Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh viết phần mở bài, thân bài và kết bài trong bài văn miêu tả ở tiểu học

 ở bậc tiểu học, các em học sinh được học thể loại văn miêu tả gồm nhiều kiểu bài : tả đồ vật, tả loài vật, tả cây cối, tả cảnh vật, tả người, tả cảnh sinh hoạt. Qua thực tế dạy học cho thấy,học sinh tiểu học rất ham thích học văn miêu tả và có khả năng viết được những bài văn miêu tả tốt. Vì thế, dạy mỗi loại tiết phảI đảm bảo thực hiện đầy đủ các nội dung và hoàn thành tốt nhiệm vụ của loại tiết đó. Trong thể loại văn miêu tả, mỗi kiểu bài có yêu cầu riêng về kiến thức , kĩ năng nhưng lại cùng chung quy trình, một dàn bài chung và các bước thực hiện để học sinh tập vạn dụng vào bài văn cụ thể. ậ bài viết này, chỉ xin đề cập đến việc viết ba phần ( mở bài- thân bài - kết bài )của bài văn miêu tả nói chung. Khi giảng dạy, gióa viên cần chú ý rèn cho học sinh ĩ năng sắp xếp ý- lập dàn bài chi tiết cho bố cục ba phần : mở bài- thân bài- kết bài.Có thể hướng dẫn học sinh thực hiện cách mở bài, viết phần thân bài và phần kết bài như sau:

 1. Văn miêu tả là thể loại văn căn cứ vào những điều quan sát được, cảm nhận được bằng các giác quan về đối tượng ( loài vật, đồ vật, cảnh vật, con người ), rồi dùng nét vẽ ngôn ngữ để vẽ ra hình ảnh, đặc tính chân thựccủa đối tượng đó, trình bày theo một bố cục hợp lý và diễn đạt bằng lời văn sinh động, giúp người đọc, người nghe cùng cảm nhạn như mình.

 ở bặc tiểu học định hướng dạy tập làm văn miêu tả thường đI theo mấy bước sau :

 - Xác định thể loại, kiểu bài, tìm hiểu kĩ đề bài để xác định đúng yêu cầu đề bài, làm bài đúng hướng, không lạc đề, không diễn đạt lan man.

 - Tìm ý chính cần thiết để triển khai bài văn. Lập dàn bài từ sơ lược đến chi tiết để sáp xếp ý theo một trình tự hợp lý, rõ ràng.

 - Chuyển dàn ý thành văn nói ( nói từng đoạn, sau đó trình bày cả bài).

 - Diễn đạt thành bài văn viết (làm bài viết).

 Do đói tượng văn miêu tả khác nhau nên nội dung miêu tả , ngôn ngữ miêu tả, cách so sánh, nhân hóa, dùng từ đặt câu trong từng kiểu bài cũng có sự khác nhau.

 2. Viết phần mở bài :

Trong bố cục bài văn miêu tả ở tiểu học có 3 phần( mở bài, thân bài, kết bài), phần mở bài có nhiệm vụ giới thiệu nọi dung sẽ nói đến theo yêu cầu của đề bài, hướng vào đề văn, cần giới thiệu ngắn ngọn, cụ thể về đối tượng được miêu tả là người, loài vật, cây cối Phần này có thể viết theo kiểu mở bài trực tiếp, mở bài dán tiếp, hoặc giới thiệu hoàn cảnh xuất hiện của đối tượng hay giới thiệu theo kiểu phát biểu cảm nghĩ về đối tượng được miêu tả.

