Một số biện pháp nâng cao chất lượng học hát cho học sinh Khối 6

Âm nhạc là nhu cầu nhận thức hoạt động và giải trí của xã hội loài người. Môn âm nhạc dạy học ở trường THCS không nhằm mục đích đào tạo các em thành những ca sĩ, nghệ sĩ chuyên nghiệp, mà chủ yếu thông qua môn học nhằm tác động vào thế giới tinh thần của học sinh, giúp các em có sự phát triển hài hòa và toàn diện về nhân cách.

 Sự có mặt của môn âm nhạc trong nhà trường làm thăng bằng nội dung học tập, góp phần phát triển tình cảm đạo đức, trí tuệ, nhân cách của học sinh. Âm nhạc có một vị trí quan trọng, nó tạo cho nhà trường một không khí vui tươi, lành mạnh để học sinh tăng thêm lòng yêu quê hương đất nước, con người Việt Nam, cụ thể là yêu trường yêu lớp, say sưa học tập, hòa mình vào tập thể. Qua môn học này học sinh có thể thấy được âm nhạc là một liều thuốc tinh thần, tạo sự hưng phấn trong học tập và cảm nhận được phần nào sự hấp dẫn của thế giới âm nhạc. “Tiếng hát vẫn là hoa thơm, là không khí và là ánh sáng mặt trời của trái đất”. Môn âm nhạc ở trường THCS sẽ cùng các môn học khác phát triển năng lực tư duy, trí tuệ, tạo cho học sinh một trình độ văn hóa âm nhạc phổ thông, từ đó xây dựng và hình thành nhân cách đạo đức con người, góp phần đào tạo con người lao động phát triển toàn diện về đức – trí – lao – thể – mĩ, theo Nghị quyết BCH TW Đảng Cộng Sản Việt Nam khoá 7 (Tháng 1 năm 1993) đã khẳng định: " Giáo dục là quốc sách hàng đầu" điều đó càng thể hiện tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đào tạo thế hệ trẻ đối với đất nước.

 

doc17 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 7194 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem tài liệu "Một số biện pháp nâng cao chất lượng học hát cho học sinh Khối 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệ khá là phong phú và đa dạng, nổi bật như: "Hò sông mã"; Tổ khúc "Múa đèn"và nhiều bài khác nữa. Tổ khúc Múa đèn gồm 10 bài hát.
Bài hát Đi cấy là một bài hát nằm trong tổ khúc "Múa đèn". Bài hát được hình thành dựa trên những câu thơ lục bát sau:
"Lên chùa bẻ một cành sen.
Ăn cơm bằng đèn đi cấy sáng trăng.
Ba bốn cô có bạn cùng chăng.
Thắp đèn ta sẽ chơi trăng ngoài thềm.
Cầu cho trong ấm ngoài êm!"
	+ Giáo viên treo bảng phụ có bài hát đã chép sẵn (chép cả phần nhạc).
	- Bước 2: Đàn và hát mẫu bài hát	
	+ Giáo viên hát hoàn chỉnh bài hát, hát giàu tính biểu cảm cho học sinh cảm nhận được nội dung và giai điệu bài hát. Giáo viên phải kết hợp đệm đàn khi hát. Nếu giáo viên không hát mẫu thì có thể cho học sinh nghe băng đĩa. Hoặc chúng ta có thể cho học sinh nghe bài hát theo cả 2 cách trên để làm sao cho học sinh cảm nhận được trọn vẹn bài hát.
	- Bước 3: Đàm thoại sau khi nghe
	+ Giáo viên đặt câu hỏi: Cảm nhận của em về bài hát ( giai điệu, lời ca)như thế nào?
	+ Giáo viên gọi một vài học sinh trả lời, sau đó giáo viên nhận xét, tổng hợp ý kiến và có thể cho học sinh nghe lại bài hát 1 lần nữa.
