Kinh nghiệm soạn giảng đạt hiệu quả trong giảng dạy

 Lập kế họach bài học hay còn gọi là sọan giáo án, soạn bài lên lớp là công việc bắt buộc cho tất cả giáo viên trước khi lên lớp phải thực hiện. Sọan bài lên lớp chuẩn bị cho việc dạy và học của thầy và trò trong một đơn vị thời gian theo PPCT nhằm thực hiện mục tiêu đào tạo.

 Lập kế họach bài học tuy là công việc bắt buộc phải thực hiện đối với mỗi giáo viên trước khi lên lớp, nhưng cho đến nay công việc này thường được giáo viên hiểu rất khác nhau. Có giáo viên cho rằng lập kế hoạch bài học phải nhất thiết theo một mẫu cố định, có giáo viên khác cho rằng đó chẳng qua chỉ là sự tóm tắt nội dung SGK, thậm chí chép lại SGK cũng được. Một số giáo viên khác lại photo hoặc chép lại bài soạn đã có sẵn để lên lớp.

 Trong khi đó phương pháp dạy học tích cực đã và đang được nhiều giáo viên áp dụng đòi hỏi phải có sự đổi mới cách lập kế họach bài học theo hướng chỉ ra một hệ thống các hoạt động của giáo viên và học sinh nhằm giúp học sinh tự tìm kiếm, khám phá, giải quyết vấn đề đi đến mục tiêu bài học. Gần đây, có giáo viên cho rằngviệc sọan giáo án là hình thức, là một việc làm vô bổ, tốn nhiều thời gian, có người yêu cầu bỏ công đọan này giảm công đọan kia trong giáo án; thậm chí có ý kiến cho rằng nên bỏ hẳn việc soạn giáo án. Để hiểu sâu và đúng vấn đề với tinh thần “Đổi mới giáo dục”. Hôm nay trường THCS Nhơn Mỹ 2 tổ chức hội nghị chuyên đề bàn về “Đổi mới phương pháp sọan giáo án”, mong rằng qua chuyên đề này, với ý kiến đóng góp xây dựng của quý thầy cô sẽ góp nhặt những kinh nghiệm quý báu, xây dựng thống nhất “chuẩn” giáo án chung cho nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục cho địa phương nhà.

 

doc14 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 2348 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Kinh nghiệm soạn giảng đạt hiệu quả trong giảng dạy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ái với học sinh, chức năng cung cấp thông tin, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, giúp đỡ việc học tập và xác định tiến trình sư phạm đối với giáo viên.
	2.2 Chuẩn bị:
	Là công việc đòi hỏi sự sáng tạo của giáo viên nhằm làm cho tiết dạy sinh động, làm tăng tính tích cực của học sinh. Giáo viên phải cân nhắc sử dụng ĐDDH gì, thiết bị nào, sử dụng lúc nào, thời lượng sử dụng, có tính giáo dục không và phải dựa vào các mục tiêu kiến thức cụ thể ở trên. Xác định các thiết bị này trong nhà trường có hay không, có thể tận dụng các thiết bị, ĐDDH nào để phục vụ tiết dạy. Nếu không có phải tự làm và đòi hỏi khi làm phải có chất lượng không, có đạt được hiệu quả không. Đối với môn toán thì thước thẳng và compa là ĐDDH phải có tất nhiên trước khi lên lớp, không phải ghi vào phần chuẩn bị. Đối với các môn sinh, sử địa . . . phóng to các hình trong SGK, nhưng phóng to có chất lượng không, kích thước như thế nào, nếu bằng khổ giấy A4, màu sắc nhòe thì chẳng có hiệu quả gì đối với không gian của lớp học. Nên phóng to ở khổ giấy A3. Không thể ghi chung chung: Sử dụng các thiết bị, sơ đồ . . . nếu có. Không thể ghi: giáo án, SGK, SGV . . . Chỉ nên ghi các thiết bị, ĐDDH thật sự có tác dụng hỗ trợ tốt cho tiết dạy, ghi rõ tên thiết bị. Phải tính được thời lượng sử dụng thiết bị, ĐDDH đó bao lâu. Thực tế vẫn còn tình trạng giáo viên đem thiết bị ra sử dụng qua loa sơ sài, học sinh chưa nhận ra chi tiết trên hình vẽ thì giáo viên đã cất qua một bên hoặc có trường hợp giáo viên treo tranh giảng dạy xong nhưng quên lấy xuống treo mãi suốt tiết học.
