Sáng kiến kinh nghiệm Hoạt động nhóm và tổ chức trò chơi trong dạy học môn Ngữ văn THCS

Chúng ta biết rằng, sáng kiến kinh nghiệm là những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo mà người viết tích luỹ được trong thực tiễn công tác giảng dạy và giáo dục bằng những hoạt động cụ thể đã khắc phục được những khó khăn mà với những biện pháp thông thường không thể giải quyết được, góp phần nâng cao hiệu quả rõ rệt trong công tác giảng dạy của người giáo viên.

 Ngữ văn là một môn học có sự tích hợp nhiều nhất: Từ sự hợp lực của ba phân môn, từ kiến thức của các môn học khác, từ kiến thức trong cuộc sống xã hội, từ các tri thức kỹ năng, phương pháp giảng dạy, từ kinh nghiệm của thực tiễn.

Hơn thế nữa việc đổi mới phương pháp dạy và học phù hợp với xu thế phát triển của xã hội. Dạy học theo hướng “Tích cực hoá” lấy hoạt động học tập của học sinh làm trung tâm, vai trò của người thầy là người tổ chức – chủ đạo, học trò là người chủ động khám phá – lĩnh hội kiến thức.

 Vấn đề tích hợp là nội dung quan trọng không thể thiếu trong việc đổi mới thay sách, đổi mới phương pháp giảng dạy trong nhà trường hiện nay. Vì vậy đòi hỏi người dạy phải linh hoạt vận dụng nhiều biện pháp, thao tác, kỹ năng để giảng dạy tốt hơn. Song vấn đề tích hợp quá còn mới mẻ, còn khó khăn của giáo viên trong sự đổi mới phương pháp giảng dạy tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh nhằm nâng cao giáo dục toàn diện cho học sinh.

 Từ kết quả đạt được cũng như từ yêu cầu thực tiễn đó, tôi xin trình bày sáng kiến kinh nghiệm của mình để chia sẻ với đồng nghiệp, đặc biệt là những giáo viên đang trực tiếp giảng dạy bộ môn Ngữ văn ở trường THCS. Mong sao được sự tiếp nhận và áp dụng của các đồng nghiệp để cùng nâng cao chất lượng giáo dục học sinh cũng như để thực hiện tốt nhiệm vụ của năm học.

 

doc14 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 9798 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hoạt động nhóm và tổ chức trò chơi trong dạy học môn Ngữ văn THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 viên phải quan sát và theo dõi hoạt động, công việc cuả từng nhóm để tìm cách giải quyết hợp lý nhất. Trong quá trình quan sát các nhóm làm việc, người giáo viên phải phát hiện sai lầm (nếu có) của các nhóm, những sai lầm mang tính điển hình và chưa được sửa chữa để cuối phần hoạt động nhóm, giáo viên có nhận xét, góp ý. Ngoài những vấn đề mà các nhóm thảo luận, giáo viên cũng có thể đặt ra những câu hỏi bổ sung để phát huy tính tích cực, chủ động của nhóm.
 - Thực hiện trên bảng phụ -> Học sinh lên trình bày.
 - Thực hiện trên phiếu học tập -> Học sinh trình bày, giáo viên có thể thu phiếu học tập.
 - Thực hiện câu hỏi trong sách giáo khoa -> Học sinh trình bày ra giấy tự chuẩn bị.
 - Sau khi các nhóm đã trình bày kết quả, giáo viên phải nhắc lại các ý kiến mà các nhóm đã trình bày một lần nữa khẳng định lại ý kiến của nhóm để các nhóm khác cần bổ sung ý kiến hay không? Sau đó giáo viên mới tóm tắt, tổng hợp, liên kết các ý của từng nhóm theo thứ tự để nêu bật được nội dung của bài học.
 b, Đối với việc tổ chức trò chơi:
 * Chuẩn bị:
 - Giáo viên: Đọc và tìm hiểu nội dung bài học để lựa chọn trò chơi cho phù hợp với tiết dạy. Hướng dẫn thể lệ, cách thực hiện trò chơi (tuỳ thuộc vào từng trò chơi để đưa ra luật chơi).
