Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn Kĩ thuật Lớp 4

Trong chương trình các môn học của bậc tiểu học. Thủ công-Kĩ thuật là môn mang tính chất thực hành. Việc dạy Thủ công-Kĩ thuật ở bấc tiểu học có một vị trí rất quan trọng, nó góp phần rèn luyện cho học sinh những kĩ năng cơ bản cùng với sự kiên nhẫn và tỉ mỉ , Tạo điều kiện cho các em kĩ năng, sáng tạo trong cuộc sống và hoc tập tốt. Chính sử dụng những vật liệu dao, kéo, kim chỉ, lắp ráp để hoàn thành các sản phẩm từ môn Thủ công-Kĩ thuật đã thể hiện những hiểu biết thực tế, những kĩ năng sử dụng nó trong cuộc sống.

Hiện nay môn kĩ thuật lớp 4 có vị trí quan trọng trong nhà trường, cũng như các môn học khác kĩ thuật 4 góp phần vào việc hình thành và phát triển những cơ sở ban đầu về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kĩ năng cơ bản khác của học sinh. Kĩ thuật 4 giúp học sinh tập áp dung những kiến thức đã học từ các môn học khác như: : toán, tự nhiên và xã hội, vào quá trình làm ra sản phẩm, qua đó củng cố và vận dụng kiến thức đã học góp phần nâng cao chất lượng các môn học khác. Môn kĩ thuật 4 góp phần rất quan trọng trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp giải quyết vấn đề, góp phần phát triển tư duy sáng tạo. Nó đóng góp vào việc hình thành các phẩm chất của người lao động mới như : cần cù, cẩn thận, có ý thức vượt khó, làm việc có kế hoạch, có nề nếp và tác phong khoa học. Mục tiêu của môn kĩ thuật 4.

 

doc14 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 17002 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn Kĩ thuật Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h cần có ý thức tiết kiệm vải.
+ Chỉ khâu,thêu; 
 Chỉ khâu, thêu có nhiều loại, nhiều màu khác nhau.Muốn có đường khâu, thêu đẹp cần phải lựa chọn loại chỉ có độ mảnh, dai phù hợp với độ dày, độ dai của sợi vải.Có màu sắc phù hợp với mục đích, yêu cầu sử dụng.
+ Kéo:
 Kéo gồm có kéo cắt vải, kéo cắt chỉ.
 Cầm kéo bên tay phải, lưỡi kéo có đầu vát và to ở trên, lưỡi kéo thon nhỏ hơn ở dưới , kéo luôn được mài sắc, giữ 2 lưỡi kéo vừa khít. Dùng kéo xong phải để đúng chỗ quy định và an toàn, tránh tai nạn có thể xảy ra.
+ Kim khâu, thêu:
 Kim có nhiều loại, nhiều số to, nhỏ khác nhau.Khi thực hành khâu, thêu phải chọn loại kim phù hợp với độ dày, mỏng từng loại vải. Nên dùng kim có mũi nhọn, sắc, thon mũi. Khi dùng xong nên để kim đúng chỗ quy định. Tốt nhất nên làm “ gối” cắm kim để giữ kim không bị gỉ hay gãy mũi kim.
+ Thước: 
 Thước gồm có thước dây, thước gỗ.
*Thước dây: Ngoài tác dụng để đo các số đo trên cơ thể, thước dây còn dùng để kiểm tra kích thước sản phẩm. khi dùng xong hướng dẫn học sinh cất cẩn thận, để thước không bị hỏng ( chảy nhựa do quá nóng, bị xoắn lại) khi đo thiếu chính xác.
* Thước gỗ:
 Khi kẻ, vẽ trên vải, tay trái cầm thước( ngón cái ở trên, 4 ngón ở dưới), cách cầm thước như vậy thao tác và di chuyển thước sẽ nhanh,dễ dàng
*Phấn may:
Khi kẽ, vẽ, cầm phấn bằng ngón cái và ngón trỏ.Tránh dùng phấn cùng màu với vải, làm xong cho phấn vào hộp tránh phấn vỡ vụn.
