Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở trường tiểu học

PHẦN I. PHẦN MỞ ĐẦU

I. Lý do chọn sáng kiến

1. Lý do khách quan

1.1.Tầm quan trọng của công nghệ thông tin:

Sự phát triển như vũ bão của ngành khoa học và công nghệ đã đem lại những thành tựu to lớn trong mọi hoạt động của con người. Trong xu thế hội nhập với thế giới của Việt Nam, chúng ta luôn cập nhật được những tiến bộ trong cách dạy, cách học và phương thức quản lý giáo dục tiên tiến trên thế giới. Với xu thế thay đổi mô hình giáo dục theo hướng hiện đại thì trường học phải thay đổi môi trường giáo dục. Mọi tài nguyên, nguồn lực trong mỗi trường học cần tập trung vào việc tạp lập một môi trường học tập cởi mở, sáng tạo cho học sinh. Một môi trường giáo dục hiện đại sẽ cung cấp tối đa khả năng tự học, tìm kiếm thông tin cho mỗi học sinh; trong khi giáo viên chỉ hướng dẫn kĩ năng, phương pháp giiair quyết công việc và xử lý thông tin chính là cốt lõi của phương thức giáo dục này. Để hiện thực hóa những giá trị cốt lõi trên, công nghệ thông tin (CNTT) là một công cụ hữu hiệu.

Máy vi tính với các phần mềm phong phú đã trở thành một công cụ đa năng ứng dụng trong mọi lĩnh vực của nghiên cứu, sản xuất và đời sống. Tuy nhiên nếu như công dụng của máy là tính là có thể đo đếm được thì sự ra đời của mạng máy tính toàn cầu (Internet) đem lại những hiệu quả vô cùng lớn, không thể đo đếm được. Chính vì vậy, ngày nay chúng ta thường nghe nói đến thuật ngữ Công nghệ thông tin &Truyền thông (ICT).

 

doc28 trang | Chia sẻ: haianh98 | Lượt xem: 7982 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở trường tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ảng; thu hút và tạo môi trường tương tác tích cực giữa giáo viên và học sinh và giữa học sinh với nhau.
Hình thức tổ chức, bố trí nội dung bài giảng khoa học, dễ hiểu, thân thiện.
Hiệu quả, tác động và ảnh hưởng của bài giảng đối với môi trường giáo dục.
Biện pháp 3: Hướng dẫn khai thác và xử lý thông tin, tư liệu phục vụ cho bài giảng có ứng dụng Công nghệ thông tin
Từ nhiều năm nay, ở các nhà trường đã tương đối phổ biến mô hình giảng dạy sử
dụng bài giảng điện tử cùng với các trang thiết bị khác như máy tính, máy chiếu (projector),... Bài giảng điện tử và các trang thiết bị này có thể coi là những công cụ dạy học đa năng vì nó có thể thay thế cho hầu hết các công cụ dạy học khác từ truyền thống (tranh vẽ, bản đồ, mô hình,...) đến hiện đại (cassette, ti vi, đầu video...). Hơn nữa, nếu các bài giảng điện tử được đầu tư xây dựng cẩn thận thì sẽ đem lại hiệu quả hơn hẳn. Chẳng hạn khi mô phỏng một trận đánh lịch sử, trên bản đồ giấy chỉ có thể diễn tả được bằng các mũi tên chỉ hướng tấn công, còn trên phần mềm có thể diễn tả được hình ảnh của các đoàn quân di chuyển, nên tạo được sự hấp dẫn và học sinh có thể tiếp thu bài giảng dễ dàng hơn.
Khác với các phần mềm giáo dục khác, bài giảng điện tử không phải là phần mềm dạy học, nó chỉ trợ giúp cho việc giảng dạy của giáo viên (đối tượng sử dụng là
16
giáo viên, không phải là học sinh). Chính vì vậy, việc truyền đạt kiến thức vẫn dựa trên giao tiếp thầy - trò, chứ không phải giao tiếp máy - người. Mặt khác, vì giáo viên là người trực tiếp điều hành việc sử dụng phần mềm nên có thể khai thác tối đa được những kiến thức cần chuyển tải trong phần mềm, tuỳ thuộc vào trình độ của học sinh và phương pháp giảng dạy của giáo viên.
