Sáng kiến kinh nghiệm Chữa lỗi chính tả thường mắc cho học sinh Lớp 2

Ngôn nhữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của xã hội loài người. Thông qua ngôn ngữ con người có thể tiếp cận hoặc trao đổi mọi thông tin cho nhau. Mỗi dân tộc trên thế giới đều có một tiếng nói riêng, đặc trưng cho dân tộc mình. Người Việt Nam chúng ta sử dụng tiếng Việt làm thứ ngôn ngữ chính trong giao tiếp được thể hiện dưới hai hình thức: nói và viết.

Hai hình thức này không thể tách rời nhau cùng với sự phát triển của xã hội. Con người muốn trò chuyện, trao đổi, hay học tập với nhau phải dùng đến tiếng nói nhưng để lưu trữ thông tin cần sử dụng chữ viết làm “công cụ”. Nhờ có chữ viết chúng ta có thể khám phá ra những điều bí ẩn, kỳ diệu trong vũ trụ bao la, qua những trang sách và giao tiếp được với nhau trong những không gian vô cùng rộng lớn.

 ở các trường Tiểu học việc dạy chữ và rèn chữ cho học sinh là rất cần thiết vì chữ viết được hình thành ở các em thông qua bậc học này. Người học sinh sử dụng chữ viết làm “ công cụ” để tiếp nhận trí thức từ các môn học khác. Chính tả là một phân môn trong môn Tiếng Việt được phân thành tiết học riêng giúp cho học sinh trên lớp có thời gian rèn chữ viết của mình. Người xưa quan niệm: Chữ viết thể hiện tính cách của con người nên đã có câu “ Chữ viết tính người”. Vì thế, dù ở bất cứ thời kỳ nào chữ viết cũng rất được coi trọng. Dạy như thế nào để học sinh “viết đúngViệt Nam, “ viết hợp chuẩn”, đó là một câu hỏi lớn mà người thầy giáo phải tự giải đáp qua quá trình dạy học của mình . Trên thực tế không phải học sinh nào cũng viết đúng, viết đẹp. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc học sinh viết sai chính tả.Xong không thể giải quyết ngay vấn đề này mà cần phải có thời gian. Việc học sinh học tốt môn chính tả sẽ giúp các em biết cách biểu đạt tốt kiến thức của các môn học khác. Vì chữ viết chính tả là “ cái vỏ” để tiếp nhận nội dung thông tin. Do đó, muốn tiếp nhận thông tin chính xác thì chữ viết phải thật chuẩn xác.

 

doc14 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 8933 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Chữa lỗi chính tả thường mắc cho học sinh Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ự thay đổi số lượng tiết học ở từng kiểu bài chính tả,các tác giả biên soạn sách đã dựa trên khả năng nhận thức của học sinh lớp 2. Đối với học sinh lớp 1, 2tư duy cụ thể phát triển nên kiểu bài tập chép rất phù hợp với các em. ở cuối học kỳ II học sinh lớp 1 đựơc làm quen vơi kiểu bài tập chép nên sang đến lớp 2hình thức này không thay đổi xong khả năng quan sát và ghi âm( viết) nhanh hơn nên số lượng chữ viết tăng lên. ở lớp 1 bài tập chép dài khoảng 15-20 chữ thì lên lớp 2 từ 35- 45 chữ( kể cả đầu bài) và thêm vào chương trình kiểu bài nghe đọc nhằm phát huy các giác quan của học sinh. Trong quá trình học kiểu bài này cùng với cơ quan thị giác, cơ quan thính giác cũng đựơc huy động và phát huy khả năng ghi nhớ lô gích. Sang đến học kỳ II do học sinh đã quen dần với kiểu bài mới nên số tiết dành cho tập chép đã được rút ngắn và duy trì số tiết ở kiểu bài nghe đọc, tuy nhiên số lượng chữ viết nâng lên từ 40 - 50 chữ ở kỳ I, thành 60 chữ ở kỳ II( kể cả đầu bài).
