Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học phát huy tính tích cực của học sinh môn Ngữ văn THCS

Cách mạng tháng tám năm 1945 thành công đă mở ra một kỷ nguyên mới , kỷ nguyên độc lập , tự do cho dân tộc ta . Nhân dân Việt Nam đã thực sự làm chủ vận mệnh của mình . Văn học cũng khép lại một chặng đường . Nền văn học cách mạng được khai sinh và phát triển theo các giai đoạn :

 Giai đoạn 1945 – 1954 với hai đặc điểm chính .:Văn học hướng hẳn vào đời sống cách mạng và kháng chiến .

 Giai đoạn 1954 – 1975 hướng vào hai nội dung lớn : Xây dựng chủ nghĩa xã hội và cuộc kháng chiến chống Mỹ thống nhất đất nước .

 Giai đoạn 1975 trở lại đây : Văn học chuyển sang thời kỳ mới , đặc biệt là bước chuyển mạnh mẽ cuối những năm 80 của thế kỷ XX . Nhìn chung văn học phát triển phong phú , sôi nổi , chân thực hơn với cuộc sống .

 Tựu chung lại : Văn học Việt Nam thời kỳ sau 1945 qua một số tác phẩm đã ghi lại được những hình ảnh tiêu biểu của một thời kỳ lịch sử đầy gian lao , hi sinh nhưng cũng hết sức anh hùng vẻ vang với nhiiều chiến công vĩ đại của dân tộc . Bằng những hình tượng cao đẹp về con người , về đất nước , đặc biệt là về thế hệ thanh niên Việt Nam với những phẩm chất tốt đẹp trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp , chống Mỹ và trong cuộc xây dựng chủ nghĩa xa hội ngày hôm nay.

 

doc18 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 2954 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học phát huy tính tích cực của học sinh môn Ngữ văn THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g cánh đồng bát ngát phì nhiêu :
	“ Bàn tay ta làm nên tất cả 
	 Có sức người sỏi đá cũng thành cơm “
	( Bài ca vỡ đất – Hoàng Trung Thông )
	Như vậy trong giai đoạn này (1946 – 1954 ) , hình ảnh người thanh niên hiện lên với hai chân dung , hai hình tượng hết sức đẹp đẽ . Họ vừa tay súng trên chiến trường , vừa là tay búa , tay liềm trên các công trường , trên nhữngc thửa ruộng . Những con người sôi nổi nhiệt tình , họ ra đi với niềm tin sắt đá không thể chuyển lay và để lại sau lưng là những bờ tre , ruộng lúa , giếng nước gốc đa , những xóm làng gần gũi thân quen , những người thân chứa chan bao niềm tin chiến thắng Gian khổ hành quân suốt những tháng năm dài không nghỉ , nhưng họ vẫn giữ cho mình vẻ đẹp giản dị , sáng trong .
	Thế hệ thanh niên đó là những người mặc áo lính , không hẹn gặp nhau , nhưng vì “ Không có gì quý hơn độc lập ,tự do “ để rồi gặp nhau thành tình đồng chí . Tình đồng chí , đồng đội đã được xây dựng ,vun đắp , nảy nở từ trong khó khăn gian khổ , thiếu thốn ...Họ – những người lính có tâm hồn mộc mạc , chân thành nhưng rất đáng yêu .
	“ Quê hương anh nước mặn đồng chua 
	Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá 
	Tôi với anh đôi người xa lạ 
	Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau 
	Súng bên súng , đầu sát bên đầu 
	Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ .
	Đồng chí ! “ 
	( Đồng chí – Chính Hữu ),.
	Họ là những thanh niên từ khắp các nẻo đường của Tổ quốc theo tiếng gọi thiêng liêng đã tự nguyện lên đường chiến đấu . Thử hỏi rằng có cuộc chiến đấu nào không khó khăn , gian khổ , không ăn đói , mặc rét , không hứng gió chịu sương , gian lao lắm , cực khổ lắm , nhưng trong lòng lại ấm áp keo sơn .Hai tiếng “ Đồng chí “ mới lắng đọng và chân thành làm sao !
	“ Đêm nay rừng hoang sương muối 
	Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới 
	Đầu súng trăng treo “
	( Đồng chí – Chính Hữu ).