Rõ ràng việc sử dụng các bài giảng điện tử sẽ tăng hiệu quả đáng kể đối với các tiết dạy của giáo viên. Có thể nói đó là sự kết hợp những ưu điểm của phương pháp dạy học truyền thống và của các công nghệ hiện đại.
Tuy nhiên, muốn đầu tư xây dựng các bài giảng điện tử thì chỉ có một cách duy nhất là phải hướng dẫn, tập huấn các giáo viên để họ có thể tự xây dựng các bài giảng cho riêng mình. Song, việc tập huấn cũng chỉ dừng lại ở mức độ sử dụng thành thạo một vài công cụ thiết kế bài giảng như Powerpoint hay Violet, cách tìm kiếm các tư liệu qua mạng Internet, sử dụng máy quay phim, máy ảnh số, máy quét...
Ở mức độ này, giáo viên mới chỉ có thể tạo được bài giảng ở mức cơ bản, chất lượng trung bình. Chẳng hạn như họ không thể tự vẽ thêm một bức tranh, tự xây dựng một hình ảnh động hoặc lập trình tạo ra một thí nghiệm mô phỏng, hoặc cũng không thể tự chỉnh sửa được các tư liệu hình ảnh sau khi quét ảnh hoặc lấy về từ Internet cho đẹp hơn, biên tập lại các đoạn phim, dịch thuyết minh các tư liệu của nước ngoài thành tiếng Việt, v.v...
đặc biệt rất khó có thể tìm kiếm thu thập được những phim ảnh tư liệu quý hiếm. Tất cả những việc này đòi hỏi phải có một đội ngũ cán bộ, họa sĩ, kỹ thuật viên tin học chuyên nghiệp thì mới đảm nhiệm tốt được.
Hiện nay, nhiều chuyên gia giáo dục đã cảnh báo tình trạng “lạm dụng CNTT” khi các giáo viên tự xây dựng bài giảng. Do hạn chế về định hướng, công nghệ nên giáo viên thường hay xây dựng những bài giảng mang nặng tính trình chiếu, ví dụ như sử dụng Powerpoint “bắn” rất nhiều chữ ra màn hình và khi giảng bài thì gần như đọc lại nội dung đó. Phương pháp này thậm chí sẽ làm cho học sinh giảm hiệu quả tiếp thu khi phải đồng thời nghe giảng, vừa đọc chữ, chưa kể là còn bị cuốn hút vào những hiệu ứng chữ chạy nhảy và âm thanh kèm theo.
Một trong những lý do của tình trạng trên là do các giáo viên chưa hiểu được
17
rằng: cách sử dụng hiệu quả của ứng dụng phần mềm dạy học là phải khai thác triệt để các nội dung tư liệu, đặc biệt là các tư liệu multimedia (âm thanh, hình ảnh, phim...). Một lý do quan trọng nữa là kể cả khi hiểu được như vậy thì cũng khó có thể thực hiện, vì việc giáo viên đưa một đoạn văn bản vào phần mềm thì dễ, chứ nếu tự vẽ hình, tự tạo ảnh động hay tìm kiếm tư liệu bên ngoài thì sẽ rất khó khăn.
Chính vì vậy, giáo viên nên sử dụng các công cụ tìm kiếm trên Internet tư liệu như Google hay Yahoo, hoặc các truy cập các nguồn tư liệu phong phú như Wikipedia, YouTube,... đặc biệt là các nguồn tài nguyên phục vụ cho giáo dục và đào tạo như Thư viện tư liệu giáo dục tại  (cung cấp các tư liệu giúp giáo viên sử dụng vào bài giảng) và Thư viện bài giảng điện tử tại  (cung cấp các bài giảng tham khảo có chất lượng để giáo viên học tập và chia sẻ kinh nghiệm trong giảng dạy).
