Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 4-5 củng cố kiến thức về từ ghép nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt ở Tiểu học

Như chúng ta đã biết Môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động cho học sinh. Năng lực hoạt động ngôn ngữ của học sinh thể hiện tốt hay không là nhờ vốn kiến thức về Tiếng Việt dồi dào và khả năng chuyển tải kiến thức, nội dung hợp lý, sáng tạo của giáo viên.

Theo tôi nghĩ là một giáo viên đứng lớp thì đều phải dạy tốt các phân môn như chương trình đã quy định. Song muốn dạy tốt một tiết Luyện từ và câu là một điều khó nhất bởi từ ngữ Việt Nam rất phong phú, đa dạng. Đúng như ông cha ta đã có câu: “Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam”.

Câu nói đó đã thể hiện rõ sự phức tạp của ngữ pháp Việt Nam. Do đó, vấn đề dạy Tiếng Việt ở các trường Tiểu học nói chung và phân môn Luyện từ và câu nói riêng là một yếu tố quan trọng giúp phát triển năng lực trí tuệ và những phẩm chất đạo đức tốt đẹp cho học sinh. Luyện từ và câu giúp học sinh Tiểu học có hiểu biết về quy tắc cấu tạo từ, nắm quy tắc dùng từ đặt câu và tạo văn bản để sử dụng trong giao tiếp.

Thông qua việc dạy và học môn Tiếng Việt để góp phần rèn luyện các em những thao tác tư duy về ngôn ngữ; cung cấp cho học sinh các kiến thức sơ giản về Tiếng Việt và những hiểu biết ban đầu về tự nhiên- xã hội, về con người, về văn hóa, văn học Việt Nam và nước ngoài. Qua đó bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam.

 

doc19 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 7322 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 4-5 củng cố kiến thức về từ ghép nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt ở Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 thúc, giáo viên có thể phỏng vấn một số học sinh về cách nhận biết từ ghép tổng hợp và từ ghép phân loại.
* GV chốt lại: Có thể dựa vào cấu tạo của từ để phân biệt từ ghép tổng hợp và từ ghép phân loại.
	3. Phân biệt từ ghép với từ láy khi những từ đó có cả 2 tiếng có bộ phận của tiếng giống nhau.
	+ Gọi một số HS nhắc lại khái niệm về từ láy, từ ghép: “Ghép những tiếng có nghĩa lại với nhau. Đó là từ ghép. Phối hợp những tiếng có âm đầu hay vần (hoặc cả âm đầu và vần) giống nhau. Đó là các từ láy”.
	+ Như vậy quy luật nổi trội nhất ở từ láy là qui luật ngữ âm. Việc trình bày như vậy của SGK làm cho hs dễ nhận diện từ láy. Định nghĩa này khá phù hợp với học sinh Tiểu học vì học sinh Tiểu học là lứa tuổi khó nhận diện những gì không hiển minh, không gắn liền với dấu hiệu hình thức. Vì vậy, tôi đã nghiên cứu và ra cho học sinh bài tập yêu cầu nhận diện một số từ láy như sau:
	- Em hãy chỉ ra trong các từ sau từ nào là từ láy, từ nào là từ ghép? (Lạnh lẽo, mong muốn, đường cua, vòng cua, sợ hãi, tươi tốt, thúng mủng, sáng sớm, vắng lặng, nhỏ nhắn)
	- Kết quả thu được như sau:
Số lượng từ láy
Số học sinh
Tỉ lệ phần trăm
7 từ: lạnh lẽo, mong muốn, tươi tốt, thúng mủng, sáng sớm, vắng lặng, nhỏ nhắn.