*Khung thêu:
 Khi căng vải lên khung, phải vuốt và kéo vải cho thật thẳng và đều về mọi phía, để vải không bị xô lệch, độ căng của vải tùy thuộc vào từng loại vải:
-Loại vải mỏng: căng vừa
-Loại vải dày: căng thẳng
*Giấy than:
 Giấy than rất quan trọng và cần thiết khi thêu, giấy than dùng để in mẫu thêu lên vải. Dùng tờ giấy than đặt ở giữa lớp vải và mẫu thêu, có thể lấy kim ghim chặt để mẫu thêu không bị xê dịch.
VÍ DỤ1 BÀI: Vật liệu dụng cụ cắt khâu thêu ( tiết 1) 
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đặc điểm và cách sử dụng kéo.
a) Mục tiêu: 
Học sinh phân biệt được các loại kéo, cách sử dụng. 
b) Cách tiến hành:
-Thảo luận nhóm đôi.
+Đặc điểm cấu tạo.
Giáo viên cho học sinh quan sát kéo cắt vải, kéo cắt chỉ
Hỏi: Nêu sự giống nhau và khác nhau của 2 loại kéo? 
Giáo viên giới thiệu thêm kéo bấm tay trong bộ dụng cụ để mở rộng thêm kiến thức.
Hỏi: Cách cầm kéo 
Giáo viên hướng dẫn cách cầm kéo cho các em .
Giáo viên khắc sâu cho học sinh: 
 Kéo gồm có kéo cắt vải, kéo cắt chỉ.
 Cầm kéo bên tay phải, lưỡi kéo có đầu vát và to ở trên, lưỡi kéo thon nhỏ hơn ở dưới , kéo luôn được mài sắc, giữ 2 lưỡi kéo vừa dễ cắt vải bằng những nhát cắt sắc gọn và chính xác, đầu kéo sắc nhọn ( không bị quăn lại ) .Dùng kéo xong phải để đúng chỗ quy định và an toàn, tránh tai nạn có thể xảy ra. 
 Ví dụ 2 Bài: Cắt vải theo đường vạch dấu ( tiết 2 ) 
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh thao tác kĩ thuật.
Mục tiêu: 
Học sinh nắm được các thao tác, cắt đúng theo đường vạch. 
Cách tiến hành 
Thảo luận nhóm 
+ Vạch dấu trên vải:
 Khi vạch dấu đường thẳng phải dùng thước có cạnh thẳng , đặt thước đúng vị trí đánh dấu 2 điểm theo độ dài cần cắt.
Khi vạch dấu đường cong cũng phải vuốt thẳng mặt vải. Sau đó vẽ theo vị trí đã định.
+ Cắt vải theo đường vạch dấu.
 ( Quan sát hình sách giáo khoa)-bên cạnh đó giáo viên kết hợp cho học sinh quan sát tranh quy trình.
Lưu ý: Khi thực hiện cắt theo đường vạch dấu :
- Tì kéo lên mặt bàn để cắt cho chuẩn
- Mở rộng 2 lưỡi kéo và luồn lưỡi kéo nhỏ hơn xuống dưới mặt vải để vải không bị cộm lên.
- Khi cắt, tay trái cầm vải nâng nhẹ lên để dễ luồn lưỡi kéo.
-Đưa lưỡi kéo cắt theo đường vạch dấu 
- Chú ý giữ an toàn không đùa nghịch.
Giáo viên khắc sâu: Khi vạch dấu trên vải dù đường thẳng hay khi vạch dấu đường cong cũng phải vuốt thẳng mặt vải, sau đó vẽ. Khi cắt tay phải cầm kéo, tay trái cầm vải nâng nhẹ lên, đưa lưỡi kéo cắt theo đường vạch dấu, trong khi cắt không được đùa nghịch.Dùng kéo xong phải để đúng chỗ quy định và an toàn, tránh tai nạn có thể xảy ra. 
Chương 2: Kĩ thuật trồng rau, hoa
Các bài học về kĩ thuật trồng rau, hoa bao gồm bài học lý thiết , bài thực hành hoặc lý thuyết kết hợp với thực hành. Do vậy, khi thực hiện, giáo viên kết hợp sử dụng nhiều phương pháp như vấn đáp, tìm tòi, trực quan, thảo luận nhóm, thực hành kĩ thuật. 
Tùy nội dung của bài giáo viên có thể tổ chức giờ học ngay tại lớp hoặc tại vườn trường. Đối với những bài học lý thuyết, giáo viên nên chọn nội dung thích hợp để xây dựng phiêu học tập và tổ chức thảo luận theo nhóm để học sinh tự tìm hiểu hoặc đưa ra phương án giải quyết vấn đề theo cách hiểu của các em.
