Sáng kiến kinh nghiệm Công nghệ thông tin hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy học

Những thành tựu mới của khoa học và công nghệ nửa cuối thế kỉ XX và đầu thế kỉ XXI đang làm thay đổi hình thức và nội dung các hoạt động kinh tế văn hoá và xã hội của loài người. Một số quốc gia phát triển dã bắt đầu chuyển dần từ văn minh công nghiệp sang văn minh thông tin. Các quốc gia đang phát triển tích cực áp dụng những tiến bộ mới của khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin (CNTT),để phát triển và hộ nhập.

Đối với giáo dục và đào tạo, CNTT có tác động mạnh mẽ, làm thay đổi nội dung, phương pháp, phương thức dạy học. CNTT là phương tiện để tiến tới một “xã hội học tập”. Mặt khác, giáo dục và đào tạo đóng vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát triển CNTT thông qua việc cung cấp nhuồn nhân lựccho CNTT. Bộ GD - ĐT cũng đã yêu cầu : “ Đẩy mạnh ứng dụng CNTTtrong giáo dục và đào tạo ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành học theo hướng sử dụng CNTT như là một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập ở tất cả các môn học ” (Trích Chỉ thị số 29/2001/CT-BGD&ĐT ngày 30/7/2001 của Bộ Trưởng Bộ GD-ĐT về việc tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục giai đoạn 2001-2005).

Thực hiện tinh thần chỉ đạo nới trên của Bộ GD - ĐT, của sở giáo dục Hà Tây và phòng giáo dục Thành phố Hà Đông, bản thân tôi nhận thức được rằng : việc ứng dụng CNTT trong dạy học sẽ là một hỗ trợ rất tốt cho việc đổi mới phương pháp Dạy - Học và chắc chắn sẽ được sử dụng rộng rãi trong các nhà trường trong một vài năm tới. Mặc dù điều kiện cơ sở vật chất của nhà trưòng không có, hoặc còn thiếu thốn , xong tôi đã mạnh dạn thực hiện bước đầu thể nghiệm với các em học sinh trong khối 3 của mình để từ đó nhân rộng ra các tổ khối khác trong toàn trường.

 

doc34 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 2335 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Công nghệ thông tin hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ả.
 Phần lớn các giáo viên ngại sử dụng giáo án điện tử, nghĩ rằng sẽ tốn thời gian để chuẩn bị một bài giảng. Việc thực hiện một bài giảng một cách công phu bằng các dẫn chứng sống động trên các slide trong các giờ học lý thuyết là một điều mà các giáo viên không muốn nghĩ đến. Để có một bài giảng như thế đòi hỏi phải mất nhièu thời gian chuẩn bị mà đó chính là điều mà các giáo viên thường hay tránh. Việc sử dụng phương pháp mới đòi hỏi một giáo án mới. Thực ra, muốn “click” chuột để tiết dạy thực sự hiệu quả thì giáo viên phải vất vả gấp nhiều lần so với cách dạy truyền thống. Ngoài kiến thức căn bản về vi tính, sử dụng thành thạo phần mềm power point, giáo viên cần phải có niềm đam mê thật sự với công việc thiết kế đòi hỏi sự sáng tạo, sự nhạy bén, tính thẩm mỹ để săn tìm tư liệu từ nhiều nguồn.
	Hơn nữa trong quá trình thiết kế, để có được một GAĐT tốt, từng cá nhân giáo viên còn gặp không ít trong việc tự đi tìm hình ảnh minh hoạ, âm thanh sôi động, tư liệu dẫn chứng phù hợp với bài giảng. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân mà một số giáo viên thường đưa ra để tránh né việc thực hiện dạy bằng CNTT.
 Phần lớn cỏc phần mềm chưa được Việt hoỏ mà khả năng ngoại ngữ của giỏo viờn phần nào cũn hạn chế.
 Hoàn cảnh kinh tế giỏo viờn cũn gặp nhiều khú khăn nờn trang thiết bị cỏ nhõn chưa được đồng bộ, hiện đại hoỏ phần nào ảnh hưởng đến sự chuẩn bị cho một tiết dạy của giỏo viờn.