21em
77 %
Số lượng từ ghép: đường cua, sợ hãi, 
6 em
23 %
	Từ kết quả cho thấy rằng số học sinh nhận xét các từ: “mong muốn, tươi tốt, thúng mủng, sáng sớm, vắng lặng” không phải từ láy là những học sinh khá, giỏi của lớp và đã được học bồi dưỡng thêm. Vậy để học sinh cả lớp hoàn thành bài tập một cách hoàn chỉnh thì tương đối khó vì ở SGK thì nhất loạt xét theo hình thức ngữ âm cho nên GV cần phân tích rõ để cho học sinh thấy được những từ đó không phải là từ láy mà là sự định danh bình thường, cách gọi tên sự vật, chúng không có nghĩa sắc thái hóa cho nên những từ đó không phải là từ láy. Để giải quyết được vấn đề này thì GV lần lượt đưa ra các câu hỏi:
	- GV: Vì sao các con xếp các từ mong muốn, tươi tốt, thúng mủng, sáng sớm, vắng lặng vào nhóm từ láy?
	- HS: Vì cùng có phụ âm đầu, vần, tiếng giống nhau.
	- GV: Mỗi tiếng (tốt và tươi; mong và muốn, thúng và mủng,...) có nghĩa rõ ràng không?
	- HS: Có
	* GV chốt lại: Khi các tiếng trong từ đều có nghĩa thì dù có bộ phận của tiếng giống nhau cũng là từ ghép. (những từ như thế này ta cần ưu tiên nguyên tắc nghĩa. Vì các tiếng có quan hệ về nghĩa thì mối quan hệ về âm sẽ mờ đi, chỉ còn được xem là sự trùng hợp ngẫu nhiên)
	Tóm lại: Sau khi nghiên cứu, tìm tòi, tôi đã rút ra được những kinh nghiệm thông qua các bài tập trên. Để học sinh đạt kết quả cao trong giờ học, yêu cầu học sinh thực hiện các bước sau:
	+ Đọc thật kỹ đề bài.
	+ Nắm chắc yêu cầu của đề bài.
	+ Phân tích mối quan hệ giữa yếu tố đã cho với yếu tố phải tìm.
	+ Vận dụng kiến thức đã học để thực hiện lần lượt các yêu cầu đó.
	4. Minh họa tiết dạy giúp học sinh củng cố kiến thức.
	* Mục tiêu: 
	- Giúp học sinh khắc sâu kiến thức về từ ghép.
	- Nhận dạng được từ ghép tổng hợp và từ ghép phân loại một cách vững vàng.
	- Phân biệt được từ ghép với cụm từ.
	- Nhận dạng từ ghép trong trường hợp từ ghép có tiếng có bộ phận giống nhau.
	- Biết sử dụng từ ghép, từ láy để viết đoạn văn có nội dung cho trước.
	- Rèn luyện tác phong nhanh nhẹn, tính thông minh và sự kết hợp của tính tập thể cho học sinh.
	* Chuẩn bị đồ dùng:
	- Bảng con, bảng phụ.
	- Bìa viết sẵn các bài tập để tổ chức trò chơi.
	- Bút lông.
	* Các hoạt động dạy- học:
	a) Bước 1: Củng cố khiến thức (3 phút)
	- Yêu cầu học sinh tiếp nối nêu khái niệm về từ đơn, từ ghép, từ láy, cho ví dụ.
	- GV nhận xét, khắc sâu lại kiến thức....
	b) Bước 2: Luyện tập (35 phút)
	1) GV treo bài tập 1 lên bảng.
	Em hãy tìm các từ ghép trong đoạn văn sau: Chim hót líu lo. Nắng bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất. Gió đưa mùi hương ngọt lan xa, phảng phất khắp rừng.
 	+ Yêu cầu học sinh đọc thầm nội dung bài tập, nêu yêu cầu bài tập và thảo luận nhóm 2 theo yêu cầu của bài tập.
	+ Đại diện các nêu kết quả, giải thích lí do, cả lớp theo dõi, nhận xét bổ sung.
