	D. 2009 – 5 + 9 – 2008 
6) Trong tập hợp các số nguyên Z tất cả các ước của 7 là:
 	A. 1 và -1	B. 7 và -7	C. 1 và 7	D. 1 ; -1 ; 7 ; -7
7) Kết quả của phép tính (+3)(+4) (-5)(-7) 
	 A. Âm	 B. Dương	C. 0	D.- 420
8) Tính là: 
	 A. - 208	 B.208 	C. 100	D. Đáp số khác
II-Phần tự luận :(8 điểm ) 
Bài 1: Phát biểu quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu
	Thực hiện phép tính: (-17) + 25
Bài 2: Thực hiện phép tính ( Tính nhanh nếu có thể)
a) 5.(–6).4.(–8) 	b) 2.(–5)2 + 3.(–5) – 20 
c) 34.(15 –10) – 15.(34 –10)
Bài 3: Tìm xZ , biết: 
a) (10 – x) + (-8) = 7 	b) (-4).3 + 
 c) 
Bài 4: Tính giá trị của biểu thức: ax – ay + bx – by với a + b = 10 , x – y = - 6 
Đề 4 : 
Phần trắc nghiệm : (2điểm)
Câu 1: Hãy khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất.
1) Tính: (–52) + 23 kết quả là:
 	A.75	B. (–75)	C. (–29)	D. 29
2) Tính: –13 – 28 kết quả là:
 	A. 15	B. -15	C. (– 41)	D. 41
3) Tính: (+8).(–25) kết quả là:
 	A. 33	B. (–33)	C. 200	D. (–200)
4) 5 x = ?
 	A. 5	B. x = 4	C. –4	D. +4
5) Khi bỏ dấu ngoặc trong biểu thức: 2009 + (5 – 9 - 2008) ta được:
A. 2009 + 5 – 9 – 2008 	B. 2009 – 5 – 9 + 2008	
C. 2009 – 5 + 9 + 2008 	D. 2009 – 5 + 9 – 2008 
6) Trong tập hợp các số nguyên Z tất cả các ước của 4 là:
 	A. 1 và -1	B. 4 và -4	C. 1 và 4; 2	D. 1 ; -1 ; 2 ; -2; 4; -4 
7) Kết quả của phép tính (-3)(+4) (-5)(-7) .(-1)
	 A. Âm	 B. Dương	C. 0	D.- 420
8) Tính là: 
	 A. 100	 B .-100	C. 208	D. Đáp số khác
II-Phần tự luận :(8 điểm ) 
Bài 1: Phát biểu quy tắc trừ hai số nguyên.
	Thực hiện phép tính: (-17) - 25
Bài 2: Thực hiện phép tính ( Tính nhanh nếu có thể)
a) 4.(–8).2.(–5) 	b) -3.(–5)2 + 2.(–5) – 20 
c) 17.(15 – 21) – 21.(15 –17)
Bài 3: Tìm xZ , biết: 
a) 5 – (10 – x).(-2) = 7 	b) 
c. 
Bài 4: Tính giá trị của biểu thức: ax + ay - bx + by với a - b = 15 , x + y = - 4 
PHẦN III : KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Kết quả
 Nhận định và đối chiếu kết quả trước và sau khi thực hiện sáng kiến kinh nghiệm
 Sau nhiều năm dạy toán và thực hiện phương pháp kiểm tra đánh giá mới với phương pháp kiểm tra đánh giá cũ với các lớp toán được phân công trong trường tôi nhận thấy kết quả như sau :
+ Với các lớp thực hiện phương pháp đánh giá cũ, việc kiểm tra miệng mất nhiều thời gian và thời gian kiểm tra mỗi tiết được rất ít học sinh nên để hoàn thành cơ số điểm giáo viên có thể phải chấm thêm bài tập tại lớp và về nhà. Đồng thời việc phát huy năng lực của học sinh, việc đánh giá để học sinh kịp thời sửa chữa, bổ sung kiến thức cũ sẽ không đạt hiệu quả cao và việc đánh giá sẽ không khách quan. Bên cạnh đó do học sinh học bài chưa tập trung, chưa chăm học và hứng thú học dẫn đến kết quả bài kiểm tra 15’, 45’ chưa cao và chưa có tính phân hóa cao ( học sinh nhìn bài bạn, cho bạn nhìn bài, trao đổi bài), một số học sinh lười học, ỷ lại vào bạn.
+ Với phương pháp kiểm tra đánh giá mới tôi nhận thấy mỗi tiết học có thể kiểm tra được nhiều học sinh hơn, học sinh phải tập trung chú ý, không mất trật tự, thấy được phần đúng sai của bạn để tự đánh giá mức độ kiến thức mình nhận được. Khi kiểm tra 15’, 45’ học sinh phải tự lực làm bài nên kết quả có tính phân hóa rõ rệt, đánh giá được chính xác mức độ kiến thức, kĩ năng, năng lực học sinh đạt được để từ đó giáo viên có định hướng giúp các em bổ sung, hoàn thiện kiến thức của mình. Bên cạnh đó học sinh phải nâng cao ý thức tự học chứ không thể ỷ lại vào bạn được.
Kết quả kiểm tra như sau : 
Năm học
 2012-2013
Năm học
 2013-2014
Năm học
 2014-2015
TT
Điểm
Lớp 6A2
 ( Phương pháp cũ )
Lớp 6A3
( Phương pháp mới)
Lớp 6A3
( Phương pháp mới)
1
Giỏi
10%
20%
35%
2
Khá
25%
35%
30%
3
Trung bình
50%
35%
30%
4
Yếu
15%
10%
5%
2) Kết luận
Sau một thời gian thực nghiệm phương pháp kiểm tra đánh giá mới tôi thấy nó hiệu quả đối với cả học sinh và giáo viên.
+ Giáo viên ngoài việc có thể nâng cao năng lực chuyên môn của mình trong quá trình soạn đề kiểm tra, giảng dạy trên lớp, mà còn tích lũy được cho mình một ngân hàng đề phù hợp, hiệu quả có thể sử dụng trong nhiều năm học tiếp theo. Bên cạnh đó giáo viên có thể đánh giá được năng lực, kiến thức, kĩ năng thực chất của học sinh, tìm hiểu được những học sinh có năng lực thực sự để bồi dưỡng học sinh giỏi và các em học sinh yếu để giúp các em lấy lại kiến thức cơ bản.
+ Học sinh thì rèn luyện cho mình tính tự giác tích cực học tập, không có thói quen ỷ lại vào người khác, tự trau dồi kiến thức cho mình, đồng thời rèn luyện ý thức nghiêm túc khi kiểm tra đánh giá, có thể tự kiểm tra đánh giá kiến thức của mình sau mỗi bài kiểm tra của giáo viên và mỗi bài học trên lớp.
3) Khuyến nghị
Là một giáo viên bộ môn toán – lý tôi nhận thấy phương pháp kiểm tra đánh giá trên đây không chỉ có thể áp dụng cho môn toán mà còn có thể áp dụng cho một số bộ môn khác, ở các lớp khối khác. Tuy nhiên, để làm được điều đó cần có sự đầu tư về thời gian và công sức để có một bộ đề chất lượng, bộ giáo án hiệu quả để kiểm tra, đánh giá được đúng kết quả học tập của học sinh.
Trên đây là toàn bộ nội dung sáng kiến kinh nghiệm của tôi. Rất mong sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp và cấp trên. Tôi xin chân thành cảm ơn !
 Hà Nội, ngày 12 tháng 4 năm 2016
 Người viết

File đính kèm:

  • docskkn chuan 2015.doc
Sáng Kiến Liên Quan