Biện pháp 4: Hướng dẫn sử dụng các phần mềm, tiện ích tiêu biểu phục vụ cho công tác giảng dạy học và quản lý giáo dục
Học sử dụng máy vi tính thực chất là học cách sử dụng các phần mềm vi tính.
Có thể phân ra 2 loại là các phần mềm phổ thông (như soạn thảo văn bản, xử lý ảnh, bảng tính, gõ tiếng Việt, các phần mềm gửi thư điện tử...) và các phần mềm chuyên dụng, cụ thể đối với giáo viên đó là những phần mềm tạo bài giảng như Powerpoint, Violet, tạo các hình ảnh mô phỏng để dạy học như Macromedia Flash, Swish, v.v...
4.1. Các phần mềm phổ thông
Các phần mềm phổ thông là bắt buộc phải sử dụng thành thạo đối với cả mọi người, từ cấp quản lý đến giáo viên trong nhà trường. Trong đó một số phần mềm quan trọng có thể kể ra (chủ yếu nằm trong bộ phần mềm văn phòng Microsoft Office)
Microsoft Word: Phần mềm soạn thảo văn bản, dùng để soạn công văn, báo cáo, kế hoạch và tất cả các giấy tờ tài liệu khác. Các giáo viên có thể dùng để soạn giáo án vừa có thể in ra để sử dụng, lưu trữ trên máy tính hoặc chia sẻ trên mạng Internet.
18
Microsoft Excel: Phần mềm tạo bảng tính để xây dựng các kế hoạch, các chi phí tài chính, hoặc lưu trữ và tính điểm của học sinh. Excel mạnh ở điểm là có thể đưa vào những phương pháp tính toán, thống kê tùy ý một cách rất dễ dàng.
Microsoft Outlook: Phần mềm gửi nhận thư điện tử. Đã qua rồi thời kỳ mà các đơn vị hoặc cá nhân trao đổi với nhau với nhau hoàn toàn bằng công văn giấy tờ hoặc gọi điện thoại (thậm chí điện thoại đường dài) trong những công việc thường ngày. Ngày nay thư điện tử đã được sử dụng chủ yếu, với những ưu điểm vượt trội như rẻ tiền, thông tin nhanh chóng và đơn giản. Mỗi cá nhân sẽ có một địa chỉ thư điện tử riêng. Microsoft Outlook là phần mềm hỗ trợ việc quản lý và gửi nhận thư điện tử rất dễ dàng.
UniKey: Cài đặt phần mềm này, ta mới có thể gõ được tiếng Việt trong các văn bản, thư tín,... Ta có thể chọn kiểu gõ Telex hay VNI, có thể chọn mã chữ là Unicode hay TCVN,... Đặc biệt phần mềm có chức năng chuyển mã chữ rất tiện lợi, giúp có thể đọc được những văn bản không dùng Unicode mà máy tính không có font chữ tương ứng. Ví dụ trước đây các văn bản từ miền Bắc vào miền Nam hoặc ngược lại thì đều không thể đọc được, vì miền Bắc dùng mã TCVN, còn miền Nam thì dùng mã VNI.
Adobe Photoshop: Là phần mềm xử lý ảnh thông dụng nhất, với rất nhiều tính năng từ nghiệp dư đến chuyên nghiệp đều có thể sử dụng được. Với những chức năng cơ bản thì giáo viên và cán bộ quản lý cũng nên sử dụng được, vì nó hiện nay dù làm bài giảng hay báo cáo, kế hoạch cũng ít nhiều sử dụng các tư liệu ảnh (ảnh chụp hoặc hình vẽ).
4.2.Các phần mềm phục vụ cho giáo dục
Đối với giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, nên khuyến khích học và sử dụng các phần mềm sau vì sẽ rất có ích trong việc xây dựng các bài giảng hỗ trợ cho việc giảng dạy.
Microsoft PowerPoint: Phần mềm cho phép soạn các bài trình chiếu hấp dẫn để làm bài giảng điện tử. PowerPoint có thể sử dụng được các tư liệu ảnh phim, cho phép tạo được các hiệu ứng chuyển động khá hấp dẫn và chọn các mẫu giao diện
19
đẹp. Hiện nay, phần lớn các bài giảng điện của giáo viên ở Việt Nam đều sử dụng phần mềm Powerpoint.