	* GV nhận xét ý đúng và phân tích nhấn mạnh các đặc điểm cơ bản của từ ghép: 
	+ Trước hết khi phân loại từ theo cấu tạo, học sinh phải vạch được đúng ranh giới từ. Nếu xác định từ sai thì sẽ phân loại nhầm 1 từ ghép thành 2 từ đơn hoặc ngược lại 2 từ đơn thành 1 từ ghép.
	+ Kết quả phân từ là: Chim/ hót/ líu lo/. Nắng/ bốc/ hương/ hoa tràm/ thơm/ ngây ngất/. Gió/ đưa/ mùi/ hương ngọt/ lan xa/, phảng phất/ khắp rừng/.
	+ Một vài học sinh còn nhầm lẫn và phân “chim hót” là một từ ghép. Tôi đã giúp học sinh hiểu ra từ “chim”, “hót” là 2 từ đơn và từ “lan xa” là từ ghép bằng cách nêu một số câu hỏi
GV
HS
- Tại sao con lại coi chim hót là từ ghép?
- Chim làm gì? 
- Giữa hai tiếng đó có thêm được tiếng khác không?
GV: Vậy từ không có cấu tạo chặt chẽ ta phải tách ra thành 2 từ đơn.
....
....vì chỉ đến con chim
- Chim hót
- Có. Ví dụ: chim đang hót.
	2) GV treo bảng phụ ghi bài tập 2 lên bảng:
	Cho các từ: Vui tính, cao cờ, đau lòng, ruộng đồng, sướng vui, cao thấp.
	Em hãy xác định từ loại của mỗi tiếng trong từ và phân biệt đâu là từ ghép phân loại, những từ nào là từ ghép tổng hợp.
	- Với bài tập này cho HS thảo luận nhóm 4 và làm vào bảng phụ, sau đó gọi một số nhóm lên đính kết quả. Các nhóm khác cùng nhận xét bổ sung.
	Vui tính: động + danh
	Cao cờ: tính + danh
	Đau lòng: động + danh
	Ruộng đồng: danh + danh
	Sướng vui: động + động
	Cao thấp: tính + tính.
Từ ghép tổng hợp
Từ ghép phân loại
Ruộng đồng, cao thấp, sướng vui
Vui tính, cao cờ, đau lòng
	- GV nhận xét, cho điểm các nhóm và chốt lại: 
	+ Từ ghép tổng hợp thường có 2 tiếng cùng từ loại và có thể đổi vị trí cho nhau mà nghĩa của từ không thay đổi. Hai tiếng trong từ ghép tổng hợp thường là 2 từ cùng nghĩa (gần nghĩa) như: vui sướng, đau khổ, xinh đẹp hoặc trái nghĩa nhau như: cao thấp, lớn bé, xa gần, trẻ già.
	+ Từ ghép phân loại: Thường có 2 tiếng khác từ loại ( Trừ trường hợp từ ghép phân loại là danh từ như: nhà lầu, nhà sàn, đất cát, đất đỏ, ...)
	3) GV nêu yêu cầu bài tập 3.
	Viết một đoạn văn có sử dụng từ ghép phân loại và từ ghép tổng hợp, gạch chân dưới các từ ghép đã dùng.
	- Đối với bài tập này GV cho HS làm bài cá nhân để các em tự do lựa chọn các từ ghép tổng hợp, từ ghép phân loại khi đặt câu trong từng ngữ cảnh.
	- HS làm bài xong, GV gọi một số em đọc đoạn văn mà các em đã làm và nói rõ những câu nào sử dụng từ ghép phân loại, những từ nào sử dụng từ ghép tổng hợp? Đó là những từ nào?
	4) Hoạt động nối tiếp: (6 phút) Trò chơi tiếp sức. “Tìm từ cho đúng”
* Mục tiêu:
	- Rèn kỹ năng nhận biết nhanh các từ ghép, từ láy.
	- Luyện trí thông minh và tác phong nhanh nhẹn khi làm bài.