	2.3 Về các bước lên lớp:
	Nhiều giáo viên hiện nay vẫn còn tình trạng vận dụng máy móc các bước lên lớp, mặc dù đã chia giáo án thành nhiều hoạt động. Như vậy vô tình tạo cho học sinh thói quen biết trước ý đồ của giáo viên và mất hết yếu tố bất ngờ trong các tình huống sư phạm. Ví dụ như thường thì giáo viên dành khoảng 5 -7 phút đầu giờ là ổn định, hỏi sỉ số, kiểm tra bài cũ; khi gọi một em học sinh lên trả lời câu hỏi thì những học sinh còn lại tranh thủ mở vở ra học lại các câu tiếp theo mà giáo viên sẽ hỏi. Như vậy điểm đánh giá chắc chắn không đánh giá đúng trình độ học sinh. Chưa kể đến việc các học sinh tiết trước đã được kiểm tra miệng và có điểm rồi thì cứ thỏai mái nói chuyện hay làm việc riêng . . .
	Khâu ổn định lớp: Có ý kiến cho rằng ổn định lớp chỉ là hình thức. Nếu nói rằng “ổn định lớp là một hình thức” thì đó không phải là một nhà sư phạm. Chỉ cần 1-3 phút thôi nhưng nó mang tính giáo dục rất cao nhất là vấn đề giáo dục nhân cách cho học sinh mà trước tiên là tính kỹ luật, tính quan tâm lẫn nhau (qua điểm danh học sinh) , thứ đến trước khi vào bài dạy giáo viên phải nhìn bao quát xem lớp, bảng đen có sạch hay không? Bàn ghế thầy cô giáo như thế nào? Chính vì quan niệm chưa đúng mục này nên trong thực tế cũng đã có một ít thầy, cô khi vào lớp chỉ biết truyền thụ cho xong kiến thức của bài học, còn học sinh vắng, bảng đen thế nào cũng được. Thực tế đây không phải là công việc chỉ diễn ra trong đầu tiết học mà là việc làm thường xuyên trong cả tiết học,
	Khâu kiểm tra bài cũ: không nhất thíêt cứ phải tiến hành vào đầu giờ học và tại sao giáo viên cứ lại quan trọng hóa là phải kiểm tra kiến thức bài cũ. Thực tế làm như vậy chưa thật phù hợp. Bởi vì những bài có nội dung kiến thức khó, khối lượng kiến thức nhiều, sử dụng nhiều phương tiện trực quan mới cho nên có thể không cần kiểm tra bài cũ ngay đầu giờ. Việc kiểm tra và cho điểm học sinh có thể diễn ra trong suốt tiết học và kết hợp cả kiến thức bài cũ với kiến thức học sinh đang học. Làm thế thì học sinh năng động hơn, tập trung hơn trong giờ học.
	Khâu giới thiệu bài: Họat động dạy học nói chung và hoạt động dạy học từng môn nói riêng là cả một nghệ thuật, nên có khi cùng một nội dung bài học, cùng một lượng kiến thức tương đương nhau, nhưng trong quá trình thực hiện các thao tác lên lớp, có nhiều giáo viên thực hiện khá thành công, trong khi đó có nhiều người lại thực hiện chưa được tốt. Để tạo hứng thú cho học sinh trước khi vào bài học, để dẫn dắt vấn đe cần tìm hiểu, thì thao tác giới thiệu bài mới là một khâu khá quan trọng trong các tiết lên lớp cụ thể. Mỗi môn học có một đặc trưng riêng và có những cách mở bài-vào bài khác nhau. Thực tế vẫn còn giáo viên sau khi kiểm tra bài cũ, viết đề bài, đề mục vào ngay bài mới mà chưa có cách giới thiệu tại sao học sinh phải học bài này, học bài này nhằm mục đích gì . . . Giới thiệu bài là khởi động bộ máy nhận thức của học sinh. Phải chuyển các em từ môn học này sang môn học khác, dứt các em ra khỏi suy nghĩ cũng như cách tư duy của môn học trước. Giáo viên nên tạo ra các tình huống có vấn đề, các mâu thuẫn trong nhận thức học sinh; khai thác các kiến thức mà học sinh đã hiểu ít nhiều nhưng chưa sâu có liên quan đến nội dung bài học, từ đó làm cầu nối dẫn học sinh vào bài mới. Trước hết, theo tôi để thự hiện tốt thao tác giới thiệu bài mới trước khi đi vào hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài học, giáo viên giảng dạy cần có sự chuẩn bị kỹ càng, chu đáo phần giới thiệu bài mới ở nhà, nội dung – cách thức giới thiệu bài phải được cụ thể trong giáo án, để tránh được nhiều trường hợp, giáo viên bị động, hay lời giới thiệu lan man do giáo viên “sáng tác” theo cảm hứng trên lớp.