SGK phải đảm bảo các yêu cầu sau
Trình bày các kiến thức lý thuyết cơ bản về Tiếng Việt, những nguyên tắc và các định nghĩa đảm bảo tính khoa học hệ thống đồng thời dễ hiểu đối với học sinh.
Góp phần giáo dục tư tưởng, bồi dưỡng cho học sinh thế giới quan duy vật biện chứng, phát triển cho các em tư duy lô gích và lòng yêu mến sự giàu đẹp của Tiếng Việt.
Đưa một số lượng đủ các bài tập sao cho chúng vừa phong phú,vừa đa dạng, vừa có hiệu quả thiết thực và sắp xếp một cách hợp lý, hay về nội dung và hấp dẫn về hình thức.
Hiện nay, SGK Tiếng Việt cho Tiểu học có: 
Sách cho HS: Tiếng Việt lớp 1,2, 3, 4, 5. sách bài tập Tiếng Việt các lớp và tài liệu tham khảo cho học sinh.
Sách giáo viên: Tiếng Việt từ lớp 1 đến lớp 5, sách hướng dẫn giảng dạy, sách soạn bài mẫu và các tài liệu khác.
Trong vấn đề SGK Tiếng Việt tôi thấy để giáo viên các địa phương có chỗ dựa trong việc giảng dạy phân môn chính tả SGK nên có một bảng phu lục ở cuối chương ( hoặc ở cuối sách). Bảng phụ này trình bày các trọng điểm chính tả cần dạy ở các vùng phương ngữ cơ bản trong toàn quốc.( Ví dụ: ở Bắc Bộ cần tập trung phân biệt một số cặp phụ âm đầu, vần như : tr/ch, s/x, d/gi/r, l/nhận xét, ưu/ưiở Bắc Trung Bộ ( nhất là Thanh Hoá) cần dạy viết phân biệt hai thanh điệu hỏi / ngã, Các trọng điểm chính tả này đựơc xác định càng cụ thể càng chi tiết càng tốt. Muốn làm đựơc việc này phải tiến hành điều tra cơ bản, khảo sát tình hình mắc lỗi chính tả học sinh ở các vùng phương ngữ.
Sách giáo khoa Tiếng Việt Tiểu học hiện nay chưa làm đựơc việc này cho nên có thể nói nội dung dạy chính tả trong sách giáo khoa vừa thừa lại vừa thiếu. Tình trạng này gây ảnh hưởng bất lợi tới chất lượng hiệu quả giảng dạy và học chính tả ở tiểu học hiện nay.
III Nguyên tắc và phương pháp dạy học phân môn chính tả 
Vị trí của phân môn chính tả.
Chính tả là một phân môn quan trọng của môn Tiếng Việt. Nó là phân môn có tính chất công cụ giúp các em học tập tất cả các bô môn. Các em có viết đẹp, viết đúng chính tả thì mới thuận tiện cho việc học tập các môn học khác. Bên cạnh đó phân môn chính tả còn có một ý nghĩa chính trị xã hội lớn lao,một Quốc gia thống nhất đòi hỏi phải có một tiếng nói thống nhất, một chữ viết thống nhất. ậ đây viết là hình thức thể hiện cao hơn lời nói, song đó cũng là sự thể hiện tiếng nói của dân tộc.
Việc dạy chính tả ở Tiểu học phải giải quyết nhiệm vụ là giúp học sinh viết đúng chính tả, biết vận dụng lời nói trong chữ viết để viết tiếng mẹ đẻ. Nhưng thực tế việc viết chính tả của học sinh còn mắc nhiều lỗi chính tả, bài viết của các em cẩu thả chưa có sự rèn luyện. Việc giải quyết những vấn đề còn tồn tại của học sinh trong cách viết đòi hỏi tất cả mọi ngưòi phải quan tâm, song trước hết là sự quan tâm của thầy cô giáo,của nhà trường Tiểu học- cấp học nền tảng của nền giáo dục mọi Quốc gia.