	+ Giáo viên phân tích bài hát: Bài hát được viết ở giọng Son trưởng (G-Dur), nhịp hai bốn, viết dưới hình thức 1 đoạn đơn. Giới thiệu các kí hiệu có trong bài hát. Bài hát chia thành bốn câu:
Câu 1: “Lên chùa  sáng trăng”
Câu 2: “Ba bốn cô  cùng chăng”
Câu 3: “Thắp đèn  cầu cho”
Câu 4: “Cầu cho  ngoài êm”
- Bước 4: Luyện thanh- khởi động giọng
	Giáo viên có thể cho học sinh luyện thanh một vài mẫu cơ bản như:
Mì mi mí mi mì.
Hoặc Mà ma má ma mà.
	- Bước 5: Dạy hát từng câu
Câu 1: “Lên chùa bẻ một cành sen, lên chùa bẻ một cành sen ăn cơm bằng đèn đi cấy sáng trăng”.
+ Giáo viên đánh đàn giai điệu cho học sinh nghe câu 1 hai đến ba lần, rồi cho học sinh thực hiện lại. 
+ Lưu ý những chỗ khó như luyến ở các từ bẻ, bẻ, đi, sáng.
	+ Giáo viên nhận xét, sửa sai, cho học sinh thực hiện lại cho hoàn chỉnh.
	+ Gọi nhóm, cá nhân hát, cho học sinh nhận xét lẫn nhau. Giáo viên nhận xét, sửa sai. Khi học sinh hát hoàn chỉnh, giáo viên hướng dẫn tiếp câu 2.
	Câu 2: “Ba bốn cô có hẹn cùng chăng có bạn cùng chăng”.
+ Giáo viên đánh đàn giai điệu cho học sinh nghe câu 2 hai đến ba lần, rồi cho học sinh thực hiện lại. 
+ Lưu ý những chỗ khó: luyến ở từ bạn, giới thiệu các dấu hóa thăng bất thường có trong câu và thực hiện cho đúng.
	+ Giáo viên nhận xét, sửa sai, cho học sinh thực hiện lại cho hoàn chỉnh.
	+ Gọi nhóm, cá nhân hát, cho học sinh nhận xét lẫn nhau. Giáo viên nhận xét, sửa sai. Khi học sinh hát hoàn chỉnh, giáo viên cho học sinh ghép câu 1-2.
Câu 1-2: “Lên chùa bẻ một cành sen, lên chùa bẻ một cành sen ăn cơm bằng đèn đi cấy sáng trăng. Ba bốn cô có hẹn cùng chăng có bạn cùng chăng”.
+ Giáo viên đàn giai điệu câu 1-2 cho học sinh nghe, sau đó cho học sinh thực hiện lại hai câu.
	+ Giáo viên nhận xét, sửa sai cho học sinh (nếu có).
	+ Gọi nhóm, cá nhân hát, cho học sinh nhận xét lẫn nhau. Giáo viên nhận xét, sửa sai. Khi học sinh hát hoàn chỉnh câu 1-2 giáo viên hướng dẫn tiếp câu 3.
+ Lưu ý học sinh khi hát hết câu 1-2 ngắt ở chỗ có dấu lặng. 
Câu 3: “Thắp đèn ta sẽ chơi trăng ngoài thềm chơi trăng ngoài thềm ý rằng cầu cho”.
+ Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện tương tự câu 1. 
+ Lưu ý học sinh khi hát hết câu 3 cuối câu ngân dài 2 phách. Ngắt hơi ở chỗ có dấu lặng cuối câu. Khi học sinh đã hát hoàn chỉnh giáo viên hướng dẫn tiếp câu 4.
Câu 4: “Cầu cho trong ấm, êm êm lại ngoài êm”. 
+ Lưu ý những chỗ khó: luyến, đảo phách.
+ Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện tương tự câu 2. Khi học sinh đã hát hoàn chỉnh, giáo viên cho học sinh ghép câu 3-4.