	Khâu củng cố bài: Giáo viên thường đưa ra vào cuối tiết. Điều này cũng còn máy móc. Thực chất chỉ là việc giáo viên đưa ra các câu hỏi mà mình vừa hỏi ở trên và bắt học sinh trả lời lại. Nếu học sinh trả lời lại được thì đánh giá là học sinh hiểu bài. Nên dành thời gian 4-5 phút này cho học sinh nêu thắc mắc để trên cơ sở đó giáo viên củng cố bài.
	Khâu hướng dẫn học ở nhà (dặn dò): Giáo viên dặn dò là phải hướng dẫn cho học sinh cách học bài vừa học, cách chuẩn bị bài sắp học một cách cụ thể khoa học. Giáo viên vẫn máy móc xem đây là một trình tự không thể thay đổi được. Vì vậy có tình trạng chuông (kẻng) báo hết giờ, giáo viên vẫn nói vớt vát vài câu dặn dò để cho đủ trình tự, thực tế những điều giáo viên nói lúc đó làm sao học sinh ghi nhớ được.
	3. Hệ thống câu hỏi:
	 Sọan giảng là một công việc lao động đầy vất vả, cực nhọc. Để có một giờ dạy thành công, giáo viên phải nghiền ngẫm, hiểu thấu nội dung các bài học trong SGK. Từ cơ sở đó, người thầy sẽ truyền thụ, hướng dẫn học sinh cùng tìm hiểu, cùng giải quyết các vấn đề của bài học. Thời lượng 1 tiết học 45 phút chưa đủ mức cho việc lĩnh hội đầy đủ kiến thức, tri thức của bài học mà mức độ yêu cầu phải mang tính vừa sức đối với đối tượng tiếp nhận. Vì vậy hệ thống câu hỏi là một yếu tố không thể thiếu được trong bài giảng. Đây là sự sắp xếp khoa học các câu hỏi nhằm phát huy cá tính sáng tạo chủ thể của học sinh. Nhìn vào hệ thống câu hỏi chúng ta thấy nổi bật lên giá trị nội dung và trình độ tư duy của giáo viên. Có thể xem hệ thống câu hỏi là xương sống, là động mạch chủ trong cơ thể bài giảng. Nhờ hệ thống câu hỏi, giáo viên sẽ định hướng đúng và phân bố thời gian hợp lý giữa các phần. Tránh tình trạng câu hỏi quá khó, hoặc chuẩn bị chưa chu đáo nên gặp đâu, nhớ đến đâu hỏi đến đó làm cho vỡ vụn bài giảng hoặc gây lúng túng cho học sinh, làm mất thời giờ; hoặc câu hỏi dạng có-không quá dễ làm học sinh nhàm chán.
	Không nên phụ thuộc hoàn toàn vào SGV, sách thiết kế bài giảng mẫu, giáo viên thường đưa nguyên xi các câu hỏi vào giờ dạy và có nhiều câu hỏi, nhiều cách diễn đạt xa lạ đối với học sinh vùng sâu. Cần nhớ rằng SGV, các lọai sách thiết kế bài giảng chỉ mang tính chất tham khảo, định hướng những ý cơ bản, không thể thay thế bài sọan của giáo viên.
	Để có hệ thống câu hỏi tốt, giáo viên cần nghiên cứu tình hình học tập của học sinh (tình hình tiếp thu bài học, kết quả cuối năm, ý thức học tập, nguyện vọng về bộ môn . . .) có nắm chắc như vậy giáo viên mới vận dụng phương pháp phù hợp để truyền thụ kiến thức. Giáo viên dành thời gian đọc kỹ các bài học trong SGK, nghiên cứu các bài tập, các câu hỏi . .nhằm xem xét mức độ nội dung cần chuyển tải, cách diễn đạt, trình tự các câu hỏi. Nếu thấy câu hỏi nào phù hợp thì giữ nguyên, câu hỏi nào chưa thật sự phù hợp thì giáo viên cần chế biến lại tạo ra câu hỏi mới nhưng vẫn là nội dung đó. Các câu hỏi được xếp thành một hệ thống, mang tính liên tục, nối liền nhau.