 

doc6 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 8440 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh viết phần mở bài, thân bài và kết bài trong bài văn miêu tả ở tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hướng dẫn HS viết phần mở bài, thân bài và kết bài trong bài văn miêu tả ở tiểu học.
 ở bậc tiểu học, các em học sinh được học thể loại văn miêu tả gồm nhiều kiểu bài : tả đồ vật, tả loài vật, tả cây cối, tả cảnh vật, tả người, tả cảnh sinh hoạt. Qua thực tế dạy học cho thấy,học sinh tiểu học rất ham thích học văn miêu tả và có khả năng viết được những bài văn miêu tả tốt. Vì thế, dạy mỗi loại tiết phảI đảm bảo thực hiện đầy đủ các nội dung và hoàn thành tốt nhiệm vụ của loại tiết đó. Trong thể loại văn miêu tả, mỗi kiểu bài có yêu cầu riêng về kiến thức , kĩ năng nhưng lại cùng chung quy trình, một dàn bài chung và các bước thực hiện để học sinh tập vạn dụng vào bài văn cụ thể. ậ bài viết này, chỉ xin đề cập đến việc viết ba phần ( mở bài- thân bài - kết bài )của bài văn miêu tả nói chung. Khi giảng dạy, gióa viên cần chú ý rèn cho học sinh ĩ năng sắp xếp ý- lập dàn bài chi tiết cho bố cục ba phần : mở bài- thân bài- kết bài.Có thể hướng dẫn học sinh thực hiện cách mở bài, viết phần thân bài và phần kết bài như sau:
 1. Văn miêu tả là thể loại văn căn cứ vào những điều quan sát được, cảm nhận được bằng các giác quan về đối tượng ( loài vật, đồ vật, cảnh vật, con người  ), rồi dùng nét vẽ ngôn ngữ để vẽ ra hình ảnh, đặc tính chân thựccủa đối tượng đó, trình bày theo một bố cục hợp lý và diễn đạt bằng lời văn sinh động, giúp người đọc, người nghe cùng cảm nhạn như mình.
 ở bặc tiểu học định hướng dạy tập làm văn miêu tả thường đI theo mấy bước sau :
 - Xác định thể loại, kiểu bài, tìm hiểu kĩ đề bài để xác định đúng yêu cầu đề bài, làm bài đúng hướng, không lạc đề, không diễn đạt lan man.
 - Tìm ý chính cần thiết để triển khai bài văn. Lập dàn bài từ sơ lược đến chi tiết để sáp xếp ý theo một trình tự hợp lý, rõ ràng.
 - Chuyển dàn ý thành văn nói ( nói từng đoạn, sau đó trình bày cả bài).
 - Diễn đạt thành bài văn viết (làm bài viết).
 Do đói tượng văn miêu tả khác nhau nên nội dung miêu tả , ngôn ngữ miêu tả, cách so sánh, nhân hóa, dùng từ đặt câu  trong từng kiểu bài cũng có sự khác nhau.
 2. Viết phần mở bài :
Trong bố cục bài văn miêu tả ở tiểu học có 3 phần( mở bài, thân bài, kết bài), phần mở bài có nhiệm vụ giới thiệu nọi dung sẽ nói đến theo yêu cầu của đề bài, hướng vào đề văn, cần giới thiệu ngắn ngọn, cụ thể về đối tượng được miêu tả là người, loài vật, cây cối  Phần này có thể viết theo kiểu mở bài trực tiếp, mở bài dán tiếp, hoặc giới thiệu hoàn cảnh xuất hiện của đối tượng hay giới thiệu theo kiểu phát biểu cảm nghĩ về đối tượng được miêu tả.
Mở bài theo kiểu trực tiếp :
 Là kể ngay vào việc(bài văn kể chuyện) hoặc giới thiệu ngay người hay sự vật được miêu tả(bài văn miêu tả) một cách cụ thể , rõ ràng.