Ví dụ : Hướng dẫn học sinh về lợi ích của việc trồng rau hoa :
a) Mục tiêu : học sinh biết được ích lợi của việc trồng rau hoa :
b) Cách tiến hành
- Học sinh thảo luận nhóm ( 4 học sinh) với các câu hỏi sau :
 + Em hãy nêu lợi ích của việc trồng rau?
 + Gia đình em thường sử dụng những loại rau nào ?
 + Rau còn dùng để làm gì ?
 + Hoa trồng nhiều ở đâu ?
 + Trồng hoa có ích lợi gì ?
- Đại diện nhóm nêu – Nhóm bạn nhận xét
 * Giáo viên chốt ý :
 + Rau dùng làm thức ăn hằng ngày cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
 + Rau được chế biến thành các món ăn để ăn với cơm như luộc, xào, nấu.
 + Đem bán, xuất khẩu, chế biến thực phẩm,
 + Rau có nhiều loại khác nhau. Có loại rau lấy lá, có loại rau lấy củ, quả,trong rau có nhiều vitamin và chất sơ, giúp cơ thể dể tiêu hoá được dể dàng. Vì vậy, rau là thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hằng ngày.
 + Giáo viên sử dụng băng hình có các hình ảnh minh hoạ, cách trưng bày các loại hoa ở Đà Lạt, và những khu vườn trồng các loài hoa đẹp : cúc, hồng, lan, huệ,hoa làm cảnh.
 + Nếu có điều kiện có thể cho các em đi tham quan một vài nơi trồng hoa để gây hứng thú cho các em học tốt hơn.
 + Kết quả bài học này : học sinh trầm trồ, chăm chú, về nhà sẽ thực hành trồng rau hoa theo ý thích: Em Sử và em ô mil, Văn Duy, Lọc cuối tuần tiết sinh hoạt lớp, Các em đả dem đến lớp 
Vài chậu hoa : Vạn thọ, hoa mai mới nẩy mầm trưng bày ở lớp 
Chương 3: Lắp ghép mô hình kỹ thuật
Yêu cầu đặt ra cho việc thực hiện các bài học là học sinh không chỉ biêt lắp ghép mô hình kĩ thuật theo hướng dẫn của giáo viên mà phải hình thành tư duy kĩ thuật và lòng ham thích tìm tòi để tự lắp ghép mô hình kĩ thuật mới.
 Để sử dụng hiệu quả Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật , cụ thể là các em học sinh có thể lắp, tháo được các mô hình kĩ thuật đúng quy trình, đúng kĩ thuật. Quy trình lắp ghép mô hình theo các bước sau:
a/ Quan sát vật mẫu
b/ Hướng dẫn thao tác kĩ thuật
c/ Hướng dẫn chọn các chi tiết
d/ Lắp từng bộ phận
e/ Lắp ráp xe
f/ Tháo rời
*Giáo viên hướng dẫn thao tác kĩ thuật.
 Đây là hoạt động cực kì quan trọng, là phương pháp trong đó giáo viên biểu diễn các thao tác kĩ thuật kết hợp với giải thích nhằm giúp học sinh hiểu rõ trình tự và cách thực hiện các phương pháp khác. Giải thích –minh họa; quan sát- trình bày trực quan và vấn đáp ( giáo viên nên chọn vị trí đứng mà tất cả học sinh đều thấy).
Ví dụ 4 Lắp xe đẩy hàng
- Hướng dẫn thao tác kĩ thuật :
 a) Mục tiêu : học sinh nắm được các bước lắp xe.
 b) Cách tiến hành : 
 Thảo luận nhóm 4 học sinh ( để mỗi cá nhân HS đều được tham gia lắp ráp) 
 - Các chi tiết dụng cụ :
 . Tấm lớn ( một tấm)
 . Tấm nhỏ ( một tấm)
 . Tấm 3 lỗ ( một tấm)
 . Thanh thẳng 11 lỗ (2 Thanh)
 . Thanh thẳng 7 lỗ ( 2 thanh)
 . Thanh thẳng 6 lỗ ( 2 thanh)
 . Thanh thẳng 3 lỗ ( 2 thanh)
 . Thanh chữ U dài (4 thanh)
 . Trục dài ( 2 thanh )
 . Bánh xe ( 4 bánh )
 . Ốc và vít ( 22 bộ )
 . vòng hãm ( 8 vòng )
 . Cờ lê ( 1 )
 . Tua vít ( 1)
* Câu hỏi thảo luận :
Câu 1: Cách lắp này giống như lắp bộ phận nào của xe nôi ?