Phần mềm Violet: Dùng cho giáo viên có thể tự thiết kế và xây dựng được những bài giảng điện tử sinh động, hấp dẫn, để trợ giúp cho các giờ dạy học trên lớp (sử dụng với máy chiếu projector hoặc ti vi), hoặc để đưa lên mạng Internet. Tương tự như Powerpoint nhưng Violet có nhiều điểm mạnh hơn như giao diện tiếng Việt, dễ dùng, có những năng chuyên dụng cho bài giảng như tạo các loại bài tập, chức năng thiết kế chuyên cho mỗi môn học, và đặc biệt là khả năng gắn kết được với các phần mềm công cụ khác.
Macromedia Flash: Đây là phần mềm cho phép vẽ hình, tạo ra hình ảnh động, các hiệu ứng chuyển động và biến đổi, lập trình tạo ra các hoạt động mô phỏng và tương tác sinh động, hấp dẫn. Để sử dụng tốt Flash đòi trình độ người sử dụng cũng phải ở mức khá và phải thực hành nhiều. Thông thường không dùng Flash để tạo cả một bài giảng vì nó sẽ tốn khá nhiều công sức, mà chỉ dùng để tạo ra các tư liệu rồi kết hợp với Violet hoặc Powerpoint để tạo thành một bài giảng hoàn chỉnh.
Biện pháp 5: Hướng dẫn Sử dụng Internet trong việc tìm kiếm các thông tin trực tuyến
Chúng ta có thể tự xây dựng một kho tài nguyên dạy học với vài nghìn tư liệu,
nhưng như vậy liệu đã đủ chưa. Thực ra, việc đó giờ không còn là vấn đề cần lo lắng vì Internet đã chính là một thư viện không lồ, là nơi lưu chứa tri thức của toàn nhân loại với hàng tỷ tư liệu và các bài viết của mọi lĩnh vực, đặc biệt các thông tin trên đó luôn được cập nhật từng ngày, từng giờ. Như vậy một vấn đề quan trọng và bắt buộc đối với giáo viên trong việc ứng dụng CNTT trong dạy học là phải biết khai thác nguồn tài nguyên phong phú trên Internet.
Có 2 phương pháp để khai thác các thông tin phục vụ cho việc giảng dạy như
sau:
5.1. Truy cập các thư viện tài nguyên trực tuyến
Thông thường hiện nay, các thư viện lớn đều được phát triển theo mô hình xã hội, nội dung sẽ do chính người sử dụng cùng xây dựng lên với số lượng người tham
20
gia xây dựng lên đến hàng triệu người. Trên thế giới đã xuất hiện các thư viện nổi tiếng như:
Wikipedia.org (trang tiếng Việt là vi.wikipedia.org) là hệ thống bách khoa toàn thư khổng lồ với đầy đủ tri thức nhân loại từ xưa đến nay, do hàng chục triệu
tình nguyện viên trên thế giới đóng góp xây dựng. Có thể tìm ở đây từ các kiến thức khoa học phổ thông đến các nghiên cứu khoa học chuyên ngành, tìm hiểu về tiểu sử những người nổi tiếng cho đến những vấn đề thời sự được cập nhật hàng ngày v.v...
 là trang web chia sẻ video lớn nhất thế giới, ở đây chúng
ta có thể dễ dàng tìm được những tư liệu phim phù hợp với mục đích dạy học. Ở Việt Nam cũng có trang chia sẻ video riêng ở địa chỉ 
Thư viện tư liệu giáo dục  là trang web chia sẻ các tư liệu
phim, ảnh, flash phục vụ cho giáo dục và đào tạo của người Việt Nam, hiện là trang web chia sẻ tư liệu dạy học duy nhất ở Việt Nam với gần 60.000 mục tư liệu.