2.Nhiệm vụ của phân môn chính tả.
Việc dạy chính tả ở Tiểu học có nhiệm vụ truyền cho học sinh một số kỹ năng cơ bản khi viết chữ. Từ đó, giúp các em viết đẹp, tiến tới viết đúng chính tả. Bên cạnh đó giáo dục các em tính kỷ luật, tính cẩn thận, tính kiên trì và óc thẩm mỹ một cách đồng bộ trong việc viết chữ,ki viết đòi hỏi các em phải viết đúng quy tắc chính tả, phải nắn nót từng nét. Ngoài ra chính tả còn giáo dục cho các em lòng yêu quý chữ viết và tiếng mẹ đẻ thông qua bài chính tả.
3. Một số nguyên tắc đựơc hình thành trên cơ sở quy luật tự nhiên và xã hội đã đựơc con người nhận thức, phản ánh nhằm hoạt động đạt tới mục đích cuối cùng đã đề ra. Nguyên tắc dạy học chính tả là những điểm lý thuyết cơ bản xuất phát để làm chỗ dựa cho việc lựa chọn nôi dung và phương pháp, phương tiện và hình thức dạy học chính tả. Chính tả Tiếng Việt đựơc xây dựng trên một số nguyên tắc nhất định như sau:
+ Nguyên tắc ngữ âm( Đọc, ghi âm vị)
+ Nguyên tắc thống nhất: Do tập tục thói quen đã thành quy tắc chung
+ Nguyên tắc ngữ pháp : Viết hoa các danh từ riêng, tiếng đầu dòng, tiếng cuối câu, sau dấu chấm câu
+ Nguyên tắc từ vựng ( Dựa vào nghĩa của từ)
Việc dạy - học chính tả ở trường Tiểu học là một hệ thống các nguyên tắc đòi hỏi người giáo viên phải chấp hành thực hiện tốt. Đây là các nguyên tắc quan trọng và phổ biến khi dạy chữ viết. Khi viết, ngưòi viết phải tuân thủ theo các nguyên tắc thì mới viết đúng chính tả.
4.Phương pháp dạy - học chính tả ở Tiểu học.
4.1Các kiểu bài chính tả
+ Tập chép
+ Chính tả nghe - đọc
4.2. Các phương pháp chính tả.
- Phương pháp làm mẫu và luyện tập theo mẫu: Là phương pháp tạo ra các đơn vị ngôn ngữ,giáo viên đọc mẫu, viết mẫu chính tả, học sinh mô phỏng lại chữ viết dựa vào lối phát âm của giáo viên theo SGK và chữ viết ghi trên bảng. Sử dụng Phương pháp này giáo viên phải nắm chắc nguyên tắc ngữ âm( đọc và ghi âm vị) tức là phải đọc và viết mẫu chính xác. Có như vậy Phương pháp này mới đạt hiệu quả trong giờ dạy.
- Phương pháp phân tích ngô ngữ: Là Phương pháp xem xét tất cả các mặt của ngôn ngữ: Ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng, cấu tạo từ, giúp học sinh nắm chắc cấu tạo chữ viết trứơc khi viết bài. Vì thế sẽ hạn chế đựơc việc học sinh mắc lỗi chính tả thông thường.
- Phương pháp trực quan: Phương pháp này sử dụng khi giáo viên phân tích và chép phần “ Trọng điểm chính tả”( Tức là những từ ngữ học sinh hay mắc lỗi) lên bảng hay khi giáo viên dạy kiểu bài tập chép . Phương pháp này đòi hỏi trực quan phải đúng, chính xác.
- Phương pháp so sánh: Để sử dụng Phương pháp này giáo viên phải nắm chắc nguyên tắc từ vựng, dẫn dắt học sinh phân tích để phân biệt nghĩa của các từ cần so sánh, hiểu đựơc nghĩa học sinh sẽ nắm vững cách viết các từ đó.
