Sáng kiến kinh nghiệm Áp dụng phương pháp dạy học khám phá - Ứng dụng trong giảng dạy môn Sinh học Lớp 11

Dạy học lấy hoạt động của người thầy là trung tâm. Thực hiện lối dạy này, giáo viên là người thuyết trình, diễn giảng, là "kho tri thức" sống, học sinh là người nghe, nhớ, ghi chép và suy nghĩ theo. Với phương pháp dạy học truyền thống, giáo viên là chủ thể, là tâm điểm, học sinh là khách thể. Giáo án dạy theo phương pháp này được thiết kế kiểu đường thẳng theo hướng từ trên xuống. Nên nội dung bài dạy theo phương pháp truyền thống có tính hệ thống, tính logic cao.

Song do quá đề cao người dạy nên nhược điểm của phương pháp dạy học truyền thống là học sinh thụ động tiếp thu kiến thức, giờ dạy dễ đơn điệu, buồn tẻ, kiến thức thiên về lý luận, ít chú ý đến kỹ năng thực hành của người học; do đó kỹ năng vận dụng vào đời sống thực tế bị hạn chế.

Thực tiễn trong những thập niên 90 cho đến nay, việc dạy học của chúng ta vẫn mang tính “hàn lâm, lý thuyết”. Đặc điểm cơ bản đó là chú trọng việc truyền thụ hệ thống tri thức khoa học đã được quy định trong chương trình nhưng chưa chú trọng đầy đủ đến chủ thể người học cũng như đến khả năng ứng dụng tri thức đã học trong những tình huống thực tiễn. Mục tiêu dạy học trong chương trình được đưa ra một cách chung chung, không chi tiết; Việc quản lý chất lượng giáo dục chỉ tập trung vào “điều khiển đầu vào” là nội dung dạy học.

Với quan điểm như trên sẽ dần đến một hệ quả là tri thức của người học sẽ nhanh chóng bị lạc hậu vì nội dung dạy học được quy định một cách chi tiết và cứng nhắc trong chương trình. Đồng thời, do việc kiểm tra đánh giá chủ yếu dựa trên việc kiểm tra khả năng tái hiện tri thức mà không định hướng vào khả năng vận dụng tri thức trong tình huống thực tiễn vì vậy sản phẩm đào tạo là những con người mang tính thụ động, hạn chế khả năng sáng tạo và năng động, sản phẩm của giáo dục không đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của xã hội và thị trường lao động.

 

doc70 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 1188 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Áp dụng phương pháp dạy học khám phá - Ứng dụng trong giảng dạy môn Sinh học Lớp 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. LUYỆN TẬP
Câu 1. Trong thiên nhiên cây tre có thể sinh sản bằng
A. rễ phụ       	B. lóng
C. thân rễ       	D. thân bò
Câu 2. Trong sinh sản sinh dưỡng ở thực vật, cây mới được tạo ra
A. từ một phần của cơ quan sinh dưỡng của cây
B. chỉ từ rễ của cây
C. chỉ từ một phần thân của cây
D. chỉ từ lá của cây
Câu 3. Để nhân giống cây ăn quả lâu năm người ta thường chiết cành vì
A. cây con dễ trồng và ít công chăm sóc
B. phương pháp này giúp nhân giống nhanh và nhiều
C. phương pháp này giúp tránh được sâu bệnh gây hại
D. phương pháp này giúp rút ngắn thời gian sinh trưởng của cây, sớm thu hoạch và biết trước đặc tính của quả
Câu 4. Đặc điểm không thuộc sinh sản vô tính là
A. cơ thể con sinh ra hoàn toàn giống nhau và giống cơ thể mẹ ban đầu
B. tạo ra cá thể mới rất đa dạng về các đặc điểm thích nghi
C. tạo ra số lượng lớn con cháu trong một thời gian ngắn
D. tạo ra các cá thể thích nghi tốt với môi trường sống ổn định
Câu 5: Đọc thông tin sau, giải thích cơ sở của việc làm đó của người nông dân. Giá trị kinh tế của việc làm đó là gì?