	Nhà thơ Chính Hữu đã gạt hái được nhiều thành công trong ý tưởng xây dựng hình ảnh thơ về người lính . Trong bài thơ “ Đồng chí “ hình ảnh hai người lính đứng bên nhau với tư thế sẵn sàng , hiên ngang , không quản ngại gió sương đứng chờ giặc dưới chiến hào . “ Đầu súng trăng treo “ là hình ảnh thơ hết sức lãng mạn . Mũi súng hướng lên bầu trời đêm , thể hiện cho khung cảnh chiến tranh được nhà thơ nhân hoá tưởng tượng như một mảnh trăng dịu hiền treo ngay đầu ngọn súng . Mảnh trăng đó phải chăng là biểu tượng cho sự thanh bình , sự yên vui, lý tưởng sống chiến đấu và lý tưởng cách mạng .
	Đã là chân lí thì không bao giờ thay đổi , không bao giờ lãng quên . Trong baì thơ “Hoan hô chiến sỹ Điện Biên “ đã thể hiện rõ phẩm chất và ý chí của thế hệ thanh niên trong kháng chiến chống Pháp . Vì độc lập ,tự do của tổ quốc ,vì giang san đất nước mà chiến đấu hy sinh quên mình , bất cả nam hay nữ , những chàng trai hay cô gái Họ đang cùng nhau cân sức cân tài thi đua , nô nức hát hò trên chiến trường , cho dù đạn bom , máu chảy thịt nát , xương tan .
	“ Dốc Pha - đin chị gánh anh thồ 
	Đèo Lũng lô anh hò chị hát 
	Dù bom đạn , xương tan , thịt nát 
	Không sờn lòng , không tiếc tuổi xanh “.
	Chín năm trường kỳ kháng chiến đầy gian khổ , diễn tả sao hết được nỗi nguy nan , thiếu thốn :
	“ Năm mươi sáu ngày đêm , khoét nuí ngủ hầm 
	Mưa dầm cơm vắt 
	Máu trộn bùn non “.
	Thế mà vẫn 
	“ Gan không núng 
	Chí không mòn “
	Và sự hy sinh của họ làm ta xúc động , khâm phục biết nhường nào :
	“ Những đồng chí thân chọn làm giá súng 
	Đầu bịt lỗ châu mai 
	Băng mình qua núi thép gai 
	Aò ào vũ bão 
	Những đồng chí chèn lưng cứu pháo 
	Nát thân nhắm mắt còn ôm 
	Những bàn tay xẻ núi lăn bom 
	Nhất định mở đường cho xe ta lên chiến trường tiếp viện “
	Công lao của các anh , các chi , sự hy sinh của hhững nam nữ thanh niên đồng sức đồng lòng đã không uổng , không phí họ đã làm lên lịch sử :
“ Chín năm làm một Điện Biên 
	Nên vành hoa đỏ nên thiên sử vàng “
	Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 nổi tiếng năm châu , chấn động địa cầu , là tiếng chuông báo điểm giờ tận số của tên đế quốc hùng mạnh nhất đi xâm lược vùng Đông Nam Châu á . Bằng truyền nthống yêu nước nồng nàn ,bằng sức mạnh quật khởi , quân dân ta đã lật đổ được ách đô hộ của thực dân Pháp trên đất nước ta . Miền Bắc hoàn toàn giải phóng bắt tay ngay vào thờ kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội , làm hậu phương vững chắc cho miền Nam đấu tranh thống nhất nước nhà .
	Từ 1955 – 1975 , miền Bắc nước ta xây dựng chủ nghiã xã hội , làm hậu phương vững chắc cho miền nam chống Mỹ . Văn học cũng đi vào ca ngợi nnhững con người lao động và công cuộc xây dựng đời sống mới .Lần đầu tiên trong lịch sử văn học dân tộc , những con người kháng chiến ( chủ yếu là thế hệ thanh niên kháng chiến ) xuất hiện với tư thế làm chủ . Họ tiếp tục xây dựng đất nước và cầm súng chống quân thù .
	Trong cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc ( 1955 – 1975 ) đội ngũ của thế hệ thanh niên Việt nam trong thời đại mới ra sức “ Dời non lấp bể “ xây dựng và cống hiến cho nước nhà .