Các nhóm tiến hành lắp
Trưng bày sản phẩm - nhận xét
* Kết luận : Lắp xe đẩy hàng theo các bước.
 a) Lắp giá đỡ trục bánh xe
 b) Lắp tầng trên của xe và giá đỡ
 c) Lắp ráp các bộ phận với nhau để được xe đẩy hàng hoàn chỉnh.
 Muốn vậy, khi tổ chức dạy học các bài về lắp ghép mô hình kĩ thuật cần: để sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học có hiệu quả chúng ta phải nắm vững cách sử dụng của từng đồ dùng như sau:
3.2 Nắm vững cách sử dụng thiết bị đồ dùng dạy học: 
Đổi mới phương pháp học phải đi đôi với việc tăng cường sử dụng các thiết bị dạy học trong mỗi giờ học. Mặt khác mục tiêu chủ yếu của dạy học kĩ thuật là hinh thành kĩ năng kĩ thuật cho học sinh thông qua viêc tổ chức cho học sinh thực hành, vì vậy, một trong những yêu cầu cơ bản của dạy – học môn kĩ thuật ở lớp 4 là giáo viên và học sinh phải có đầy đủ thiết bị dạy học theo yêu cầu của mỗi bài học. Thiết bị dạy học kĩ thuật ở lớp 4 bao gồm:
- Sách giáo khoa, sách giáo viên kĩ thuật 4, tranh mẫu: gồm vât liệu, dụng cụ khâu, thêu, mẫu mũi khâu, thêu cơ bản và mẫu ứng dụng ; dụng cụ gieo trồng, chăm sóc rau, hoa và các chi tiết, dụng cụ, mẫu môt số mô hinh lắp ghép kĩ thuật; dụng cụ vật liệu cần thiết để giáo viên hướng dẫn thao tác kĩ thuật và học sinh thực hành. Tùy nội dung từng bài, giáo viên và học sinh chuẩn bị đồ dùng dạy học cho phù hợp. Để đảm bảo có được đầy đủ thiết bị dạy học, mỗi giáo viên cần chủ đông sáng tạo làm dồ dùng dạy học, đồng thời hướng dẫn học sinh chuẩn bị đầy đủ vật liệu, dụng cụ thực hành theo khả năng của bản thân và điều kiện sẵn có của địa phương, gia đình.
3.3 Vận dụng phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh; phù hợp với nội dung kiến thức đã học của bài.
Khi dạy học môn kĩ thuật 4, các phương pháp thường được sử dụng là :
+1: Phương pháp đàm thoại,
+2: Phương pháp trực quan, 
+3: Phương pháp thực hành kĩ thuật,
+4: Phương pháp tổ chức hoạt động theo nhóm, giải thích - minh hoạ. 
Tuỳ theo mục tiêu, nội dung của từng bài học, giáo viên xác định phương pháp dạy học nào là chủ yếu và mức độ sử dụng phối hợp các phương pháp dạy học sao cho luôn tạo được không khí học tập vui vẻ, giờ học nhẹ nhàng, tự nhiên và hiệu quả.
 - Dạy học thông qua các hoạt động học tập của học sinh: nội dung của bài học thông qua các hoạt động như hoạt động quan sát nhận xét mẫu, hoạt động hướng dẫn thao tác mẫu, hoạt động thực hành. Trong các hoạt động này, giáo viên đóng vai trò là người tổ chức, hướng dẫn, tạo điều kiện cho HS tham gia vào các hoạt động như hoạt động quan sát, đàm thoại, thực hiện các thao tác làm ra sản phẩm... Qua đó khám phá ra những điều chưa biết và thu nhận những kiến thức, kĩ năng cần thiết theo mục tiêu bài học.
 - Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học: Khi dạy môn kĩ thuật, giáo viên không dạy theo kiểu “rót” kiến thức từ thầy sang trò, giảng giải mọi vấn đề mà cần tập trung hướng dẫn cho học sinh “ học cách học”, học cách phát hiện vấn đề, giải quyết vấn đề theo cách riêng của các em. Hướng dẫn cho học sinh cách đọc SGK để bước đầu làm quen với phương pháp tự học.