“Mỗi vụ Tết Nguyên đán, ông Lê Đức Giáp (Thanh Oai, Hà Nội) thu về hàng trăm triệu đồng nhờ ghép thành công 10 loại quả trên một thân cây bưởi. Để tạo ra cây độc lạ, ông đã ghép thành công từ 5 đến 10 loại quả trên một thân cây bưởi. Quả ghép được chọn là bưởi Diễn, bưởi da xanh, bưởi đỏ, cam đường, cam Vinh, phật thủ, quýt, quất, chanh đào...Vườn nhà ông Giáp có hơn 100 gốc bưởi cảnh, mỗi gốc lại được ghép 10 loại quả khác nhau. Loại cây cảnh ghép này có thế đẹp và mức giá tầm trung, dao động từ 1,5 đến 10 triệu đồng/cây”.
Câu 6: Cách trồng những loại cây cảnh chơi tết có nhiều loại quả?
D. VẬN DỤNG – TÌM TÒI SÁNG TẠO
1. Phối hợp các mẫu sen đá đã có để tạo sản phẩm có giá trị cao?
à Sản phẩm của học sinh:
2. Phương pháp nhân giống vô tính và ứng dụng?
PHỤ LỤC 5: Bộ câu hỏi sử dụng trong thực nghiệm sư phạm
1. Mức độ nhận biết
Câu 1: Đặc điểm nào không có ở sinh trưởng sơ cấp?
	A. Làm tăng kích thước chiều dài của cây.
	B. Diễn ra hoạt động của tầng sinh bần.
	C. Diễn ra cả ở cây một lá mầm và cây hai lá mầm.
	D. Diễn ra hoạt động của mô phân sinh đỉnh.
Câu 2: Mô phân sinh bên và phân sinh lóng có ở vị trí nào của cây?
	A. Mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng có ở thân cây một lá mầm.
	B. Mô phân sinh bên có ở thân cây một lá mầm, còn mô phân sinh lóng có ở thân cây hai lá mầm.
	C. Mô phân sinh bên có ở thân cây hai lá mầm, còn mô phân sinh lóng có ở thân cây một lá mầm.
	D. Mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng có ở thân cây hai lá mầm.
Câu 3. Mô phân sinh đỉnh không có ở vị trí nào của cây?
	A. Ở đỉnh rễ.	B. Ở thân.	C. Ở chồi nách.	D. Ở chồi đỉnh.
Câu 4. Sinh trưởng sơ cấp của cây là:
	A. Sự sinh trưởng của thân và rễ theo chiều dài do hoạt động của mô phân sinh đỉnh.
	B. Sự tăng trưởng chiều dài của cây do hoạt động phân hoá của mô phân sinh đỉnh thân và đỉnh rễ ở cây một lá mầm và cây hai lá mầm.
	C. Sự tăng trưởng chiều dài của cây do hoạt động nguyên phân của mô phân sinh đỉnh thân và đỉnh rễ chỉ có ở cây cây hai lá mầm.
	D. Sự tăng trưởng chiều dài của cây do hoạt động nguyên phân của mô phân sinh đỉnh thân và đỉnh rễ chỉ có ở cây cây một lá mầm.
Câu 5: Sinh trưởng thứ cấp là:
	A. Sự tăng trưởng bề ngang của cây do mô phân sinh bên của cây thân thảo hoạt động tạo ra.
	B. Sự tăng trưởng bề ngang của cây do mô phân sinh bên của cây thân gỗ hoạt động tạo ra.
	C. Sự tăng trưởng bề ngang của cây một lá mầm do mô phân sinh bên của cây hoạt động tạo ra.
	D. Sự tăng trưởng bề ngang của cây do mô phân sinh lóng của cây hoạt động tạo ra.
Câu 6: Gibêrelin có vai trò:
	A. Làm tăng số lần nguyên phân, chiều dài của tế bào và chiều dài thân.
	B. Làm giảm số lần nguyên phân, chiều dài của tế bào và chiều dài thân.
	C. Làm tăng số lần nguyên phân, giảm chiều dài của tế bào và tăng chiều dài thân.
	D. Làm tăng số lần nguyên phân, chiều dài của tế bào và giảm chiều dài thân.
Câu 7: Xitôkilin chủ yếu sinh ra ở:
	A. Đỉnh của thân và cành.	B. Lá, rễ
	C. Tế bào đang phân chia ở rễ, hạt, quả.	D. Thân, cành
Câu 8: Auxin chủ yếu sinh ra ở:
	A. Đỉnh của thân và cành.	B. Phôi hạt, chóp rễ.
	C. Tế bào đang phân chia ở rễ, hạt, quả.	D. Thân, lá.
Câu 9: Êtylen có vai trò:
	A. Thúc quả chóng chín, ức chế rụng lá và rụng quả.
	B. Thúc quả chóng chín, rụng quả, kìm hãm rụng lá.
	C. Thúc quả chóng chín, rụng lá kìm hãm rụng quả.
	D. Thúc quả chóng chín, rụng lá, rụng quả.
Câu 10: Gibêrelin chủ yếu sinh ra ở:
	A. Tế bào đang phân chia ở, hạt, quả.	B. thân,cành.
	C. Lá, rễ.	D. Đỉnh của thân và cành.
Câu 11: Axit abxixic (ABA)có vai trò chủ yếu là:
	A. Kìm hãm sự sinh trưởng của cây, lóng, trạng thái ngủ của chồi, của hạt, làm khí khổng mở.
	B. Kìm hãm sự sinh trưởng của cành, lóng, làm mất trạng thái ngủ của chồi, của hạt, làm khí khổng đóng.
	C. Kìm hãm sự sinh trưởng của cành, lóng, gây trạng thái ngủ của chồi, của hạt, làm khí khổng đóng.
	D. Kìm hãm sự sinh trưởng của cành, lóng, làm mất trạng thái ngủ của chồi, của hạt, làm khí khổng mở.
Câu 12: Hoocmôn thực vật Là:
	A. Những chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra có tác dụng điều tiết hoạt động của cây.
	B. Những chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra chỉ có tác dụng ức chế hoạt động của cây.
	C. Những chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra có tác dụng kháng bệnh cho cây.
	D. Những chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra chỉ có tác dụng kích thích sinh trưởng của cây.
Câu 13: Xitôkilin có vai trò:
	A. Kích thích nguyên phân ở mô phân sinh và phát triển chồi bên, làm tăng sự hoá già của tế bào.
	B. Kích thích nguyên phân ở mô phân sinh và phát triển chồi bên, làm chậm sự hoá già của tế bào.
	C. Kích thích nguyên phân ở mô phân sinh và làm chậm sự phát triển của chồi bên và sự hoá già của tế bào.
	D. Kích thích nguyên phân ở mô phân sinh và làm chậm sự phát triển chồi bên, làm chậm sự hoá già của tế bào.
Câu 14: Những hoocmôn môn thực vật thuộc nhóm kìm hãm sự sinh trưởng là:
	A. Auxin, xitôkinin.	B. Auxin, gibêrelin.
	C. Gibêrelin, êtylen.	D. Etylen, Axit absixic.
Câu 15: Auxin có vai trò:
	A. Kích thích nảy mầm của hạt, của chồi, ra hoa.
	B. Kích thích nảy mầm của hạt, của chồi, ra lá. 
	C. Kích thích nảy mầm của hạt, của chồi, ra rễ phụ. 
	D. Kích thích nảy mầm của hạt, của chồi, ra quả.
Câu 16: Đặc điểm nào không có ở hoocmôn thực vật?
	A. Tính chuyển hoá cao hơn nhiều so với hoocmôn ở động vật bậc cao.
	B. Với nồng độ rất thấp gây ra những biến đổi mạnh trong cơ thể.
	C. Được vận chuyển theo mạch gỗ và mạch rây.
	D. Được tạo ra một nơi nhưng gây ra phản ứng ở nơi khác.
Câu 17: Axit abxixic (AAB) chỉ có ở:
	A. Cơ quan sinh sản.	B. Cơ quan còn non.
	C. Cơ quan sinh dưỡng.	D. Cơ quan đang hoá già.
Câu 18: Những hoocmôn thực vật thuộc nhóm kích thích sinh trưởng là:
	A. Auxin, Gibêrelin, xitôkinin.	B. Auxin, Etylen, Axit absixic.
	C. Auxin, Gibêrelin, Axit absixic.	D. Auxin, Gibêrelin, êtylen.
Câu 19: Êtylen được sinh ra ở:
	A. Hầu hết các phần khác nhau của cây, đặc biệt trong thời gian rụng lá, hoa già, quả còn xanh.
	B. Hầu hết các phần khác nhau của cây, đặc biệt trong thời gian rụng lá, hoa già, quả đang chín.
	C. Hoa, lá, quả, đặc biệt trong thời gian rụng lá, hoa già, quả đang chín.
	D. Hầu hết các phần khác nhau của cây, đặc biệt trong thời gian ra lá, hoa già, quả đang chín.
Câu 20: Quang chu kì là:
	A. Tương quan độ dài ban ngày và ban đêm.
	B. Thời gian chiếu sáng xen kẽ với bóng tối bằng nhau trong ngày.
	C. Thời gian chiếu sáng trong một ngày.
	D. Tương quan độ dài ban ngày và ban đêm trong một mùa.
Câu 21: Cây cà chua đến tuổi lá thứ mấy thì ra hoa?
	A. Lá thứ 14.	B. Lá thứ 15.	
	C. Lá thứ 12.	D. Lá thứ 13.
Câu 22: Florigen kích thích sự ra hoa của cây được sinh ra ở:
	A. Chồi nách.	B. Lá.	C. Đỉnh thân.	D. Rễ.
2. Mức độ thông hiểu
Câu 1: Giải phẩu mặt cắt ngang thân sinh trưởng thứ cấp theo thứ tự từ ngoài vào trong thân là:
	A. Bần à Tầng sinh bần à Mạch rây sơ cấp à Mạch rây thứ cấp à Tầng sinh mạch à Gỗ thứ cấp à Gỗ sơ cấp à Tuỷ.
	B. Bần à Tầng sinh bần àMạch rây thứ cấp à Mạch rây sơ cấp à Tầng sinh mạch à Gỗ thứ cấp à Gỗ sơ cấp à Tuỷ.
	C. Bần à Tầng sinh bần à Mạch rây sơ cấp à Mạch rây thứ cấp à Tầng sinh mạch à Gỗ sơ cấp à Gỗ thứ cấp à Tuỷ.
	D. Tầng sinh bần à Bần à Mạch rây sơ cấp à Mạch rây thứ cấp à Tầng sinh mạch à Gỗ thứ cấp à Gỗ sơ cấp à Tuỷ.
Câu 2: Lấy tuỷ làm tâm, sự phân bố của mạch rây và gỗ trong sinh trưởng sơ cấp như thế nào?
	A. Gỗ nằm phía ngoài còn mạch rây nằm phía trong tầng sinh mạch.
	B. Gỗ và mạch rây nằm phía trong tầng sinh mạch.
	C. Gỗ nằm phía trong còn mạch rây nằm phía ngoài tầng sinh mạch.
	D. Gỗ và mạch rây nằm phía ngoài tầng sinh mạch.
Câu 3: Tương quan giữa GA/AAB điều tiết sinh lý của hạt như thế nào?
	A. Trong hạt khô, GA và AAB đạt trị số ngang nhau.
	B. Trong hạt nảy mầm, AAB đạt trị lớn hơn GA.
	C. Trong hạt khô, GA đạt trị số cực đại, AAB rất thấp. Trong hạt nảy mầm GA tăng nhanh, giảm xuống rất mạnh; còn AAB đạt trị số cực đại.
	D. Trong hạt khô, GA rất thấp, AAB đạt trị số cực đại. Trong hạt nảy mầm GA tăng nhanh, đạt trị số cực đại còn AAB giảm xuống rất mạnh.