 Chính vì những khó khăn trên mà các giáo viên chỉ ứng dụng CNTT khi có nhu cầu. Tức là chỉ có thao giảng mới sử dụng và việc làm này chỉ mang tính chất đối phó. Tình trạng này cũng phổ biến trong các nhà trường . Mục đích sử dụng máy tính phục vụ cho công tác giảng dạy chỉ được áp dụng trong các tình huống này.
3.Những yêu cầu cần thiết để làm giáo án điện tử .
 Mặc dù giáo án điện tử (GAĐT) chưa được các trường học đón nhận rộng rãi, chưa thực sự phổ biến nhưng bước đầu nó đã tạo ra một không khí học tập và làm việc khác hẳn cách học và cách giảng dạy truyền thống. Phải chăng việc dạy bằng giáo án điện tử sẽ giúp người thầy đỡ vất vả bởi vì chỉ cần “click” chuột? Thực ra, muốn click chuột để tiết dạy thực sự hiệu quả thì người dạy cũng phải chịu bỏ công tìm hiểu, làm quen với cách giảng bài mới này. Cụ thể, người thầy cần phải:
Có một ít kiến thức về sử dụng máy tính
Biết sử dụng phần mềm trình diễn PowerPoint
Biết cách truy cập Internet
Có khả năng sử dụng một phần mềm chỉnh sửa ảnh, làm các ảnh động, cắt các file âm thanh.
Biết cách sử dụng projector
 Thoạt nghe thì có vẻ phức tạp nhưng thực sự muốn ứng dụng CNTT vào giảng dạy có bắt buộc phải thực hiện hết những yêu cầu trên? Câu trả lời là không. Tuỳ thuộc vào tính chất của mỗi môn học mà các yêu cầu khác nhau được đặt ra cho các giáo viên. Tuy nhiên nếu đáp ứng được các nhu cầu trên thì thật tuyệt vời.
	Tại sao tôi lại đặt ra các yêu cầu như trên? Chúng ta thử tưởng tượng xem nếu một người không có khái niệm gì về CNTT liệu họ có bật máy tính lên và chọn cho mình một chương trình làm việc? Liệu họ có biết được tài liệu của mình ở đâu trên máy tính? Cách copy tài liệu từ nơi này sang nơi khác hay xoá một tài liệu nào đó khi không còn dùng?... Nghĩa là dù ít hay nhiều họ cũng phải sử dụng được chiếc máy tính theo ý muốn của mình.
	Thứ hai, từ những giáo án được soạn sẵn trên giấy và được trình bày lại trên bảng đen làm thế nào để chúng trở thành các GAĐT được trình bày trên màn chiếu? Điều này đòi hỏi người thầy phải biết sử dụng PowerPoint. Đây là một phần mềm nằm trong bộ MS Office dùng để tạo các trình diễn đa dạng trên máy tính. Nếu chỉ dừng ở mức độ gõ những nội dung cần thiết cộng thêm một ít định dạng về màu sắc, font chữ, chúng tôi thiết nghĩ giáo viên nào cũng có thể làm được. Tuy nhiên nếu chỉ có thế thì chúng ta chưa thực sự thấy được sức mạnh của PowerPoint cũng như chưa phát huy hiệu quả của phương pháp giảng dạy mới này. 
Lấy ví dụ trong tiết tập đọc bài “Vẽ quê hương ” - lớp 3, thay vì giáo viên hay các em cầm sách để đọc bài thì bây giờ, trên màn hình xuất hiện ra các khổ thơ, bên dưới các dòng thơ là hình ảnh quê hương của bạn nhỏ rất đẹp có làng xóm; có tre xanh, lúa xanh; có dòng sông uốn khúc quanh co; có trường học trên đồi; và có cả ngôI nhà thân yêu của bạn nhỏ nữa... Giọng đọc thơ của một nghệ sĩ nào đó được thay cho lời đọc của cô giáo, của học sinh. Khi đó giáo viên chỉ việc nhìn vào màn hình và cứ thế hướng dẫn, phân tích từng câu thơ, đoạn thơ, bài thơ. Qua tiết học này tôi tin chắc rằng các em học sinh đều cảm nhận được vẻ đẹp của quê bạn nhỏ và tình yêu quê hương của bạn nhỏ trong bài thơ. Hoặc với bài “Tiếng đàn”- lớp 3, thay vì giáo viên phải mô tả về cây đàn, tiếng đàn vi- ô- lông, hình ảnh những người dân chài hoặc phải viết sẵn đoạn cần luyện đọc thì bây giờ, trên màn hình lớn hiện ra một dàn nhạc có sử dụng vi- ô- lông, hình ảnh ngưòi dân chài, tiếng đàn trong trẻo của bạn Thuỷ, đoạn văn cần luyện đọcNgười thầy chỉ việc nhìn vào màn hình và cứ thế phân tích, hướng dẫn học sinh luyện đọc, tìm hiểu bài. Với hình thức giảng dạy như thế, chúng tôi tin rằng các em học sinh đều cảm nhận được tiếng đàn của bạn Thuỷ hay như thế nào?, cảm nhận được vẻ đẹp của Hồ Tây.