	* Chuẩn bị:
	GV viết sẵn vào hai tờ bìa bài tập sau:
	Cho các từ sau: mặt mũi, đi đứng, mệt mỏi, mênh mông, dập dờn, chăn chiếu, chùa chiền, đón đợi.
	Hãy phân ra thành 2 nhóm: Từ láy và từ ghép:
Từ láy
Từ ghép
* Cách tiến hành:
	- GV đính hai tờ bìa đã viết sẵn bài tập lên bảng.
	- GV nói tên trò chơi
	- Hướng dẫn cách chơi.
	+ Gọi 2 học sinh đọc yêu cầu của trò chơi.
	+ GV nói rõ luật chơi
	+ Gọi hai nhóm tham gia trò chơi, mỗi nhóm 4 học sinh. Nhiệm vụ của các nhóm là lần lượt từng thành viên lên viết các từ ghép và từ láy vào các cột tương ứng, mỗi lần lên chỉ viết một từ, viết xong xuống dưới cùng của nhóm, cứ như thế cho đến hết thời gian. (Lưu ý: Mỗi thành viên trong nhóm phải lên hai lần vì bài tập có 8 từ ).
	+ Giáo viên nói rõ thời gian trò chơi, nhóm nào tìm nhanh, đúng, nhóm đó sẽ thắng cuộc.
+ Khi trò chơi kết thúc, giáo viên có thể phỏng vấn một số học sinh trong 2 nhóm chơi: Vì sao từ mặt mũi, đón đợi, mệt mỏi, ...có bộ phận âm, vần giống nhau mà không phải là từ láy? 
Như vậy giúp các em một lần nữa nắm chắc kiến thức ghép.
c) Bước 3: Củng cố ( 2 phút)
GV hỏi:
+ Có mấy cách giúp ta phân biệt từ ghép phân loại và từ ghép tổng hợp?
+ Làm thế nào để phân biệt chính xác từ ghép và từ láy?
C. KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI.
Sau khi học sinh được củng cố lại kiến thức đó qua các tiết tăng buổi như trên, tôi thấy kết quả có nhiều khả quan, đặc biệt nhiều học sinh hứng thú học tập hơn trước, không còn bỡ ngỡ, đoán mò khi xác định từ ghép như trước nữa. Do vậy kết quả thu được cũng cao hơn. Điều đó thể hiện rõ qua bảng so sánh sau:
I. Kết quả thực hành khi chưa được củng cố kiến thức theo cách trên.
TSHS
LỚP
Kết quả khảo sát
 Giỏi
 Khá
 Trung bình
 Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
25
4A
0
0
3
12
15
60
7
28
27
4D
1
4
4
15
16
59
6
22
32
5B
2
6
5
16
20
62
5
16
33
5D
4
12
6
18
18
55
5
15
II. Sau khi cñng cè kiÕn thøc nh­ trªn th× ®· thu ®­îc kÕt qu¶ như sau:
TSHS
LỚP
Kết quả khảo sát
 Giỏi
 Khá
 Trung bình
 Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
25
4A
14
56
5
20
6
24
0
0
27
4D
22
81
3
12
2
7
0
0
32
5B
18
57
9
28
5
15
0
0
33
5D
24
73
7
21
2
6
0
0
D. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN.
Muốn cho học sinh nắm được kiến thức chuẩn cần đạt khi học phân môn Luyện từ và câu, đặt được câu hay, viết được đoạn văn mạch lạc, đòi hỏi người thầy phải đầu tư suy nghĩ tìm ra nhiều biện pháp thích hợp, phù hợp với đối tượng học sinh. Để rèn cho học sinh kĩ năng cơ bản nghe, nói, đọc, viết thì giáo viên phải dạy tốt mọi phân môn, bởi vì các phân môn trong Tiếng Việt có quan hệ móc xích với nhau. Mỗi phân môn cùng phối hợp và bổ sung cho phân môn khác để cùng thực hiện mục tiêu của cả cấp học. Vì thế, giáo viên phải đi từ việc dạy tốt phần loại từ, từ loại, câu rồi nắm bắt cấu trúc của câu để đặt câu, viết đoạn. Đó là một quá trình giảng dạy dài, cần đầu tư công phu và kĩ lưỡng. 