 - Học sinh: Nắm chắc thể lệ trò chơi do giáo viên đưa ra để tuân thủ thực hiện một cách nghiêm ngặt và đúng quy tắc. Nếu là trò chơi mang tính chất tập thể thì đòi hỏi mỗi thành viên phải có tinh thần trách nhiệm và ý thức cao khi tham gia chơi.
3. Quá trình thử nghiệm:
 Tất cả những vấn đề tôi đã trình bày trên cũng chỉ là lý thuyết. Để thấy được kết quả cụ thể, bản thân tôi đã tiến hành thực hiện cụ thể nhiều tiết dạy có sử dụng “Phương pháp hoạt động nhóm và tổ chức trò chơi” ở khối 8 năm học 2009-2010, khối 9 năm học 2010-2011.
 a, Hoạt động nhóm:
 * Đặc điểm:
 Hoạt động nhóm giúp các học sinh có cơ hội trao đổi với nhau, tự khẳng định mình, cũng như là dịp để các em rèn luyện khả năng diễn đạt, trình bày trước tập thể. Thông qua hoạt động này, giúp các em mạnh dạn hơn.
 * Chuẩn bị:
 - Giáo viên cần định hướng và chọn ra nhóm trưởng của các nhóm, phân nhóm phù hợp với tình hình của lớp học, chuẩn bị những đồ dùng cần thiết để sử dụng cũng như phát cho học sinh thực hiện.
 - Học sinh chuẩn bị theo yêu cầu của giáo viên.
* Ví dụ:
 Ngữ văn 9 - Tiết 33: TRAU DỒI VỐN TỪ
 - Giáo viên cho học sinh thảo luận trong phần thực hiện các bài tập 7 và 8.
 - Giáo viên chia lớp thành 8 nhóm (mỗi tổ 2 nhóm).
 - Phát yêu cầu bài tập có ghi sẵn ra phiếu học tập cho học sinh. Tổ 1 và 2 làm bài tập 7; tổ 3 và 4 làm bài tập 8.
 - Học sinh nhận phiếu, tiến hành thảo luận và ghi kết quả ra phiếu học tập.
 - Nhóm trưởng điều hành nhóm của mình thực hiện tốt.
 - Giáo viên quan sát quá trình hoạt động của học sinh. Có sự nhắc nhở nếu cần thiết.
 - Sau khi các nhóm đã thực hiện xong, giáo viên cho một nhóm ở tổ 1, một nhóm ở tổ 2 lên bảng thi bằng cách ghi ra bảng các cách giải thích về nghĩa của các từ: Nhuận bút, thù lao; tay trắng, trắng tay; kiểm điểm, kiểm kê; lược khảo, lược thuật.
 Sau đó cho các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Giáo viên khuyến khích bằng cách ghi điểm cho từng cá nhân trong nhóm nếu trả lời tốt.
 Tương tự giáo viên cho tổ 3 và 4 lên trình bày bài tập 8.
 - Giáo viên nhận xét và chốt lại vấn đề.
 b, Trò chơi:
 b.1, Trò chơi điền bảng (kết hợp với hoạt động nhóm):
 * Đặc điểm: 
 Trò chơi này dùng trong những giờ ôn tập. Thay bằng việc cho học sinh lập bảng thống kê kiến thức bình thường, ta có thể làm thành những thẻ (tờ phiếu) kiến thức, sau đó phát cho nhóm và yêu cầu các nhóm học sinh dùng thẻ này để điền vào ô trống trên bảng thống kê. Mục tiêu cuối cùng là giúp học sinh thống kê được kiến thức. Cách này nhẹ nhàng mà huy động được sự tham gia của cả lớp.