Ngoài những nội dung trên, hình ảnh minh họa được đưa vào bài giảng, 
thao tác cơ bản nhất đòi hỏi người thầy phải nắm được là cách thiết lập
các hiệu ứng để làm cho bài giảng sinh động, mang lại không khí học tập, giảng dạy mới mẻ. Các hiệu ứng này là gì? Đó chính là các hoạt ảnh của các đối tượng (văn bản, hình ảnh...) được thiết lập có thứ tự. Có thể dòng chữ này xuất hiện trước dòng chữ kia hay khi dòng chữ này xuất hiện từ dưới lên, khi từ trên rơi xuống... chẳng hạn trong giờ học toán khi tổ chức trò chơi, giáo viên cho học sinh đoán kết quả trước, sau đó mới hiển thị kết quả trên màn hình, như thế mới tiết kiệm được thời gian chép câu hỏi lên bảng, đồng thời tăng khả năng tư duy của học sinh. Ngoài ra, đặc điểm này giúp cho giáo viên tiết kiệm được thời gian viết nội dung lên bảng, nội dung hiển thị đến đâu, giáo viên giảng đến đó, làm cho thời gian giảng bài nhiều hơn, các em học sinh hiểu bài sâu hơn.
	Đối với các môn học như đạo đức, tự nhiên và xã hội, luyện từ và câu, ... bài giảng thường đi kèm với nhiều hình minh họa để tăng thêm tính thuyết phục , tính chất thực của các hiện tượng trong tự nhiên, hiện tượng trong xã hội, Nếu chỉ trình bày suông, tôi nghĩ cũng chẳng có vấn đề gì cả, nhưng tại sao khi chúng ta đã chấp nhận làm GAĐT chúng ta lại không làm bài tập phong phú hơn? Hiện tại những hình ảnh minh họa cho các nội dung nói trên tương đối nhiều trên Internet. Tôi thiết nghĩ, nếu chỉ cần bỏ chút thời gian mà có được những nội dung, hình ảnh cần minh họa cho bài giảng thì người thầy nào cũng sẵn lòng cả. Điều này cũng đồng nghĩa với việc giáo viên cần biết cách thức truy cập Internet để lấy thông tin.Tuy nhiên, không phải hình ảnh nào chúng ta lấy từ Internet đều thỏa mãn ý muốn của chúng ta. Chẳng hạn, chúng ta cần hình ảnh của một hình tam giác, tứ giác, hoặc một hình tứ giác trong giờ học toán nhưng hình ảnh chúng ta lấy từ internet lại quá nhỏ hay nó lại nằm chung với một hình khác .Như vậy chúng ta bó tay, không cần minh họa hãy vẽ lên bảng hay tìm một hình khác cho đến khi vừa ý ? Không , giải pháp đơn giản hơn là chúng ta có thể phóng to hình này lên hay xén nhỏ hình lại . 
 Giáo viên dạy đạo đức, luyện từ và câu có thể thông qua các đoạn phim tư liệu . để giúp học sinh hiểu bài nhanh hơn. Vậy chúng ta thực hiện các công việc trên bằng cách nào? Điều này đòi hỏi giáo viên cần biết một ít kỹ thuật để xử lý màu sắc , cắt xén ảnh , các đoạn phim, đoạn nhạc một cách hợp lý. Ví dụ trong tiết luyện từ và câu với bài: “mở rộng vốn từ lễ hội. Dấu phẩy ” , giáo viên có thể lấy các hình ảnh minh họa về các lễ hội trên đất nước Việt Nam và cho các emqua sát một vài đoạn phim nói về lễ hội. Để từ đó các em dễ dàng phân biệt được “ lễ hội ” và “ hội”. Có như thế bài giảng sẽ sinh động hẳn, các em lại nhớ lâu, hiểu sâu kiến thức, từ đó giúp các em có được vốn từ để áp dụng vào phân môn tập làm văn. Có thể đây là thao tác tương đối phức tạp nhưng nó mang lại tính hiệu quả cao trong công tác giảng dạy .
