Đề tài Một vài kinh nghiệm giúp học sinh đọc hiểu văn bản văn học hiệu quả

A. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

- Nâng cao chất lượng dạy và học là vấn đề mà ngành giáo dục quan tâm hàng

đầu. Bởi vậy mỗi giáo viên có tâm huyết với nghề nghiệp luôn cố gắng tìm tòi

những phương pháp tối ưu nhất để nâng cao chất lượng. Nhất là giáo dục phẩm

chất tâm hồn cho học sinh thông qua những môn học đặc thù như Văn học.

- Trong chương trình Ngữ văn bậc THPT hiện hành số lượng bài học Văn Bản

Văn Học chiếm phần lớn so với các bài học về Tiếng Việt và lý thuyết Làm

Văn

- Một thời gian khá dài chúng ta đã và đang dần vượt ra khỏi cách dạy học theo

lối truyền đạt mà hướng tới cách dạy học lấy học sinh làm trung tâm. Bởi thế,

môn học Ngữ Văn trong các bậc THPT đang từng ngày đổi mới.

Tuy vậy, lối dạy và học tác phẩm Văn học theo thói quen cũ là giảng văn

vẫn phổ biến , là việc giáo viên cố gắng đọc kỹ phân tích thật kỹ, hiểu thật sâu

tác phẩm, tìm lời lẽ, cách diễn đạt thật hay để truyền thụ cho học sinh. Học

sinh rung động với những hiểu biết, cảm thụ mới từ giáo viên truyền qua mà

hình thành năng lực văn cho mình. Xưa nay lối dạy và học văn ấy vẫn đạt

những hiệu quả nhất định . Nhưng thực chất đó vẫn là lối học thiếu tich cực.

Hiệu quả môn học chỉ dừng ở hiệu ứng “lây lan” cảm xúc. Giáo viên vẫn là

người “ đọc hộ” , “ học thay” , học sinh tích lũy vốn kiến thức một cách thụ

động. Khả năng tự học dần bị triệt tiêu.

Giáo sư Trần Đình Sử đã chỉ rõ : “ Sai sót của quan niệm về phương pháp

dạy học văn trên xét theo tinh thần giáo dục hiện đại rất dễ nhận thấy. Bởi vì

bản thân văn học nghệ thuật và nói chung các văn bản là sáng tạo ra cho từng

người đọc, và mỗi người đọc phải tự mình đọc lấy thì hình tượng, cảm xúc và

nội dung mới từ văn bản dấy lên trong lòng mình. Người ta không ai thưởng

thức hộ cái đẹp, phong cảnh cho người khác, xem hộ một bộ phim, thưởng

thức hộ một bài hát, bài thơ cho kẻ khác, vậy mà bao nhiêu năm, thầy giáo làm

người thưởng thức văn chương hộ rồi giảng lại cái hay cho học sinh chép. Đến

lượt thi cử, học sinh chỉ cần thuộc lời thầy là làm được bài, tự mình không cần

đọc vẫn thi được. Cách dạy đó đi ngược lại bản chất của văn chương, đi ngược

lại nguyên tắc dạy học, là phương pháp cách ly tốt nhất học sinh – người đọc

khỏi tác phẩm, làm cho học sinh không có dịp trực tiếp đối diện với văn bản,

do đó không có thói quen tự mình khám phá văn bản và tất nhiên đánh mất

luôn năng lực tự học của họ” ( Đọc- hiểu văn bản – một khâu đột phá trong

nội dung và phương pháp dạy đọc văn- Trần Đình Sử )