- Phương pháp thực hành: Phương pháp này được phát huy khi học sinh viết bài và làm bài tập ở phần luyện tập. Để phát huy tác dụng của Phương pháp này học sinh phải biết vận dụng kiến thức các phân môn khác của Tiếng Việt như : Tập đọc, luyện từ và câu..
Để giờ dạy chính tả đạt hiệu quả cao, mỗi giáo viên phải biết phối hợp các Phương pháp một cách nhịp nhàng sao cho phù hợp với từng kiểu bài chính tả.
IV. Những yêu cầu cụ thê và cơ sở của việc dạy chính tả.
1.Yêu cầu cụ thể.
Phân môn chính tả ở tiểu học,đặc biệt là lớp 2, khi tiến hành dạy cần đạt những yêu cầu sau:
Chữ viết của học sinh phải đều nét, liền mạch, rõ ràng, ngay ngắn và sạch sẽ, không mắc các lỗi chính tả thông thường
Tốc độ viết: 50 chữ trong 15 phút
2.Chuẩn chính tả - cơ sở của việc dạy chính tả
2.1Chuẩn chính tả.
Thống nhất chính tả là điều kiện để ngôn ngữ viết của dân tộc phát huy tốt chức năng giao tiếp xã hội. Vậy chuẩn chính tả là gì?
“ Chuẩn chính tả là việc chuẩn hoá hình thức chữ viết của ngôn ngữ”. Chuẩn chính tả phải đựơc quy định một cách rõ ràng chi tiết tới từng từ của Tiếng Việt và phải đựơc mọi người tuân theo.Vấn đề đặt ra là chuẩn chính tả phải đựơc xây dựng sao cho hợp lý, có độ tin cậy và sức thuyết phục cao.
Nội dung chuẩn chính tả bao gồm:
+ Chuẩn viết các âm ( phụ âm, nguyên âm, bán nguyên âm và các thanh điệu)
+ Chuẩn viết hoa
+ Chuẩn viết phiên âm và thuật ngữ vay mượn
 Đặc điểm của chuẩn chính tả.
Chuẩn chính tả có tính bắt buộc gần như tuyệt đối
Chuẩn chính tả có tính ổn định cao, rất ít thay đổi
Tuy nhiên chuẩn chính tả không phải là bất biến.
Chuẩn chính tả mang tính truyền thống và số đông
2.3 Một số vấn đề cơ bản của chuẩn chính tả tiếng Việt
a.Quy tắc ghi âm vị trên chữ viết
Chữ viết của tiếng việt( chữ quốc ngữ) là một lối ghi bằng các chữ cái La tinh có đặt thêm một số dấu phụ để ghi âm tiếng việt.
Cách biểu thị âm vị phụ âm đầu trên chữ viết
Trong các âm tiết tiếng việt,sự có mặt của âm đầu - vị trí thứ nhất của âm tiết - được xác định là các phụ âm,sự vắng mặt của các âm đầu chứng tỏ vị trí thứ nhất khuyết âm vị, số lượng âm vị phụ âm đầu gồm 21 âm vị phụ âm.
Chính tả khi viết dựa trên cơ sở nguyên tắ ngữ âm học , phát âm thế nào viết thế ấy, tức là phát âm và chữ viết có sự phù hợp cao, mỗi âm vị đựơc biểu thị bằng một hình thức chữ viết như p, b, t, m, nhận xét, Tuy nhiên trong tiếng việt giữa âm và chữ viết còn có sự bất hợp lý, có trường hợp một âm vị được biểu thị bởi hai cách viết.