	Bài giảng sau khi thiết kế sẽ được trình chiếu lên màn hình thông qua máy chiếu. Nghĩa là dù muốn hay không giáo viên buộc phải biết cách sử dụng nó. Đây là một trong những yêu cầu bắt buộc đối với giáo viên, chỉ cần một vài thao tác lắp máy chiếu với CPU của máy tính và điều chỉnh độ lớn, độ nét trên màn hình giáo viên chắc hẳn sẽ có một bài giảng chất lượng, học trò sẽ có không khí học thoải mái hơn.
	Điều cuối cùng tôi muốn nói đến là nhờ các GAĐT mà các giáo viên đã tạo ra một không khí học tập khác hẳn so với giờ dạy truyền thống. Học sinh buộc phải tập trung nghe giảng và tư duy nhiều hơn trong các giờ học. Tuy nhiên, tối thiểu người dạy phải có một kiến thức nhất định chẳng hạn như sử dụng được phần mềm trình diễn PowerPoint để trình bày bài giảng và cần phải có quan niệm các phương tiện kỹ thuật được đề cập trên là các phương tiện hỗ trợ cho việc giảng dạy chứ không thể thay thế vai trò chủ đạo của người thầy trong giờ lên lớp.
Quy trình và nguyên tắc khi thực hiện GAĐT
	Hiện tại, một số trường đã áp dụng GAĐT trong các giờ dạy. Nhưng vấn đề là chúng ta có nghĩ đến việc áp dụng như thế đã đúng chưa, đã hiệu quả chưa? Nếu chưa thì áp dụng thế nào cho đúng quy trình để chuẩn bị cho một GAĐT.
 Khi chuyển từ bài giảng truyền thống sang các slide trình diễn, giáo viên thường mang tư tưởng của bài giảng cũ để áp đặt vào. Nghĩa là chúng ta nghĩ chúng ta sẽ trình bày những gì mình nói và viết tất cả các nội dung vào slide. Điều này hoàn toàn sai lầm vì như thế học sinh sẽ cho rằng giáo viên chỉ nói những điều trong sách, không mở rộng các kiến thức ngoài. 
	Chúng ta cần nhớ một điều: Slide là nơi chỉ chứa tên bài học, các đề mục và các cụm từ chốt phục vụ cho bài giảng. Tuỳ theo từng môn học, chúng ta có thể bổ xung các công thức, hình ảnh minh hoạ một cách hợp lý. Đây là bước mà giáo viên cần vận dụng khả năng, kiến thức về tin học của mình để xây dựng bài giảng. Nếu slide cần hình ảnh minh họa, giáo viên nên tìm kiếm hình ảnh để chèn vào. Hay slide kia đang trình bày một kết quả của thí nghiệm vào để tăng tính thực tế. Công đoạn đưa nội dung vào giáo viên cũng nên lưu ý đến số lượng chữ, mầu sắc, kích thước trên các slide. Giáo viên nên tóm tắt vấn đề mình muốn trình bày dưới dạng keyword một cách rõ ràng và dễ hiểu. Nhìn vào slide GV có nhiệm vụ giải thích kỹ càng và mở rộng nó ra chứ không phải là đọc các dòng chữ trên slide. Nếu chưa quen với cách giảng dạy này, GV có thể thấy khó khăn trong việc xác định xem slide tiếp theo sẽ trình bày về vấn đề gì. Không sao, GV có thể in ra một bản handout để vừa giảng vừa nhìn vào nó để xác định vấn đề sẽ nói tiếp theo.
