Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo giáo dục an toàn giao thông cho học sinh Tiểu học

Tình hình giao thông ở nước ta ngày càng diễn biến phức tạp khi số lượng phương tiện giao thông ngày càng tăng một cách chóng mặt. Trong những năm gần đây, số lượng tai nạn giao thông ngày càng nhiều và xảy ra liên tục hơn so với trước kia khi giao thông vẫn chưa phát triển. Đi đôi với việc cải thiện chất lượng của các phương tiện giao thông, nhiều tuyến đường được mở rộng và nâng cấp cơ sở hạ tầng thì tai nạn cũng trở thành một vấn đề được xã hội quan tâm hàng đầu. Tai nạn giao thông đã và đang là vấn đề nhức nhối của toàn xã hội. Nhiều gia đình đã mất đi người thân, nhiều người trở thành tàn phế, kinh tế tụt hậu, con cái bơ vơ là những hậu quả nặng nề và kéo dài của tai nạn giao thông. Tai nạn giao thông được xem là một trong những thảm họa lớn nhất đe dọa đến sinh mạng và sức khỏe của con người. Hậu quả của nó rất nặng nề, không chỉ ảnh hưởng về mặt tinh thần mà còn dễ dẫn đến nghèo đói, lạc hậu, bệnh tật bởi có tới 70% số vụ, số người tử vong là đối tượng thanh niên, trụ cột trong gia đình.

Riêng ở tỉnh Quảng Bình năm 2012, tính chung cả năm toàn tỉnh Quảng Bình xảy ra 571 vụ tai nạn giao thông, làm chết 167 người, bị thương 554 người. Năm 2014 cả năm Quảng Bình xảy ra 258 vụ tai nạn giao thông, làm chết 137 người, bị thương 283 người. Năm 2015 cả năm Quảng Bình xảy ra 258 vụ tai nạn giao thông, làm chết 119 người, bị thương 241 người. Tai nạn giao thông ở Việt Nam nói chung và ở Quảng Bình nói riêng là một vấn đề nhức nhối hiện nay. Và “nhức nhối của nhức nhối” chính là những vụ tai nạn giao thông khiến nhiều học sinh thương vong. Cái chết tai nạn giao thông nào cũng đau đớn, nhưng dường như chúng ta cảm thấy mất mát lớn hơn, đau đớn nhiều hơn khi những người chết là học sinh. Còn nhớ vào lúc 17h30 ngày 19/9 - 2015 tại Km634 Quốc lộ 1A đoạn qua thôn Đá Nhảy (xã Thanh Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình chiếc xe máy mang BKS 73F1-134.83 đang chạy hướng Nam-Bắc đến Km634 Quốc lộ 1A thì bất ngờ lao mạnh vào cọc tiêu bên đường. Cú tông mạnh khiến 1 người tử vong, 1 người bị thương phải đi cấp cứu. Người bị thương được đưa vào cấp tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam-Cuba Đồng Hới, nhưng do vết thương quá nặng nên nạn nhân đã tử vong ngay sau đó. Danh tính nạn nhân được xác định là Nguyễn Thị Lan (14 tuổi, trú xã Thanh Trạch, huyện Bố Trạch). Nạn nhân còn lại là Lưu Thị Hoài Phương (14 tuổi, trú xã Thanh Trạch, huyện Bố Trạch) . Lúc 18 giờ ngày 5/11/ 2015, khoa cấp cứu của bệnh viện Tỉnh đã tiếp nhận 4 ca tai nạn giao thông nặng vào cấp cứu gồm các em Lê Quang Hòa 24 tuổi, Đỗ Thanh Giang 21 tuổi, Nguyễn Mạnh Hùng 20 tuổi va Trương Văn Tuấn 23 tuổi đều là những học o sinh quê ở xã Quảng Hòa (huyện Quảng Trạch, Quảng Bình). Bốn em chở nhau bằng một xe máy, không em nào đội mũ bảo hiểm. Do chạy nhanh vượt ẩu, xe đã đâm mạnh vào một cây dọc đường gây tai nạn làm cả 4 em đều bị thương nặng. Hai em Lê Quang Hòa và Đỗ Thanh Giang bị chấn thương sọ não hôn mê nặng được chuyển ngay vào bệnh viện Trung ương Huế cứu chữa. Còn hai em Nguyễn Mạnh Hùng bị gãy xương đùi và Trương Văn Tuấn bị gãy tay được đưa vào khoa ngoại cấp cứu. Trước đó, vào lúc 12h ngay 4/11, trời mưa to, 4 em học sinh trường Trung học cơ sở xã Tiến Hóa (huyện Tuyên Hóa, Quảng Bình) đi xe đạp từ trường về nhà đã bị xe máy chạy ngược chiều đâm vào gây tai nạn làm hai chị em Trần Thị Bông 14 tuổi và Trần Thanh Phương 8 tuổi chết ngay tại chỗ và hai em khác bị thương nặng được đưa đi cấp cứu tại bện viện Bắc Quảng Bình.