pdf30 trang | Chia sẻ: myhoa95 | Lượt xem: 1931 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Một vài kinh nghiệm giúp học sinh đọc hiểu văn bản văn học hiệu quả", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ớn 
- Liệt kê ( Hệ thống các sự vật , sự việc nhằm chỉ rõ , làm rõ đối tượng một cách 
cụ thể ở nhiều mặt, nhiều góc độ- Thường gắn bó với phép lặp, phép đối ) 
- Chêm xen ( giải thích, bổ sung ý nhĩa , cụ thể đối tượng hoặc tăng tính biểu 
cảm ) 
- Câu hỏi tu từ ( Khắc sâu cảm xúc , tập trung sự chú ý ) 
 b. Loại câu hỏi 2 : Xác định phong cách ngôn ngữ và thể loại văn bản 
 Để trả lời loại câu hỏi này cần nắm vững đặc điểm các phong cách ngôn 
ngữ 
1. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt : 
- Ngôn ngữ sinh hoạt : Là lời ăn tiếng nói hằng ngày, dùng để thông tin, trao 
đổi ý nghĩa, tình cảm, đáp ứng những nhu cầu trong cuộc sống thường nhật. 
- Hai dạng ngôn ngữ sinh hoạt: chủ yếu ở dạng nói (khẩu ngữ), đôi khi ở dạng 
viết (thư từ, nhật kí, nhắn tin,...) 
- Ba đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt : 
+ TÝnh cô thÓ: Ng«n ng÷ sinh ho¹t cã tÝnh cô thÓ vÒ: 
hoµn c¶nh, con ng-êi, c¸ch nãi n¨ng vµ tõ ng÷ diÔn 
®¹t. 
+ TÝnh c¶m xóc: Ng«n ng÷ sinh ho¹t cã tÝnh c¶m xóc, 
biÓu hiÖn: 
 .Mçi ng-êi nãi, mçi lêi nãi ®Òu biÓu thÞ th¸i ®é, 
t×nh c¶m qua giäng ®iÖu. 
 . Nh÷ng tõ ng÷ cã tÝnh khÈu ng÷ vµ thÓ hiÖn c¶m 
xóc râ rÖt. 
 . Nh÷ng kiÓu c©u giµu s¾c th¸i c¶m xóc (c©u c¶m 
th¸n, c©u cÇu khiÕn), nh÷ng lêi gäi ®¸p, tr¸ch 
m¾ng,... 
 + TÝnh c¸ thÓ: Ng«n ng÷ sinh ho¹t cã tÝnh c¸ thÓ, 
béc lé nh÷ng ®Æc ®iÓm riªng cña tõng ng-êi vÒ: giäng 
nãi (c¸ch ph¸t ©m), c¸ch dïng tõ ng÷, c¸ch lùa chän 
kiÓu c©u, c¸ch nãi riªng,... biÓu hiÖn tuæi t¸c, giíi 
tÝnh, ®Þa ph-¬ng, nghÒ nghiÖp, c¸ tÝnh, tr×nh ®é häc 
vÊn,... 
2. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật 
- Ngôn ngữ nghệ thuật: (với nghĩa chuyên môn) ngôn ngữ dùng trong tác phẩm 
văn chương, không chỉ có chức năng thông tin mà quan trọng hơn là có chức 
năng thẩm mĩ. Ngôn ngữ nghệ thuật bao gồm ngôn ngữ tỏng các tác phẩm tự sự, 
trữ tình và tác phẩm sânkhấu. 
- Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật có ba đặc trưng cơ bản: tính hình tượng, tính 
truyền cảm, tính cá thể hóa. 
 23 
 + Tính hình tượng : Thể hiện cách diễn đạt thông qua một hệ thống các hình 
ảnh, màu sắc, biểu tượng để người đọc dùng tri thức, vốn sống của mình liên 
tưởng, suy nghĩ và rút ra những bài học nhân sinh nhất định.Tính hình tượng có 
thể được hiện thực hoá thông qua các biện pháp tu từ như ẩn dụ, hoán dụ, so 
sánh, điệp âmTính hình tượng làm cho ngôn ngữ nghệ thuật trở nên đa nghĩa 
 + Tính truyền cảm : Thể hiện ở chỗ làm cho người đọc cùng vui buồn, yêu 
thích, căm giận, tự hào, như chính người nói (viết), tạo ra sự đồng cảm sâu 
sắc giữa người viết với người đọc. 
 + Tính cá thể hóa : Thể hiện ở khả năng vận dụng các phương tiện diễn đạt 
chung (ngữ âm, từ vựng, cú pháp, tu từ) của cộng đồng vào việc xây dựng 
hình tượng nghệ thuật của mỗi nhà văn, nhà thơ. Tạo nên tính cá nhân, cá thể “ 