Nhiều năm trực tiếp giảng dạy lớp 4- 5, tôi cảm thấy việc dạy và học bộ môn Tiếng Việt nói chung và phân môn Luyện từ và câu nói riêng đang còn nhiều trăn trở cần phải được nghiên cứu, tìm tòi, trao đổi và đúc rút kinh nghiệm. Vẫn biết rằng việc giúp học sinh phân biệt và nhận diện từ ghép phải là cả một quá trình không chỉ có một, hai tiết học mà thấy hiệu quả ngay được. Thế nhưng thời lượng dành cho nội dung về phần này ở chương trình không phải là nhiều mà lại đòi hỏi học sinh phải hiểu và vận dụng được trong nói và viết, nên việc dành thời gian tăng buổi để củng cố thêm nội dung kiến thức này cho học sinh là rất cần thiết, bổ ích. Và thực sự qua việc củng cố kiến thức cho học sinh như trên đã đem lại kết quả không nhỏ đó là:
- Học sinh đã xác định đúng từ ghép tổng hợp, từ ghép phân loại.
- Không còn trường hợp lẫn lộn giữa từ ghép với cụm từ.
- Phân biệt nhanh và chính xác từ ghép với từ láy.
- Nhờ có bài tập sử dụng từ để viết đoạn văn nên khả năng vận dụng từ được rèn luyện nhiều do đó học sinh viết đoạn văn đạt chất lượng cao hơn.
- Nhờ kết hợp các phương pháp dạy học một cách sáng tạo, tổ chức cho học sinh “Học mà chơi”, “Chơi mà học” nên tiết học luôn vui vẻ, hiệu quả và sinh động hơn trước. Kiến thức nhờ đó được củng cố và mở rộng thêm.
- Nhờ được luyện tập nhiều nên học sinh nhớ bài lâu, nắm vững kiến thức và các kĩ năng nghe, đọc, nói, viết được nâng cao.
	Tất nhiên không phải học sinh nào cũng đạt được kết quả như trên, nhưng nhìn chung là việc củng cố đã có hiệu quả, chắc chắn với một số tiết luyện tập hay củng cố tiếp theo thì kết quả sẽ vững vàng, chắc chắn hơn.
II. BÀI HỌC KINH NGHIỆM.
	Sau quá trình áp dụng việc dạy củng cố kiến thức về từ ghép trong các tiết tăng cường, tôi đã rút ra những bài học kinh nghiệm sau đây:
- Cần có thiết kế bài học thật khoa học và hợp lí để dạy các tiết tăng cường, không dạy tuỳ hứng hoặc xem nhẹ các tiết học tăng cường.
- Phải chú ý dạy cho học sinh nắm vững đặc điểm của loại từ Tiếng Việt để từ đó học sinh biết vận dụng tốt vốn từ Tiếng Việt vào nói và viết.
- Cần thống nhất trong tổ chuyên môn, để cùng đầu tư suy nghĩ và chọn lọc kiến thức quan trọng, cần thiết cũng như phương pháp dạy học hợp lí nhất để cùng soạn và dạy các tiết học tăng cường.
- Cần biến giờ học tăng cường thành giờ chơi sáng tạo để gây hứng thú cho học sinh, bớt đi sức ép nặng nề của cả một ngày học tập.
- Học sinh chỉ có thể nhớ lâu kiến thức khi được ôn tập và củng cố thường xuyên nên thỉnh thoảng GV phải tổ chức cho học sinh ôn bài hợp lí.
- Luôn luôn tạo điều kiện cho học sinh luyện viết đoạn văn bằng cách vận dụng vốn từ ngữ được học để nâng cao chất lượng viết văn cho các em.