	Song cũng có những tình huống ngoài dự kiến. Giáo viên phải nhạy bén, sáng tạo xử lý. Vì trong quá trình phân tích, lý giải vấn đề, sẽ có những câu hỏi bất chợt nảy sinh. Câu hỏi thường được nêu ra ở những tình huống có vấn đề buộc học sinh phải suy nghĩ, phải động não; như vậy mới khắc sâu kiến thức trọng tâm. Hệ thống câu hỏi cần được cập nhật hàng năm, giáo viên luôn tìm cách diễn đạt phù hợp với trình độ học sinh, vì đối tượng tiếp nhận luôn luôn thay đổi. 
	Công việc này hiện nay giáo viên cho là vất vả, có nhiều nguyên nhân:
Giáo viên chưa chưa đảm bảo về năng lực chuyên môn của bộ môn nên thực hiện chưa tốt.
Giáo viên chưa dành thời gian nghiên cứu bài trước khi sọan giáo án.
Giáo viên có đủ năng lực nhưng nhận thức chưa cao, tinh thần trách nhiệm còn hạn chế, ngại khó, ngại khổ mà không thật sự cố gắng đầu tư đầy đủ. Thực hiện chương trình SGK mới, phương pháp, giáo viên phải tập trung nghiên cứu với nhiều gian khổ. Gian khổ năm đầu sẽ là cơ sở vững chắc cho những năm tiếp theo; ngược lại ngại khó, ngại khổ thì sẽ rơi vào tình trạng ngày càng xa rời về chuyên môn và dần dần không còn đủ sức để giảng dạy.
	X Cần chú ý kỹ năng sử dụng câu hỏi:
Câu hỏi là đảm bảo học sinh trả lời được.
Giáo viên có cho học sinh đủ thờii gian suy nghĩ để trả lời.
Giáo viên có sử dụng ngôn ngữ, cử chỉ để khuyến khích học sinh trả lời.
Giáo viên có khen ngợi, ghi nhận câu trả lời đúng của học sinh.
Giáo viên có tránh làm cho học sinh mắc cỡ với câu trả lời sai của mình 
Nếu không ai trả lời được, giáo viên có đặt ra các câu hỏi gợi mở để học sinh có thể trả lời câu hỏi đã nêu ra.
Câu hỏi có ngắn gọn, rõ ràng, sử dụng ngôn ngữ dễ hiểu.
Giáo viên có tránh được việc chuyên dùng loại câu hỏi ghi nhớ sự kiện.
Câu hỏi có được phân phối đều cho cả lớp.
Trong khi kiểm tra bài cũ, giáo viên có dùng những câu hỏi kích thích suy nghĩ hay chỉ dùng loại câu hỏi nhớ sự kiện.
Giáo viên có thường sử dụng những câu hỏi nhằm đánh đố bắt bí học sinh.
Câu hỏi giáo viên đạt ra có chú ý các đối tượng học sinh hay theo quan điểm giáo dục đồng nhất.
	 X Cần chú ý trình độ chất lượng câu hỏi:
Biết (Ai? Cái gì? Ơû đâu)
Hiểu (so sánh những điềm giống nhau và khác nhau, giải thích mô tả bằng lời nói của mình . . )
Áp dụng (vào tình huống tương tự hoặc đổi khác, giải quyết vấn đề đặc ra)
Phân tích (nghĩ gì? Vì sao như vậy? làm sao biết như thế)
Tổng hợp (đặt ra vấn đề mới, đề xuất giả thiết, dự đoán kết luận)
Đánh giá (vì sao điều đó là đúng – sai? Yù kiến riêng về vấn đề đó? Bảo vệ quan niệm riêng của mình, vì lý do gì? . . .)
	4. Nội dung các hoạt động (tiến trình dạy bài mới)
	- Từng hoạt động nên chia từng thời lượng cụ thể để giáo viên làm chủ được thời gian vốn là co hẹp cho từng bài dạy.
	- Phần nội dung cần đạt cần ghi rõ trong giáo án cũng chính là phần ghi vào vở của học sinh và ghi bảng của giáo viên.