đơn nhất, không lặp lại” (không ai giống ai, ngay cả nhà văn, nhà thơ cũng 
không được phép lặp lại mình).Thể hiện ở vẻ riêng trong lời nói của từng nhân 
vật trong tác phẩm nghệ thuật, ở nét riêng trong cách diễn đạt từng sự việc, từng 
hình ảnh, từng tình huống khác nhau trong tác phẩm. 
3. Phong cách ngôn ngữ báo chí : 
- Ngôn ngữ báo chí: ngôn ngữ được dùng trong các thể loại chủ yếu của báo chí 
(bản tin, phóng sự, phỏng vấn, quảng cáo, tiểu phẩm,), với chức năng cơ bản 
là thông báo tin tức thời sự và dư luận xã hội theo một chính kiến nhất định. 
- Ba đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ báo chí: tính thời sự cập nhật, 
tính thông tin ngắn gọn, tính sinh động hấp dẫn. 
- Đặc điểm về phương tiện ngôn ngữ: từ ngữ đa dạng, không hạn chế ở lĩnh vực 
nào, mà tùy thuộc thể loại và nội dung bài báo; câu văn có kết cấu đa dạng, 
thường ngắn gọn; sử dụng thường xuyên các biện pháp tu từ để tăng sức hấp 
dẫn, nhất là ở các tít báo. 
4. Phong cách ngôn ngữ chính luận 
- Phong cách ngôn ngữ chính luận: Dùng trong văn bản chính luận hoặc lời nói 
miệng trong các buổi hội nghị, nói chuyện thời sự,..nhằm trình bày, bình luận, 
đánh giá những sự kiện, vấn đề chính trị, xã hội,.. theo quan điểm chính trị nhất 
định. 
- Đặc điểm phương tiện diễn đạt: 
+ Lớp từ ngữ chính trị 
+ Kiểu câu phán đoán lôgic trong hệ thống lập luận (câu trước gợi câu 
sau...)Kiểu câu phức hợp dùng từ ngữ liên kết (Do vậy, bởi thế, cho nên, vì lẽ 
đó...) Kiểu câu ghép chính phụ với nhiều mối quan hệ (Nguyên nhân kết quả, 
nhượng bộ tăng tiến, phương tiện mục đích) 
+ Mục đích của văn bản chính luận: thuyết phục người đọc (nghe) bằng lí lẽ, lập 
luận . Sử dụng biện pháp tu từ để giúp lí lẽ lập luận thêm phần hấp dẫn (không 
phải là mục đích chủ yếu) . 
- Đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ chính luận 
+ Tính công khai về quan điểm, chính trị : rõ ràng, công khai về quan điểm, 
không mơ hồ, úp mở.Tránh sử dụng từ ngữ mơ hồ, câu nhiều ý, 
+ Tính chặt chẽ trong biểu đạt và suy luận :Luận điểm, luận cứ, ý lớn, ý nhỏ, 
câu, đoạn phải rõ ràng, rành mạch. 
 24 
+ Tính truyền cảm, thuyết phục : Mục đích: hấp dẫn, lôi cuốn, để thuyết phục . 
Thể hiện: hùng hồn, tha thiết, thể hiện nhiệt tình và sáng tạo của người viết 
VD : “ Tiếng nói là người bảo vệ quý báu nhất nền độc lập của các dân tộc, là 
yếu tố quan trọng nhất giúp giải phóng các dân tộc bị thống trị. Néu người An 
Nam hãnh diện giữ gìn tiếng nói của mình và ra sức làm cho tiéng nói ấy phong 
phú hơn để có khả năng phổ biến tại An Nam các học thuyết đạo đức và khoa 
học của châu Âu, cvieecj giải phóng dân tộc An Nam chỉ còn là vấn đề thời 
gian. Bất cứ người An Nam nào vứt bỏ tiếng nói của mình, thì cũng đương nhiên 
khước từ niềm hi vọng giải phóng giống nòi” ( Nguyễn An Ninh) 
5. Phong cách ngôn ngữ khoa học 
- Văn bản khoa học gồm ba loại chính : 
+ Văn bản khoa học chuyên sâu gồm : Chuyên khảo , luận án báo cáo KH 
dùng để giao tiếp giữa những người làm công việc nghiên cứu KH 