Câu 4: Không dùng Auxin nhân tạo đối với nông phẩm trực tiếp làm thức ăn là vì:
	A. Làm giảm năng suất của cây sử dụng lá.
	B. Không có enzim phân giải nên tích luỹ trong nông phẩm sẽ gây độc hại đơi với người và gia súc.
	C. Làm giảm năng suất của cây sử dụng củ.
	D. Làm giảm năng suất của cây sử dụng thân.
Câu 5: Các cây ngày ngắn là:
	A. Thược dược, đậu tương, vừng, gai dầu, mía.
	B. Cà chua, lạc, đậu, ngô, hướng dương.
	C. Thanh long, cà tím, cà phê ngô, hướng dương.
	D. Hành, cà rốt, rau diếp, sen cạn, củ cải đường.
Câu 6: Các cây trung tính là cây;
	A. Thanh long, cà tím, cà phê ngô, huớng dương.
	B. Hành, cà rốt, rau diếp, sen cạn, củ cải đường.
	C. Cà chua, lạc, đậu, ngô, hướng dương.
	D. Thược dược, đậu tương, vừng, gai dầu, mía.
Câu 7: Mối liên hệ giữa Phitôcrôm Pđ và Pđx như thế nào?
	A. Hai dạng chuyển hoá lẫn nhau dưới sự tác động của ánh sáng.
	B. Hai dạng không chuyển hoá lẫn nhau dưới sự tác động của ánh sáng.
	C. Chỉ dạng Pđ chuyển hoá sang dạng Pđx dưới sự tác động của ánh sáng.
	D. Chỉ dạng Pđx chuyển hoá sang dạng Pđ dưới sự tác động của ánh sáng.
Câu 8: Cây trung tính là:
	A. Cây ra hoa ở ngày dài vào mùa mưa và ở ngày ngắn vào mùa khô.
	B. Cây ra hoa ở cả ngày dài và ngày ngắn.
	C. Cây ra hoa ở ngày dài vào mùa lạnh và ở ngày ngắn vào mùa nóng.
	D. Cây ra hoa ở ngày ngắn vào mùa lạnh và ở ngày dài vào mùa nóng.
Câu 9: Các cây ngày dài là các cây:
	A. Cà chua, lạc, đậu, ngô, hướng dương.
	B. Thược dược, đậu tương, vừng, gai dầu, mía.
	C. Hành, cà rốt, rau diếp, sen cạn, củ cải đường.
	D. Thanh long, cà tím, cà phê ngô, huớng dương.
Câu 10.  Chọn chú thích đúng cho hình sau :
a. Lá Non b. Mắt c. Tầng phát sinh	 d. Lóng e.  Mô phân sinh đỉnh
Phương án trả lời đúng là
A. 1c, 2e, 3a, 4b, 5d        	 B. 1c, 2a, 3e, 4b, 5d
C. 1e, 2c, 3a, 4b, 5d         	D. 1b, 2e, 3a, 4c, 5d
Câu 11. Ở động vật, sinh trưởng và phát triển qua biến thái hoàn toàn và qua biến thái không hoàn toàn giống nhau ở điểm
A. đều không qua giai đoạn lột xác	B. con non các con trưởng thành
C. con non giống con trưởng thành	D. đều phải qua giai đoạn lột xác
Câu 12. Hạt bao gồm
A. vỏ hạt và nội nhũ 	B. vỏ hạt và hạt
C. nội nhũ và phôi nhũ 	D. nội nhũ và phôi
Câu 13. Sử dụng các thông tin sau đây để sắp xếp sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp cho phù hợp
(1) Thân, rễ dài ra
(2) Là sự sinh trưởng làm tăng chiều dài của thân và rễ do hoạt động của  mô phân sinh đỉnh
(3) Mô phân sinh bên
(4) Cây hai lá mầm
(5) Là sự sinh trưởng làm tăng đường kính của thân và rễ do hoạt động của mô phân sinh bên
(6) Thân, rễ to lên
(7) Mô phân sinh đỉnh
(8) Cây hai lá mầm và một lá mầm
A. sinh trưởng sơ cấp: (1), (2), (4) và (7) ;  sinh trưởng thứ cấp: (3), (5), (6) và (8)
B. sinh trưởng sơ cấp: (1), (2), (3) và (8) ;  sinh trưởng thứ cấp: (4), (5), (6) và (7)
C. sinh trưởng sơ cấp: (1), (2), (7) và (8) ;  sinh trưởng thứ cấp: (3), (4), (5) và (6)
D. sinh trưởng sơ cấp: (1), (5), (7) và (8) ;  sinh trưởng thứ cấp: (2), (3), (4) và (6)
3. Mức độ vận dụng thấp
Câu 1: Người ta sư dụng Auxin tự nhiên (AIA) và Auxin nhân tạo (ANA, AIB) để:
	A. Kích thích ra rễ ở cành giâm, cành chiết, hạn chế tỷ lệ thụ quả, tạo quả không hạt, nuôi cấy mô và tế bào thực vật, diệt cỏ.