 

doc41 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 4551 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo giáo dục an toàn giao thông cho học sinh Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o thông trong các tiết học trên lớp có nội dung liên quan.
17
Thi đố vui ATGT
18
- Lồng giáo dục an toàn giao thông trong các tiết học trên lớp có nội dung liên quan.
19
- Lồng giáo dục an toàn giao thông trong các tiết học trên lớp có nội dung liên quan.
20
thi giải quyết tình huống ATGT
21
- Lồng giáo dục an toàn giao thông trong các tiết học trên lớp có nội dung liên quan.
22
- Lồng giáo dục an toàn giao thông trong các tiết học trên lớp có nội dung liên quan.
23
Trò chơi vận động về ATGT
24
Thi hát, đố vui về ATGT
25
Tổng kết
 Khối 2
TUẦN
NỘI DUNG DẠY
1
Ổn định
2
Giáo dục các em trên cơ sở kiến thức của năm học trước, và tổ chức sinh hoạt vào tiết SHTT hàng tuần.
3
Phát động "Tháng giáo dục An toàn giao thông". 
4
Giáo dục các em trên cơ sở kiến thức của năm học trước, và tổ chức sinh hoạt vào tiết SHTT hàng tuần.
5
Bài 1: An toàn và nguy hiểm khi đi trên đường phố
6
Bài 2: Tìm hiểu đường phố
7
Bài 3: Hiệu lệnh của cảnh sát giao thông và biển báo
8
Bài 4; Đi bộ và qua đường an toàn
9
Bài 5: Phương tiện giao thông đường bộ
10
Bài 6: ngồi an toàn trên xe đạp, xe máy
11
Ôn tập
12
Ôn tập
13
Thi đố vui ATGT
14
- Lồng giáo dục an toàn giao thông trong các tiết học trên lớp có nội dung liên quan.
15
- Lồng giáo dục an toàn giao thông trong các tiết học trên lớp có nội dung liên quan.
16
- Lồng giáo dục an toàn giao thông trong các tiết học trên lớp có nội dung liên quan.
17
Thi đố vui ATGT
18
- Lồng giáo dục an toàn giao thông trong các tiết học trên lớp có nội dung liên quan.
19
- Lồng giáo dục an toàn giao thông trong các tiết học trên lớp có nội dung liên quan.
20
thi giải quyết tình huống ATGT
21
- Lồng giáo dục an toàn giao thông trong các tiết học trên lớp có nội dung liên quan.
22
- Lồng giáo dục an toàn giao thông trong các tiết học trên lớp có nội dung liên quan.
23
 Trò chơi vận động về ATGT
24
Thi hát, đố vui về ATGT
25
Tổng kết
Khối 3
TUẦN
NỘI DUNG DẠY
1
Ổn định
2
Giáo dục các em trên cơ sở kiến thức của năm học trước, và tổ chức sinh hoạt vào tiết SHTT hàng tuần.
3
Phát động "Tháng giáo dục An toàn giao thông". 
4
Giáo dục các em trên cơ sở kiến thức của năm học trước, và tổ chức sinh hoạt vào tiết SHTT hàng tuần.
5
Bài 1: Giao thông đường bộ
6
Bài 2: Giao thông đường sắt
7
Bài 3: Biển báo hiệu giao thông đường bộ
8
Bài 4; Kĩ năng đi bộ qua đường an toàn
9
Bài 5: Con đường an toàn đến trường
10
Bài 6: An toàn khi đi ô tô, xe buýt.