 * Chuẩn bị:
 Giáo viên làm một bảng tổng kết trong đó chỉ có đề mục và các tiêu chí thống kê. Phần nội dung các ô trong bảng sẽ được chuyển thành các thẻ, các thẻ này phát cho các nhóm.
 * Ví dụ:
 Ngữ văn 8 –tập 1 – Tiết 38: ÔN TẬP TRUYỆN KÝ VIỆT NAM
 - Trong phần lập bảng thống kê các văn bản truyện ký Việt Nam, ta giữ lại các ô: Tên các tác phẩm, thứ tự, tác giả, tác phẩm, thể loại, năm sáng tác, phương thức biểu đạt, nội dung chủ yếu, đặc điểm nghệ thuật. Các ô nội dung khác bỏ trống để học sinh dán thẻ kiến thức.
TT
Tác phẩm, tác giả
T.loại
Năm ST
PTBĐ
Nội dung chủ yếu
Đặc sắc nghệ thuật
01
Tôi đi học
(Thanh Tịnh)
02
Trong Lòng Mẹ
(Nguyên Hồng)
03
Tức nước vỡ bờ
(Ngô tất Tố)
04
Lão Hạc (Nam Cao)
- Các nhóm học sinh nhận thẻ kiến thức và tiến hành trao đổi thảo luận để tìm và đưa ra những thẻ kiến thức phù hợp với các ô trống.
- Đại diện các nhóm học sinh lên trình bày và dán phiếu vào bảng tổng kết. Nhóm nào dán đúng thì tất cả thành viên sẽ được khen.
TT
Tác phẩm, tác giả
T.loại
Năm ST
PTBĐ
Nội dung chủ yếu
Đặc sắc nghệ thuật
01
Tôi đi học
(Thanh Tịnh)
Truyện ngắn
1941
Tự sự, trữ tình
Những kỷ niệm trong sáng về ngày đầu tiên đến trường.
Tự sự kết hợp với trữ tình; kể chuyện kết hợp miêu tả và biểu cảm, đánh giá; những hình ảnh so sánh mới mẻ và gợi cảm.
02
Trong Lòng Mẹ
(Nguyên Hồng)
Hồi ký (trích)
1940
Tự sự, trữ tình
Nỗi đau của chú bé mồ côi và tình yêu thương mẹ của chú bé.
Văn hồi ký chân thực, trữ tình thiết tha
03
Tức nước vỡ bờ
(Ngô tất Tố)
Tiểu thuyết (trích)
1939
Tự sự
Phê phán chế độ tàn ác bất nhân và ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn, sức sống tiềm tàng của người phụ nữ nông thôn.
Khắc hoạ nhân vật và miêu tả hiện thực một cách chân thực, sinh động.
04
Lão Hạc (Nam Cao)
Truyện ngắn (trích)
1943
Tự sự, trữ tình
Số phận bi thảm của người nông dân cùng khổ và nhân phẩm cao đẹp của họ.
Nhân vật được đào sâu tâm lý, cách kể chuyện tự nhiên, linh hoạt, vừa chân thực vừa đậm chất triết lý và trữ tình.
 b.2, Trò chơi: Đọc thơ (hoạt động cá nhân):
 * Đặc điểm:
Học sinh thường sợ đọc thuộc lòng các bài thơ hay đoạn thơ. Nhưng với trò chơi này sẽ giúp học sinh hứng thú hơn và thuộc thơ nhanh hơn. Hoạt động này nên sử dụng sau những tiết học xong bài thơ hặc ca dao.
 * Chuẩn bị:
 - Sau khi học xong bài thơ, giáo viên cho học sinh nhẩm lại bài thơ.
 - Học sinh nhẩm lại các câu thơ trong bài thơ vừa học xong.
 * Ví dụ:
Ngữ văn 9 – tập 2: Văn bản: VIẾNG LĂNG BÁC CỦA VIỄN PHƯƠNG
 - Sau khi học xong bài thơ này, giáo viên cho học sinh nhẩm lại và sau đó tiến hành thực hiện trò chơi.