	B. Kích thích ra rễ ở cành giâm, cành chiết, tăng tỷ lệ thụ quả, tạo quả không hạt, nuôi cấy mô và tế bào thực vật, diệt cỏ.
	C. Hạn chế ra rễ ở cành giâm, cành chiết, tăng tỷ lệ thụ quả, tạo quả không hạt, nuôi cấy mô và tế bào thực vật, diệt cỏ.
	D. Kích thích ra rễ ở cành giâm, cành chiết, tăng tỷ lệ thụ quả, tạo quả có hạt, nuôi cấy mô và tế bào thực vật, diệt cỏ.
Câu 2: Người ta sử dụng Gibêrelin để:
	A. Làm giảm độ nảy mầm của hạt, chồi, củ, kích thích sinh trưởng chiều cao của cây, tạo quả không hạt.
	B. Kích thích nảy mầm của hạt, chồi, củ, sinh trưởng chiều cao của cây và phát triển bộ rễ, tạo quả không hạt.
	C. Kích thích nảy mầm của hạt, chồi, củ, sinh trưởng chiều cao của cây, tạo quả không hạt.
	D. Kích thích nảy mầm của hạt, chồi, củ, sinh trưởng chiều cao của cây, phát triển bộ lá, tạo quả không hạt.
Câu 3. Kỹ thuật giâm cành gồm các bước sau
(1) khi rễ cây mọc nhiều và đủ dài ở các cảnh giâm, chuyển cây vào vườn ươm
cắt vát, tránh dập nát từng đoạn 10 - 15cm các cành bánh tẻ
(2) khi cây đã đủ rễ và lá, đưa cây vào trồng đại trà
(3) cành đã cắt có thể cắm trực tiếp hoặc xử lý bằng chất kích thích ra rễ, sau đó cắm vào nền giâm
Thứ tự đúng là:
A. (1) → (4) → (2) → (3)	B. (2) → (4) → (1) → (3)
C. (4) → (2) → (1) → (3)	D. (4) → (2) → (3) → (1)
Câu 4. Cho các hình thức sinh sản sau đây:
(1) Giâm hom sắn → mọc cây sắn
(2) Tre, trúc nảy chồi → mọc cây con
(3) Gieo hạt mướp → mọc cây mướp
(4) Từ củ khoai lang → mọc cây khoai lang
Những hình thức sinh sản sinh dưỡng là:
A. (1) và (2) 	B. (2)
C. (1), (2) và (4) 	D. (2), (3) và (4)
Câu 5. Hãy ghép các hoocmôn thực vật ở cột A với chức năng chính của nó ở cột B cho phù hợp
A
B
1.Auxin
2.Xitôkinin
3.Gibêrelin
4.Axit abxixic
5.Êtilen 
a) thúc đẩy quả xanh chóng chín
b) kích thích ra rễ và kích thích thụ tinh kết hạt
c) ức chế hạt nảy mầm và kích thích sự rụng lá
d) nuôi cấy tế bào và mô thực vật, kích thích chồi nách sinh trưởng
e) phá ngủ cho hạt, quả; tạo quả không hạt
Phương án trả lời đúng là:
A. 1-d ; 2-a ; 3-c ; 4-e ; 5-b
B. 1-b ; 2-d ; 3-c ; 4-c ; 5-a
C. 1-a ; 2-d ; 3-c ; 4-b ; 5-e
D. 1-c ; 2-a ; 3-b ; 4-d ; 5-e
Câu 6. Chú thích sơ đồ sau bằng cách sử dụng các thông tin tương ứng với các chữ cái cho phù hợp
a. biến thái hoàn toàn
b. không qua biến thái
c. qua biến thái
d. giai đoạn phôi
e. giai đoạn hậu phôi
f. giai đoạn sau sinh
g. biến thái không hoàn toàn
Phương án trả lời đúng là:
A. 1-a, 2-c, 3-b, 4-g, 5-d, 6-e, 7-d, 8-f
B. 1-b, 2-c, 3-g, 4-a, 5-d, 6-f, 7-d, 8-e
C. 1-c, 2-b, 3-g, 4-a, 5-d, 6-f, 7-d, 8-e
D. 1-b, 2-c, 3-g, 4-a, 5-d, 6-e, 7-d, 8-f
Câu 7. Biện pháp nào sau đây không được coi là biện pháp sinh đẻ có kế hoạch?