 - Tăng cường học tập cá thể phối hợp với học tập hợp tác: học tập hợp tác trong giờ kĩ thuật được tổ chức dưới hình thức học tập theo nhóm khi học sinh thực hành, trưng bày, trang trí sản phẩm hoặc khi thảo luận những vấn đề kĩ thuật do giáo viên đặt ra trong giờ học.
 - Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò: HS phải được tham gia tự đánh giá dựa trên sự hướng dẫn và các gợi ý về tiêu chí đánh giá của giáo viên . Khi giáo viên tổ chức trưng bày, đánh giá sản phẩm thực hành thì khuyến khích, động viên học sinh tham gia đánh giá. Việc kết hợp đánh giá của học sinh với đánh giá của GV không những tạo không khí học tập sôi nổi, tích cực, hứng thú mà còn góp phần hình thành năng lực đánh giá cho học sinh ngay ở cấp tiểu học.
 - Tuỳ theo tình hình thực tế của lớp mà giáo viên lựa chọn hình thức tổ chức cho phù hợp,có thể trong lớp hoặc ngoài trời ; tổ , nhóm hoặc cá nhân.
3.4 Đánh giá sản phẩm đồ dùng của học sinh phải mang tính tích cực:
Đánh giá kết quả học tập kĩ thuật của học sinh ở lớp 4 được thực hiện theo hình thức đánh giá bằng nhận xét ở hai mức: hoàn thành (A) và chưa hoàn thành (B). Đối với những học sinh đã đạt ở mức hoàn thành và thể hiện rõ năng khiếu kĩ thuật được đánh giá ở mức hoàn thành tốt (A+).
Việc đánh giá kết quả học tập của học sinh phải được kết hợp giữa tự đánh giá của học sinh với đánh giá của giáo viên, giữa đánh giá thường xuyên ở cuối mỗi bài học với đánh giá định kỳ ở cuối học kỳ I, năm học, giữa đánh giá mức độ hiểu biết kiến thức lí thuyết với đánh giá kĩ năng thực hành thể hiện qua sản phẩm, kết quả thực hành và thái độ học tập. Khi đánh giá kiến thức lý thuyết, giáo viên có thể kết hợp đánh giá bằng câu hỏi tự luận với câu hỏi trắc nghiệm . Tuy nhiên, do đặc thù môn học, đánh giá kết quả học tập kĩ thuật ở lớp 4 chủ yếu tập trung vào đánh giá sản phẩm thực hành của học sinh, vì sản phẩm thực hành thể hiện mức độ hiểu kiến thức, ý thức học tập và sự khéo léo, kĩ năng thực hành của học sinh.
Việc đánh giá kết quả học tập của học sinh phải khuyến khích được học sinh học tập và chỉ ra hướng phấn đấu cho mỗi học sinh. 
Tôi đã đánh giá lớp tôi bằng cách là: trung bài sản phẩm vào cuối tiết học; tuyên dương khen thưởng, động viên học sinh còn chậm có hướng phát huy. Chọn những sản phẩm đẹp trưng bày góc thư viện lớp học.
Mặt khác: Thông qua môn học giáo viên hiểu thêm rằng, bước hướng dẫn thao tác kĩ thuật là bước quan trọng, nếu giáo viên hiểu môn kĩ thuật ở trường tiểu học là một môn học ứng dụng thì mục tiêu đề ra là cho học sinh, do học sinh thực hiện , giáo viên là người chỉ đạo, tổ chức, hướng dẫn, trợ giúp cho học sinh đạt tới đích dự kiến của bài học, trong bài học giáo viên phân hóa đối với những học sinh có kiến thức và trình độ tư duy khác nhau để mỗi học sinh đều được làm việc với sự nỗ lực trí tuệ vừa sức. Tránh giáo viên không dạy nhồi nhét, áp đặt. Giáo viên hiểu dạy kĩ thuật có đặc điểm quan trọng là lý thuyết gắn với thực hành.
Học sinh: Các em yêu thích môn Kĩ thuật vì đây là môn học rất hay, rất vui, rất bổ ích, rất thú vị, tự tay các em làm ra sản phẩm để gửi tặng ông, bà, cha, mẹ, giúp em khéo léo, nhanh nhẹn, rèn tính cẩn thận, tỉ mỉ, dẻo dai, kiên trì, giúp các em thêm vui vẻ, sảng khoái sau những giờ học căng thẳng.