	Ta quên sao được hình ảnh nhân vật Nhẫn trong tác phẩm “ Cỏ non “ của Hồ Phương . Anh không quản ngại phong ba bão tác , chăm lo cho đàn gia súc của mình . Anh yêu thương đàn bò như người bạn , hiểu được tính nết của từng con một . Chính công việc của Nhẫn đã tô nên vẻ đẹp về người thanh niên hăng say lao động , chăm lo cuộc sống ,hướng về một đất nước hạnh phúc , giầu mạnh , ấm no .
	Hình ảnh những con người mới đang xây dựng chế độ mới , hộ không chỉ dừng lại ở đó mà đẹp đẽ hơn là họ có nhận thức mới , có niềm lac quan mới .Điều này được thể hiện rất rõ trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá “ của Huy Cận .
	“ Mặt trời xuống biển như hòn lửa 
	Sóng đã cài then , đêm sập cửa 
	Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi 
	Câu hát căng buồm cùng gió khơi “
	Chỉ với bốn câu thơ mà như thể hiện ra trước mát chúng ta một không gian khoáng đạt , cảnh vật bao la , hùng vĩ gợi lên sự vô cùng , vô tận của biển trời . Sự ra đi của đoàn thuyền đánh cá tương phản với cảnh nghỉ ngơi của của thiên nhiên ,con người làm việc hăng say ngày đêm không nghỉ . Chất lãng mạng bao chùm lên cả bức tranh lao động cả con thuyền đánh cá , biến công việc nạng nhọc thành niềm vui ,lòng yêu đời chứa chan . Họ vừa làm vừa cất lên những lời ca tiếng hát với niền tự hào , tự tin và tình yêu lao động mãnh liệt.
	“ Ta hát bài ca gọi cá vào 
	Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao 
	Biển cho ta cá như lòng mẹ 
	Nuôi lớn đời ta tự tuổi nào “
	Không gian và thời gian rất mênh mông , con người như chơi vơi trong cõi hư vô , nhưng lòng người lại rộn ràng , xao xuyến . Tất cả đều cất lên lời ca tiếng hát yêu đời .Họ hát cho những đàn cá nối tiếp nhau dệt nên những lưới cá trĩu nặng để trong lòng họ ngập tràn niềm vui Mọi người hân hoan về với khoang thuyền đầy áp cá . Đó chính là thành quả lao động của một đêm vất vả bằng chính bàn tay lao động của mình .Nó tạo cho những con người mới niềm vui phấn khởi , niềm hăng say tin tưởng vào chế độ mới . Niềm tin vào ngày mai đã thấm nhuần trong tư tưởng của họ và không có gì ngăn cản được hành trình ra khơi đối chọi với sóng to gió lớn , với biển cả bao la để làm nên :
	‘ Mắt cá huy hoàng muôn dăm phơi “ 	
	Vẫn bình dị vẫn sáng trong , thế hệ thanh niên Việt Nam thời đại mới sẵn sàng hy sinh âm thầm lặng lẽ chịu đựng khó khăn gian khổ . Họ là những người dốc lòng vì mọi người đi bất cứ đâu , làm bất cứ gì khi Tổ quốc cần “ Lặng lẽ Sa pa “ của Nguyễn Thành Long hiện lên chân dung anh thanh niên bền gan vững chí cho dù anh sống trong điều kiện sinh hoạt khó khăn thiếu thốn nơi núi rừng Sa pa hẻo lánh , heo hút . Anh chỉ mong sao làm tốt công tác khí tượng thuỷ văn để thông báo cho mọi người biết tình hình thời tiết , khí hậu diễn ra trong từng ngày , từng giờ . Cả năm anh không được dời chân ra khỏi trạm , chỉ một mình với đỉnh núi cheo leo , nhưng tâm hồn anh rất lạc quan yêu đời bởi anh nghĩ mình là vì mọi người . Anh khiêm tốn mong trờ đón nhậ những tấm lòng và tình cảm của mọi người dưới xuôi . khi ông hoạ sĩ xin vẽ bức chân dung về mình anh đã từ chối và chỉ coi mình chỉ là một trong những người góp phần xây dựng đất nước . anh khẳng định rằng còn có nhiều người đang vất vả hơn anh . Lòng khiêm tốn và sự hy sinh lặng lẽ của người tanh niên càng làm cho ta thêm khâm phục , thêm yêu thương với tất cả lòng mình . Anh không đòi hỏi , không kêu ca hay có biểu hiện gì về cuộc sống vất vả . Anh còn hứa với lòng mình phải cố gắng nhiều hơn .
	Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ ở mọi miền đất nước , nền văn học giai đoạn 1955- 1975 còn nêu cao lòng yêu nước ,chủ nghĩa anh hùng và ý chí quyết thắng .
	Những chiến công cứ nối tiếp chiến công , những tư thế hiên ngang , dũng cảm đã điểm mốc son lịch sử của nước nhà thêm oai hùng , chói lọi bằng sự ngạo nghễ có chút ngang tàng của người chiến sĩ lái xe Trường Sơn , coi thường gian khổ , hiểm nguy được thể hiện trong bài thơ “ bài thơ về tiểu đội xe không kích “ của Phạm Tiến Duật . Hình ảnh thế hệ thanh niên Việt Nam thật trẻ trung , hiên ngang , dũng cảm , lạc quan vào niềm tin tất thắng .
	“ Không có kính không phải vì xe không có kính 
	Bom giật , bom rung kính vỡ đi rồi 
	Ung dung buông lái ta ngồi 
	Nhìn đất , nhìn trời , nhìn thẳng 
	Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng 
	Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim 
	Thấy sao ntrời và đột ngột cánh chim 
	Như sa , như ùa vào buồng lái .
	Không có kính , ừ thì có bụi
	Bụi phun tóc trắng như người già
	Chưa cần sửa , phì phèo châm điếu thuốc 
	Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha “
Ơ đây hình ảnh ngưồi lái xe trên tuyến đường Trường Sơn rất khác lạ so với hình ảnh chiến sĩ trong kháng chiến chống Pháp : trẻ trung , sôi nổi , say sưa , lạc quan yêu đời , bất chấp khó khăn , nguy hiểm chiến đấu vì miền Nam ruột thịt .Nhưng họ vẫn kế thừa và phát huy phẩm chất tốt đẹp xưa : Giản dị , chân chất gần gũi , tư thế hiên ngang , hi sinh vì sự nghiệp lớn lao của dân tộc . Trong bài thơ này , bánh xe của hộ vẫn băng trên những con đường đầy máu lửa , chông gai .Xe thì không có mui , thùng xe bị xước , kính vỡ không đèn nhưng vẫn chạy bởi miền Nam ở phía trước , và cuối cùng đi đến khẳng định “ Chỉ cần trong xe có một trái tim “ . Đó là một trái tim nồng hậu , biết yêu thương vượt qua tất cả trở ngại chiến tranh với niềm tin lạc quan tin tưởng . Họ đã chiến đấu quên mình , đặc biệt sự hy sinh không làm họ nhụt chí mà lòng căm phẫn đã bùng cháy trong tất cả những btâm hồn đang tiếp bước những người đã khuất .
	Trong những lớp thanh liên đó còn có sự hy sinh của những nữ thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn đổ máu , các cô gái đã ra đi trong sự nhớ thương , tiếc nuối của người ở lại :
	“ Em năm dưới đất sâu 
	Như khoảng trời đẵ nằm im trong đất 
	Đêm đêm tâm hồn em vẫn toả sáng 
	Những vì sao toả sáng lung linh
	Có phải thịt da em mềm mại trắng trong 
	Đã háo thành những vầng mây trắng 
	Và ban ngày khoảng trời ngậm nắng 
	Đi qua khoảng trời em 
	Vầng dương thao thức .
	Hỡi mặt trời hay chính trái tim em trong ngực soi cho tôi
	Ngày hôm nay tiếp bước quãng đường dài “ 	
	(“ khoảng trời- Hố bom “ – Lâm Thị Mỹ Dạ )
	“ Cái chết em xanh khoảng trời con gái “ . Những cô gái trẻ ngã xuống hoá thân mình vào đất nước , quê hương , vào những dồng sông và cánh đồng bát ngát , các cô sẽ sống mãi trong sự vĩnh hằng của đất trời , của hoa lá cỏ cây và đặ biệt trong những người đang sống và tiếp tục chiến đấu .