11
Ôn tập
12
Ôn tập
13
Thi đố vui ATGT
14
- Lồng giáo dục an toàn giao thông trong các tiết học trên lớp có nội dung liên quan.
15
- Lồng giáo dục an toàn giao thông trong các tiết học trên lớp có nội dung liên quan.
16
- Lồng giáo dục an toàn giao thông trong các tiết học trên lớp có nội dung liên quan.
17
Thi đố vui ATGT
18
- Lồng giáo dục an toàn giao thông trong các tiết học trên lớp có nội dung liên quan.
19
- Lồng giáo dục an toàn giao thông trong các tiết học trên lớp có nội dung liên quan.
20
thi giải quyết tình huống ATGT
21
- Lồng giáo dục an toàn giao thông trong các tiết học trên lớp có nội dung liên quan.
22
- Lồng giáo dục an toàn giao thông trong các tiết học trên lớp có nội dung liên quan.
23
 Trò chơi vận động về ATGT
24
Thi hát, đố vui về ATGT
25
Tổng kết
Khối 4
- Tháng 9 : tổ chức ôn tập 5 bài an toàn giao thông lớp 3 bằng nhiều hình thức hoạt động phù hợp với học sinh với tình hình mỗi lớp.
- Tháng 10 đến tháng 12
Dạy theo phân phối chương trình và tài liệu học sinh theo kế hoạch :
TUẦN
BÀI
7
Bài 1 : Biển báo giao thông đường bộ
8
Ôn tập về biển báo-giải quyết các tình huống khi gặp các biển báo giao thông
9
Bài 2 : Vạch kẻ đướng, cọc tiêu và rào chắn
10
Bài 3 : Đi xe đạp an toàn
11
Bài 4 : Lựa chọn con đường an toàn
12
Bài 5 : Giao thông đường thủy và phương tiện giao thông đường thủy
13
Bài 6 : An toàn khi đi trên các phương tiên giao thông công cộng
14
Thi đua : sắm vai tại lớp vầ cách xử lý khi gặp biển báo giao thông, gặp người vi phạm luật giao thông.
15
Trò chơi: Chiếc nón kỳ diệu
16
Tổ chức cho học sinh tập đi xe đạp an toàn dưới sân trường
17
Giải quyết các tình huống khi chọn con đường an toàn
18
Tổ chức cho học sinh sưu tầm và triển lãm tranh ảnh giao thông đường thủy ở các lớp.
19
Hướng dẫn học sinh cách xử lý sự cố khi tham gia giao thông đường thủy
20
Thi đố vui về phương tiện giao thông công cộng
21
Thi vẽ tranh về An toàn giao thông
22
Tổ chức cho học sinh thực hành ra vào cổng trường an toàn
23
Xử lý các tình huống khi tham gia giao thông công cộng
24
Tổng kết nội dung giáo dục An toàn giao thông
25
Tổng kết-khen thưởng
Khối 5
 - Nội dung giáo dục ATGT ở lớp 5 mặc dù đơn giản nhưng để thực hiện có hiệu quả yêu cầu GV không chỉ giúp HS hiểu một số điều Luật quy định mà còn phải giúp HS hiểu, nhớ và quan trọng hơn là có hành vi đúng khi tham gia giao thông.
- Yêu cầu cần đạt đối với giáo dục ATGT ở lớp 5 là :
+ Biết thêm các biền báo hiệu giao thông đường bộ.
+ Rèn luyện kĩ năng đi xe đạp an toàn.
+ Biết một số nguyên nhân gây tai nạn giao thông, biết chọn đường đi an toàn để phòng tránh tai nạn giao thông.
+ Bước đầu hình thành thói quen, hành vi chấp hành theo Luật Giao thông, có thái độ không đồng tình với những hành vi vi phạm Luật Giao thông.
A- Từ tuần 1 đến tuần 4 : GV ôn lại cho HS các kiến thức đã được học ở Lớp 4
+ Biển báo hiệu giao thông đường bộ.