Ví dụ:
b.Quy tắc viết hoa
Viết hoa nhằm mục đích đánh dấu sự mở đầu một văn bản, một đoạn văn, một câu hay một dòng thơ, viết hoa để phân biệt tên riêng của người, địa lí, tên cơ quan đoàn thể, Đồng thời còn tỏ rõ thái độ tôn kính của người viết đối với đối tượng mà danh từ chung biểu thị. Vì lẽ đó mà sự thống nhất quy tắ viết hoa là rất cần thiết, viết hoa là một nội dung nằm trong chuẩn chính tả. Viết hoa đúng kết hợp với viết đúng âm, vần, tiếng, theo quy định thì mới gọi là viết đúng chính tả.
Viết hoa tên người.
Trong tiếng việt khi viết hoa tên người phải viết hoa cả họ tên, tên đệm và tên người cần viết
Trường hợp họ và tên gồm hai âm tiết, không có tên đệm:
Ví dụ: Nguyễn Du, Xuân Diệu, Nguyễn Trãi, 
Trường hợp họ và tên gồm 3 âm tiết trở lên
Ví dụ: Nguyễn ái Quốc, Nguyễn Thị Minh Khai,
Ngoài ra khi viết hoa tên người nước ngoài thì viết hoa âm tiết đầu của mỗi bộ phận trong tên, giữa những âm tiết trong cùng một bộ phận có dấu gạch nối( - ).
Ví dụ: Pa - ven, Vla - đi - mia I - lích Lê - nin,
Tên địa danh:
Khi viết tên địa danh dù một hay nhiều âm tiết đều phải viết hoa chữ cái đầu của tất cả các âm tiết.
Ví dụ: Hà Nội, Sài Gòn,Thái Nguyên, 
Tên các đoàn thể,cơ quan, xí nghiệp, trường học
Nếu tên riêng là cụm từ thể hiện một hay hơn một danh từ chung và một danh từ riêng thì viết hoa con chữ đầu thể hiện âm tiết đầu của danh từ chung còn danh từ riêng phải viết theo đúng quy định.
Ví dụ: Trường Tiểu học Hà Lộc
Nói tóm lại : Thống nhất chuẩn chính tả tiếng việt là một vấn đề cấp bách. Nếu chúng không có chuẩn chính tả thì có lẽ sẽ không phân định đựơc trong sách chính tả. Vì vậy, chính tả tiếng việt phải đựơc thống nhất có như vậy mới bảo vệ tốt dạy và học trong nhà trường.
Chương II :
Một số vấn đề thực tế dạy và học phân môn chính tả ở địa phương
1.Thực trạng nhà trường và địa phương.
Hà Lộc là một xã nông nghiệp đời sống của ngưòi dân còn khó khăn,trình độ dân trí còn nhiều hạn chế
2.Điều tra khảo sát học sinh lớp 2A qua giờ chính tả
Tổng số học sinh lớp 22 em :
Trong đó: 
Giỏi : 4 em
Khá : 6 em
Trung bình : 11 em
Yếu : 1 em
Để nắm bắt đựơc tình hình thực tế của học sinh lớp 2A khi học phân môn chính tả,tôi đã tiến hành điều tra thông qua dự giờ ( cụ thể : 6 tiết0 và đã thu đựơc kết quả thông qua bài viết của học sinh như sau:
Bảng khảo sát lỗi chính tả trứơc thực nghiệm lớp 2A:
STT
Các loại lỗi
Sô lượng lỗi
1
Sai phụ âm đầu
102 + 64
2
Sai âm đệm
56 + 20
3
Thừa, thiếu chữ
30 + 18
4
Sai thanh điệu
38 + 5
5
Thừa,thiếu nét
27 + 3
6
Lỗi về viết hoa
122 + 30
7
Trong đó:
Không viết hoa đầu câu
Không viết hoa danh từ riêng
Viết hoa tuỳ tiện
Tổng số lỗi
Lỗi trung bình của một học sinh
45 + 11
41 + 10