 - Giáo viên đọc trước một câu: 
 “ Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác”.
 - Sau đó yêu cầu học sinh đọc câu thơ tiếp theo:
 “Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát”.
 - Học sinh vừa đọc xong thì có quyền chỉ định một bạn bất kỳ trong lớp đọc tiếp các câu còn lại của bài thơ .
 - Tương tự thực hiện cho đến khi hết bài thơ hoặc có yêu cầu dừng của giáo viên.
 - Bạn nào đọc sai sẽ làm một hoạt động do lớp hoặc giáo viên yêu cầu.
 b.3, trò chơi: Thuyết minh biểu tượng (hoạt động nhóm):
 * Đặc điểm: 
 Trò chơi này kích thích khả năng sáng tạo, trí tưởng tượng và khả năng diễn đạt của học sinh. Nó cũng đơn giản, thích hợp với nhiều giờ học tập làm văn. Mục đích chủ yếu của trò chơi này là kỹ năng làm văn, đặc biệt là đối với văn thuyết minh.
 * Cách tiến hành:
 - Giáo viên chia học sinh thành các nhóm (4-10 học sinh, trong đó nên có một số học sinh có năng khiếu về hội hoạ). 
 - Mỗi nhóm sẽ vẽ một bức tranh biểu tượng trong khoảng thời gian quy định sau đó thuyết minh ý nghĩa của nó.
 - Từng nhóm lên thuyết trình về biểu tượng của nhóm mình.
 - Các nhóm khác đặt câu hỏi phản biện với nhóm thuyết trình.
 - Giáo viên cần tìm ra một ban giám khảo: Giáo viên và một số học sinh trong lớp.
 -> lưu ý: Trò chơi này do học sinh thực hiện theo ý tưởng riêng của nhóm, cho nên ban giám khảo cần nhìn nhận và đánh giá cho phù hợp, không nên đánh giá theo ý kiến chủ quan. Với dạng trò chơi này thì cũng có thể áp dụng cho học sinh làm đồ vật sau đó thuyết trình.
 * Ví dụ:
 Ngữ văn 8 – tập một: Tiết 54: LUYỆN NÓI: THUYẾT MINH VỀ MỘT 
 THỨ ĐỒ DÙNG.
 - Giáo viên chia học sinh thành các nhóm và yêu cầu mỗi nhóm vẽ một đồ vật bất kỳ trong gia đình và giới thiệu về đồ vật đó.
 - Các nhóm sẽ vẽ đồ vật theo ý thích và thuyết trình về đặc điểm, công dụng của đồ vật đó trong gia đình.
 - Khi trình bày, giáo viên nên cho học sinh treo tranh lên và giới thiệu.
 b.4, Trò chơi: Ô chữ (hoạt động nhóm hoặc cá nhân):
 * Đặc điểm:
 Trò chơi này khá quen thuộc và đã được áp dụng nhiều nhưng nó lại được sự đón nhận rất nhiệt tình và hứng khởi của các em học sinh. Chính vì thế, nó mang lại hiệu quả cũng rất cao. Trò chơi này thích hợp với một giờ văn học hoặc tiếng Việt.
 *Chuẩn bị:
 - Giáo viên hoặc học sinh soạn ra một bảng ô chữ cùng các câu hỏi đi kèm tương ứng với kiến thức của các ô hàng ngang cần thực hiện. Từ gợi ý của các ô hàng ngang, học sinh dần dần tìm ra nội dung của ô hàng dọc – Đây là ô chính mà nội dung của nó có tầm quan trọng đối với bài học mà học sinh cần nắm chắc và ghi nhớ được.
 - Bảng ô chữ này có thể chuẩn bị từ bảng phụ. Để trò chơi mới lạ hơn, giáo viên yêu cầu học sinh tự làm hoặc có thể áp dụng công nghệ thông tin để tạo ra phần mềm trò chơi.