Sử dụng GAĐT cũng có nghĩa giáo án truyền thống được lãng quên. Chúng ta hãy nhìn lại xem trong giáo án truyền thống chúng ta trình bày những gì?. Phải chăng là tất cả nội dung bài giảng ? Vậy thì đối với GAĐT chỉ gồm một số slide, các slide chỉ chứa keyword, hình ảnh thì làm thế nào mà GV có thể quan sát hết các vấn đề cần được giảng? Phải chăng GV thích nói nội dung nào trước đều được? Những nội dung cảm thấy thích thì tập trung nhiều thời gian vào và giảm thời gian cho các nội dung còn lại? Liệu một GV mới có thể nhớ hết nội dung mình đã chuẩn bị trước buổi dạy? Chỉ cần chúng ta xây dựng đề cương giảng dạy thì vấn đề trên sẽ được giải quyết ngay lập tức. Đề cương này sẽ ghi rõ số tiết dạy của môn học, tên bài giảng tương ứng với các tiết học nội dung cụ thể sẽ được trình bày trong mỗi tiết học là gì? Vấn đề nào trình bày trước, vấn đề nào trình bày sau? Vấn đề nào cần được trọng tâm và nhấn mạnh?. Sở dĩ chúng ta phải chuẩn bị kỹ lưỡng như vậy là vì nếu tiết giảng dạy đó GV chưa nói hết nội dung các slide hay đã trình bày hết nhưng thời gian còn thừa đồng nghĩa với việc “cháy giáo án” và học trò rất dễ nhận ra. Kết hợp đề cương này cùng handuot một cách hợp lý giáo viên ắt hẳn sẽ không còn băn khoăn gì về cách dạy mới mẻ này.
B Cơ sở thực tiễn .
 1 Ví dụ cụ thể qua các tiết dạy
 Sau đây tôi xin phép được đưa ra một số tiết dạy có ứng dụng CNTT 
1VD1. Khi dạy bài: Tiếng đàn (Tập đọc lớp 3) . Ngoài việc kết hợp với các phương pháp dạy học khác , tôi đã đưa vào máy phần luyện đọc, tìm hiểu bài , luyện đọc lại và nội dung của bài. Trong bài học này tôi đã cho các em xem, quan sát hình ảnh và nghe âm thanh của tiếng đàn vi- ô- lông (Sau đây là một số slide có trong tiết dạy ) 
Tranh minh hoạ cho phần kiểm tra bài cũ:
Một đoạn video
 ( một dàn nhạc đang biểu diễn trong đó có sử dụng đàn vi - ô - lông)
Hình ảnh cây đàn vi- ô- lông 
Hình ảnh vẽ kí hoạ bé Thuỷ trong bài đã được lồng cả tiếng đàn vi- ô- lông
Hình ảnh những ngưòi dân chài đang tung lưới bắt cá ngoài Hồ Tây. 
Đoạn văn luyện đọc lại 
Luyện đọc lại
 Khi ắc-sờ vừa khẽ chạm vào những sợi dõy đàn/ thỡ như cú phộp lạ, những õm thanh trong trẻo vỳt bay lờn giữa yờn lặng của gian phũng. Vầng trỏn cụ bộ hơi tỏi đi/ nhưng gũ mỏ ửng hồng, đụi mắt sẫm màu hơn, làn mi rậm cong dài khẽ rung động.
2VD2. Khi dạy bài: Hoa (TNXH lớp 3) . Ngoài việc kết hợp với các phương pháp dạy học khác , tôi đã đưa vào máy bài hát về các loài hoa, hình ảnh rất nhiều loài hoa khác nhau, hình ảnh từng bông hoa để học sinh quan sát và dễ dàng nhận ra cấu tạo của hoa, màu sắc, hình dáng, vai trò và chức năng của loài hoa thông qua các câu hỏi đã được bố trí trên màn hình. Sau đó tôi đưa học sinh đi thăm qua vườn hoa qua “màn ảnh nhỏ” để từ đó giúp các em hiểu bài tốt hơn. Qua đó giáo dục cho các em ý thức bảo vệ cây trồng và làm đẹp môi trường xung quanh nơi các em đang sống và học tập ... Cuối tiết học tôi còn tổ chức cho các em chơi trò chơi “Ai thính mũi ” (Sau đây là một số slide có trong tiết dạy ) 
 Một đoạn video về các loài hoa có lồng bài hát “Chị Ong nâu và em bé” dùng để khởi động tiết học .