+ Vạch kẻ đường, cọc tiêu và rào chắn
+ Đi xe đạp an toàn
+ Lựa chọn con đường an toàn
+ Giao thông đường thủy và phương tiện giao thông đường thủy
+ An toàn khi đi trên các phương tiện giao thông công cộng
B- Từ tuần 5 đến tuần 25: Dạy các bài về ATGT Lớp 5
TUẦN
NỘI DUNG DẠY
5
Bài 1: Biển báo hiệu giao thông đường bộ
6
Thực hành Bài 1 
7
Bài 2: Kĩ năng đi xe đạp an toàn
8
Thực hành Bài 2
9
Bài 3: Chọn đường đi an toàn
10
Thực hành Bài 3
11
Bài 4: Nguyên nhân gây tai nạn giao thông
12
Thực hành Bài 4
13
Bài 5: Em làm gì để thực hiện ATGT
14
Thực hành bài 5
Biện pháp 4: Tổ chức cho phụ huynh và học sinh kí cam kết thực hiện tốt an toàn giao thông từ đầu năm học.
 Nhà trường đã tổ chức cho học sinh kí cam kết thực hiện tốt các nội quy an toàn giao thông từ đầu năm học. Phụ huynh cũng kí cam kết từ phiên họp phụ huynh đầu năm. Việc kí cam kết đó vừa là để nhắc nhở, vừa là để phụ huynh và học sinh hiểu rõ hơn việc nên và không nên thực hiện trong quá trình tham gia giao thông. Từ đó phần nào tăng cường ý thức tham gia giao thông của học sinh cũng như phụ huynh. Có rất nhiều nội dung cần đưa ra, ở đây nhà trường chỉ lựa chọn các nội dung sau:
* HỌC SINH:
v   LUÔN CẨN THẬN KHI ĐI BỘ.
v   ĐI BỘ VÀ QUA ĐƯỜNG ĐÚNG NƠI QUY ĐỊNH .
v   ĐI BỘ ĐÚNG QUY TẮC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ (ĐẶC BIỆT QUA KHU VỰC GẦN CHỢ).
v   LUÔN CẨN THẬN KHI ĐIỀU KHIỂN XE ĐẠP.
v   ĐIỀU KHIỂN XE ĐẠP THAM GIA GIAO THÔNG ĐÚNG QUY TẮC.
v   ĐỘI MŨ BẢO HIỂM TRƯỚC KHI NGỒI TRÊN XE GẮN MÁY.
v   CHỈ NGỒI TRÊN XE GẮN MÁY KHI ĐỘI MŨ BẢO HIỂM CÓ CÀI QUAI ĐÚNG QUY CÁCH.
v KHÔNG ĐI XE GẮN MÁY
v CHỈ SỬ DỤNG XE ĐẠP DÀNH CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
v ĐỘI MŨ BẢO HIỂM ĐẦY ĐỦ KHI ĐI HỌC.
v KHI ĐI XE ĐẠP KHÔNG DÀN HÀNG NGANG, ĐÙA GIỠN NHAU.
* PHỤ HUYNH:
v   NHẮC NHỞ CON LUÔN CẨN THẬN KHI ĐI BỘ.
v   NHẮC NHỞ CON ĐI BỘ VÀ QUA ĐƯỜNG ĐÚNG NƠI QUY ĐỊNH .
v   NHẮC NHỞ CON ĐI BỘ ĐÚNG QUY TẮC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ (ĐẶC BIỆT QUA KHU VỰC GẦN CHỢ).
v  NHẮC NHỞ CON LUÔN CẨN THẬN KHI ĐIỀU KHIỂN XE ĐẠP.
v   ĐIỀU KHIỂN XE ĐẠP THAM GIA GIAO THÔNG ĐÚNG QUY TẮC.
v   ĐỘI MŨ BẢO HIỂM TRƯỚC KHI NGỒI TRÊN XE GẮN MÁY.
v   CHỈ CHO CON NGỒI TRÊN XE GẮN MÁY KHI ĐỘI MŨ BẢO HIỂM CÓ CÀI QUAI ĐÚNG QUY CÁCH.
v KHÔNG CHO CON ĐI XE GẮN MÁY
v CHỈ CHO CON SỬ DỤNG XE ĐẠP DÀNH CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
v NHẮC NHỞ CON ĐỘI MŨ BẢO HIỂM ĐẦY ĐỦ KHI ĐI HỌC.
v NHẮC NHỞ CON KHI ĐI XE ĐẠP KHÔNG DÀN HÀNG NGANG, ĐÙA GIỠN NHAU.