Câu 3-4: “Thắp đèn ta sẽ chơi trăng ngoài thềm chơi trăng ngoài thềm ý rằng cầu cho. Cầu cho trong ấm, êm êm lại ngoài êm”.
+ Giáo viên đàn giai điệu câu 3-4 cho học sinh nghe, sau đó cho học sinh thực hiện lại hai câu.
	+ Giáo viên nhận xét, sửa sai cho học sinh (nếu có).
+ Gọi nhóm, cá nhân hát, cho học sinh nhận xét lẫn nhau. Giáo viên nhận xét, sửa sai. Khi học sinh hát hoàn chỉnh câu 3-4 giáo viên hướng dẫn học sinh ghép cả bài.
Câu 1-2-3-4: “Lên chùa bẻ một cành sen, lên chùa bẻ một cành sen ăn cơm bằng đèn đi cấy sáng trăng. Ba bốn cô có hẹn cùng chăng có bạn cùng chăng. Thắp đèn ta sẽ chơi trăng ngoài thềm chơi trăng ngoài thềm ý rằng cầu cho. Cầu cho trong ấm, êm êm lại ngoài êm.
+ Giáo viên đàn giai điệu cả bài cho học sinh nghe, sau đó cho học sinh thực hiện lại. Giáo viên đệm đàn cho học sinh hát cả bài.
+ Giáo viên nhận xét, sửa sai cho học sinh (nếu có).
	+ Gọi nhóm, cá nhân hát, cho học sinh nhận xét lẫn nhau. Giáo viên nhận xét, sửa sai.
	- Bước 6: Luyện tập theo tổ,nhóm, cá nhân.
	+ Giáo viên cho từng tổ thực hiện bài hát một lần. Yêu cầu các em hát thật hoàn chỉnh, thể hiện sắc thái tình cảm bài hát, hát có nhạc đệm của giáo viên. 
+ Cho học sinh hát kết hợp vỗ tay theo nhịp hoặc phách.
+ Để học sinh mau thuộc lời bài hát, giáo viên cho học sinh thực hiện bài hát nhiều lần với nhiều hình thức khác nhau như : Đơn ca, song ca, tốp ca,  Điều này sẽ không gây hiện tượng nhàm chán khi các em hát lặp đi lặp lại bài hát nhiều lần, mặt khác giúp các em hát đúng bài, nhanh thuộc bài tại lớp.
- Bước 7: Đàm thoại và cũng cố bài hát.
+ Để học sinh hát sôi nổi hơn, giáo viên có thể cho các tổ hát thi đua với nhau với ban giám khảo gồm 4 học sinh đại diện cho từng tổ, tổ nào hát hay nhất sẽ được tuyên dương 
+ Sau khi học xong bài hát giáo viên giới thiệu và cho học sinh nghe một vài bài hát dân ca ở các vùng miền khác nhau giúp học sinh có thêm hiểu biết về sự phong phú và đa dạng của dân ca Việt Nam, biết được dân ca là những sản phẩm tinh thần quý giá của cha ông để lại, dân ca mang đậm màu sắc văn hóa dân tộc. Từ đó giáo dục học sinh học sinh biết giữ gìn, học tập, và tiếp tục phát triễn vốn quý ấy. 
+ Giáo viên cho cả lớp thực hiện lại hoàn chỉnh bài hát, yêu cầu các em phát biểu về nội dung giáo dục của bài. Giáo viên nhận xét và tổng hợp ý kiến.
	+ Yêu cầu các em về nhà học thuộc bài hát, giáo viên nhận xét – kết thúc tiết dạy.
	* Về phía học sinh: 
	Giáo viên cần tìm ra những nguyên nhân học sinh chưa hát tốt bài hát và không thích học phân môn này từ đó có hướng giải quyết khắc phục.
	Học sinh còn xem bộ môn âm nhạc là môn phụ.
	Học sinh chưa có phương pháp học tập tốt, chưa chuẩn bị bài ở nhà.