 * Ví dụ:
 Ngữ văn 9 – tập một: Bài : TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU 
 - Dạy xong bài này, giáo viên cho học sinh tham gia vào trò chơi. Giáo viên chia ra nhóm hoặc cá nhân.
 - Yêu cầu cầu của trò chơi: Học sinh nắm được những nội dung cơ bản về tác giả Nguyễn Du và tác phẩm truyện Kiều cũng như các nhân vật trong truyện. Đặc biệt, khi kết thúc trò chơi học sinh phải nắm được một trong hai giá trị lớn của Truyện kiều đó là “giá trị nhân đạo”.
 - Giáo viên treo bảng phụ và lần lượt nêu ra các câu hỏi cho các nhóm thực hiện, bắt đầu từ nhóm 1. Các nhóm có quyền lựa chọn ô hàng ngang. Nếu nhóm nào không trả lời được theo thời gian quy định thì phải nhường lượt cho nhóm khác tiếp tục trò chơi.
 - Nhóm nào tìm được kiến thức ở ô hàng ngang thì được cộng điểm, tìm được ô hàng dọc khi chưa giải hết ô hàng ngang sẽ là đội thắng cuộc.
 - Cụ thể: Bảng ô chữ, câu hỏi và đáp án như sau:
+ Bảng ô chữ:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
+ Câu hỏi:
Hàng ngang 1. Tác giả của “Truyện Kiều” là ai?
Hàng ngang 2. Thuý Kiều phải làm gì khi gia đình bị vu oan, cha bị bắt.
Hàng ngang 3. Từ Hải đã giúp Thuý Kiều làm gì?
Hàng ngang 4. Em gái của Thuý Kiều tên là gì?
Hàng ngang 5. Khi đi du xuân, Thuý Kiều đã gặp và phải lòng ai?
Hàng ngang 6. Ai là người đến mua Thuý Kiều?
Hàng ngang 7. Đây là quê hương của tác giả Nguyễn Du.
Hàng ngang 8. Nguyễn Du có tên hiệu là gì?
Hàng ngang 9. Năm 1965, Nguyễn Du được công nhận là:
Hàng ngang 10. Truyện Kiều được viết dựa trên tác phẩm nào?
Hàng ngang 11. Nguyễn Du được coi là:
Hàng ngang 12. Phần cuối trong phần tóm tắt của Truyện Kiều có tên là gì?
Hàng ngang 13. Truyện Kiều còn có tên gọi khác là gì?
+ Đáp án: 
1
N
G
U
Y
E
N
D
U
2
B
A
N
M
I
N
H
3
B
A
O
A
N
B
A
O
O
A
N
4
T
H
U
Y
V
A
N
5
K
I
M
T
R
O
N
G
6
M
A
G
I
A
M
S
I
N
H
7
H
A
T
I
N
H
8
T
H
A
N
H
H
I
E
N
9
D
A
N
H
N
H
A
N
V
A
N
H
O
A
10
K
I
M
V
A
N
K
I
E
U
T
R
U
Y
E
N
11
D
A
T
H
I
H
A
O
12
D
O
A
N
T
U
13
D
O
A
N
T
R
U
O
N
G
T
A
N
T
H
A
N
H
 4. Hiệu quả mới:
 Qua thời gian giảng day, đặc biệt là những tiết có sự vận dụng phương pháp hoạt động nhóm và và tổ chức trò chơi trong dạy học, tôi nhận thấy kết quả đạt được rất đáng khích lệ, cụ thể:
 a, Về phương pháp hoạt động nhóm:
 Như ông cha ta đã viết : “Một cây làm chẳng nên non
 Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”.