Và coi đó là khẩu hiệu hành động thiết thực để đảm bảo ATGT cho chính mình và toàn xã hội.
Biện pháp 5: Chỉ đạo hướng dẫn giáo viên thiết kế bài dạy an toàn giao thông theo hướng đổi mới để giáo án cũng chính là phiếu học tập của các em.
 Sách an toàn giao thông của BGG & ĐT phát hành đã lâu nên không có lô gô cũng như các bước thực hành cụ thể nên mỗi một giáo viên cần linh hoạt thiết kế cho phù hợp với yêu cầu hiện nay. Nhà trường đã cử bộ phận chỉ đạo chuyên môn hướng dẫn, đưa ra các tiết mẫu để giáo viên tham khảo. Nhờ nắm vững yêu cầu nên các giáo viên đã nhanh chóng nắm bắt và thực hiện tốt. Đây là một tiết an toàn giao thông lớp 4 được thiết kế khá tốt: 
HĐNGLL: AN TOÀN GIAO THÔNG KHỐI 4
BÀI 5: GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY 
 VÀ PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY
I.Mục tiêu:
Giúp học sinh biết:
- Biết mặt nước cũng là một loại đường giao thông. Nước ta có bờ biển dài, có nhiều sông, hồ, kênh , rạch nên giao thông đường thuỷ thuận lợi và có vai trò quan trọng. 
- Nhận biết tên  gọi các loại phương tiện GTĐT. 
- Biết các biển báo giao thông trên đường thuỷ( 6 biển báo hiệu giao thông) để đảm bảo an toàn khi đi trên đường thuỷ. 
- Có ý thức khi đi trên đường thuỷ cũng phải đảm bảo an toàn.
II. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu học tập.
- Sách an toàn giao thông.
- Sưu tầm hình ảnh các phương tiện giao thông chưa có trong sách giáo khoa.
- Mô hình các biển báo.
III. Hoạt động dạy hoc:
Hoạt động 1: Khởi động:
Việc 1: Trưởng ban văn nghệ điều hành lớp hát múa bài “An toàn giao thông”
Việc 2: Giáo viên giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Đường thủy và phương tiện giao thông đường thủy:
 Việc 1:
 Chơi trò chơi “Phóng viên nhỏ” theo nhóm đôi.
Nội dung cuộc phỏng vấn:
+ Chào bạn, mình là phóng viên báo Nhi Đồng!
+ Ở quê bạn có sông hay biển không?
+ Tên gọi của sông, biển đó là gì?
+ Bạn thấy những phương tiện gì hay đi lại trên đó?
+ Đã bao giờ bạn ra đó chơi chưa?....
 + Cảm ơn bạn, chúc bạn tham gia giao thông an toàn.
 Việc 2:
 Cử đại diện chơi trước lớp.
 Việc 3: 
Giáo viên kết luận: Ca nô, thuyềnđi lại trên biển, trên sônggọi là giao thông đường thủy.. Nước ta nói chung và địa phương ta nói riên có nhiều biển, có nhiều sông, hồ nên giao thông đường thuỷ thuận lợi và có vai trò quan trọng.
Hoạt động 3: Các phương tiện giao thông đường thủy:
Việc 1:
 Đọc nội dung 2 trang 18, 19, 20 sách giáo khoa để nêu được: 
 Tên các phương tiện thô sơ ...
 Tên các phương tiện cơ giới..
Việc 2: 
Chia sẻ trong nhóm để thống nhất kết quả.
Việc 3: 
Các nhóm chia sẻ, trao đổi, bổ sung giữa lớp. 
Các phương tiện thô sơ: Thuyền, bè, ghe, xuồng nhỏ dùng sức người.
Các phương tiện cơ giới: Tàu thủy, ca nô, phà tự hành, xà lan tự hành, thuyền gắn máy
Hoạt động 4: Biển báo hiệu giao thông đường thủy:
Việc 1: 
 Đọc nội dung trang 21 SGK để điền đúng tên cho các biển báo:
. 
.. .
 ..
Việc 2: 
Chia sẻ trước lớp
Việc 3: 
 Tham gia trò chơi “Tôi là ai”
 Phổ biến luật chơi: 
Mỗi học sinh sẽ cầm một biển báo và đọc những câu thơ mô tả về biển báo ấy để cả lớp suy nghĩ và giành quyền trả lời. Nhóm nào có nhiều câu trả lời đúng nhất nhóm ấy sẽ thắng cuộc.