Thư viện bài giảng điện tử: địa chỉ trang web là  Đây là
trang web cho phép giáo viên chia sẻ các bài giảng và giáo án của mình, đồng thời tham khảo các bài giảng và giáo án của rất nhiều giáo viên khác trên cả nước. Hiện tại trang web đã có trên 200.000 thành viên tham gia, với hàng triệu lượt truy cập mỗi tháng, số lượng tài nguyên lên đến 50.000 bài giảng và giáo án.
Thư viện giáo trình điện tử: địa chỉ  Đây là trang web
tập hợp các giáo trình bậc đại học và chuyên ngành từ các dự án của Bộ GD&ĐT với các trường Đại học lớn trên cả nước như Đại học Bách Khoa HN, ĐH Sư phạm HN, Đại học Cần Thơ,... Tuy nhiên đây không phải là trang web cộng đồng nên lượng thông tin không lớn và không được cập nhật thường xuyên.
Thư viện tư liệu giáo dục và Thư viện bài giảng điện tử là các hệ thống mở, không những giúp giáo viên có thể download các tư liệu dạy học và các bài giảng mẫu mà còn cho phép giáo viên có thể đưa các tư liệu và bài giảng của mình lên để chia sẻ với mọi người. Việc sử dụng các hệ thống mở như trên hiện nay đang là xu hướng tất yếu của ngành CNTT, với những ưu điểm vượt trội là:
Hoàn toàn miễn phí.
21
Có hệ thống dữ liệu khổng lồ vì là do cộng đồng cùng xây dựng. Luôn được cập nhật thường xuyên, từng ngày, từng giờ.
Các tư liệu cũng như bài giảng có chất lượng cao vì được chọn lọc và tổng
hợp từ nhiều nguồn khác nhau. Ngoài ra công ty Bạch Kim cũng luôn có một đội ngũ kỹ thuật thường xuyên xây dựng các tư liệu mới và bài giảng mới theo yêu cầu của
giáo viên các nơi để đưa lên Thư viện.
Thư viện cũng là kênh kết nối các giáo viên trên cả nước, giúp mọi người
học hỏi và chia sẻ với nhau nhiều vấn đề trong công việc của mình.
Đây cũng là tư tưởng chủ đạo trong công văn số 9584/BGDĐT-CNTT của Bộ GD&ĐT về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2007-2008 về CNTT và phát động năm học 2008-2009 là năm CNTT. Vì vậy, mặc dù mới triển khai 2 hệ thống này từ tháng 9/2007, nhưng đã nhận được sự hưởng ứng của rất đông giáo viên trên cả nước (gần 40.000 người). Hiện hai hệ thống thư viện đã có hơn 40.000 mục tư liệu và gần 8.000 bài giảng mẫu.
Trên thế giới cũng đã có những thư viện trực tuyến do cộng đồng phát triển đã rất nổi tiếng như thư viện Bách khoa toàn thư Wikipedia.org, thư viện chia sẻ video trực tuyến YouTube.com, thư viện mã nguồn CodeProject.com v.v... Chính vì vậy, mô hình “mở” chính là xu thế phát triển của tất cả các hệ thống công nghệ thông tin trong hiện tại và tương lai gần.
5.2. Sử dụng các dịch vụ tìm kiếm như Google, Yahoo, Baamboo.
Có thể truy cập vào các trang web này qua các địa chỉ trang web tương ứng
Công cụ tìm kiếm trực tuyến là một trong những sản phẩm tuyệt vời nhất của nền khoa học kỹ thuật hiện đại, nó quy tụ được tri thức nhân loại về một nơi. Có thể nói chúng ta cần bất cứ thông tin gì thì các máy tìm kiếm này có cung cấp cho chúng ta gần như ngay lập tức, từ hàng chục tỷ trang Web và nguồn tài nguyên khác nhau trên mạng Internet.
22
Ví dụ: một người nước ngoài muốn tìm hiểu về phở Hà Nội, họ chỉ cần lên mạng, vào công cụ tìm kiếm, gõ chữ “phở Hà Nội” là có thể hiện ra hàng trăm trang webside về chủ đề này. Một người Hà Nội muốn có hình ảnh về chợ Bến Thành thì chẳng cần phải vào tận thành phố Hồ Chí Minh để chụp ảnh mà chỉ cần vào mạng, sau vài thao tác đơn giản là có thể tìm được hàng chục bức ảnh.