36 + 9
375
2, 8/ tiết
Qua biểu điều tra tổng hợp ở trên cho thấy nhìn chung học sinh lớp 2A hay mắc lỗi sau:
Lỗi về phụ âm đầu:
Viết kết luận thành kết luận, hoặc q thành c, c thành q
Ví dụ : 
 Kĩ càng - cĩ càng ; Tổ quốc - Tổ cuốc
Lá cuốc kỳ - lá cuốc kỳ; cái cuốc - cái quốc
Viết nhầm lẫn giữa gi/d/r
VD: Dỗ dành - rỗ rành
Dang tay - rang tay
Dàn mướp - dàn mướp
Dung dinh - rung rinh
Viết ng thành ngh; ngh thành ng
Ví dụ : nghé con - ngé con; nghỉ ngơi - ngỉ ngơi
Nguyễn - nghuyễn
Viết l thành l
Ví dụ: 
Lắng nghe - nắng nghe; nõn nà - lõn là
Long lanh - nong nanh; nắm cơm - lắm cơm
Viết ch thành tr
Ví dụ: trôi chảy - chôi chảy; quả chanh - quả tranh
Chân thành - trân thành
Trồng cây - chồng cây
Viết s thành x
Ví dụ:
Hạt sương - hạt xương
Sáng sủa - xáng xủa ; làm xong- làm song
Lỗi về âm đệm:
Viết u thành o
Ví dụ: quanh co - qoanh co ; quáng quàng - qoáng quàng
Viết i thành yêu cầu
Ví dụ : tay - tai; hay - hai
Lỗi về thanh điệu:
Viết thanh ngã thành thanh sắc
Ví dụ:
Những - nhứng; ngã - ngá
1.Nguyên nhân.
1.1Nguyên nhân chủ quan
Đây là nguyên nhân do các em đưa lại, tức là tinh thần thái độ học tập của các em còn yếu, các em còn hiếu động, khả năng tập chung chưa cao nên chưa thực sự chú ý khi học các quy tắc chính tả, đặc biệt là việc học các hiện tượng chính tả bất quy tắc cần đòi hỏi nhiều đến khả năng tư duy, tính kiên trì, nhẫn lại của các em. Chính vì lẽ đó đã dẫn đến tình trạng học sinh lớp 2 nói riêng va học sinh tiểu học nói chung hay mắc các lỗi chính tả kể trên.
1.2 Nguyên nhân khách quan.
a.Giáo viên.
Nhìn chung trước khi lên lớp các đồng chí giáo viên đều đã soạn bài đầy đủ, chuẩn bị bài kĩ nhưng khi bước vào thực tế giảng dạy lại chưa biết kết hợp giữa kiến thức mới và ôn lại kiến thức cũ, giữa các phân môn có liên quan đến nhau như : Tập đọc, chính tả, luyện từ và câuhay chưa chú ý khắc sâu những quy tắc và bất quy tắc chính tả trong giờ chính tả cho học sinh dẫn đến học sinh tiếp thu kiến thức một cách hời hợt nên chóng quên.
b.Phụ huynh học sinh
Ngoài thời gian học ở trường, việc học ở nhà cũng thực sự cần thiết đối với học sinh, lúc này người mẹ là người quản lý, kiểm tra đôn đốc và hướng dẫn các em học bài. Để làm tốt việc này, các bậc cha mẹ phải có kiến thức,có trình độ. Xong trên thực tế ở xã Hà Lộc , số phụ huynh học sinh có trình độ rất ít. Đó cũng là hạn chế không nhỏ trong việc dạy học ở địa phương dẫn đến việc phối kết hợp giữa nhà trừơng và gia đình chưa đồng bộ.
c.Đặc thù phân môn chính tả.
Để viết đúng chính tả người học sinh phải nắm chắc các quy tắc chính tả. Tuy nhiên, có những bất quy tắc đòi hỏi học sinh phải nhớ máy móc nên đã phần nào cản trở đến việc học phân môn này.