	Học sinh hát sai về cao độ, trường độ, tiết tấu bài hát. Chưa thể hiện được sắc thái của bài hát.
Chưa mạnh dạn hát trước lớp.
	3.Biện pháp giải quyết: 
Cũng như các môn học khác, môn học âm nhạc nhằm trang bị cho lớp trẻ một trình độ văn hoá âm nhạc trong một tổng thể của chương trình giáo dục toàn diện. Nội dung môn âm nhạc sẽ phải bao gồm một số kỹ năng tối thiểu về ca hát, những vấn đề về lí thuyết âm nhạc sơ giản, hướng dẫn nghe nhạc, tìm hiểu âm nhạc giúp các em nâng cao năng lực cảm thụ và yêu thích môn học này.
Quan niệm và cảm xúc của mỗi người trước cái đẹp luôn khác nhau, từ quan niệm đó nảy sinh nhiều ý tưởng và trường phái khác nhau trong nghệ thuật. Trong quá trình giảng dạy âm nhạc ở trường THCS, GV cần tạo mọi điều kiện để HS phát huy được những cảm xúc nghệ thuật, những sáng tạo trong học tập.
Muốn làm được điều đó HS cần có quá trình rèn luyện không chỉ ở môn âm nhạc. Sáng tạo giúp HS phát huy được những suy nghĩ tư tưởng và hành động của mình, nâng cao kết quả học tập và hình thành những năng lực riêng biệt của các em. Trong học tập, tìm tòi sáng tạo là hình thức cao nhất thể hiện tính tích cực của HS, hãy bắt đầu khuyến khích các em mạnh dạn nói lên những cảm nhận của mình về môn học, về bài hát. GV cần tạo điều kiện để HS tự nhận xét, tự đánh giá, tự cảm nhận để có thể điều chỉnh cách học theo hướng tích cực. 
Trong quá trình học hát, GV có thể yêu cầu HS hát và tự kiểm tra lẫn nhau, khuyến khích kỹ năng nghe và đánh giá của từng em. Ngoài ra, GV khơi gợi để HS nói lên cảm nhận của mình về bài hát, điều này bổ sung và làm giàu khả năng cảm thụ âm nhạc của các em. 
	Qua việc tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến hạn chế khi học sinh học phân môn học hát. Đầu năm học 2013 – 2014 tôi đã áp dụng một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng học hát cho học sinh như:
	-Giáo viên chú ý soạn giảng, sử dụng và kết hợp tốt các phương pháp dạy học.
	-Giáo viên phải biết sử dụng đàn, đàn thành thục các bài hát mà mình dạy.
	-Giáo viên nên sử dụng băng, đĩa, tranh ảnh, tư liệu có liên quan đến bài dạy.
	-Giáo viên có thể cung cấp cho học sinh một số kiến thức về tác giả, tác phẩm và những kiến thức về nhạc lí trong quá trình dạy hát như: Cao độ, trường độ, các kí hiệu thường gặp trong bản nhạc.
	-Giáo viên cần chú ý đến những học sinh còn yếu kém.
	-Ngoài các biện pháp trên bản thân tôi qua thời gian công tác giảng dạy đã đúc kết được thêm một số kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng học hát cho học sinh khối 6 như sau:
	FGiáo viên chú ý sửa sai khi dạy hát:
	-Khi học sinh hát sai giáo viên không nên phê bình thẳng thắn mà phải có biện pháp động viên để các em có hứng thú hơn, bằng cách giáo viên phải hát chuẩn xác, lưu ý những chỗ khó hát trong bài, đưa ra các bài tập phòng ngừa sai về cao độ, trường độ,
	-Khi học sinh hát sai, giáo viên phải so sánh giữa cái sai của học sinh với cái đúng của giáo viên, âm thanh phải được vang lên, giáo viên sửa sai chậm so với tốc độ hát bình thường của bài hát, giáo viên có thể thị phạm bằng giọng hát của mình hoặc đánh đàn nhiều lần ở chỗ sai, chủ yếu là thực hành tránh nói dài dòng, lí thuyết, cụ thể qua các ví dụ:
	+ Khi học sinh hát bài: “Tiếng chuông và ngọn cờ”
	 Nhạc và lời: Phạm Tuyên
	Học sinh thường hát sai ở câu:
	 Và bạn nhỏ gần xa đấy chính gia đình của ta.