Công cụ tìm kiếm thu nhỏ kho kiến thức khổng lồ của nhân loại thành cuốn cẩm nang đầu giường đối với mỗi con người hiện đại. Ngay cả đối với giáo viên thì cũng nên coi như việc ngồi máy tính để soạn bài giảng, giáo án là phải kết nối Internet và sử dụng công cụ tìm kiếm Internet thì mới có thể tạo ra những sản phẩm có chất lượng được.
Các công cụ tìm kiếm thực chất đã làm thay đổi một phần của thế giới, con người không cần phải nhồi nhét những kiến thức khoa học và đời sống để trở thành những học giả uyên thâm, mà chỉ cần là người có tư duy tốt, nhạy bén, sáng tạo thì mới phát huy được hiệu quả trong công việc và nâng cao chất lượng cuộc sống. Hiểu được điều này, chúng ta sẽ thấy rõ hơn những vấn đề cần làm trong giáo dục hiện nay, nhất là giáo dục phổ thông.
6. Biện pháp 6: Trao đổi chuyên môn, chia sẻ tài nguyên trên các mạng xã hội
Kết nối mạng Internet, giáo viên không chỉ có thể tìm thấy ngay những kiến thức, nhưng tài nguyên mình cần mà còn có thể chia sẻ, trao đổi thông tin với nhau. Hình thức trao đổi, chia sẻ thông tin với nhau đơn giản nhất là phổ biến nhất hiện nay là thông qua các diễn đàn (forum) trên mạng.
Diễn đàn lớn nhất Việt Nam về giáo dục là trang diễn đàn Mạng giáo dục của Bộ GD&ĐT, địa chỉ  trong đó trao đổi về mọi vấn đề liên quan đến giáo dục như giảng dạy, quản lý giáo dục, chống tiêu cực trong giáo dục, các chính sách mới của Bộ GD&ĐT.
Diễn đàn giáo viên: địa chỉ  là diễn đàn chuyên cho giáo viên trao đổi với nhau về những kinh nghiệm dạy học, các kiến thức về ứng dụng CNTT trong dạy học.
23
Một hình thức trao đổi, chia sẻ thông tin khác nữa trên Internet là tham gia các mạng xã hội. Ở các mạng này, mỗi người có thể xây dựng các blog (có thể coi là trang web riêng) cho mình. Tại các blog, giáo viên có thể chia sẻ các kinh nghiệm trong dạy học và trong cuộc sống. Bạn bè đồng nghiệp có thể vào xem các blog của nhau và gửi lên ý kiến của mình. Ở các nước châu Âu, các giáo viên sử dụng rất nhiều blog phục vụ cho công việc của mình.
Các địa chỉ mạng xã hội để tạo blog được dùng nhiều nhất ở Việt Nam là:
 Là mạng xã hội phổ biến nhất hiện nay vì tính dễ dùng
và nó gắn liền với chương trình chat Yahoo Messager.
 Đây là mạng xã hội mà giáo viên và trí thức sử dụng nhiều hơn do có giao diện đẹp và nhiều tính năng hấp dẫn.
