Sáng kiến kinh nghiệm Kiểm tra đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học

Giáo dục và đào tạo có một vị trí vai trò vô cùng quan trọng, được coi là nền móng quyết định sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Giáo dục tiểu học là bậc học nền tảng, bậc học nhậy cảm nhất của giáo dục và toàn xã hội. Giáo viên tiểu học là người góp phần quyết định trong việc thực hiện có chất lượng hoạt động dạy và học, thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học. Lời nói, cử chỉ, cuộc sống lao động sư phạm của giáo viên ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển nhân cách mỗi học sinh.

Để chuẩn hóa đội ngũ giáo viên Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành chuẩn nghề nghiệp giáo viên các cấp học. Chuẩn nghề nghiệp gáo viên tiểu học là cơ sở để chuẩn hóa đội ngũ giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay.

Thực tế trong những năm qua, đội ngũ giáo viên Trường tiểu học phần lớn có phẩm chất đạo đức và ý thức chính trị tốt, trình độ chuyên môn nghiệp vụ ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên , trước những yêu cầu mới của sự phát triển giáo dục trong thời kì mới của đất nước, đội ngũ giáo viên Trường tiểu học Minh Quang còn có những hạn chế, bất cập về chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ năng lực. Đội ngũ giáo viên tiểu học phần lớn có trình độ đào tạo ban đầu rất thấp, đa dạng về nguồn đào tạo, tỷ lệ đạt chuẩn chưa cao. Một bộ phận giáo viên chưa ý thức được vai trò trách nhiệm của mình đối với sự nghiệp trồng người. Trước tình hình trên đòi hỏi phải tăng cường xây dựng đội ngũ nhà giáo một cách toàn diện hơn. đây là nhiệm vụ vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt, vừa mang tính chiến lược lâu dài.

 