 Với cách mở bài này, nên khuyến khích học sinhcos khả năng học văn ở mức trung bình để viết bài.
Mở bài theo kiểu gián tiếp :
 Là nói chuyện khác có liên quan rồi tìm ra cáI cớ để dẫn vào chuyện(hoặc vào đối tượng) địnhkể (hoặc tả) một cách sinh động và hấp dẫn.
 Với cách mở bài này, giáo viên nên khuyến khích học sinh khá, giỏi vận dụng để viết bài, giúp các em nâng dần khả năng viết văn, phát triển tâm hồn văn.
Ví dụ : Đề bài: Tả con đường quen thuộc từ nhà em tới trường. SGKTV5,tập 1, trang 83). Mở bài theo hai cách như sau:
 + Mở bài trực tiếp: Từ nhà em đến trường có thể đI theo nhiều ngả đường. Nhưng con đường em thích đI hơn cả là con đường Nguyễn Trường Tộ.
 + Mở bài gián tiếp : Tuổi thơ em có biết bao kỉ nieenjgawn với những cảnh vật của quê hương. Đây là dòng sông nhỏ đầy ắp tiếng cười của bọn trẻ chúng em mỗi buổi chiều hè. Kia là triền đê rộn rã tiếng hát của thanh niên nam nữ những đêm sáng trăng. Nhưng gần gũi, thân thiết với em vẫn là con đường từ nhà đến trường- con đường đẹp đẽ suốt những năm tháng học trò của em.
Mở bài theo kiểu giới thiệu hoàn cảnh xuất hiện:
 Là nêu hoàn cảnh xuất hiện của đối tượng được miêu tả, từ đó triển khai, viết tiếp các phần của bài văn theo mạch cảm xúc.
 - Ví dụ: Đoạn văn này mở bài theo cách vừa kể, vừa tả. Tôi đi dọc lối vào vườn. Con chó chạy trước tôi. Chợt nó dừng chân và bắt đầu bò, tuồng như đánh hơi thấy vật gì. Tôi nhìn dọc lối đi và thấy một con sẻ non mép vàng óng, trên đầu có một nhúm lông tơ. Nó rơi từ trên tổ xuống. 
 ( Con sẻ, Tuốc-ghê-nhép, TV4)
Mở bài theo cách bộc lộ cảm xúc:
 Là nêu cảm xúc nổi bật, bộc lộ cảm xúc chân thành, yêu mến  hoặc ngược lại của bản thân người viết về đối tượng được miêu tả.
 - Ví dụ : Làng quê tôI đã khuất hẳn, ngưng tôI vẫn đăm đắm nhìn theo. TôI đã đI nhiều nơI , đóng quân nhiều chỗ phong cachr đẹp hơn đây nhiều, nhân dân coi tôI như người làng và yêu tôI tha thiết, nhưng sao sức quyến rũ nhớ thương vẫn không mãnh liệt, day dứt bằng mảnh đất cọc cằn này.
 ( Tình quê hương, TV5)
 Bài văn (Tình quê hương) mở đầu bằng một câu ngắn( câu chủ đề), tiếp theo là một câu dài có những vế câu đẳng lập, với những dấu câu ngắt nhịp không đều, dồn dập, rất phù hợp với một dòng tình cảm đang tuôn trào. Lòng yêu quê hương da diết, mãnh liệt của anh bộ đội làm người đọc náo nức chờ đợi anh nói tiếp, anh thổ lộ để cùng anhchia sẻ một tình cảm sâu xa, quý giá của con người.
 3. Viết phần thân bài:
 Phần thân bài là phần chính của bài văn nên phần này gồm nhiều đoạn văn và chứa đựng nhiều ý nghĩa quan trọng nhất. Phần thân bài tập trung miêu tả những nét nổi bật, riêng biệt nhất của đối tượng. Các ý phảI được sắp xếp theo trình tự hợp lý để đối tượng được miêu tả hiện lên rõ nét, sinh động và biểu cảm.