Học sinh quan sát các loài hoa đã chuẩn bị từ ở nhà sau đó quan sát các loài hoa có trên màn hình để tìm hiểu nội dung bài học theo sự hướng dẫn của cô giáo.
Cô giáo cùng học sinh đi thăm vườn hoa qua màn ảnh nhỏ (Đoạn phim về các loài hoa có mặt ở khắp mọi nơi trong cuộc sống)
3VD3. Khi dạy bài: Chia sẻ vui buồn cùng bạn (Đạo đức lớp 3) . Ngoài việc kết hợp với các phương pháp dạy học khác, tôi đã đưa vào máy các bài tập ở dạng trắc nghiệm, để học tự tìm ra đáp án . Sau đó kết hợp với các hình ảnh tôi sưu tầm được ở trên mạng, ở thư viện nhà trường tôi đã đưa vào bài giảng. Qua việc quan sát và suy đoán của học sinh , các em dễ dàng phân biệt được hành vi đúng và hành vi chưa đúng của bài học. Từ đó giáo dục cho các em biết được những việc nên làm và những việc không nên làm ... Cuối tiết học tôi còn tổ chức cho các em xem một tiểu phẩm có tên: “Niềm vui trong nắng thu vàng ” (Sau đây là một số slide có trong tiết dạy ) 
Thứ hai ngày 12 thỏng 11 năm 2007
ĐẠO ĐỨC
Chia sẻ vui buồn cựng bạn (Tiết 2)
 Họat động 1: Phõn biệt hành vi đỳng, hành vi sai.
 Bài tập 4: 
Em hóy điền vào  chữ Đ trước cỏc việc làm đỳng và chữ S trước cỏc việc làm sai đối với bạn bố:
a) Hỏi thăm, an ủi khi bạn cú chuyện buồn.
b) Động viờn, giỳp đỡ khi bạn bị điểm kộm.
c) Chỳc mừng khi bạn được điểm mười.
d) Vui vẻ nhận khi được phõn cụng giỳp đỡ bạn học kộm.
đ) Tham gia cựng cỏc bạn quyờn gúp sỏch vở, quần ỏo cũ để giỳp cỏc bạn nghốo trong lớp.
e) Thờ ơ cười núi khi bạn đang cú chuyện buồn.
g) Kết bạn với cỏc bạn bị khuyết tật, cỏc bạn nhà nghốo.
h) Ghen tức khi thấy bạn học giỏi hơn mỡnh.
 Họat động 2: Liờn hệ và tự liờn hệ.
Bài tập 5: 
Em đó biết chia sẻ vui buồn với bạn bố trong lớp, trong trường chưa? Chia sẻ như thế nào?
Em đó bao giờ được bạn bố chia sẻ vui buồn chưa? Hóy kể một trường hợp cụ thể. Khi được bạn bố chia sẻ vui buồn em cảm thấy như thế nào?
Học sinh quan sát một số hình ảnh thể hiện hành vi chia sẻ vui buồn cùng bạn 
2. . Kết quả của việc ứng dụng CNTT 
1.Đối với học sinh:
 - Bài giảng được kết hợp với những hình ảnh video, camera với âm thanh, văn bản, biểu đồđược trình bày qua máy tính đã đạt hiệu quả rất tốt qua một tiết học.
 - Bài giảng điện tử đã giúp học sinh phát triển trí tuệ, tính tích cực trong học tập , phát huy được mọi khả năng, sáng tạo của học sinh. Giúp học sinh hiểu sâu, rộng hơn về các hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và trong con người gắn liền việc học lý thuyết với thực tiễn cuộc sống. Cụ thể ở các môn học : Toán, tiếng Việt,TNXH, đạo đức, khoa học, lịch sử, địa lí,  
 - Bài giảng đợc cung cấp bằng nhiều kênh hình, kênh chữ, âm thanh sống động làm cho học sinh dễ thấy, dễ tiếp thu và bằng suy luận có lý, học sinh có thể dự đoán về các tính chất, những qui luật mới áp dụng trong đời sống, trong học tập, lao động và sản xuất hàng ngày 
2. Đối với giáo viên: 
 - Giáo viên có thể dùng máy tính để soạn bài, làm giáo án điện tử, chỉnh sửa giáo án, bài giảng cho phù hợp với tình hình thực tế ở nhà trường khi giảng dạy .