 Phương pháp hoạt động nhóm mà tôi áp dụng đã tạo ra một không khí hoạt động năng động và hữu ích cho các nhóm trong lớp học. Bởi lẽ, hoạt động theo nhóm có đặc điểm: dễ trao đổi, thông cảm, dễ thân thiện và dễ thống nhất ý kiến. Bên cạnh đó phương pháp hoạt động theo nhóm sẽ giúp tất cả các thành viên trong nhóm có cơ hội tham gia chia sẻ ý kiến, kinh nghiệm của mình với cả nhóm. Đồng thời, hoạt động theo nhóm cũng giúp cho từng cá nhân có tính kiên trì trong công việc theo đuổi mục đích, nâng cao khả năng tư duy, phê phán, bổ sung kiến thức nhờ học hỏi lẫn nhau, hình thành kỹ năng phát hiện vấn đề và nắm bắt thông tin, kỹ năng làm việc tập thể, kỹ năng thương lượng .v.v.
 b, Về việc sử dụng trò chơi:
 Qua quá trình áp dụng những trò chơi vào các tiết dạy học Ngữ văn ở THCS, tôi nhận thấy rằng: Trò chơi là một hoạt động bổ trợ cho việc dạy Ngữ văn. Hoạt động này thiên về chơi nên nó xoá đi sự nặng nề. Học sinh được tiếp nhận nhiều kiến thức, kỹ năng qua những hoạt động dễ dàng, gây hứng thú. Chính vì lẽ đó mà những học sinh đã được học qua những tiết dạy có áp dụng trò chơi không chỉ có cơ hội tìm hiểu, ôn tập kiến thức mà còn thể nghiệm hành vi, rèn luyện kỹ năng, sự tư duy, phản ứng nhanh. Các em được rèn khả năng quyết định lựa chọn các phương án đúng, cách giải quyết tình huống hợp lí. Đây là bài học thực tế trước khi học sinh rút ra kết luận, lý thuyết trừu tượng. Trò chơi cũng là biện pháp tăng cường sự phấn đấu tích cực trong từng cá nhân hoặc trong nhóm học sinh. Tổ chức trò chơi theo nhóm còn giúp tăng cường hoạt động làm việc nhóm, từ đó phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh.
 Như vậy so với thời điểm mà tôi chưa áp dụng phương pháp hoạt động nhóm và tổ chức trò chơi trong giảng dạy môn Ngữ văn, tôi nhận thấy rằng: Nếu như trước đây các em học sinh có khích khi đón nhận nó. Đó là kết quả mà tôi không thể mong đợi hơn. vẻ rất lo ngại mỗi khi đến tiết Ngữ văn thì bây giờ các em rất hồ hởi và phấn Bởi lẽ, từ sự thích thú, yêu mến môn học này đã giúp các em chăm chỉ học tập và kết quả học tập ngày càng tốt hơn. Cụ thể như trong năm học 2010-2011, kết quả xếp loại học lực môn Ngữ văn vào cuối năm của học sinh 3 lớp 9 : 9a1,9a3,9a4 trường THCS Nguyên Chí Thanh:
Tổng số
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
105
6
35
60
4
0
 So sánh với kết quả của học kì I, tôi nhận thấy rằng việc học tập của học sinh có sự tiến bộ rõ rệt. Nhiều em trước đây học còn trung bình hoặc yếu thì nay có sự tiến bộ rất nhiều. Kết quả này đã được nhà trường, đồng nghiệp cũng như các bậc phụ huynh học sinh ghi nhận và tỏ ra rất hài lòng.
III. BÀI HỌC KINH NGHIỆM.
1. Kinh nghiệm cụ thể:
 Hiện nay việc trình bày sáng kiến kinh nghiệm được phổ biến trong nhiều lĩnh vực , trong nhiều ngành nghề, trong nhiều cấp bậc khác nhau. Chính vì thế đã có rất nhiều sáng kiến kinh nghiệm ra đời để trao đổi kinh nghệm ở các khía cạnh đó. Với công tác hiện tại của mình là giảng dạy bộ môn Ngữ văn ở trường THCS nên tôi cũng thực hiện sáng kiến kinh nghiệm “ hoạt động nhóm và sử dụng trò chơi trong dạy học Ngữ văn THCS” và sáng kiến kinh nghiệm này thuộc vào kinh nghiệm “dạy và học”.