	Ở câu này học sinh thường ngân chữ “xa” cho nên kéo theo sai cả câu vì vậy để sửa sai chổ này giáo viên nên nói cho học sinh biết từ “và gia” phải hát trường độ giống nhau mà ngân chữ “đình”. Và cũng có thể giáo viên vỗ tay theo tiết tấu để học sinh dễ nhận thấy, sau đó yêu cầu học sinh thực hiện nhiều lần ở chỗ khó này.
	+ Khi học sinh hát bài: “Đi cấy”
	 Dân ca Thanh Hóa
	Ở bài này học sinh thường hát sai ở chỗ có đảo phách:
	 Cầu cho trong ấm, êm êm lại ngoài êm.
	Vì lớp 6 các em chưa học theo hình thức này do vậy khi học sinh hát sai giáo viên không diễn giải lí thuyết dài dòng mà chỉ thực hiện trực tiếp là giáo viên đàn mẫu nhiều lần ở chỗ khó này hoặc hát mẫu kết hợp động tác gõ đệm cho học sinh nghe rồi yêu cầu học sinh thực hiện, sau đó mới ghép vào bài.
	FCách giữ nhịp cho học sinh hát:
	-Khi tập hát giáo viên có thể gõ phách hay gõ nhịp bằng các nhạc khí như: phách tre, song loan, để giữ nhịp cho học sinh tập hát với tốc độ chậm. Khi học sinh tập hát xong giáo viên bắt nhịp cho học sinh hát theo đúng tốc độ của bài.
	FMột số trò chơi hỗ trợ khi học hát:
	Theo tôi trong giờ dạy học hát, ngoài biện pháp giảng dạy chính, giáo viên cần lồng ghép một số trò chơi có liên quan đến nội dung dạy hát mục đích tạo hứng thú học tập cho học sinh nhằm nâng cao chất lượng tiết học:
	*Trò chơi: “Tìm ẩn số trong ca khúc thiếu nhi”:
	-Hình thức chơi:
	+Nêu tên tác giả để tìm tác phẩm: (Giáo viên nêu tên tác giả, học sinh kể một vài tác phẩm của tác giả)	
	+Nêu tên tác phẩm để tìm tác giả: (Giáo viên nêu tên tác phẩm, học sinh nêu tên tác giả)	
	-Hình thức thưởng:
	+Chấm điểm.
	+Tuyên dương (nếu trả lời đúng).
	Ví dụ: Nêu tên tác giả để tìm tác phẩm:
	Giáo viên: Nhạc sĩ Phạm Tuyên
	Học sinh: Tiếng chuông ngọn cờ, Chiếc đèn ông sao, Cánh én tuổi thơ,
	Ví dụ: Nêu tên tác phẩm để tìm tác giả
	Giáo viên: Tiếng chuông ngọn cờ, Chiếc đèn ông sao, Cánh én tuổi thơ,
	Học sinh: Nhạc sĩ Phạm Tuyên
	-Qua trò chơi giúp học sinh nhớ lại những kiến thức đã học, phát huy tính tích cực của học sinh.
	*Trò chơi: “Thi giọng hát hay” 
	-Hình thức chơi:
	+Học sinh là ca sĩ.
	+Giáo viên vừa là người dẫn chương trình vừa là nhạc công và là ban giám khảo.
	-Hình thức thưởng:
	+Chấm điểm.
	+Tuyên dương (nếu trả lời đúng).