A. tính ngày rụng trứng     	 B. thắt ống dẫn tinh
C. nạo, hút thai       	 D. uống thuốc ngừa thai
Câu 8. Trong chăn nuôi, biện pháp không được sử dụng để làm thay đổi số con ở vật nuôi là
A. sử dụng hoocmôn hoặc chất kích thích tổng hợp      
B. thay đổi yếu tố môi trường sống
C. nuôi cấy tế bào      
D. thụ tinh nhân tạo
Câu 9. Biện pháp tránh thai có thể tránh được HIV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục là sử dụng
A. bao cao su       	B. viên thuốc tránh thai
C. vòng tránh thai       	D. phương pháp tổng hợp
Câu 10. Biện pháp để giảm nạo phá thai ở tuổi vị thành niên là
A. không có quan hệ tình dục
B. không cho trẻ con ra khỏi nhà vào lúc quá khuya
C. giáo dục tình dục an toàn và lành mạnh
D. thường xuyên vệ sinh cá nhân
4. Mức độ vận dụng cao
Câu 1: Phitôcrôm Pđx có tác dụng:
	A. Làm cho hạt nảy mầm, khí khổng mở, ức chế hoa nở.
	B. Làm cho hạt nảy mầm, hoa nở, khí khổng mở.
	C. Làm cho hạt nảy mầm, hoa nở, khí khổng đóng.
	D. Làm cho hạt nảy mầm, kìm hãm hoa nở và khí khổng mở.
Câu 2. Thụ tinh chéo tiến hóa hơn tự thụ tinh vì
A. tự tình diễn ra đơn giản, còn thụ tinh chéo diễn ra phức tạp
B. ở thụ tinh chéo, cá thể con nhận được vật chất di truyền từ hai nguồn gốc bố mẹ khác nhau, còn tự thụ tinh chỉ nhận được vật chất di truyền từ một nguồn
C. tự thụ tinh chỉ có cá thể gốc, còn thụ tinh chèo có sự tham gia của giới đực và giới cái
D. tự thụ tinh diễn ra trong môi trường nước, còn thụ tinh chéo không cần nước
Câu 3. Trong chăn nuôi, tùy theo nhu cầu về  đực cái để chọn ra được một loại tinh trùng cho thụ tinh với trứng. kỹ thuật không được áp dụng là
A. lọc tinh trùng       	B. ly tâm
C. điện Ly       	D. chiếu tia UV
Câu 4. Hình thức đẻ trứng có ưu điểm nào sau đây?
(1) Động vật không phải mang thai nên không gặp khó khăn khi di chuyển như động vật đẻ con mang thai
(2) trứng có vỏ bọc cứng chống lại tác nhân có hại cho phôi thai như mất nước, ánh sáng mặt trời mạnh, xâm nhập của vi trùng,...
(3) phôi thai phát triển đòi hỏi nhiệt độ thích hợp và ổn định, nhưng nhiệt độ môi trường thường xuyên biến động, vì vậy tỷ lệ trứng nở thấp. Các loài ấp trứng (các loài chim) tạo được nhiệt độ thuận lợi cho phôi thai phát triển nên thường có tỷ lệ trứng nở thành con cá hơn
(4) trứng phát triển ở ngoài cơ thể nên dễ bị các loài động vật khác tiêu diệt
Phương án trả lời đúng là:
A. (1) và (2)       	B. (1) và (3)
C. (2) và (4)       	D. (2) và (3)
Câu 5. Hình thức đẻ con có ưu điểm gì?