 2. Sử dụng sáng kiến kinh nghiệm:
 Những kinh nghiệm trong công tác giảng dạy mà tôi rút ra và trình bày thành sáng kiến kinh nghiệm này rất mong được đồng nghiệp tiếp nhận và vận dụng. Tuy nhiên do mỗi khối học, mỗi lớp học, mỗi giáo viên và mỗi học sinh không phải hoàn toàn như nhau cho nên để thực hiện và áp dụng được kinh nghiệm này vào công tác giảng dạy bộ môn Ngữ văn ở trường THCS, đòi hỏi các đồng nghiệp phải:
 - Tìm hiểu kỹ càng các tiết học để lựa chọn những tiết học nào có thể vận dụng.
 - Tổ chức được các hoạt động theo hướng tích cực, chủ động cho học sinh.
 - Khi hoạt động nhóm cần phân ra các nhóm sao cho phù hợp.
 - Sau khi hoạt động nhóm hoặc chơi trò chơi xong, giáo viên cần cho học sinh rút ra những kiến thức, kỹ năng cụ thể.
 - Vận dụng nhiều trò chơi để tránh hiện tượng lặp đi lặp lại, gây nhàm chán.
 - Không nên cho rằng việc thảo luận nhóm tất yếu sẽ xảy ra việc mất trật tự, vô bổ.
 - Cần xây dựng được nhóm trưởng và thư ký cho nhóm khi tham gia hoạt động nhóm hoặc tham gia nhóm trong trò chơi (vì nhóm trưởng có vai trò vô cùng quan trọng).
3. Kết luận và kiến nghị: 
 Với phương pháp “hoạt động nhóm và sử dụng trò chơi trong dạy học môn ngữ văn ở trường THCS” đã một phần gây hứng thú hơn trong tiết học ,học sinh đã có sự chuyển biến hơn tích cực giao lưu với thầy cô giáo hơn ,trong mỗi giờ học tất cả học sinh đều tham gia và muốn tham gia vào quy trình dạy – học,các em không còn thụ động ngồi nghe giáo viên giảng bài mà cảm thấy hứng thú hơn ,hăng say phát biểu bài hơn.Tuy nhiên đây chưa phải là phương pháp tối ưu nhất bởi vì cũng không phải tiết dạy văn nào chúng ta cũng áp dụng được các trò chơi một cách hiệu quả .Chính vì vậy khi dạy bất kì một tiết học nào chúng ta cũng cần kết hợp rất nhiều các phương pháp khác nhau để đạt hiệu quả cao trong quá trình giảng dạy của mình. 
 Phương pháp hoạt động nhóm thì chúng ta đã áp dụng từ rất lâu và ít nhiều đã đạt kết quả cao trong dạy học, còn hình thức sử dụng trò chơi khi giảng dạy môn ngữ văn thì có nhiều trò chơi đang còn khá mới mẻ đối với mỗi giáo viên văn .Mặc dù trong quá trình giảng dạy bản thân tôi cũng nhận thấy còn một số thiếu sót ,hạn chế khi áp dụng các hình thức trên .Bởi kinh nghiệm trên chỉ là kinh nghiệm chủ quan của cá nhân tôi và những kinh nghiệm đó bản thân tôi cũng chỉ mới áp dụng được chủ yếu là ở khối 8 và khối 9. Tuy nhiên tôi cũng xin được chia sẻ cùng các bạn đồng nghiệp mong góp một chút sức mình vào công tác đổi mới phương pháp dạy học văn trong nhà trường .Trong quá trình thể nghiệm và viết lý thuyết những kinh nghiệm này không tránh khỏi thiếu sót rất mong được sự góp ý, chỉnh sửa của lãnh đạo nhà trường cũng như của các đồng nghiệp.