	Ví dụ: Giáo viên có thể chuẩn bị một nhành cây có đính nhiều hoa, trong mỗi bông hoa có tên một bài hát.
	Mời học sinh lên hái hoa và hát bài hát có tên trong bông hoa.
	Giáo viên chấm điểm – tuyên dương.
	-Qua trò chơi giúp học sinh mạnh dạn hơn khi đứng trước tập thể.
	*Trò chơi: “Ai là người nhanh nhất”
	-Hình thức chơi:
	+Cho học sinh nghe một đoạn nhạc không lời để đoán lời ca nhằm phát triển tay nghe cho học sinh.
	-Hình thức thưởng:
	+Chấm điểm.
	+Tuyên dương (nếu trả lời đúng).
	Ví dụ: 
	Mỗi tổ đại diện một học sinh lên bảng.
	Giáo viên đánh đàn một đoạn bài hát: “Hành khúc tới trường”
	Học sinh nào ghi nhanh và chính xác nhất là thắng cuộc.
	Giáo viên chấm điểm – tuyên dương.
	-Qua trò chơi giúp học sinh phát triển tay nghe cho học sinh, giúp học sinh linh hoạt nhạy bén hơn.
	Trên đây là một số biện pháp thiết thực mà bản thân tôi đã áp dụng thực hiện trong các tiết dạy nhằm giúp học sinh hứng thú hơn khi học tập phân môn này, từ đó nâng cao chất lượng giảng day bộ môn âm nhạc nói chung và nâng cao chất lượng phân môn học hát cho học sinh khối 6 nói riêng.
4/ Kết quả, chuyển biến của đối tượng:
	Sau khi bổ sung và áp dụng các biện pháp này vào giảng dạy học sinh, trong 
quá trình dạy có một số học sinh hát sai về cao độ, trường độ, tôi đã thị phạm bằng giọng hát của mình và sử dụng đàn để so sánh cái sai của học sinh với cái đúng của giáo viên để học sinh nhận rõ sau đó giáo viên gọi học sinh hát cho hoàn chỉnh. Tổ chức một số trò chơi trong quá trình học hát giúp học sinh hứng thú hơn.
Sau khi áp dụng một số biện pháp giảng dạy trên chất lượng học hát của học sinh có sự chuyển biến rõ rệt, cụ thể qua kết quả kiểm tra học kì I ở lớp 6A6 như sau:
Sĩ số: 42
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
kém
Số lượng
16
12
9
3
2
Tỉ lệ (%)
38,1
28,6
21,4
7,1
4,8
	Qua bảng khảo sát trên ta thấy tỉ lệ học sinh xếp loại Đạt là 37HS-tỉ lệ: 88,1%, học sinh xếp loại Chưa đạt là 5HS-tỉ lệ: 11,9%. HS yếu kém đã giảm từ 26,2% xuống còn 11,9%. Tỉ lệ trung bình - khá - giỏi được nâng lên.
III. KẾT LUẬN:
1.Tóm lược giải pháp:
	Âm nhạc là một môn học không kém phần quan trọng đối với học sinh THCS, vì vậy nâng cao chất lượng học tập môn âm nhạc nói chung và phân môn học hát nói riêng là rất cần thiết. Muốn làm được điều này cần:
	-Có những biện pháp sửa sai thích hợp cho từng bài học cụ thể.
	-Giáo viên phải giữ nhịp để học sinh hát đúng tốc độ của bài hát.
	-Kết hợp một số trò chơi trong quá trình dạy hát giúp học sinh phát triển tay nghe, mạnh dạn khi đứng trước tập thể, nhớ lại những kiến thức đã học.
	-Sử dụng đồ dùng dạy học một cách có hiệu quả.
	Trên đây là một số biện pháp thiết thực mà bản thân tôi đã thực hiện trong các tiết dạy học hát nhằm thu hút, tạo sự hứng thú cho học sinh trong khi học phân môn học hát. Từ đó nâng cao chất lượng học học tập cho học sinh nói chung và nâng cao chất lượng học hát cho học sinh khối 6 ở trường THCS nói riêng.