 + Biển cấm đậu: Xung quanh tôi đỏ
 Giữa có chữ P
 Gặp tôi phải đi
 Vì không được đỗ.
 + Biển cấm phương tiện thô sơ đi qua:
 Xung quanh tôi đỏ
 Thuyền nhỏ nằm trong 
 An toàn trên sông
 Thì không được đến.
 + Biển cấm rẽ trái: 
 Xung quang tôi đỏ
 Giữa có mũi tên
 Nhớ đi thẳng luôn
 Hoặc là rẽ phải.
 + Biển cấm rẽ phải:
 Xung quang tôi đỏ
 Giữa có mũi tên
 Nhớ đi thẳng luôn
 Hoặc là rẽ trái
 + Biển phía trước có bến đò, bến khách sang sông:
 Tôi xanh không đỏ
 Giữa có mũi tên
 Gặp tôi hiểu liền
 Bến đò phía trước.
 + Biển được phép đỗ: 
 Tôi xanh không đỏ
 Giữa có chữ P
 Tôi đón thuyền về
 Nên ai cũng quý.
5. Liên hệ thực tế, giáo dục học sinh qua hình ảnh.
- Nhận xét tiết học.
* Phiếu học tập:
 PHIẾU HỌC TẬP
HĐNGLL: AN TOÀN GIAO THÔNG 
BÀI 5: GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY 
 VÀ PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY
Mục tiêu:
- Biết mặt nước cũng là một loại đường giao thông. Nước ta có bờ biển dài, có nhiều sông, hồ, kênh , rạch nên giao thông đường thuỷ thuận lợi và có vai trò quan trọng. 
- Nhận biết tên  gọi các loại phương tiện GTĐT. 
- Biết các biển báo giao thông trên đường thuỷ( 6 biển báo hiệu giao thông) để đảm bảo an toàn khi đi trên đường thuỷ. 
- Có ý thức khi đi trên đường thuỷ cũng phải đảm bảo an toàn.
1. Đường thủy và các phương tiện giao thông đường thủy: 
Việc 1: 
 Làm việc nhóm 2 chơi trò “Phóng viên nhỏ”
 Nội dung: 
+ Chào bạn, mình là phóng viên báo Nhi Đồng!
+ Ở quê bạn có sông hay biển không?
+ Tên gọi của sông, biển đó là gì?
+ Bạn thấy những phương tiện gì hay đi lại trên đó?
+ Đã bao giờ bạn ra đó chơi chưa?....
 + Cảm ơn bạn, chúc bạn tham gia giao thông an toàn.
Việc 2: 
Cử đại diện chơi trước lớp.
2. Các phương tiện giao thông đường thủy.
Việc 1: 
Làm việc cá nhân đọc nội dung 2 trang 18, 19, 20 sách giáo khoa để nêu được: 
 +Tên các phương tiện thô sơ ...................................................
 + Tên các phương tiện cơ giới
...
Việc 2: 
Chia sẻ trong nhóm, thống nhất kết quả.
Việc 3: 
Chia sẻ trước lớp.
3. Biển báo hiệu giao thông đường thủy.
Việc 1: 
Đọc nội dung trang 21 SGK để điền đúng tên cho các biển báo sau:
. .
 . . 
Việc 2: 
Chia sẻ trước lớp
 Chúc các em tham gia giao thông an toàn!
Biện pháp 6: Tổ chức cho giáo viên tham quan, học hỏi các tiết dạy đổi mới về giáo dục an toàn giao thông. 
 Nhà trường đã tạo điều kiện cho giáo viên tham quan, dự giờ học hỏi các tiết dạy của đồng nghiệp đạt giải qua các hội thi về đổi mới phương pháp giáo dục an toàn giao thông. Đồng thời xem thêm video các tiết dạy mẫu để trau dồi thêm kinh nghiệm. Sau khi dự giờ học hỏi xong, nhà trường luôn hội ý, rút kinh nghiệm để chỉ rõ cái nào nhà trường làm được, học hỏi được, cái nào không. Qua đó cũng phân công cụ thể giáo viên thao giảng, dạy bài lớp mấy để để kiểm tra mức độ hứng thú, hiệu quả học tập của học sinh và tổ chức dạy đại trà ở tất cả các khối lớp. Học sinh thật sự hứng thú bởi được trực tiếp trải nghiệm, thực hành và rút ra được bài học cho bản thân mình. Khuôn viên của trường phần lớn là sân cỏ nên các em thực hành rất thuận lợi và mát mẻ.