	Trong truyện ngắn “ Những ngôi sao xa xôi “ của Lê Minh Khuê, cuộc sống chiến đấu của tổ trinh sát mặt đường , trên con đường chiến lược Trường Sơn thời đánh Mỹ được tái hiện một cách rõ ràng cụ thể . Tổ trinh sát ấy gồm ba cô thanh niên xung phong: Phương Định , chị Thao và Nho . Họ ở trong hang đá dưới chân một cao điểm , ở đó máy bay giặc Mỹ đánh phá dữ dội . Công việc của họ vô cùng gian khổ hiểm nguy , khi có bom nổ thì chạy lên đo khối lượng đất đá lấp vào hố bom , đếm bom chưa nổ và phá bom .Họ bị bom vùi luôn . Thần chết ” lẩn trong ruột những quả bom “. Thần kinh căng như chão . Trong lúc đơn vị thanh niên xung phong thường“ ra đường vào lúc mặt trời lặn , và làm việc có khi suốt ngày đêm “ thì tổ trinh sát lại “chạy trên cao điểm cả ban ngày “ dưới cái nóng trên ba mươi độ . Từ cao điểm trở về hang , cô nào cũng chỉ thấy “ hai con mắt lấp lánh hàm răng loá lên “ , khi cười khuân mặt thì lem luốc “ . Cả ba cô cô nào cũng đáng mến và đáng cảm phục . Truyện “ Những ngôi sao sao xa xôi “ của Lê Minh Khuê đã làm sống lại trong lòng ta hình ảnh tuyệt đẹp và những chiến công phi thường của tổ trinh sát mặt đường , của Phương Định , chị Thao , Nho . của hàng ngàn , hàng vạn cô thanh niên xung phong thời chống Mỹ .Chiến công thầm lặng của hộ mãi mãi là bài ca anh hùng chiến tranh đã đi qua , sau hơn ba thập kỷ đọc truyện “ Những ngôi sao xa xôi” ta như được sống lại những năm tháng hào hùng của đất nước .Những Phương Định , Thao , Nho gần xa vẫn toả sáng trong tâm hồn chúng ta với bao ngưỡng mộ .
	Giai đoạn từ sau 1975 , văn học phát triển phong phú , sôi nổi , sát thực hơn với cuộc sống , thế hệ trẻ thanh niên Việt Nam của thời đại mới hoà đồng trong tổng lực của dân tộc “ Đánh cho Mỹ cút , đánh cho nguỵ nhào “ .
	Khi tiếng súng không còn vang dội , không còn không khí máu lửa chiến tranh , anh lính lại quay lại với cuộc sống xây dựng , tô điểm cho đất nước ngày càng vững mạnh đi lên . Các thế hệ thanh niên lại tiếp tục sứ mệnh của mình , vừa hàn gắn vết thương chiến tranh , vừa khôi phục kinh tế và xây dựng đất nước .Cuộc sống ngày càng no ấm , mạnh giàu , nào là ánh điện sáng tưng bừng , nào là cửa gương bóng loáng trong những ngôi nhà cao tầng sầm uất nguy nga Thế nhưng cuộc sống đó có làm phai mờ nhưng năm tháng đau thương , liệu làm cho con người quên hết những gian lao khổ cực thời chiến tranh ? Bằng hình ảnh ánh trăng dịu hiền , nhà thơ Nguyễn Duy như nhắc nhở chúng ta đừng bao giờ lãng quên những khổ đau mất mát mà người đi trước phải gánh chịu . Người lính xưa kia trẻ chung là thế , dũng cảm là thế đến nay tuy hoà bình lập lại vâvx không hề nao núng trước thử thách thời gian . ánh trăng tròn vằng vặc kia vẫn toả sáng lung linh , vẫn bát ngát tràn ngập trước không gian bao la :
	“ Ngửa mặt lên nhìn mặt 
	Có cái gì rưng rưng
	Như là đồng , là bể
	Như là sông , là rừng “
	( “ ánh trăng “ – Nguyễn Duy)
	Trăng vẫn dịu dàng như xưa , vẫn thuỷ chung như tấm lòng của người lính đôíi với quê hương , đất nước . Vầng trăng vẫn là “ vầng trăng tri kỷ – vầng trăng tình nghĩa “ . Trăng không hề đòi hỏi điều gì cao xa quý phái mà vẫn chân chất dịu hiền đáng yêu .