Chương III:
đề xuất một số giải pháp chữa lỗi chính tả thừơng mắc cho học sinh lớp 2
Giải pháp 1: Củng cố lại cho học sinh những quy tắc chính tả
Muốn khắc phục lỗi chính tả cho học sinh như : sai các phụ âm đầu 
( k/c/q; ng/ngh; g/gh; r/d/gi) hay các lỗi về viết hoa,âm đệm, âm cuối thì giáo viên phải giúp học sinh nắm chắc quy tắc chính tả, cụ thể: 
+ Viết kết luận, gh, ngh khi kết hợp với các nguyên âm hàng trước ( i, e, ê) hay nguyên âm đôi ( ia)
+ Viết c khi kết hợp với các nguyên âm hàng sau ( u, ư, ă, o, ô) 
+ Viết r/d/gi cần phân biệt về cách phát âm và nghĩa :
R: phát âm rung lưỡi ( ra vào)
D: Đọc nhẹ ( da thịt)
Gi: đọc nặng hơn một chút ( gia đình)
Cách thức tiến hành :
Trong giờ chính tả: Phần phân tích từ khó - giáo viên gọi 1 HS viết - 1 HS nhận xét - giáo viên đưa ra hệ thống câu hỏi để học sinh phân tích đựơc cai sai của bản thân mình.
Ví dụ: Giáo viên đọc từ: “ Nghênh nghênh” cho học sinh viết lên bảng . Nếu như em học sinh đó viết thành “ ngênh ngênh “ thì giáo viên đặt câu hỏi : “ Bạn viết như vậy đã đúng chưa vì sao?” - gọi 1 HS khác nhận xét và trả lời. Đó chính là cách củng cố lại quy tắc chính tả cho học sinh
+Thông qua phần luyện tập trong bài chính tả 
Ví dụ:
Điền vào chỗ trống 
ra hay da : da dẻ,ra vào, da thịt, 
gia hay da: gia đình, cặp da, da báo
ng hay ngh : nghiêng nghiêng, nghé con, bé ngã
k hay c : kể chuyện, kĩ thuật, củ sắn, con cá
Tương tự : giáo viên đặt câu hỏi Vì sao bạn viết như vậy?. Câu trả lời đúng chính là quy tắc được rút ra để củng cố cho cả lớp.
Cứ lặp đi lặp lại nhiều lần như vậy trong các giờ chính tả học sinh sẽ giảm dần việc mắc lỗi thông thường trong các bài viết của mình. Điều đó chứng tỏ rằng học sinh đã nắm vững quy tắc.
Cũng giống như cách khắc phục lỗi phụ âm đầu, khắc phục lỗi viết hoa,âm đệm, âm cuối, giáo viên phải dần dần cho học sinh củng cố lại quy tắc bằng cáh :
+ Viết lỗi viết hoa trong giờ luyện từ và câu : Giáo viên đưa ra một đoạn văn khoảng 4 - 5 câu không đánh dấu chấm, dấu phẩy . Yêu cầu học sinh tự xác định câu sau đó giáo viên đưa ra hệ thống hỏi : “ Dấu hiệu để kết thúc một câu là gì?” dấu chấm câu ta phải viết như thế nào?. Hay với lỗi viết hoa danh từ riêng, nếu học sinh viết sai giáo viên cũng đưa ra câu hỏi để học sinh trả lời và rút ra quy tắc : “ Tên người,tên địa danh các em phải viết như thế nào?
Giải pháp 2: Mở rộng hệ thống bài tập luyện tập chính tả so sánh.
Để giúp học sinh không mắc các lỗi chính tả ở các phụ âm đầu có cùng cách phát âm như l/nhận xét; tr/ch; s/x thì giáo viên phải chọn những bài tập học sinh không hay mắc lỗi thay vào những bài tập học sinh biết cách phân biệt. Học sinh muốn viết đúng các chữ có phụ âm đầu : l/nhận xét; tr/ch; s/x thì phải ghi nhớ một cách máy móc vì đây là bất quy tắc chính tả . Do đó, giáo viên phải đưa ra các dạng bài tập điền từ có các phụ âm đầu cần so sánh ở trênhận xét để học sinh thừơng xuyên luyện tập ở lớp cũng như ở nhà.