+ Văn bản KH giáo khoa gồm : giáo trình, SGK  
+ Văn bản khoa học phổ cập gồm : các bài báo và sách phổ biến KHKT  
- Ngôn ngữ khoa học dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực khoa học như KHTN ( 
Toán , lý ) , KHXH ( văn, sử, địa ) , KHCN ( Công nghệ điện tử, vi sinh , 
thông tin vv ) 
- Ba đặc trưng: 
+ Tính khái quát , trừu tượng : Thể hiện không chỉ ở nội dung KH mà còn ở 
việc dùng thuật ngữ KH ( Thuật ngữ là những từ ngữ chứa đựng khái niệm của 
chuyên ngành KH, là công cụ để tư duy KH ) , ở kết cấu văn bản theo hệ thống 
luận điểm KH ( Có chương , mục ) 
+ Tính Lý trí, logic: Từ chỉ được dùng một nghĩa, Câu văn là một đơn vị thông 
tin, phán đoán logic. Chính xác, chặt chẽ. Không dùng câu đặc biệt, không dùng 
BPTT . Trong văn bản, các câu, các đoạn liên kết chặt chẽ, mạch lạc. 
+ Tính khách quan, phi cá thể : Hạn chế biểu đạt có tính cá nhân. Câu văn có 
tính trung hòa , ít biểu lộ sắc thái cảm xúc. 
 VD : 
6. Phong cách ngôn ngữ hành chính 
- Ngôn ngữ hành chính là ngôn ngữ dùng trong các văn bản hành chính để gia 
tiếp trong phạm vi cơ quan nhà nước hay các tổ chức chính trị, xã hội, kinh tế , 
hoặc giữa cá nhân với cá nhân, hay giữa các cá nhân với nhau trên cơ sở pháp lý 
- Ba đặc trưng cơ bản: 
+ Tính khuôn mẫu : Kết cấu văn bản thống nhất, gồm ba phần ( phần đầu : 
Quốc hiệu và tiêu ngữ, tên cơ quan ban hành, địa điểm, thời gian ban hành VB ; 
Phần chính : Nội dung; phần cuối : chức vụ, chữ ký và họ tên người ký VB, dấu 
cơ quan, nơi nhận. ) Biểu hiện cụ thể : Có nhiều mẫu văn bản in sẵn . 
+ Tính minh xác : Mỗi từ một nghĩa, mỗi câu một ý . Không dùng BPTT, hoặc 
lối diễn đạt hàm ý, biểu cảm Không tùy tiện bôi xóa,thay đổi, sửa chữa. 
+ Tính công vụ : Dùng trong công việc chung , không biểu đạt tình cảm cá 
nhân. 
---------------------------- 
Loại câu hỏi 3: Xác định thao tác lập luận và phương thức diễn đạt trong 
văn bản nghị luận . 
 25 
 Cần nắm : 
- Các thao tác giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận, bác bỏ , tổng hợp, 
diễn dịch, quy nạp, so sánh  vv 
- Các phương thức diễn đạt : Miêu tả, tự sự , biểu cảm, thuyết minh, nghị luận 
PHÂN LOẠI VĂN BẢN THEO PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT 
Kiểu văn bản Đặc điểm của phương thức biểu đạt 
Miêu tả 
Dùng các chi tiết, hình ảnh giúp người đọc hình dung ra 
được đặc điểm nổi bật của một sự việc, sự vật, con người, 
phong cảnhlàm cho những đối tượng được nói đến như 
hiện lên trước mắt người đọc. 
Tự sự Trình bày môt chuỗi sự việc liên quan đến nhau, sự việc này 
dẫn đến sự việc kia, cuối cùng có một kết thúc nhằm giải 
thích sự việc, tìm hiểu con người, nêu vấn đề và bày tỏ thái 
độ khen chê. 
Biểu cảm Trực tiếp hoặc gián tiếp bày tỏ tư tưởng, tình cảm, cảm 
xúc, thái độ và sự đánh giá của người viết đối với đối tượng 
được nói tới. 
Điều hành 
(Công vụ- 
Hành chính) 
Trình bày văn bản theo một số mục nhất định nhằm truyền 
đạt những nội dung và yêu cầu của cấp trên hoặc bày tỏ 
những ý kiến, nguyện vọng của cá nhân hay tập thể tới các 