- Học sinh nắm được loại từ thì mới xác định đúng từ, ngữ và các bộ phận chính và phụ của câu một cách chính xác. Vì thế không nên xem nhẹ phần kiến thức về loại từ.
III. KIẾN NGHỊ.
	Mặc dù đã định hướng được cách củng cố cho học sinh, nhưng thực chất đây vẫn là một vấn đề khó, rắc rối và rất nhiều giáo viên muốn được tìm hiểu để nâng cao, mở rộng vốn hiểu biết của mình nhằm dạy học sinh đạt hiệu quả cao hơn. Vì vậy tôi xin được kiến nghị:
	- Các thư viện trường Tiểu học nên có thêm các tài liệu về Từ đơn, từ ghép, từ láy, từ điển Tiếng Việt để GV tiện tham khảo, tìm thêm bài tập cho học sinh.
	- GV được nghe thêm, học hỏi thêm về môn Tiếng Việt nói chung và phần Từ đơn, từ ghép, từ láy nói riêng thông qua các tiết chuyên đề, học bồi dưỡng thường xuyên.
	- Dạy chuyên đề thể nghiệm về từ đơn, từ ghép, từ láy trong các tiết tăng buổi để GV có điều kiện học tập, rút kinh nghiệm.
- Phổ biến rộng rãi các kinh nghiệm dạy học của đội ngũ giáo viên giỏi để cùng rút kinh nghiệm và có cơ hội học tập lẫn nhau.
	Mặc dù kết quả vẫn còn khiêm tốn nhưng đã có nhiều khả quan hơn trong việc “Giúp HS củng cố về Từ ghép” và chắc chắn vẫn còn nhiều thiếu sót và hạn chế. Rất mong nhận được sự góp ý bổ sung với tinh thần xây dựng của các bạn đồng nghiệp và Hội đồng khoa học ngành để những nội dung trình bày trên có thể được áp dụng rộng rãi và hiệu quả hơn trong các trường Tiểu học./.
 	 Hà Tĩnh, tháng 01 /2012	 
MỤC LỤC
TT
Danh mục
Trang
A
ĐẶT VẤN Đề
1
I
Cơ sở lí luận
1
II
Cơ sở thực tiễn
1
III
Đối tượng nghiên cứu
2
IV
Nhiệm vụ vụ nghiên cứu
2
V
Phương pháp nghiên cứu
2
VI
Tài liệu nghiên cứu
2
B
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
3
I
Thực trạng về việc dạy từ đơn, từ ghép, từ láy
3
II
Định hướng củng cố từ ghép
3
III
Một số biện pháp giúp học sinh củng cố kiến thức về từ ghép
4
1
Phân biệt từ ghép với cụm từ
4
2
Phân biệt từ ghép tổng hợp và từ ghép phân loại
6
3
Phân biệt từ ghép với từ láy khi những từ đó có cả 2 tiếng có bộ phận của tiếng giống nhau
7
4
Minh họa tiết dạy giúp học sinh củng cố kiến thức
8
C
Kết quả thực hiện đề tài
11
D
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
12
I
KẾT LUẬN
12
II
BÀI HỌC KINH NGHIỆM
13
III
KIẾN NGHỊ
Thứ Hai, ngày 12 tháng 3 năm 2012
Toán:
BẢNG CÁC SỐ TỪ 1 ĐẾN 100
I- Mục tiêu:
 - HS nhận biết được 100 là số liền sau của 99 và là số có 3 chữ số.
- Tự lập được bảng các số từ 1 đến 100.
- Nhận biết một số đặc điểm của các số trong bảng các số từ 1 đến 100.
II- Đồ đùng: 
- Bảng các số từ 1 đến 100.
- Đồ dùng phục vụ luyện tập.
- Bảng gài, que tính.
- Bìa viết sẵn bài tập để tổ chức trò chơi.