	- Nội dung ghi bảng cần có đề mục rõ ràng, đôi khi giáo viên tự tạo đề mục dựa theo nội dung bài để học sinh nắm kiến thức có hệ thống. Đề mục phải có phân cấp (đề mục con phải lùi vào). Chữ viết ghi bảng phải rõ ràng, chuẩn mực, không viết tắt, viết tháo, cần chuẩn về chính tả (viết hoa đầu dòng, viết hoa danh từ riêng. . .) sử dụng câu hòan chỉnh với từ ngữ dễ hiểu. Không sử dụng các từ địa phương, khẩu ngữ. Chú ý các thuật ngữ chuyên môn, các thuật ngữ khoa học và các ký hiệu.
	- Hình vẽ, sơ đồ . . . chính xác, cẩn thận về đường nét, ĐDHD hoặc các thiết bị phục vụ dạy học cần nêu rõ thời gian và độ dài sử dụng.
	- Bảng nháp nên xóa ngay sau khi xong nội dung và chuyển sang nội dung khác.
	- Họat động thảo luận nhóm: giáo viên phảo nêu vấn đề, tình huống đưa ra thảo luận, sau đó nêu yêu cầu, thời gian. Hết thời gian thảo luận đại diện nhóm trả lời và phải có sự phản biện, thắc mắc của các nhóm khác. Khi học sinh trả lời xong phải có nhận xét, đánh giá tế nhị và khắc sâu kiến thức trọng tâm.
	5. Phương pháp:
 	6.1- Phải quan tâm dạy cho học sinh phương pháp học. Bởi vì người học là chủ thể của họat động học. Nếu người học không biết cách học thì hiệu quả dạy bị hạn chế. Phải dạy cho học sinh biết cách tiếp nhận thông tin, xử lý thông tin và lưu trữ thông tin. Dạy cho học sinh biết cách định hướng thu thập thông tin phù hợp mục tiêu học trong nguồn thông tin đa dạng. Nâng cao năng lực sàng lọc thông tin, chỉ giữ lại cái cần cho mục tiêu học tập. Có khả năng phân biệt các thông tin chính, phụ.
	5.2- Sử dụng các họat động:
	- Trả lời câu hỏi, điền từ , điền tranh câm
	- Lập bảng, biểu, sơ đồ, đồ thị, bàn đồ, làm thí nghiệm.
	- Đề xuất giả thuyết, phân tích nguyên nhân, thảo luận tranh cãi một vấn đề.
	- Giải bài tóan nhận thức, bài tập tình huống.
	5.3- Sử dụng các hình thức hoạt động: Cá nhân; nhóm 2; nhóm 3; nhóm nhỏ 4-6 người; làm việc chung cả lớp . . .
	5.4- Dạy cách thu nhận thông tin:
	- Dạy cách tiếp cận nguồn thông tin từ trong SGK, trên các phương tiện truyền thông đại chúng.
	- Dạy cách đọc trước bài trong SGK: hướng dẫn yêu cầu và cách đọc, hưy động kết quả đọc để xây dựng bài học, trao đổi kinh nghiệm trong học sinh về đọc SGK trước giờ lên lớp.
	- Dạy cách tìm ý chính: Tạo điều kiện cho học sinh nhận ra ý chính trong lời giảng của giáo viên (thay đổi âm lượng, nhịp độ, lời nói, nhắc lại . . .)
	5.5- Dạy cách ghi chép: Hướng dẫn cách ghi chép chủ đđộng. Xây dựng thói quen bổ sung bài ngay sau buổi học. Cần kiểm tra một số vở ghi của học sinh.
	5.6- Dạy cách đặt câu hỏi: Giảm câu hỏi gợi nhớ sự kiện, tăng câu hỏi kích thích suy nghĩ tích cực. Tạo cơ hội cho học sinh suy nghĩ sau câu hỏi và câu trả lời. Cho học sinh trao đổi tạo thói quen suy nghĩ từ nhiều góc độ trước một vấn đề. Tập cho học sinh nêu được nhiều câu hỏi càng tốt về một vấn đề được nêu ra.