cơ quan và người có quyền hạn để giải quyết. 
Thuyết minh Trình bày, giới thiệu, giải thíchnhằm làm rõ đặc điểm đối 
tượng, cung cấp tri thức về các hiện tượng và sự vật trong tự 
nhiên và xã hội. 
Nghị luận Dùng lí lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ luận điểm nhằm 
thuyết phục người đọc, người nghe về một tư tưởng, quan 
điểm. 
Loại câu hỏi 4 : Xác định hệ thống lập luận trong văn bản nghị luận 
Cần nắm : 
- Lập luận : .Là đưa ra các lí lẽ, bằng chứng nhằm dẫn dắt người nghe (đọc) 
đến một kết luận nào đó mà người viết (nói) muốn đạt tới. 
- Hệ thống lập luận gồm : Luận điểm ( ý lớn ) luận cứ ( căn cứ làm rõ ý lớn ) 
và phương pháp lập luận được lựa chọn . 
Loại câu hỏi 5 : Lỗi của văn bản cách chữa lỗi 
 Cần 
1. Xác định đúng lỗi : 
- Âm ( chính tả ) ? 
- Dùng từ ngữ ? 
- Cú pháp ? 
- Sử dụng phong cách ngôn ngữ ? 
- Lập luận ? 
2. Các loại lỗi thường gặp : 
- Về ngữ âm: Viết sai chính tả 
 26 
- Về từ : Từ dùng không hợp văn cảnh , dùng sai nghĩ do không hiểu nghĩa của 
từ 
- Về câu : Thiếu chủ ngữ, thiếu vị ngữ , quan hệ từ không phù hợp 
- Về phong cách ngôn ngữ : không phù hợp phạm vi sử dụng 
- về lập luận : 
 + Lỗi liên quan đến việc nêu luận điểm : Luận điểm trùng lặp hoặc không rõ 
ràng, không phù hợp với bản chất của vấn đề cần giải quyết 
 + Lỗi liên quan đến việc nêu luận cứ: Nêu luận cứ thiếu chính xác, thiếu 
chân thực, không đầy đủ, không liên quan mật thiết đến vấn đề cần trình bày, 
trùng lặp hoặc quá rườm rà. 
 + Lỗi về cách thức lập luận : Lập luận mâu thuẫn , luận cứ không phù hợp với 
luận điểm . 
2. Chữa : Căn cứ vào lỗi, nêu các cách chữa và chữa lại cho đúng. 
Lưu ý 
 Trong một đề thi, người ra đề có thể tổng hợp các loại câu hỏi khác nhau từ 
việc tìm hiểu một ngữ liệu. Do vậy, cần đọc thật kỹ đề. Xác định thật kỹ các 
yêu cầu đề . 
---------------------------------------------- 
III. Một số bài tập tham khảo 
Bài 1 . "Bài ca của Nguyễn Đình Chiểu làm chúng ta nhớ bài Bình Ngô đại cáo 
của Nguyễn Trãi. Hai bài văn: hai cảnh ngộ, hai thời buổi, nhưng một dân tộc. 
Bài ca của Nguyễn Trãi là khúc ca khải hoàn, ca ngợi những chiến công oanh 
liệt chưa từng thấy, biểu dương chiến thắng làm rạng rỡ nước nhà. Bài Văn tế 
nghĩa sĩ Cần Giuộc là khúc ca những người anh hùng thất thế, nhưng vẫn hiên 
ngang: "Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc... muôn kiếp nguyện được trả thù 
kia...". 
1. Xác định nội dung đoạn văn ? 
2 Phương thức biểu đạt nào được tác giả sử dụng? 
3. Thao tác lập luận đã được vận dụng? 
3.Nhận xét: "Hai bài văn: hai cảnh ngộ, hai thời buổi, nhưng một dân tộc"? tác 
giả muốn làm nổi bật điều gì ? 
Bài 2. 
Đọc kỹ đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu : 
“ Con sóng dưới lòng sâu 
Con sóng trên mặt nước 
Ơi con sóng nhớ bờ 
Ngày đêm không ngủ được 
Lòng em nhớ đến anh 
Cả trong mơ còn thức” 
( Sóng – Xuân Quỳnh ) 
1. Nội dung chính của đoạn thơ là gì ? 
2. Xác định các biện pháp nghệ thuật được nhà thơ sử dụng ? Chỉ ra tác dụng . 
 27 
3. So với các khổ khác trong bài Sóng, hình thức khổ thơ trên có gì đặc biệt ?Ý 