 Điều quan trọng ở phần thân bài là phảI biết diễn ra liền mạch suy nghĩ, cảm xúc của người viết, trong sáng trong tình cảm, sắp xếp các ý thành những đoạn văn mạch lạc. Mỗi đoạn văn nên tập trung nêu bật, làm rõ một dụng ý miêu tả. Có thể đó là một ý về không gian, một ý về thời gian, hoặc một ý về đặc điểm nào đó của đối tượng được tách riêng ra để miêu tả, học sinh thường được hướng dẫn quan sát miêu tả theo trình tự hợp lí, cụ thể như sau:
Miêu tả theo trình tự thời gian: 
 Là cách quan sát sự vật , hiện tượng theo diieenx tiến của thời gian từ lúc bắt đầu cho đến khi kết thúc, từ mùa này sang mùa khác, từ tháng này sang tháng khác CáI gì xảy ra trước(có trước) thì miêu tả trước, cáI gì xảy ra sau (có sau) thì miêu tả sau. Trình tự này thường được vận dụng trong bài văn miêu tả cảnh vật, hiện tượng tự nhiên(tả cảnh) hay tả cảnh sinh hoạt của con người.
 Ví dụ : Có những cây mùa nào cũng đẹp như cây bàng. Mùa xuân, lá bàng mới nảy trông như những ngọn lửa xanh. Sang hè, lá lên thật dày, ánh sáng xuyên qua chỉ còn là màu ngọc bích. Khi lá bàng ngả sang màu lục, ấy là mùa thu. Sang đến những ngày cuối đông, mùa của lá rụng, nó lại có vẻ đẹp riêng. Những lá bàng mùa đông đỏ như đồng ấy, tôI có thể nhìn cả ngày không chán .
 (Lá bàng- TV4, tập 2)
Tả theo trình tự không gian:
Là từ quan sát toàn bộ (cái chung) đến quan sát từng bộ phận (cái riêng) hoặc
ngược lại. Trình tự này thường được vận dụng khi miêu tả loài vật, cảnh vật, đồ vật, cây cối nói chung.
 - Ví dụ:Những cơn gió sớm đẫm mùi hồi, từ các đồi trọc Lộc Bình xôn xao tràn xuống, tràn vào cánh đồng Thất Khê, lùa lên những hang đá Văn Lãng trên biên giới, ào xuống Cao Lộc, Chi Lăng  
 ( Rừng hồi Xứ Lạng, TV5) 
Đoạn văn trên, tác giả miêu tả các sự vật, hiện tượng được liên kết với nhau
bằng những vị trí khác nhau trong không gian. Nhũng động từ chỉ sự vận động của những cơn gió (xuống, tràn vào, ùa lên, ào xuống) nối liền các vị trí , nơi chốn ( từ đồi trọc lộc bình, đến cánh đồng Thất Khê, đến .) làm cho bức tranh miêu tả thật sống động.
Tả theo từng đặc điểm của đối tượng :
Mỗi sự vật, hiện tượng thường chứa đựng những đặc điển riêng biệt, vì thế khi miêu tả thấy đặc điểm gì nổi bật nhất , thu hút bản thân, gây cảm xúc mạnh cho bản thân thì tập trung quan sát trước , tả trước; các bộ phận quan sát sau, tả sau. Nhưng cũng không nhất thiết phảI miêu tả tất cả các đặc điểm của đối tượng. Trình tự này thường được vận dụng khi tả đồ vật, loài vật, tả người.
 Ví dụ : A cháng trông như một con ngựa tơ hai tuổi, chân chạy qua chín núi mười khe không biết mệt, khỏe quá! Đẹp quá!
 A cháng đẹp người thật. Mười tám tuổi ngực nở vòng cung, da đỏ như lim, bắp tay bắp chân rắn như trắc, gụ. Vóc cao, vai rộng, người đứng thẳng như cáI cột đá trời trồng. Nhưng phảI nhìn Hạng A Cháng cày mới thấy hết vẻ đẹp của anh .
 ( Hạng A Cháng, TV5, tập 1)
 4. Phần kết bài:
 Phần kết bài( kết thúc bài văn, hay còn gọi là kết luận, phần cuối  ) làm nhiện vụ khép lại nội dung miêu tả và phát biểu những cảm nghĩ của người viết. Tùy theo đối tượng được miêu tả, tùy theo nội dung đã triển khai, đã viết trong ohaanf thân bài, mà phần kết bài có thể viết theo kiểu đánh giá lợi ích của đối tượng được miêu tả hoặc theo kiểu phát biểu những suy nghĩ hay bộc lộ những tình cảm của bản thân đối với đối tượng được miêu tả.
 ậ tiểu học, phần kết bài chỉ đòi hỏi học sinh viết ngắn gọn, nêu cảm nghĩ sát đề bài một cách tự nhiên, cố gắng để lại ấn tượng trong lòng người đọc. Cách viết phần kết bài cần lưu ý những điểm sau:
 - Bám sát thể loại, kiểu bài văn để viết phần kết bài, trong văn miêu tả cần phát biểu cảm nghĩ.
 - Giọng văn chân thành, tự nhiên, có cảm xúc riêng của bản thân, tránh cách kết bài sáo rỗng, gượng ép.
 - Gắn phần kết bài với phần thân bài một cách chặt chẽ, không chuyển ý một cách đột ngột, nên liên hệ, kháI quát từ những ý chính và nội dung cơ bản đã triển khai trong phần thân bài.
 a. Kết bài không mở rộng : Cho biết kết cục , không bình luận thêm.
 b. Kết bài mở rộng : Sau khi cho biết kết cục, có lời bình luận thêm, suy rộng ra các vấn đề khác.
 - Ví dụ : Đề bài : Tả con đường quen thuộc từ nhà em tới trường.( SGK- TV5, trang 83). Kết bài theo hai cách sau:
 + Kết bài không mở rộng: Con đường từ nhà em đến trường có lẽ không khác nhiều lắm những con đường trong thành phố, nhưng nó thật thân thiết đối với em.
 + Kết bài mở rộng: Em rất yêu quý con đường từ nhà đến trường. Sáng nào đI học, em cũng thấy con đường rất sạch sẽ. Em biết đấy là nhờ công quét dọn ngày đêm của các cô bác công nhân vệ sinh. Em và các bạn bảo nhau không xả rác bừa bãI để con đường luôn sạch, đẹp.
 c. Kết bài theo kiểu đánh giá lợi ích của tường đối tượng: Tùy vào cách cảm, cách nghĩ của người viết về đối tượng được miêu tả. Đối tượng ấy mang lại niềm vui, nỗi buồn; đem lại lợi ích về tinh thần, vật chất mà viết phần kết bài cho sát đúng với đối tượng được miêu tả một cách cô đọng nhất.
 - Ví dụ : Cùi trám đen có chất béo, bùi và thơm. Trám đen rất ưa xào với tóp mỡ. Trám đen còn được dùng làm ô mai, phơI khô để ăn dần. Chiều chiều, tôI thường ra đầu bản nhìn lên những vòm cây trám ngóng chim về. Người bản tôI nhìn lên cáI ô xanh treo lơ lửng lưng trời ấy mà biết được sức gió. Xa quê đã ngót chục năm trời , tôI vẫn nhớ da diết những cây trám đen ở đầu bản.
 (Cây trám đen, TV4, trang 53)
 d. Kết bài theo kiểu phát biểu cảm nghĩ về đối tượng: Căn cứ vào yêu cầu của đề bài và đối tượng được miêu tả để bộc lộ cảm xúc chân thành, lòng yêu thương tha thiết, biết ơn, mến phục, hoặc ngược lại về đối tượng được miêu tả.
 - Ví dụ: Vâng, lòng tôI đầy thán phục, xin bạn đừng cười. TôI kính cẩn nghiêng mình trước con chim sẻ bé bỏng dũng cảm kia, trước tình yêu của nó.
 ( Con sẻ, Tuốc- ghê- nhép, TV4)
 5. Một số điểm cần lưu ý khi dạy- học từng kiểu bài bài văn miêu tả:
 Để học sinh làm được những bài tập làm văn hay, có chất thực sự; tránh lối nói sáo, thiếu tính chân thực, miêu tả hời hợt, chung chung thì trong dạy học giáo viên cần phảI đổi mới cách dạy, kết hợp nhiều phương pháp, hình thức dạy học tích cực, nên lưu ý các điểm sau:
 a. Kiểu bài tả đồ vật: Mỗi đồ vật đều có những nét riêng về hình dáng, cấu tạo, màu sắc Đồ vật luôn gắn bó với đời sống sinh hoạt của con người, vì thế khi miêu tả cần phảI nói tới công dụng, lợi ích của đồ vật ấy, cũng như tình cảm của con người đối với đồ vật đó. Có như vậy, đồ vật hiện lên trong văn miêu tả mới sinh động, cụ thể.
 Lời văn trong bài văn miêu tả đồ vật cần có sức sống, sử dụng biện pháp so sánh, nhân hóa, các động từ, tính từ chỉ hoạt động và phẩm chất của con người để khiến đồ vật vô tri, vô giác cũng trở nên có những suy nghĩ và cử chỉ, tình cảm giống như con người.
 b. Kiểu bài tả con vật: Làm bài văn miêu tả con vật, cần chú ý tả hình dáng bên ngoài, thói quen, tính nết riêng biệt của con vật đó. Khi miêu tả hình dáng bên ngoài cần nhấn mạnh vào một số đặc điểm nổi bật nhất, dễ nhìn thấy nhất của con vật.
 Dùng từ tượng thanh để mô tả lại âm thanh nhằm mục đích khắc họa lại âm thanh đặc trưng của con vật được miêu tả. Nên dùng biện pháp tu từ nhân hóa, các từ ngữ chỉ màu sắc, phẩm chất, các động từ chỉ hoạt động mang đặc trưng giống loài để miêu tả con vật cho cụ thể và sinh động.
 c. Kiểu bài tả cây cối : Trong thế giới tự nhiên, có rất nhiều loại cây, nhưng đối tượng miêu tả trong phân môn tập làm văn ở tiểu học thường là những cây cho bóng mát, cây ăn quả, cây cho hương hoa đó là những cây mang lại lợi ích thiết thực rất gần gũi với lứa tuổi học trò. Vì vậy , khi miêu tả cần tập trung làm nổi bật lợi ích của cây đó là gì? Cần gắn tả cây với khung cảnh, cảnh vật xung quanh nó để tạo nên một bức tranh nhiều sắc màu sinh động, mà trong đó cây được miêu atr là vật trung tâm. Nên dùng biện pháp so sánh, các tính từ chỉ màu sắc, mức độ để diễn tả sát đúng.
 d. Kiểu bài tả phong cảnh: Đối tượng của kiểu bài văn tả phong cảnh là rất nhiều: Làng quê, cánh đồng lúa, con phố, đình chùa Cũng chính vì vậy, mỗi cảnh vật có những sắc thái riêng, đặc điểm riêng. Nên khi miêu tả cần lưu ý: Tả không gian, thời gian tạo nền chung cho cảnh vật cần miêu tả và cần kết hợp tả cảnh với tả người. Có như vậy, cảnh vật mới trở nên ấm áp, đượm tình người.
 Nên sử dụng các từ ngữ chỉ màu sắc, hình khối, đường nét, các từ ngữ chỉ không gian, trạng ngữ chỉ thời gian cần được sử dụng nhiều để phong cảnh được tả cụ thể hơn, tươI nguyên màu sắc cuộc sống.
 e. Kiểu bài tả người: Tả người cần lưu ý tả được hai mặt: Tả ngoại hình( tả hình dáng bên ngoài) và tả tính tình ( đời sống nội tâm) . Khi tả, phảI biết tập trung vào tả những đường nét ngoại hình tiêu biểu, những cá tính riêng biệt mà ít thấy hoặc không thấy ở người khác. Nừu miêu tả ngoại hình( dáng người, làn da, máI tóc, đI đứng  ) mà không miêu tả nội tâm( tháI độ, tư tưởng , suy nghĩ ) và hành động của người được miêu tả thì con người hiện lên trong bài văn sẽ trở nên đơn điệu, vô hồn, cứng nhắc. Vì vậy, cần đan xen giữa tả hình với tả tình để làm nổi rõ cuộc sống nội tâm, cuộc sống hoạt động của người được tả. 