III- Hoạt động dạy- học:
Bài cũ: Gọi một số hs lần lượt trả lời các câu hỏi sau:
+ 27 gồm mấy chục và mấy đơn vị?
+ Số liền sau của 25 là số nào? Vì sao con biết?
- GV nhận xét, cho điểm...
GV: + Trong tất cả các số mà các con đã được học số nào là số lớn nhất? (99)
GV: Đúng rồi! Vậy số liền sau số 99 là số nào, cô mời các con chú ý lên màn hình.
GV: Trên màn hình mỗi bó qt màu xanh là 1 chục qt. Vậy trên bảng cô có tất cả bao nhiêu qt? ( 99 qt).
GV: Bây giờ cô muốn có 10 chục qt thì ta phải làm thế nào? ( Ta thêm 1 qt ạ)
GV vừa chỉ trên màn hình vừa nói: Ở đây có 10 qt rời cô gộp thành 1 bó, bây giờ cô có tất cả mấy chục qt? ( 10 chục qt)
GV: Đúng rồi: 10 chục qt chính là 100 qt đấy các con ạ.
- Bấm xuất hiện số 100 và nói: Đây là số 100 đọc là Một trăm. 
- Gọi 5 hs đock nối tiếp: Một trăm
- 3 nhóm đọc đồng thanh- Cả lớp đọc đồng thanh.
GV: + Một trăm là số có mấy chữ số? ( có 3 chữ số)
 + Đó là những chữ số nào? ( chữ số 1 và 2 chữ số 0)
GV: Đúng rồi! 100 là số có 3 chữ số. Chữ số 1 bên trái chỉ 1 trăm, chữ số 0 thứ nhất đững giữa chỉ 0 chục, chữ số 0 thứ 2 ở bên phải chỉ 0 đơn vị.
GV: 100 gồm mấy chục và mấy đơn vị? ( Gồm 10 chục và 0 đơn vị)
Chuyển: Bây giờ cô sẽ hd các con viết số 100: Trước hết ta viết chữ số 1 và viết thêm 2 chữ số 0, khoảng các giữa các chữ số giống như cô giáo đã hd các con cách viết số có 2 chữ số.
- HS giơ bảng- GV nhận xét...
GV hỏi: Hôm nay các con vừa được học thêm số nào? (100)
GV: Đúng rồi, ngoài ra tiết học nay các con còn được củng cố lại các số từ 1 đến 100 qua bài “Bảng các số từ 1 đến 100”- Xuất hiện tên bài
Chuyển: Để giúp các con biết 100 ở vị trí nào trên tia số, cô mời các con nhìn lên màn hình. GV chỉ tia số và nói đây là tia số- Gọi hs đọc các số trên tia số. 
- HS đọc...
 GV: Các số trên được viết theo thứ tự nào? (Từ lớn đến bé hay từ bé đến lớn?)
 HS: Các số được viết theo thứ tự từ bé đến lớn.
 GV: Vậy 2 số liền nhau thì hơn hoặc kém nhau bao nhiêu đơn vị? (1 đơn vị)
 GV: Thế 1 bạn hãy tìm cho cô số liền sau số 98 là số mấy? ( 99)
 + Vì sao con tìm được đó là số 99? ( Con lấy 88 cộng thêm 1)
GV: Rất giỏi! thế số liền sau số 99 là số nào? (100)
+ Thế cô nói rằng 100 là số liền sau số 99, đúng hay sai? (Đúng)
+ Vậy cô cần điền số nào vào chỗ chấm này? (100)
- Gọi 3 hs đọc: Một trăm.
 H: + Số liền sau số 97 là số nào? (98)
 + Số liền sau số 98 là số mấy? (99)
 + Làm sao con lại tìm được đó là số 99? ( Con lấy 98 cộng thêm 1)
GV: Rất giỏi: Như vậy muốn tìm số liền sau của một số thì ta phải làm thế nào? (Ta lấy số đó cộng thêm 1)
GV: Rất giỏi! Như vậy cô trò chúng ta đã hoàn thành BT 1.