Biện pháp 7: Tổ chức thi dạy về đổi mới giáo dục an toàn giao thông cho giáo viên toàn trường.
 Qua một thời gian tập huấn, thao giảng và thực hiện dạy đại trà nhà trường đã tổ chức hội thi đổi mới phương pháp dạy học về an toàn giao thông cho giáo viên trong nhà trường. Rất nhiều tiết học hay, hứng thú, sôi nổi được thể hiện. Các tiết học diễn ra đúng nghĩa chơi mà học, học mà chơi. Rất nhiều bộ đồ dùng dạy học do giáo viên thiết kế rất sáng tạo. Học sinh vui học, nhớ lâu và có ý thức giữ gìn an toàn giao thông không chỉ cho bản thân mình mà cho cả người thân trong gia đình. Đã có rất nhiều giải thưởng được trao để động viên đội ngũ đã có nhiều cố gắng. Đặc biệt giải đồ dùng tự làm độc đáo nhất vinh dự được chọn tham dự hội thi đồ dùng dạy học tự làm cấp huyện.
Biện pháp 8: Chỉ đạo chi đoàn kết hợp với Đội tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho học sinh như rung chuông vàng, vẽ tranh về an toàn giao thông, thi tuyên truyền viên nhỏ tuổi
Mỗi hoạt động đều được lên kế hoạch tỉ mỉ về nội dung, về thời gian, địa điểm, kinh phíNhà trường duyệt kế hoạch và tổ chức đầy ý nghĩa. Những câu hỏi liên quan về luật giao thông được các em nắm khá kĩ. Nhưng ấn tượng hơn cả vẫn là những bức tranh. Vừa ngộ nghĩnh, dễ thương vừa mang thông điệp tuyên truyền giữ gìn luật giao thông sâu sắc. Những bức tranh vẽ của các em đã phản ánh hết sức phong phú về mọi khía cạnh, góc độ của giao thông hiện nay. Thông qua các bức tranh: Các em đã gửi gắm được những thông điệp về an toàn giao thông, những vấn đề nóng bỏng của giao thông hiện nay tới tất cả mọi người trong xã hội: An toàn giao thông là hạnh phúc của mọi nhà, An toàn giao thông là không tai nạn... Còn là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, bản thân các em không chỉ học tập giáo dục tốt mà còn phải thực hiện tốt an toàn giao thông vì lợi ích của bản thân và của xã hội. Đó cũng chính là thông điệp mà các tuyên truyền viên gửi gắm tới tất cả các bạn học sinh.
III. NHỮNG KẾT QUẢ CỦA VIỆC CHỈ ĐẠO GIÁO DỤC AN TOÀN GIAO THÔNG CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC:
Qua một năm thực hiện chỉ đạo giáo dục an toàn giao thông, kết quả mang lại như sau:
Học sinh: 
Mức độ
Thường xuyên
Thỉnh thoảng
Không
SL
%
SL
%
SL
%
Không đội mũ bảo hiểm khi đi chơi
0
0
4
1.2
325
98.8
Quên mũ bảo hiểm khi đi học
0
0
12
3.6
317
96.4
Đùa giỡn nhau chạy giữa lòng đường
0
0
0
0
329
100
Đi xe đạp không giành cho lứa tuổi Tiểu Học
0
0
0
0
329
100
Đá bóng trên đường có xe qua lại
0
0
0
0
329
100
Hay đi về phía bên trái vì nhà gần hơn
0
0
5
1.5
324
98.5
Đi xe đạp dàn hàng ngang
0
0
2
0.6
327
99.4
Khuyên bố mẹ đội mũ bảo hiểm khi ra đường
329
100
0
0
0
0
Đi xe đạp rượt đuổi đùa giỡn nhau khi tan học
0
0
12
3.6
317
96.4
Khi thấy đèn đỏ em đứng lại
329
100
0
0
0
0
Gặp em nhỏ, cụ già em sẽ dắt họ qua đường
250
76.0
10
3.9
69
20.1
Lấy xe máy của bố mẹ tập chạy
0
0
0
0
0
0
Phụ huynh:
Mức độ
Thường xuyên
Thỉnh thoảng
Không
SL
%
SL
%
SL
%