2.Phạm vi, đối tượng áp dụng:
	Đề tài sáng kiến kinh nghiệm này có thể dành cho tất cả các chị em đồng nghiệp phụ trách giảng dạy bộ môn âm nhạc ở khối 6 trường THCS trong thị xã, nơi có điều kiện để thực hiện.
3.Kiến nghị với các cấp về điều kiện thực hiện:
Một số ý kiến đề xuất :
	- Cần tạo điều kiện, trang bị thêm về cơ sở vật chất, các trang thiết bị dạy học như đàn Organ (có chức năng sử dụng đĩa mềm), tranh ảnh các nhạc sĩ, đồ dùng hay mô hình nhạc cụ dân tộc Để giáo viên tổ chức, hướng dẫn học sinh học tập đạt hiệu quả hơn.
	- Tạo điều kiện, tổ chức cho giáo viên tham gia bồi dưỡng, tập huấn về nội dung, phương pháp, biện pháp giảng dạy, phổ biến những sáng kiến kinh nghiệm hay được đánh giá cao.
	Kiến Tường, ngày 15 tháng 4 năm 2014
 Người viết
 Trần Thị Nghi Xuân
I. Quy định về hình thức:
- Viết trên một mặt khổ giấy 21x33, đánh máy hoặc viết tay. Nếu thiếu giấy (trong mẫu) thì gắn thêm giấy vào phần cần viết thêm.
- Phải ghi đầy đủ tên đề tài, họ tên, đơn vị, tháng năm hoàn thành vào đúng chỗ quy định.
II. Trình tự của bài viết:
1. Theo trình trình tự gợi ý ở trang 3, có thể thêm các phần khác nhưng không được thiếu các phần trong trình tự đã nêu.
2. Lưu ý ở các mục sau:
Mục I. 1: Nêu lý do chọn đề tài: Cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn, 
Mục I. 2: Nêu rõ mục đích chọn đề tài để nhằm giải quyết vấn đề gì.
Mục I. 3: Lịch sử đề tài: Nêu rõ quá trình hình thành đề tài: đề tài mới hay áp dụng đề tài đã có.
Mục I. 4: Nêu khái quát kinh nghiệm, SKKN đã làm: từ lúc nào? Ở đâu? Đối tượng nào?
Mục II:
(1): Miêu tả, thống kê số liệu thực tế trước khi áp dụng kinh nghiệm, SKKN, 
(2): Từ thực tế, rút ra điều gì phải làm (cơ sở thực tế, cơ sở lý luận, )
(3): Miêu tả tiến trình thực hiện, các giải pháp, kinh nghiệm, SKKN (nêu rõ các phương pháp thực hiện đề tài)
(4): Đánh giá kết quả đã đạt được: Thống kê số liệu cụ thể (nếu có), các mặt diễn biến của đối tượng.
Mục III:
(1): Tóm lược giải pháp, đút rút kinh nghiệm đã nêu (rõ ràng, dễ hiểu),  có thể nâng lên về mặt lý luận.
(2): Giá trị của kinh nghiệm, SKKN: Áp dụng được ở đâu? Đối tượng nào?
(3): Nêu những kiến nghị là những yêu cầu tối thiểu để hỗ trợ cho việc thực hiện kinh nghiệm, SKKN đã nêu.