IV. Kết quả đạt được sau khi áp dụng các biện pháp
Năm học
Năm học
Năm học
2009-2010
2010-2011
2011-2012
Số cán bộ, giáo viên có địa
2/30 = 6,7%
12/31 = 38,7%
20/31 = 64,5%
chỉ email
Số cán bộ, giáo viên có
0
6/31 = 19,4%
16/31 = 51,6%
trình độ Tin học A trở lên
Số cán bộ, giáo viên có khả
3/30 = 10%
15/31 = 48,4%
25/31 = 80,6%
năng ứng dụng CNTT
Số bài giảng có ứng dụng
10
45
100
CNTT
Chất lượng giáo dục (học lực)
Năm học
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
2009- 2010
21,9%
34%
40,4%
3,7%
2010-2011
22,7%
36,4%
37,7%
3,2%
2011-2012
20,2%
39,8%
37%
3%
24
PHẦN III. KẾT LUẬN
Bài học kinh nghiệm
Áp dụng phương pháp giảng dạy bằng công nghệ thông tin đòi hỏi giáo viên phải dành thời gian đầu tư vào mỗi bài dạy. Từng bước áp dụng các phương tiện hiện đại như máy chiếu đa năng, đầu Projector, băng hình, tranh ảnh vào trong giảng dạy các bộ môn, đó là con đường hữu hiệu, có tác dụng tăng hiệu quả tiết học lên gấp đôi. Để làm tốt việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy trong các nhà trường phổ thông nói chung và đặc biệt là trường Tiểu học nói riêng. Trong quá trình nghiên cứu, áp dụng tôi rút ra bài học kinh nghiệm sau:
Một là: Hướng dẫn tự bồi dưỡng, trang bị những kiến thức Tin học cơ bản nhất về công nghệ thông tin cho cán bộ, giáo viên trong các nhà trường.
Hai là: Hướng dẫn một số quy trình và nguyên tắc khi thực hiện bài giảng ứng dụng Công nghệ thông tin.
Ba là: Hướng dẫn khai thác và xử lý thông tin, tư liệu phục vụ cho bài giảng có ứng dụng Công nghệ thông tin
Bốn là: Hướng dẫn sử dụng các phần mềm, tiện ích tiêu biểu phục vụ cho công tác giảng dạy học và quản lý giáo dục
Năm là: Hướng dẫn Sử dụng Internet trong việc tìm kiếm các thông tin trực tuyến.
Sáu là: Trao đổi chuyên môn, chia sẻ tài nguyên trên các mạng xã hội.
2. Điều kiện áp dụng.
Tạo mọi điều kiện thuận lợi để đội ngũ cán bộ giáo viên hoàn thành nhiệm vụ được
giao với hiệu quả cao nhất. (địa điểm giảng dạy học, phương tiện máy móc, nguồn tài nguyên)
Có kế hoạch đầu tư, bồi dưỡng để đội ngũ cán bộ giáo viên tự tin, mạnh dạn vận
dụng ứng dụng CNTT trong công việc. (Cử GV cốt cán tham gia các lớp bồi dưỡng, tập huấn do các cấp quản lý tổ chức)
Hướng tiếp tục nghiên cứu
Trong thời gian tới, tôi không chỉ bằng lòng với những giải pháp đã triển khai mà cần phải tiếp tục nghiên cứu, tìm tòi, có các giải pháp tốt hơn, hiệu quả hơn, phù
25
hợp hơn với tình hình thực tế của nhà trường trong việc nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBGV-NV về việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy nhằm nâng cao hơn nữa tính hiệu quả khi áp dụng kinh nghiệm.
4. Đề xuất kiến nghị
Để việc ứng dụng CNTT vào các nhà trường đạt kết quả tốt hơn, tôi xin đề xuất một số nội dung sau:
Thứ nhất: Các nhà trường cần có phòng học vi tính riêng, các máy tính đều được nối mạng internet và học sinh từ khối 3 đến khối 5 nên được học môn tin học.
Thứ hai: PGD cần thường xuyên mở lớp tập huấn về CNTT cho CBGV các nhà trường được tiếp cận và học hỏi.
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của bản thân tôi trong việc đưa CNTT vào giảng dạy trong trường tiểu học đạt hiệu quả. Tuy đã có nhiều cố gắng nhưng trong qua trình viết khó tránh khỏi những hạn chế, rất mong được sự đóng góp ý kiến của Hội đồng khoa học các cấp để kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện hơn, áp dụng hiệu quả hơn góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong các nhà trường, đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao về chất lượng giáo dục trong giai đoạn hiện nay.
Đức Hợp, ngày 15 tháng 11 năm 2012
Người viết
Nguyễn Thị Bích Loan
XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SÁNG KIẾN
..............................................................................
.............................................................................
26
.............................................................................
.............................................................................
.............................................................................
27

File đính kèm:

  • doc59_nguyenthibichloan_th_duchop_kimdong_tin_3281.doc
Sáng Kiến Liên Quan