 Qua việc chia sẻ một chút kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy của mình bản thân, tôi cũng rất mong được sự quan tâm,giúp đỡ của các cấp lãnh đạo:
*Về phía nhà trường:
 - Thường xuyên tổ chức học tập, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy lẫn nhau, nhất là phương pháp giảng dạy đổi mới theo tinh thần SGK mới.
 - Thay đổi hình thức họp chuyên môn không đơn thuần là dự giờ – góp ý, mà tổ chức hội thảo bằng chuyên đề cụ thể.
 - Cần đầu tư thêm tài liệu tham khảo về môn văn, sắp xếp để các em học sinh có điều kiện tham khảo, nghiên cứu. Áp dụng việc giảng dạy máy chiếu nhiều hơn để việc giảng dạy được thuận lợi hơn.
*Về phía lãnh đạo phòng giáo dục:
 - Tổ chức học tập nghiệp vụ về chuyên đề cụ thể tập trung theo nhóm trường hoặc cả huyện.
 - Tổ chức hội thi làm chuyên đề. Tổng kết khen thưởng kịp thời – Nhân mô hình để học tập.
 - Kịp thời trang bị đầy đủ thiết bị và đồ dùng dạy học, sách tham khảo có chất lượng cho các trường.
 - Quan tâm đến chế độ chính sách khi giáo viên có nguyện vọng học tập nâng cao nghiệp vụ.
Đắk Mil, ngày 25 tháng 4 năm 2012
Người thực hiện 
 Phạm Thị Duyệt
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nhóm các nghị quyết, chỉ thị:
- Luật Giáo dục tại Hội nghị TW 2 – Khoá VIII.
- Quyết định số 03/QĐ-BGD&ĐT ngày 24/01/2002 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo.
- Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chương trình THCS môn Ngữ văn, NXB Giáo dục, Hà Nội – 2002.
2. Nhóm sách:
- Phương pháp dạy học văn, Tủ sách CĐSP.
- Đổi mới phương pháp dạy học Văn THCS, Vụ Trung học phổ thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- L.X. Vưgôtxki, Trí tưởng tượng và sáng tạo ở lứa tuổi thiếu nhi, NXB phụ nữ.
- Phạm Công Sơn, Tự học bước đường đến thành công, NXB Văn hoá dân tộc.
- Sách học sinh và sách giáo viên Ngữ văn 8, Ngữ văn 9, NXB Giáo dục
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1
 1. Mục đích, yêu cầu
1
 2. Thực trạng ban đầu
1
 3. Giải pháp đã áp dụng
2
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
2
 1. Cơ sở lí luận
2
Giả thiết
2
a, Đối với hoạt động nhóm 
4
 b, Đối với việc tổ chức trò chơi
4
3. Quá trình thử nghiệm 
5
 a, Hoạt động nhóm
5
 b, Trò chơi
6
4. Hiệu quả mới
10
 a, Về phương pháp hoạt động nhóm
10
 b, Về việc sử dụng trò chơi
10
III. BÀI HỌC KINH NGHIỆM.
11
Kinh nghiệm cụ thể
11
 2. Sử dụng sáng kiến kinh nghiệm
11
 3. Kết luận và kiến nghị
12
TÀI LIỆU THAM KHẢO
13
 Phòng GD & ĐT Đăk Mil Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
 Trường THCS Nguyễn Chí Thanh Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 --------–&—--------- ---------–&—---------
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 ĐỀ TÀI:
HOẠT ĐỘNG NHÓM VÀ TỔ CHỨC TRÒ CHƠI
TRONG DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN Ở THCS
.	
NGƯỜI THỰC HIỆN : PHẠM THỊ DUYỆT
ĐƠN VỊ :TRƯỜNG THCS NGUYỄN CHÍ THANH
NĂM HỌC : 2011 - 2012

File đính kèm:

  • docSKKN thi truong.doc
Sáng Kiến Liên Quan