III. Gợi ý cách chọn đề tài:
1. Loại đề tài mang tính chất chung: Giáo dục đạo đức HS; Giáo dục HS cá biệt; Rèn luyện HS yếu; Bồi dưỡng HS giỏi; Quản lý lao động cán bộ, giáo viên, công nhân viên trường học; Tổ chức một lớp học, tổ chức học nhóm, học tổ; Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học có hiệu quả; Quản lý dạy học đủ 9 môn học bắt buộc ở tiểu học có hiệu quả, 
2. Loại đề tài mang tính chất phục vụ cho bộ môn: Nâng cao chất lượng môn học vần lớp 1; Rèn luyện kỹ năng qua tiết luyện tập môn toán 5; Để giúp nhớ lâu công thức toán ở lớp 6, 7,  Kinh nghiệm trong hướng dẫn thành công tiết thực hành môn Sinh vật lớp 8; Rèn luyện chữ viết cho HS lớp 3; Làm thế nào để dạy tốt môn GDSK; Nâng cao chất lượng môn giáo dục âm nhạc; Rèn luyện kỹ năng tạo hình; 
3. Loại đề tài sáng tạo đồ dùng dạy học các ngành học, cấp học.
4. Loại đề tài áp dụng SKKN của tác giả khác: Phải nêu lại sáng kiến đã có, sau đó trình bày quá trình thực hiện, phương pháp, giải pháp của cá nhân khi áp dụng SKKN đã có, kết quả đạt được.
5. Loại đề tài vận dụng SKKN của tác giả khác thì phải ghi rõ: Vận dụng SKKN của tác giả nào? Áp dụng vào đối tượng nào? 
6. Đối với cá nhân nếu có đề tài tâm đắc, kiên trì áp dụng thì cũng được quyền viết lại, trong đó:
- Có nêu giải pháp đã áp dụng trước đây (kinh nghiệm, SKKN cũ)
- Hiện tại điều chỉnh, bổ sung phần nào, giải pháp nào? 
7. Những sáng kiến kinh nghiệm của tập thể phải ghi rõ: Đồng tác giả và có bảng phân công cụ thể, kế hoạch thực hiện của từng tác giả. Đối với loại SKKN này, nội dung đề tài phải nhằm giải quyết những vấn đề lớn trong phạm vi rộng: trường, huyện, tỉnh và phải được Hội đồng khoa học cấp ngành tỉnh duyệt đồng ý mới được phép thực hiện.
IV. Tổ chức xem xét, đánh giá kinh nghiệm, SKKN:
(1) SKKN được xem xét, đánh giá từ Hội đồng KHGD của trường, phòng GD-ĐT, Sở GD-ĐT (có biên bản chung và có lời nhận xét đánh giá trên từng SKKN ở trang 2)
(2) Dựa vào hình thức và nội dung bài viết, các bài viết (kinh nghiệm, SKKN) được đánh giá, xếp loại như sau:
* Loại A:
+ Hình thức: Đảm bảo theo đúng mẫu quy định.
+ Nội dung: Là những sáng kiến giải quyết được những vấn đề đúng đường lối, quan điểm, giáo dục, đảm bảo tính khoa học, có những biện pháp cụ thể, thiết thực, sát đúng, có hiệu quả rõ rệt, có thể phổ biến cho ngành áp dụng rộng rãi trong tỉnh và có thể từ đó rút ra được một số vấn đề về lý luận giáo dục.
* Loại C:
+ Hình thức: Đảm bảo theo đúng mẫu đã quy định.
+ Nội dung: Là những sáng kiến bình thường, giải quyết được một số vấn đề cần thiết với những biện pháp cụ thể, đạt kết quả vừa phải, có thể phổ biến trong phạm vi trường học hoặc huyện, không phổ biến được trong tỉnh.
* Loại B:
+ Hình thức: Đảm bảo theo đúng mẫu quy định.
+ Nội dung: Là những sáng kiến chưa đạt loại A, nhưng cao hơn loại C.
* Không xếp loại: Những SKKN không đạt yêu cầu:
- Sai quan điểm, đường lối, phương pháp giáo dục.
- Sáng kiến kinh nghiệm không có hiệu quả.
- Sáng kiến kinh nghiệm không có tính khả thi.

File đính kèm:

  • docGiao_an_skkn_lop_6.doc
Sáng Kiến Liên Quan