 - Máy tính có thể lưu giữ được toàn bộ nội dung, chương trình, kế hoạch công tác và giảng dạy của mỗi giáo viên theo tuần, tháng, học kỳ và theo từng năm học để làm tài liệu bổ sung và tham khảo cho bản thân và cho đồng nghiệp mỗi khi cần đến .
 - Giáo án điện tử đã giúp giáo viên giảm được thời gian trong việc chuẩn bị đồ dùng dạy học khi lên lớp như: các mẫu vật, đồ vật, hình ảnh, bảng nhóm, bảng phụ  
Phần IV
 Kết luận và đề xuất 
I Kết luận 
 Kính thưa các đồng chí! Đã nói đến đổi mới phương pháp dạy học thì trước hết chúng ta phải đổi mới phương tiện dạy học. Và công nghệ thông tin hiện nay được coi là phương tiện dạy học hiện đại nhất và nó đã trở thành niềm mơ ước của các nhà giáo bởi tính ưu việt của mình Đất nước chúng ta đã hòa mình vào dòng chảy WTO, con thuyền Việt Nam đã căng buồm ra biển lớn. Phát triển giáo dục chính là động lực thúc đẩy đất nước phát trển nhanh và bền vững; là bí quyết thành công, là con đường ngắn nhất đi tắt, đón đầu trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa; là điều kiện tốt nhất để sản sinh và vun trồng nhiều nhân tài, làm giàu thêm “nguyên khí quốc gia”; là nguồn tài sản vô giá của dân tộc và nhân loại. Mà muốn phát triển giáo dục thì chúng ta phải đổi mới cả về nội dung và phương pháp giáo dục. Mà muốn đổi mới phương pháp giáo dục thì trước hết chúng ta phải đổi mới phương tiện dạy học. Và ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học cho đến nay là một phương tiện hiện đại nhất đáp ứng được yêu cầu về đổi mới phương pháp dạy học. Mặc dù sẽ rất khó khăn nhưng chúng ta sẽ cố gắng và tôi tin là chúng ta sẽ làm được trong một thời gian không xa, bởi vì chúng ta là những người mang trọng trách vun đắp tương lai của đất nước, là những người đặt những viên gạch hồng đầu tiên cho kho báu của dân tộc. Và điều quan trọng để làm được điều đó trước hết là nhiệt huyết mỗi giáo viên chúng ta. Tuy nhiên: Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao. Bên cạnh sự cố gắng phấn đấu của bản thân, cán bộ giáo viên chúng tôi cũng mong được sự quan tâm giúp đỡ của các cấp, các ngành, các tổ chức xã 
hội, các địa phương làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục tạo điều kiện, đầu tư cho chúng tôi nhằm giúp cho giáo dục của chúng ta từng bước hiện đại hóa để thực hiện thực thắng lợi mục tiêu giáo dục mà Đảng đã đã đề ra.
 2 Đề xuất 
 - Kính đề nghị các cấp lãnh đạo quan tâm và tạo điều kiện về cơ sở vật chất: trang bị phòng máy vi tính và đầu tư đồng bộ máy tính, máy chiếu, máy quay, máy chụp hình, đầu đọc thẻ nhớ, máy skan, máy tích điện, để giúp cho tập thể giáo viên nhà trường chúng tôi thực hiện tốt chủ đề : “Năm học đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin”.
 - Tổ chức các lớp tập huấn cho giáo viên nhằm nâng cao trình độ về tin học, hướng dẫn cách sử dụng các loại máy phục vụ cho việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và giảng dạy.
 Hà Đông , ngày 16 tháng 04 năm 2008.
 Người viết 
 Nguyễn Kim Hoa
ý kiến đánh giá và xếp loại của đồng khoa học cơ sở.
.
 Hà Đông, ngày tháng năm 2008.
 Chủ tịch hội đồng
ý kiến đánh giá, xếp loại của đồng khoa học
ngành giáo dục - đào tạo thành phố.
........ 
 Hà Đông, ngày tháng năm 2008. 
 Chủ tịch hội đồng

File đính kèm:

  • docSKKN_hoa.doc
Sáng Kiến Liên Quan