 g. Kiểu bài tả cảnh sinh hoạt: Trọng tâm của bài văn tả cảnh sinh hoạt là nói tới hoạt động của con người, hoạt động của con người luôn gắn liền với thời gian và không gian. Vì vậy , khi tả cảnh sinh hoạt cần tả hoạt động của con người trong những thời gian và không gian cụ thể ; có như vậy bài văn mới phản ánh đúng đắn người thực, cảnh thực và mối quan hệ giữa người với người, giữa người với cảnh trong cuộc sống thường ngày.
 Cần sử dụng các loại động từ( động từ chỉ trạng tháI, động từ chỉ hoạt động), những tính từ có sức gợi tả, gợi cảm lớn trong khi miêu tả cho sinh động, giàu sắc tháI biểu cảm.
 6. Một số điểm cần lưu ý khi dạy- học văn miêu tả nói chung:
 a. Cần đảm bảo yêu cầu thực hành, lấy hthuwcj hành làm hoạt động chính của tiết học, lấy sự hình thành kỹ năng phân tích đề, lập dàn ý, dùng từ, đặt câu, dựng đoạn làm yêu cầu chính của tiết học. Thầy là người chủ đạo, trò là người chủ động học tập đẻ chiếm lĩnh kiến thức văn, rút ra kiến thức viết văn miêu tả.
 b. PhảI đảm bảo tính chân thực của bài văn miêu tả, tránh lối miêu tả theo điệu sáo. Làm sao bài văn học sinh viết ra bộc lộ được tình cảm, cảm xúc thực sự của các em qua vốn sống, trí tưởng tượng hồn nhiên, trong sáng của các em trước đối tượng được miêu tả.
 c. Bảo đảm tính thống nhất trong quá trình học các thể loại tập làm văn nói chung và trong văn miêu tả nói rienen. Cần có sự gắn kết liên tục đồng tâm giữa các tiết học văn miêu tả nhằm hình thành ở các em kỹ năng, năng lực viết văn mỗi ngày được nâng dần lên về chất.
 d. Trong cách viết văn miêu tả cần phảI chú ý là: ngôn ngữ trong bài văn bao giờ cũng giàu cảm xúc, giàu những rung động, những nhận xét tinh tế, dồi dào sức sáng tạo, nhằm mục đích thông báo thẫm mĩ. Giúp người đọc, qua văn miêu tả nhận thức đượcthực tế khách quan không phảI bằng con đường lí trí mà chủ yếu bằng những cảm xúc, những rung động mạnh mẽ của tâm hồn. Chính vì lẽ đó ngôn ngữ trong bài văn miêu tả cần được gọt giũa, trau chuốt cho trong về ý, sáng về lời, sinh động về cách diễn đạt. Tuy vậy, giáo dục luôn phảI đảm bảo tính vừa sức dựa trên thể chất, tâm lí, khả năng tri giác và vốn sống của trẻ. Trong quá trình giảng dạy phảI làm dấy lên trong lòng học sinh những rung động thẫm mĩ, tạo cho các em những rung động có giai điệu và khả năng tìm từ ngữ để thể hiện tâm trạng ấy.
 Để đạt được những điều nêu trên, trong dạy học mỗi người thầy giáo, cô giáo cần phảI đầu tư hơn nữa về phương pháp, biện pháp cho mỗi giờ học phân môn tập làm văn ( từng thể loại, từng kiểu bài cụ thể) để từng bước giúp các em nắm vững kiến thức, phát triển tâm hồn văn, chủ động trong giờ học: được nói lên những suy nghĩ của mình, nói đúng, nói hay, viết hay làm giàu thêm, đẹp thêm tiếng mẹ đẻ của mình. 

File đính kèm:

  • docSang_kien_kinh_ngiem.doc
Sáng Kiến Liên Quan