Ví dụ: 
Điền vào chỗ trống n hay l : nõn nà ; lung linh, leo núi
Ch hay tr : con trâu, chàng trai, chổi tre
S hay x: cây xấu, con cá sấu, con sâu, xâu cá.
Nếu giáo viên thừơng xuyên xây dựng đựoc các bài tập như trên thì học sinh nhanh chóng nắm vững đựơc cách viết và hạn chế mắc lỗi chính tả
Giải pháp 3: Cho học sinh viết và tự đọc lại những chữ và từ hay sai, kiểm tra, soát lỗi chính tả.
Giải pháp 4: Phối hợp sửa lỗi phát âm trong giờ tập đọc
Để viết đúng chính tả ngoài việc học sinh phải nắm chắc các quy tắc và bất quy tắc chính tả thì việc rèn phát âm cho học sinh là rất cần thiết,muốn viết đúng thì phải phát âm cho chuẩn, chính xác. Để thực hiện tốt đựơc yêu cầu đó giáo viên phải đọc và phát âm mẫu chuẩn xác. Ví dụ: Khi đọc “ trong trẻo” đọc uốn lưỡi để phân biệt với “ chong chóng” ( tương tự nhận xét/l; s/x) . Có như vậy khi viết chính tả học sinh sẽ biết dựa vào cách phát âm của giáo viên để phân biệt cách viết các phụ âm đầu cũng như phần thanh điệu để viết chính tả đúng.
C. kết luận
Nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và môn chính tả nói riêng là một vấn đề cấp bách đòi hỏi các nhà giáo phải quan tâm, Bác Hồ đã nói : 
“ Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có sánh vai vơi các cường quốc năm châu đựơc hay không chính là nhờ công học tập của các cháu”.Đó phải chăng là Bác đã đặt niềm tin lớn lao vào thế hệ trẻ hôm nay. Là những giáo viên trực tiếp đào tạo thế hệ măng non, chúng ta phải có nhiệm vụ ươm hạt nảy mầm, cần chăm sóc các mầm xanh non đó, tạo cho các em một cái gốc vững chắc đê vươn tới tương lai tươi đẹp đang chò đón các em ở phía trước.
Dạy học và giáo dục đòi hỏi giáo viên phải khéo léo có trình độ sư phạm, biết vận dụng các phương pháp dạy học và giáo dục vào từng tình huống và con người cụ thể. Vì thế trong quá trình giảng dạy không cho phép người giáo viên dập khuân máy móc mà đòi hỏi phải biết sáng tạo, thiết kế bài giảng phong phú thì mới đem lại hiệu quả cao .
Ngày nay với nhịp độ phát triển của xã hội, của mỗi quốc gia đòi hỏi người giáo viên tiểu học phải có năng lực trình độ chuyên môn vững vàng, không ngừng nâng cao năng lực bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để đáp ứng với nhu cầu ngày càng cao của xã hội.
Trên đây là một vài kinh ngiệm nhỏ của tôi về việc: “ Chữa lỗi chính tả thừơng mắc cho học sinh lớp 2” mà bản thân tôi thực hiện ở đơn vị trường tôi đang công tác. Mong rằng nó sẽ là một trong những tài liệu tham khảo để chúng ta cùng đọc và bàn bạc nhằm tìm ra một giải pháp mới đối vơi giờ dạy phân môn chính tả lớp 2.
Tôi rất mong nhận đựơc những ý kiến đóng góp để sáng kiến đựơc hoàn thiện hơn và đựơc áp dụng vào thực tế giảng dạy.
 Xin chân thành cảm ơn!

File đính kèm:

  • docsangkienkinhnghiem_Chua_loi_chinh_ta_cho_HS_lop_2.doc
Sáng Kiến Liên Quan