(1) ở động vật có vú,  chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ qua nhau thai để nuôi thai rất phong phú, nhiệt độ trong cơ thể mẹ rất thích hợp cho sự phát triển của phôi thai
(2) phôi thai được bảo vệ tốt trong cơ thể mẹ, không bị các động vật khác tiêu diệt
(3) tỷ lệ chết của phôi thai thấp
(4)  mang thai gây khó khăn cho động vật khi bắt mồi, chạy trốn kẻ thù
(5)  thời kỳ mang thai động vật phải ăn nhiều hơn để cung cấp chất dinh dưỡng cho thai nhi, nếu không kiếm đủ thức ăn động vật sẽ suy dưỡng, phát sinh bệnh tật, con non sinh ra sẽ hiểu và nhẹ cân
Phương án trả lời đúng là:
A. (1) và (2)       	B. (1) và (3)
C. (2), (3) và (5)      	D. (1), (2) và (3)
Câu 6. Hãy xác định sự thay đổi của nồng độ hoóc môn trong bảng sau đúng (Đ) hay sai (S)?
Trường hợp
Hoocmôn
Trước khi trứng rụng
Sau khi trứng rụng
1
FSH
Giảm dần
Tăng dần
2
LH
Tăng dần
Giảm dần
3
ơstrogen
Giảm sau đó tăng
Tăng dần
4
progesteron
Chưa xuất hiện
Xuất hiện và tăng dần
A. 1S, 2Đ, 3S, 4Đ      	 B. 1S, 2S, 3Đ, 4Đ
C. 1Đ, 2Đ, 3S, 4Đ       	 D. 1S, 2Đ, 3Đ, 4Đ
PHỤ LỤC 6: Phiếu khảo sát ý kiến học sinh
Hãy đánh dấu "x" vào sự lựa chọn phù hợp với ý kiến của em:
Câu
Nội dung câu hỏi
Phương án trả lời
Câu 1
Thái độ của em đối với việc thực hiện các thí nghiệm trong bài học?
 Hứng thú
 Không thực sự hứng thú
 Hoàn toàn không hứng thú
Câu 2
Khi thực hiện các thí nghiệm. Em tự đánh giá bản thân:
 Không thành thạo
 Thành thạo
 Rất thành thạo và hứng thú
Câu 3
Em đánh giá như thế nào về tầm quan trọng của bộ môn Sinh học trong thực tiễn hiện nay?
 Rất cần thiết
 Cần thiết
 Bình thường 
 Không cần thiết
Câu 4
Theo em, việc vận dụng kiến thức của các môn học vào thực tiễn có cần thiết không?
 Rất cần thiết
 Cần thiết
 Bình thường 
 Không cần thiết
Câu 5
Em có hứng thú với cách dạy học sinh học bằng các thí nghiệm thực tế không?
 Rất hứng thú
 Hứng thú
 Bình thường
 Không hứng thú lắm 
Câu 6
Những thí nghiệm em thực hiện trong bài ở mức độ nào?
 Khó khăn
 Vừa phải
 Dễ dàng
 Nhàm chán
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Nguyễn Như Khanh, 1996, Sinh lý học sinh trưởng và phát triển thực vật. NXBGG Hà Nội. 
[2] Phạm Đình Thái, Nguyễn Duy Minh, Nguyễn Lương Hùng, 1987. Sinh lý học thực vật, NXBGD Hà Nội. 
[3] Vũ Văn Vụ, Vũ Thanh Tâm, Hoàng Minh Tấn, 1999. Sinh lý học thực vật, NXBGD Hà Nội. 
[4] Bùi Trang Việt, 1998, Sinh lý thực vật đại cương, NXB ĐH quốc gia Tp. Hồ Chí Minh. 
[5] 
[6] 
[7] 
Xác nhận của BGH	Hoa Lư, ngày 5 tháng 6 năm 2018
	Nhóm tác giả

File đính kèm:

  • docHLA( Đào- Sinh) - SKKN 2018 - 11.10.2018.doc
Sáng Kiến Liên Quan