III/ HIỆU QUẢ VÀ KHẢ NĂNG PHỔ BIẾN
 Môn Kĩ thuật giúp học sinh biết cách sử dụng một số dụng cụ lao động đơn giản, biết mục đích, cách tiến hành một số công việc lao động đơn giản trong gia đình; rèn luyện tính cẩn thận, kiên trì, sự khéo léo của đôi tay. Rèn luyện kĩ thuật thực hành và làm được sản phẩm theo yêu cầu của giáo viên. Từ đó, hình thành cho các em lòng yêu lao động, quý sản phẩm lao động.
Vì vậy về phương pháp và tổ chức dạy học: Tổ chức dạy học môn Kĩ thuật lớp 4 như một hoạt động giáo dục kĩ năng sống, đạo đức cho học sinh.Tăng cường tổ chức các hoạt động học tập của học sinh để tiết học nhẹ nhàng, hiệu quả. Tùy điều kiện thực tế của nhà trường, tổ chức dạy học ở trong hoặc ngoài lớp học để học sinh được thực hành và được chơi với sản phẩm đã làm ra. Hướng dẫn học sinh nắm được các thao tác của quy trình tạo ra sản phẩm.Khuyến khích giáo viên tự làm đồ dùng dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy môn kĩ thuật. Đánh giá học sinh bằng nhận xét theo chuẩn kiến thức kĩ năng của môn học. Tuyệt đối không giao bài tập cho học sinh về nhà làm để đánh giá.Muốn làm tốt điều đó, giáo viên cần dạy đúng, dạy đủ nội dung chương trình môn kĩ thuật. Để đạt mục tiêu môn học đề ra, nhằm góp phần giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, giúp các em phát triển toàn diện. Giáo viên cần phải thay đổi nhận thức đối với môn học, đổi mới thói quen dạy học. Đồng thời phải tăng cường tự học, tự bồi dưỡng, trau dồi kiến thức, kĩ năng chuyên môn nghiệp vụ để có những hiểu biết đầy đủ, sâu rộng về kĩ thuật, có khả năng thực hiện các thao tác kĩ thuật thành thạo, khéo léo; có nghiệp vụ sư phạm vững vàng, có khả năng thích ứng cao với những thay đổi trong quá trình dạy học và có tâm huyết đổi mới PPDH.
IV/ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC :
 Trong quá trình dạy hoc, để giúp học sinh học tốt thông qua môn học giáo viên hiểu thêm rằng, bước hướng dẫn thao tác kĩ thuật là quan trọng, nếu giáo viên hiểu mục tiêu môn kĩ thuật ở lớp 4 là cho học sinh, do học sinh thực hiện, giáo viên là người chỉ đạo tổ chức hướng dẫn trợ giúp học sinh đạt tới dự kiến của bài học. Tránh giáo viên không dạy nhồi nhét, áp đặt, dạy kĩ thuật có đặc điểm quan trọng là lý thiết gắn với thực hành. Nên tôi đã tổ chức nhiều hình thức dạy học phong phú: xem các khăn tay có thêu, mẫu thêu, cách cắt áo, quần cho trẻ em, tranh ảnh trên máy chiếu: các loại hoa dể trồng, đơn giản các quy trình làm mẫu ở các bài lắp ghép mô hình ( các loại xe thông dụng ). từ đó giúp học sinh biết nhận xét cái thú vị của môn học kĩ thuật 4, thông qua các tiết dạy, qua tiếp xúc hằng ngày tôi nhận thấy các em thường nộp các mẫu thêu ở nhà từ đơn giản đến phức tạp có được sản phẩm đẹp trưng bày ở lớp ; ngoài ra các em về nhà gieo trồng vào những chậu nhỏ các loại hoa đơn giản đến lớp để tham khảo; Từng nhóm học sinh tranh thủ giờ ra chơi lắp ghép các mô hình nhanh nhẹn, đẹp và chính xác. Tôi thấy các em chuyển biến khá tốt.
 Giáo viên kết hợp liên hệ ba môi trường giáo dục : gia đình, nhà trường và xã hội để các em biết quý trọng sản phẩm của mình làm ra, sử dụng tốt.
V. KẾT LUẬN :
1/ Bài học kinh nghiệm:
	Bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tích luỹ vốn hiểu biết.