	Vẫn họ , những ngươpì “ ở hai đầu nỗi nhớ “ nhưng bàn tay “ Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước – Mà lòng phơi phới dậy tương lai “ Họ lại lao vào công cuộc xây dựng đất nước . Họ btin vào chế độ mới , chế độ tràn đầy hạnh phúc và những điều mới lạ . lòng yêu quê hương đất nước được thể hiện bằng những hoạt động thực tiễn ngoài đời . Họ đã cất lên tiếng nói cá nhân mà như nhà thơ Thanh Hải đã khẳng định trong bài thơ “ mùa xuân nho nhỏ “
	“ Một mùa xuân nho nhỏ 
	Lặng lẽ dâng cho đời 
	Dù là tuổi hai mươi 
	Dù là khi tóc bạc “
	Đất nước thanh bình mùa xuân cuĩng tràn đầy sức sống , trăm hoa đua nở cũng khoe sắc khoe hương làm cho đất trời Việt Nam thêm tươi đẹp , hùng vĩ , vang lên những lời ca tiếng hát ngọt ngào , thân ái và chan chứa niềm vui . Con người cảnh vật đều sao xuyến rộn ràng .
	“ Mùa xuân người cầm súng 
	Lộc giắt đầy quanh lưng 
	Mùa xuân người ra đồng 
	Lộc trải dài lương mạ 
	Tất cả như hối hả 
	Tất cả như xôn xao “
	Như vậy từ sau cách mạng tháng tám thành công , thế hệ thanh niên Việt Nam của thời đại mới tiếp nôpí truyền thống quý báu của dân tộc , tiếp bước cha anh , tiến lên làm chủ đất nước , tiếp tục tay súng , tay niềm , tạo niềm cảm hứng cho các nhà văn , nhà thơ .Qua những tác phẩm văn học thời kỳ này , hình ảnh nam nữ thanh niên đã hiện lên ngời sáng như những ngôi sao trên nền trời dân tộc Việt Nam.Họ rất mộc mạc, giản dị , dễ gần nhưng lại cao cả và bất khuất , vô biên . Sức mạnh của họ không gì đo đếm được , đúng như lời Hồ Chủ Tịch đã khẳng định :
	“ Đâu cần thanh niên có 
	Đâu khó có thanh niên “
	Và chắc chắn rằng , hình ảnh của họ vẫ sống mãi tgrong lòng chúng ta với sự chân trọng “ yuêu thưpơng hôm nay và cả mai sau “ Họ là Nguyễn Văn Thạc , Đặng Thuỳ trâm hay ai đó trong cuộc sống hôm nay và tự vấn :
	“ Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta 
	Mà cần hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay “
	IV: Quá trình áp dụng 
	Đối với giáo viên trong tổ : Trình bày chuyên đề trước tổ , lấy ý kiến đóng góp thảo luận , sau đó chỉnh sửa , bổ xung cho hợp lí trên cơ sở nắm chắc vấn đề . Từ đó triển khai áp dụng rộng rãi cho giáo viên Ngữ văn trong tổ .
	Trong qú trình giảng dạy , đặc biệt là trong bồi dưỡng chuyên đề cho học sinh giỏi văn lóp 9 , tôi áp dụng dạy theo các bước sau :
	Cho học sinh liệt kê các tác phẩm có chung một nội dung như chuyên đề .
	Hình thành các ý lớn để xâu chuỗi kiến thức , dùng dẫn chứng thơ văn để minh hoạ .
	Phân tích bằng lí lẽ của bản thân để làm nổi bật chuyên đề .
	Nhận bài làm của học sinh để chấm , đánh giá rút kinh nghiệm .
	V: Kết quả .
	Sau khi học song chuyên đề , học sinh lớp 9 được bồi dưỡng và hiểu sâu sắc về phẩm chất tốt đẹp và hình ảnh thế hệ thanh niên Việt Nam trong thời đại mới .