Chuyển : Như vậy từ đầu năm đến nay, các con đã được học các số từ 0 đến 100 và đây là bảng các số từ 1 đến 100 chưa được hoàn thành, nhiệm vụ của các con là phải viết các số còn thiếu vào chỗ trống. Đó cũng chính là y/c của BT 2.
- Gọi hs đọc y/c BT2.
- Gọi 1 hs đọc các số ở hàng ngan thứ nhất.
H: + Ở hàng ngang thứ nhất các số đã đươck viết đầy đủ chưa? (Rồi)
 + Các số ở hàng ngang này được viết ntn? (Từ lớn đến bé hay từ bé đến lớn?)
 HS: Các số ở hàng ngang thứ nhất được viết theo thứ tự từ bé đến lớn.
H: Vậy 2 số liền nhau thì hơn hoặc kém nhau mấy đơn vị? ( 1 đơn vị)
GV: Đây chính là mối quan hệ giữa các số trong bảng. Dựa vào mối quan hệ này bạn nào hãy tìm cho cô số liền sau số 12 là số nào?
 + Vì sao con lại điền số 13 vào đây? ( số 13 là số liền sau của số 12)
 + Thế liền sau số 98 là số nào? (99)
GV: Như vậy cô tin rằng các con sẽ biết cách điền hết các số còn lại vào những ô trống trong bảng.
- HS làm vào phiếu học tập...
- GV theo dõi, giúp đỡ học sinh...
- HS làm xong, gọi hs đọc nối tiếp các số còn thiếu.
GV: Các con vừa hoàn thành BT một các xuất sắc.
- Gọi một số hs đọc các số theo hàng ngang, cột dọc.
- Cho một số hs lên bảng tìm số liền trước, liền sau của một số bất kỳ và hỏi làm sao để tìm được các số đó?
GV: Chỉ lên hàng ngang thứ nhất nói: Cô nói rằng tất cả các số ở hàng ngang thứ nhất là số có 1 chữ số đúng hay sai? ( Sai). Vì sao vây? (Vì 10 là số có 2 chữ số)
GV: Rất giỏi! Thế trong bảng này những số nào là số có 1 chứ số?
 + Vậy các số tròn chục có 2 chữ số là những số nào?
 + Số bé nhất có 2 chữ số là số mấy?
+ Thế số lớn nhất có 2 chữ số là số bao nhiêu?
GV: Đúng rồi! Đó cũng chính là nội dung y/c của BT 3. Cô mời cả lớp hoàn thành BT 3.
- GV theo dõi, giúp đỡ thêm cho hs...
* HS làm bài xong, gv lần lượt nêu câu hỏi để chữa bài...
- Chữa bài xong, gv có thể hỏi:
+ Số lớn nhất có 1 chứ số là số nào?
+ 1 có phải là số bé nhất có 1 chữ số hay k?
+ Cô nói rắng 22 là số bé nhất có 2 chữ số, đúng hay sai?
+ Vậy theo các con số bé nhất có 2 chữ số là số nào?
IV- Củng cố, dặn dò:
GV: Như vậy cô tiết học hôm nay các con hoạt động rất sôi nổi, làm các bài tập một cách rất xuất sắc. Bây giờ các con có muốn chơi trò chơi k?
Cô sẽ thưởng cho các con trò chơi mang tên “Đi tìm ẩn số”
GV phổ biến luật chơi...
Gọi 2 đội tham gia, mỗi đội 4 em. Số còn lại làm trọng tài.
HS chơi xong, gv cùng cả lớp nhận xét, tuyên dương. 
* Dặn hs về nhà đọc nhiều lần các số từ 1 đến 100. Tìm số liền trước, liền sau của một số bất kỳ trong “Bảng các số từ 1 đến 100”.

File đính kèm:

  • docSKKN_Tieng_Viet_Lop_4.doc
Sáng Kiến Liên Quan