	Rèn cho học sinh kĩ năng quan trọng nhất.
	Hình thành cho các em các kĩ năng, các biện pháp nghệ thuật.
	Tạo điều kiện cho các em được thực hành.
	Người thầy cần nắm vững quy trình dạy. 
	Người thầy phải hiểu rõ đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi của từng học sinh và sớm nắm được cái hay, cái hạn chế của từng học sinh.
2/ Biện pháp triển khai, áp dụng đề tài vào thực tiễn :
Sử dụng phối hợp nhiều phương pháp nhằm khuyến khích học sinh bộc lộ kĩ năng của mình.
Quan tâm hơn nữa đến việc làm, nhận thức của học sinh.
Tổ chức, hướng dẫn học sinh biết cách hoạt động thự hành, sáng tạo.
Động viên khuyến khích học sinh kiên trì, vượt khó khăn tích cực tham gia hoạt động. Sử dụng hợp lí thiết bị dạy học.
Điều kiện chủ quan: giáo viên phải có hiểu biết và kĩ năng về nội dung dạy học, nắm được và có thái độ sẵn sàng tham gia và thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học.
Điều kiện khách quan: các nhà trường phải có đủ đồ dùng, phương tiện dạy học, có tài liệu về phương pháp dạy học tích cực .... đặc biệt phải có điều kiện cơ sở vật chất tối thiểu mới đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học.
3/Lời kết:
Sau thời gian áp dụng các biện pháp giúp học sinh học tốt môn kiz thuật lớp 4, kết quả đạt được có nhiều khả quan. Tôi thiết nghĩ đây là một tiến bộ đáng kể của các em đáng để chúng ta trân trọng. Vì vậy, với đề tài này tôi mong nhận được sự đống góp nhiệt tình của bạn đồng nghiệp, Ban giám hiệu nhà trường và các cấp lãnh đạo để đề tài được hoàn thiện hơn, từ đó có thể triển khai và ứng dụng rộng rãi trong việc dạy kĩ thuật cho học sinh lớp 4 và lớp 5.
4/ Kiến nghị:
a. Đối với nhà trường: 
Ban Giám Hiệu nhà trường tổ chức hội giảng chuyên đề Kĩ thuật để giáo viên dạy lớp 4, lớp 5 tham dự, chia sẻ kinh nghiệm; cung cấp thêm một số thiết bị kĩ thuật lớp 4, 5.
b. Đối với cha mẹ học sinh: 
Cần quan tâm hơn nữa tới việc đồ dùng học tập môn kĩ thuật của các em. Cần nhiệt tình phối hợp hỗ trợ cho giáo viên chủ nhiệm thực hiện tốt giải pháp kết hợp giáo dục.
c. Đối với chính quyền địa phương: 
Luôn luôn tạo mọi điều kiện và giúp đỡ về vật chất cho những em học sinh nghèo và những em có hoàn cảnh khó khăn. 
 Vạn Phú, ngày 4 tháng 02 năm 2014
Hiệu trưởng xác nhận Người viết
 Huỳnh Kim Bảo
PHỤ LỤC
I/ LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1/- Đặt vấn đề:	1
2/- Mục đích chọn đề tài:	2
3/- Lịch sử đề tài:	2
4/- Phạm vi đề tài:	2
5/- Nhiệm vụ nghiên cứu:	2
6/- Phương pháp nghiên cứu:	3
7/- Giới hạn và kế hoạch nghiên cứu:	3
8/ Điểm mới trong kết quả nghiên cứu:	3
II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1/- Cơ sở lý luận:	3
2/- Thực trạng đề tài:	3
3/- Các giải pháp tiến hành :	4
III/- Hiệu quả đề tài:	10
IV/- Kết quả đạt được:	10
V/-KẾT LUẬN
Bài học kinh nghiệm:	11
Biện pháp triển khai áp dụng đề tài vào thực tiễn:	11
Lời kết:	11
Kiến nghị:	11
CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
SGK Kĩ thuật lớp 4 và 5
SGV Kĩ thuật lớp 4 và 5
Phương pháp giúp dạy và học tốt môn Kĩ thuật
Mạng Internet

File đính kèm:

  • docDE_CUONG_SANG_KIEN_KINH_NGHIEM_KI_THUAT_4_CHUAN.doc
Sáng Kiến Liên Quan