Đội mũ bảo hiểm cho con khi đi chơi
329
100
0
0
0
0
Nhắc nhở con đội mũ bảo hiểm khi đi học
329
100
0
0
0
0
Chú ý mua xe đạp cho con đi đúng độ tuổi
200
60.7
0
0
0
0
Cho con tập xe máy vào lúc rảnh
0
0
0
0
0
0
Nhắc nhở con thực hiện đúng luật ATGT
329
100
0
0
0
0
Khi gặp đèn đỏ luôn đứng đợi dù bận
329
100
0
0
0
0
Trao đổi với giáo viên của con về ATGT 
329
100
0
0
0
0
Thay mũ bảo hiểm cho con khi đã hết hạn
0
0
27
8.2
5
1.5
Khi qua đường luôn bật xi nhan xin đường
329
100
0
0
0
0
C PHẦN KẾT LUẬN
 ‎I. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI:
Công tác giáo dục an toàn giao thông là một quá trình thường xuyên và lâu dài nhất là trong nhà trường tiểu học đóng một vai trò rất quan trọng. Đây là việc làm cần phải liên tục và có sự quan tâm chỉ đạo tích cực của các ngành các cấp từ Trung ương đến địa phương; từ các cán bộ đảng viên đến người dân, giáo dục học sinh từ cấp học mẫu giáo đến các bậc học cao hơn. Nó chính là nền tảng cho việc xây dựng, rèn luyện nhân cách đạo đức, văn hóa văn minh cho các em trong suốt cuộc đời nói riêng và cho cả xã hội ở nước ta nói chung.
 Việc giáo dục nhận thức và nâng cao ý thức giữ gìn trật tự an toàn giao thông cho toàn dân và ngay trong nhà trường đã được xem đây là một giải pháp tối ưu để giúp cho mọi người ai ai cũng hiểu rõ và chấp hành luật pháp, bảo vệ chính bản thân mình và người khác được an toàn mỗi khi cùng tham gia giao thông, góp phần xây dựng đất nước trong thời kỳ hòa nhập với cộng đồng quốc tế nhằm phát triển bền vững về kinh tế chính trị ,văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng theo định hướng của Nghị quyết của Đảng và Nhà nước đề ra.
 Vì thế, nếu mọi người dân ai cũng biết tuân thủ giữ gìn trật tự an toàn giao thông thì đó chính là niềm vui và hạnh phúc cho mọi nhà.
II. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT:
* Về phía phụ huynh:. 
- Quan tâm hơn nữa tới con em mình, tạo điều kiện tốt nhất, mua sắm mũ bảo hiểm, xe đạp đủ tiêu chuẩn cho con tham gia giao thông.
* Về phía giáo viên:: 
- Tìm hiểu thêm các hình thức dung phong phú, sáng tạo hơn nữa để giúp các em hứng thú hơn với các tiết học an toàn giao thông.
 * Về phía PGD: 
 - Các cấp lãnh đạo ngành quan tâm phối hợp và hổ trợ công tác giáo dục an toàn giao thông ở địa phương. Mở rộng thông tin báo, đài, mạng  để giáo dục và tuyên truyền sâu rộng trong quần chúng nhân dân.
 - Tổ chức các lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức về luật giao thông đường bộ cho cán bộ , giáo viên. Cung cấp đủ các tài liệu, đồ dùng dạy học, hổ trợ các thiết bị thông tin công nghệ, xây dựng cơ sở vật chất để đủ phục vụ học sinh.
 - Tổ chức các phong trào thi đua và triển lãm tranh về an toàn giao thông , bài dự thi về các văn bản nghị quyết của chính phủ, luật Giao thông đường bộ. 
 - Tổ chức cắm trại cụm huyện để giao lưu tuyên truyền qua các hội thi .

File đính kèm:

  • docMột_số_biện_pháp_chỉ_đạo_giáo_dục_an_toàn_giao_thông_cho_học_sinh_Tiểu_học.doc
Sáng Kiến Liên Quan