doc7 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 5695 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Kiểm tra đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT HÀM YÊN 
TRƯỜNG TH 
CỘNG XÃ HỘI CHỦ NGHIA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 Minh Hương, ngày 15 tháng 10 năm 2012
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
A.SƠ LỢC LÝ LỊCH:
	Họ và tên:
	Ngày tháng năm sinh: 25/12/1975
	Năm vào ngành giáo dục:1995
	Nơi sinh: 
	Trình độ, chuyên môn đào tạo: Cao đẳng tiểu học
	Chức vụ hiện nay: Phó hiệu trưởng
	Đơn vị công tác:
B. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
1.TÊN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
Kiểm tra đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu 
2. MÔ TẢ Ý TƯỞNG:
2.1 Hiện trạng và nguyên nhân của hiện trạng:
Giáo dục và đào tạo có một vị trí vai trò vô cùng quan trọng, được coi là nền móng quyết định sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Giáo dục tiểu học là bậc học nền tảng, bậc học nhậy cảm nhất của giáo dục và toàn xã hội. Giáo viên tiểu học là người góp phần quyết định trong việc thực hiện có chất lượng hoạt động dạy và học, thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học. Lời nói, cử chỉ, cuộc sống lao động sư phạm của giáo viên ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển nhân cách mỗi học sinh.
Để chuẩn hóa đội ngũ giáo viên Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành chuẩn nghề nghiệp giáo viên các cấp học. Chuẩn nghề nghiệp gáo viên tiểu học là cơ sở để chuẩn hóa đội ngũ giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay.
Thực tế trong những năm qua, đội ngũ giáo viên Trường tiểu học phần lớn có phẩm chất đạo đức và ý thức chính trị tốt, trình độ chuyên môn nghiệp vụ ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên , trước những yêu cầu mới của sự phát triển giáo dục trong thời kì mới của đất nước, đội ngũ giáo viên Trường tiểu học Minh Quang còn có những hạn chế, bất cập về chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ năng lực... Đội ngũ giáo viên tiểu học phần lớn có trình độ đào tạo ban đầu rất thấp, đa dạng về nguồn đào tạo, tỷ lệ đạt chuẩn chưa cao. Một bộ phận giáo viên chưa ý thức được vai trò trách nhiệm của mình đối với sự nghiệp trồng người. Trước tình hình trên đòi hỏi phải tăng cường xây dựng đội ngũ nhà giáo một cách toàn diện hơn. đây là nhiệm vụ vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt, vừa mang tính chiến lược lâu dài. 
2.2 ý tưởng:
	Xuất phát từ nhận thức trên, cũng như qua tìm hiểu thực trạng đội ngũ giáo viên hiện nay nói chung và thực trạng đội ngũ giáo viên trường Tiểu học Minh Quang – Hàm Yên – Tỉnh Tuyên Quang nói riêng, tôi đã chọn nội dung: “Kiểm tra đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học .” làm sáng kiến kinh nghiệm.
	 Nhằm đề ra một số biện pháp bồi dưỡng để đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học nâng cao chất lượng dạy học ở nhà trường, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay.
3. NỘI DUNG CÔNG VIỆC:
3.1 Tăng cường giáo dục tư tưởng chính trị, nâng cao nhận thức về vị trí nhiệm vụ của công tác bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên:
3.2 Bồi dưỡng lòng nhân ái sư phạm.
3.3 Bồi dưỡng kiến thức chuyên môn cho đội ngũ giáo viên.
3.4 Bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giáo viên.
3.5 Kiểm tra đánh giá xếp loại giáo viên:
4. TRIỂN KHAI THỰC HIỆN:
4.1 Cơ sở thực hiện:
- Căn cứ vào văn bản về chuẩn nghê nghiệp giáo viên tiểu học.
- Căn cứ vào các văn bản hướng dẫn công tác đội ngũ giáo viên trường tiểu học của các cấp quản lý giáo dục.
- Từ thực tế chất lượng đội ngũ giáo viên và công tác bồi dưỡng nhằm thực hiện chuẩn nghề nghiệp giáo viên của trường 
- Trong năm học vừa qua Tôi tiến hành một số biện pháp nhằm thực hiện chuẩn nghề nghiệp giáo viên của hiệu trưởng cụ thể như sau:
3.2 Cách tiến hành:
* Tăng cường giáo dục tư tưởng chính trị, nâng cao nhận thức về vị trí nhiệm vụ của công tác bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên:
+ Mục tiêu: Làm cho đội ngũ giáo viên nhận thức rõ về vị trí, vai trò, nhiệm vụ của mình. Xác định trách nhiệm tu dưỡng rèn luyện phẩm chất đạo đức lối sống tốt.
 + Cách tiến hành: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền giáo dục giác ngộ.
 - Tổ chức tốt các buổi sinh hoạt chính trị trong nhà trường.
 - Tổ chức cho cán bộ giáo viên thường xuyên học tập về đường lối chính sách của Đảng, các Chỉ thị, Nghị quyết, Thông tư hướng dẫn của cấp trên.
- Tổ chức bồi dưỡng lí luận chính trị giáo dục cho giáo viên. 
 - Làm tốt công tác tư tưởng chính trị, tuyên truyền giáo dục nhằm nâng cao nhận thức về việc đổi mới, ý thức khắc phục khó khăn và xây dựng học tập cho đội ngũ giáo viên.
* Bồi dưỡng lòng nhân ái sư phạm.
 + Mục tiêu: Giúp cho đội ngũ giáo viên hiểu người giáo viên tiểu học luôn tâm huyết tận tụy với nghề, yêu nghề mến trẻ coi học sinh như con em của mình.
 + Cách tiến hành:
 - Chỉ đạo thực hiện tốt cuộc vận động " Kỉ cương - tình thương trách nhiệm ".
 - Tổ chức thực hiện phong trào " Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực".
- Đẩy mạnh các hoạt động từ thiện trong nhà trường vận động giáo viên và học sinh quyền góp, ủng hộ quần áo sách vở, giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn trong lớp trong trường.
 * Bồi dưỡng kiến thức chuyên môn cho đội ngũ giáo viên.
 + Mục tiêu: Nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn cho đội ngũ giáo.
 + Cách tiến hành:
- Căn từ thực tế đội ngũ giáo viên của nhà trường để xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cụ
 thể với từng đối tượng giáo viên.
 - Tạo điều kiện cho giáo viên đi học các lớp cao đẳng, đại học để đạt chuẩn.
 - Tổ chức cho giáo viên tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên đề, bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ do sở, phòng giáo dục tổ chức.
 - Cử đội ngũ giáo viên cốt cán tham gia các lớp tập huấn về công tác chuyên môn.
- Tổ chức cho cán bộ giáo viên học tập và ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy.
*Bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giáo viên.
 + Mục tiêu: Làm cho đội ngũ giáo viện hiểu bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ sư phạm là biện pháp quan trọng quyết định phần lớn đến chất lượng giáo dục.
 + Cách tiến hành:
 - Bồi dưỡng cho giáo viên kỹ năng lập kế hoạch bài học.
 - Kỹ năng dậy học trên lớp.
 - Kỹ năng quản lý giáo dục học sinh.
 - Kỹ năng đánh giá học sinh.
 - Kỹ năng giao tiếp với học sinh, với đồng nghiệp.
 - Tổ chức hội giảng. 
 - Tổ chức thi giáo viên giỏi cấp trường
Thống nhất phương pháp dạy học một số môn học còn lúng túng sau đó kiểm nghiệm lại việc áp dụng chuyến đề đó vào giảng dạy.
 * Kiểm tra đánh giá xếp loại giáo viên:
 + Mục tiêu: Thông qua kiểm tra đánh giá để nắm bắt ưu, nhược điểm của giáo viên để kịp thời điều chỉnh.
 + Cách tiến hành: Đây là biện pháp không thể thiếu được đối với các nhà quản lý giáo dục nói chung và mỗi nhà trường nói riêng. Kiểm tra bằng nhiều hình thức (toàn diện, chuyên đề, đột xuất, báo trước,). Có kiểm tra mới phát hiện ra điểm mạnh, điểm hạn chế của từng giáo viên để từ đó có hướng giúp đỡ giáo viên phát huy ưu điểm khắc phục nhược điểm. Tuy nhiên khi kiểm tra phải đảm bảo dân chủ, khách quan, vô tư, công bằng.
- Việc đánh giá xếp loại giáo viên phải được thực hiện thường xuyên theo từng tháng
 nhằm đánh giá thực trạng đội ngũ và trình độ, năng lực của mỗi giáo viên. Việc làm này phải chặt chẽ, đúng nguyên tắc khoa học để giáo viên tích cực bồi dưỡng và tự bồi dường những điểm mình hạn chế.
 - Nhà trường phối hợp với công đoàn để làm tốt công tác động viên khen thưởng cho các giáo viên hoàn thành nhiệm vụ của mình trong năm học một cách xuất sắc (như thi giáo viên giỏi các cấp, bồi dưỡng đội tuyển có nhiều học sinh giỏi ..)