	Học sinh thành thạo trong việc liên kết các tác phẩm tiêu biểu theo trình tự lô gíc hợp lí của một dàn ý chi tiết , viết được bài theo một dàn ý chi tiết trong một thời gian cho phép một đè thi .
	Tự học sinh liên hệ , phát hiện , đánh giá gương banh hùng trong các thời kỳ lịch sử đẻ làm phong phú kiến thức của bản thân .
	Học sinh biết sưu tầm và kể lại hình ảnh thế hệ thnah niên trong giai đoạn mới ở địa bphương , trong sách báo , trong các phương tiện thông tin đại chúng , nghe nhìn , truyền thông 
	Học sinh làm bài đạt kết quả từ trung bbình trở lên đạt 90% , số còn lại gần cập với yêu cầu . Các em đều có hứng thú khám phá vẻ đẹp và chiều sâu của văn chương . Noi gương các thế hệ đi trước , tham gia tích cực vào các hoạt động của trường ,lớp và ngoài xã hội 
	Giáo viên trong tổ Văn , sử , ngoại ngữ của nhà trường đều nhất trí cho rằng chuyên đề này sát thực với chương trình Ngữ văn của THCS , đặc biệt là công tác bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi Ngữ văn 9 .
	Phát huy được sức trẻ được sức trẻ cả đội ngũ giáo viên trong tổ 
	Phần III: Kết luận 
	Với chuyên đề này , bước đầu giúp các em học sinh hình thành được những kiến thức cơ bản : Sơ lược về lịch sử văn học lịch sử văn học Việt Nam thời kỳ từ sau cách mạng tháng tám năm 1945 . Học sinh có cái nhìn bao quát và ghệ thống lại các tác phẩm đã học trong phần văn học Việt Nam từ sau năm 1945 đến nay ở các lớp 6,7,8,9.Chuyên đề này còn giúp học sinh , ngoài những tác phẩm đã học trong chương trình THCS , các em có thể tham khảo và mở rộng thêm , huy động vốn tích luỹ của mình về văn học để kiến thức của các em thêm phong phú và hấp dẫn .
	Đối với giáo viên , chuyên đề được xem như tư liệu cơ bản của mỗi người và coi nnhư chuyêb đè của bản thân mình để tiếp tục nghiên cưú , đánh giá , đóng gopớ ý kiến , hoàn chỉnh chuyên đề 
	Mặc dù bản thân đã cố gắng nghiên cứu , tìm tòi xong chuyên đề cuả tôi khó có thể tránh được những thiếu sót . Rất mong được sự quan tâm , đóng góp củo các đồng chí , đồng nghiệp để bản thân rút ra được những kinh nghiệm trong công tác giảng dạy và trong việc nghiên đề tài được tốt hơn , để chuyên đề này hoàn thiện và có giá trị thực tiễn hơn .
	Tôi xin chân thành cảm ơn !
	Gia khánh , ngày 9 tháng 5 năm 2007
	Người thực hiện 
	Cao Thị Hằng Nga
Tài liệu tham khảo :
	1/ Giáo trình Văn học Việt Nam trong thời đại mới – Nhà xuất bản Giáo dục .
	2/ 105 bài văn hay THCS – Tạ Đức Hiền – Nhà xuất bản Giáo dục .
	3/ Giảng văn văn học Việt Nam – Nhà xuất bản Giáo dục
	4/ Bồi dưỡng văn năng khiếu THCS – Nguyễn Đăng mạnh – Nhà xuất bản Giáo dục 
	5/ Để học tốt Ngữ văn 6,7,8,9 hiện hành .
	6/ Sách giáo khoa , sách giáo viên Ngữ văn THCS hiện hành
	7/ Tư liệu , sáng kliến klinh nghiệm của đồng nghiệp và của bản thân
	Đánh giá của hội đồng khoa học của nhà trường 
	I : Chấm điểm.
	Phần I:..điểm
	Phần II:..điểm
	Phần III:..điểm
	Tổng điểm :điểm
	II: Xếp loại :
	Đạt loại:
	Gia Khánh, ngày tháng năm 2007
	PCT – HĐKH

File đính kèm:

  • docSang_kien_kinh_nghiem_lop_6.doc
Sáng Kiến Liên Quan