	5.7- Dạy cách thảo luận: Giúp đỡ học sinh bài tỏ ý kiến cá nhân về vấn đề cần đang giải quyết. Tập cho học sinh biết lắng nghe ý kiến của bạn, có ý kiến phản hồi về những gì nghe được. Tổ chức luân phiên thay đổi chức năng nhiệm vụ trong nhóm (người trình bày, người nghe, nhận xét). Cuối chương cần trao cho học sinh một số vấn đề cần giải thích, trao đổi, bổ sung . . .
	5.8- Dạy cách hệ thống hóa kiến thức.
	5.9- Kỹ năng lời nói và điệu bộ của giáo viên:
	- Cần phát âm chuẩn, dùng từ chuẩn, âm lượng vừa đủ nghe thay đổi theo yêu cầu sư phạm, nhịp độ vừa phải, lời diễn cảm gọn, rõ ràng. Tránh lập lại các từ vô nghĩa, tránh tạo điều kiện cho học sinh nói vuốt đuôi.
	- Khi học sinh phát biểu xong, dù đúng – sai cũng nên được giáo viên khích lệ, động viên kịp thòi để khuyến khích tinh thần, ý thức xây dựng bài của học sinh.
	- Phải biết những gì học sinh muốn và những gì giáo viên muốn là khác nhau, do đó giáo viên phải bỏ công sức để cư xử tích cực với những học sinh mà ta cho rằng không thích học. Học sinh sẽ thích học nếu có được cơ hội thành công.
IV- KẾT LUẬN:
Giáo án là một sản phẩm lao động tâm não của người thầy làm ra; đó là sự đúc kết của những ngày lao tâm khổ tứ để thực hiện tốt nhiệm vụ khai tâm, mở trí cho thế hệ mai sau mà xã hội giao cho người thầy. Nên có soạn tốt mới có dạy tốt, soạn là quá trình tư duy để dạy.
Để có tiết dạy tốt, khơi gợi sự hưng thú học tập, giúp học sinh chiếm lĩng kiến thức bài học một cách nhẹ nhàng, thoải mái, điều trước tiên là giáo viên phải chuẩn bị bài (minh chứng là giáo án) đó là điều không thể thiếu. Song xét cho cùng giáo án cũng chỉ là phương tiện giúp giáo viên lên lớp, nên việc chuẩn bị giáo án sao cho vừ đảm bảo nguyên tắc đồng thời với việc hổ trợ tích cực bài giảng trên lớp đạt hiệu quả cao, đó là cái cần đòi hỏi sự sáng tạo linh họat của người giáo viên 
Để có được một tiết dạy tốt buộc giáo viên phải sọan giáo án. Giáo án phải được đầu tư công sức với các khâu chuẩn bị cụ thể. Giáo án thể hiện trình độ, năng lực sư phạm của giáo viên.
Giáo án là sản phẩm trí tuệ của giáo viên, là văn bản khoa học nên phải có hình thức thẩm mỹ, nội dung phong phú. Tránh tình trạng tóm tắt SGK hoặc chép từ các tài liệu tham khảo. Nếu sử dụng giáo án cũ của năm trước thì phải có cập nhật bổ sung cho phù hợp với thực tế, trình độ học sinh.
Một giáo án phải có nhiều phương án đối với giáo viên dạy nhiều lớp cùng môn. Vì không phải học sinh ở lớp nào cũng có trình độ tiếp thu như nhau.
Phải tự cập nhật và rút kinh nghiệm sau mỗi tiết dạy để kịp thời điều chỉnh giáo án cho những tiết sau dạy tốt hơn.
Thường xuyên trao đổi, học hỏi kinh nghiệm soạn giảng ở đồng nghiệp để có phương pháp soạn giảng đạt hiệu quả trong giảng dạy. Các SGV, sách thiết kế bài giảng chỉ là những định hướng chung, không nê lệ thuộc vào các lọai sách này.
Phải thấy được vai trò của giáo viên là người đưa học sinh đến với kiến thức, chứ không phải là đưa kiến thức đến với học sinh. Nói cách nôm na là dẫn học sinh qua cầu chứ không phải cõng học sinh qua cầu.
Giáo viên phải thực sự là cầu nối giữa nền văn minh nhân loại-dân tộc với học sinh. Và điều quan trọng hơn hết là lương tâm nghề nghiệp, lòng yêu mến học sinh.
 	Nhơn Mỹ, tháng 3 năm 2007

File đính kèm:

  • docKinh_nghiem_trong_cong_tac_soan_giang.doc
Sáng Kiến Liên Quan