	Công tác này được làm thường xuyên từ đó tạo ra không khí thi đua trong trường, các giáo viên tự đăng kí danh hiệu cho mình phấn đấu để đạt được. Công tác này đảm bảo sự công bằng, khách quan, đúng người đúng việc.
5. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
4.1. Đánh giá về phẩm chất chính trị đạo đức lối sống của đội ngũ giáo viên trường Tiểu hNăm học 2010 - 2011..	
Đã nhận thức tốt về tư tưởng, chính trị với trách nhiệm của một công dân, một nhà giáo đối với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Chấp hành tốt chính sách pháp luật của nhà nước, không vi phạm các tệ nạn xã hội, chấp hành nghiêm túc quy chế của ngành, quy định của nhà trường.
100% giáo viên có nhân cách và lối sống lành mạnh, tập thể nhà trường đoàn kết cao. 
4.2. Đánh giá về kiến thức và kỹ năng sư phạm của đội ngũ giáo viên Trường .
Đội ngũ giáo viên có kiến thức, có năng lực chuyên môn, luôn yêu nghề, tận tuỵ với nghề sẵn sàng khắc phục khó khăn hoàn thành tốt nhiệm vụ giáo dục học sinh. Có kiến thức về tâm lý học sư phạm, kiến thức phổ thông, ứng dụng công nghệ thông tin, có hiểu biết về phong tục tập quán ở địa phương, làm tốt công tác chuẩn bị lớp.
4.3 Kết quả đánh giá chất lượng giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học – xếp loại chung của đội ngũ giáo viên Trường Tiểu học2012 - 2013( Đến thời điểm tháng 10/2012).
- Thường xuyên tham gia học tập, nghiên cứu các Nghị quyết của Đảng, chủ trường chính sách của nhà nước.
- Chấp hành tốt Chính sách pháp luật của Nhà nước và quy định của địa phương nghiêm túc thực hiện các quy chế, quy định của ngành của trường, chịu trách nhiệm về chất lượng giảng dạy và giáo dục ở lớp được phân công.
- Sống trung thực, lành mạnh, giản dị, không có hiện tượng tiêu cực và vi phạm các tệ nạn xã hội. Có đội ngũ giáo viên luôn đoàn kết thống nhất trong khi thực hiện các hoạt động của trường, mỗi người đều có ý thức trách nhiệm giảng dạy và giáo dục học sinh bằng tình yêu thương sự công bằng của một nhà giáo.
+ Đa số các đồng chí giáo viên có kiến thức chuyên môn, đồng thời có khả năng hệ thống hoá kiến thức trong cả cấp học, và có khả năng bồi dưỡng học sinh giỏi, hoặc giúp đỡ học sinh yếu hay học sinh nhiều hạn chế trở nên tiến bộ. Nắm được tâm lý học lứa tuổi đặc biệt học sinh là dân tộc thiểu số qua đó biết lựa chọn phương pháp giảng dạy phù hợp với các đối tượng học sinh.
+ Thực hiện kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh chính xác mang tính giáo dục và đúng quy định. 80% giáo viên có hiểu biết về tin học và biết sử dụng máy tính, phục vụ soạn giảng để nâng cao chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ.
+ Có hiểu biết về phong tục tập quán, văn hoá, lễ hội truyền thống của địa phương, gia đình qua đó có biện pháp giáo dục thiết thực, phù hợp với đối tượng học sinh của xã .
- Vận dụng phương pháp, hình thức tổ chức phù hợp với đối tượng học sinh kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh đảm bảo chuẩn kiến thức kỹ năng môn học và theo hướng đổi mới. Thường xuyên sử dụng đồ dùng dạy học có hiệu quả. 
6. KHẢ NĂNG TIẾP TỤC PHÁT HUY, MỞ RỘNG SÁNG KIẾN:
Để thực hiện tốt, tạo bước đột phá cho chất lượng giáo dục tiểu học thì khâu then chốt là phải nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên tiểu học nhằm đạt chuẩn nghề nghiệp.
Đánh giá giáo viên theo chuẩn góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ để đạt được mục tiêu đề ra, mà mục tiêu cuối cùng là phát triển toàn diện nhân cách học sinh tiểu học. 	 
 Trong phạm vi sáng kiến áp dụng tại đơn vị Trường tiểu học với kết quả đạt được như trên. Tôi tin tưởng rằng trong những năm tiếp theo sáng kiến kinh nghiệm của bản thân, góp phần làm thay đổi chất lượng đội ngũ giáo viên trường tiểu học nói riêng và đội ngũ giáo viên tiểu học nói chung. 
Người viết sáng kiến
Xác nhận của Hội đồng Khoa học nhà trường

File đính kèm:

  • docSang kien kn( Phương sua le).doc
Sáng Kiến Liên Quan