nghĩa của nét đặc biệt đó. 
Bài 3 : 
 Đây là một đoạn văn nháp, trong đó còn mắc phải một số lỗi về ngữ pháp, chính 
tả, dùng từ, logic... Anh, chị hãy chỉ ra những sai sót đó. 
Đoạn văn nháp: “... cái nhìn của Nguyễn Tuân, sông Đà hiện lên là một sinh thể 
có linh hồn với những tính cách đối địch: vừa hung bạo, vừa dữ rằn. Đây là lối 
nhân cách hóa những đặc điểm vốn có của giòng sông thiên nhiên mà chực 
quan có thể nhìn thấy”. 
Bài 5 
. Đọc đoạn văn sau đây và trả lời các câu hỏi: 
..."Tôi muốn nhấn mạnh rằng, Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền và lợi ích 
chính đáng của mình bởi vì chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biển đảo là thiêng 
liêng. Chúng tôi luôn mong muốn có hòa bình, hữu nghị nhưng phải trên cơ sở 
bảo đảm độc lập, tự chủ, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, vùng biển, và nhất định 
không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, 
hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó." (Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng) 
1. Nội dung cơ bản của đoạn trích là gì? 
2. Nội dung đó được thể hiện chủ yếu qua phép liên kết nào? 
3. Văn bản chủ yếu được viết theo phương thức biểu đạt nào? 
4. Trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh 
khẳng định: "Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, 
nhất định không chịu làm nô lệ." 
Anh/ chị hãy tìm ra thông điệp chung của hai văn bản? Thông điệp đó đã thể 
hiện sâu sắc truyền thống cao quí nào trong đời sống tinh thần, tình cảm của 
dân tộc? 
 Bài 6 . 
 Đọc kỹ các văn bản sau đây và xác định phương thức biểu đạt, thao tác lập 
luận của từng văn bản. 
Văn bản 1: 
Sầu riêng là loại trái quý, trái hiếm của miền Nam. Hương vị nó hết sức 
đặc biệt, mùi thơm đậm, bay rất xa, lâu tan trong không khí. Còn hàng chục mét 
mới tới nơi để sầu riêng, hương đã ngào ngạt xông vào cánh mũi. Sầu riêng 
thơm, mùi thơm của mít chín quyện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà, 
ngọt cái ngọt của mật ong già hạn. Hương vị quyến rũ đến kỳ lạ. 
 Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm. Gió đưa hương thơm ngát như hương 
cau, hương bưởi, toả khắp khu vườn. Hoa đậu từng chùm, màu trắng ngà. Cánh 
hoa như vẩy cá, hao hao giống cánh sen con, lác đác vài nhụy li ti giữa những 
cánh hoa, mỗi cuống hoa ra một trái. Nhìn trái sầu riêng lủng lẳng dưới cành 
trông giống những tổ kiến. Mùa trái rộ vào khoảng tháng tư, tháng năm ta. 
Đứng ngắm cây sầu riêng, tôi cứ nghĩ mãi về cái dáng của giống cây kì lạ 
này. Thân nó khẳng khiu, cao vút, cành ngang thẳng đuột, thiếu cái dáng cong, 
dáng nghiêng, chiều quằn, chiều lượn của cây xoài, cây nhãn. Lá nhỏ xanh vàng 
hơi khép lại, tưởng như lá héo. Vậy mà khi trái chín, hương toả ngào ngạt, vị 
ngọt đến đam mê. 
 28 
(Mai Văn Tạo) 
Văn bản 2: 
 Nhưng ngạc nhiên làm sao, trời về xế, lúc ai nấy đang nghỉ trên nhà, 
bỗng nghe tiếng kêu réo từng hồi: 
- Bà con ơi! Ra coi sấuBốn mươi lăm con còn sống nhăn. 
Rõ ràng là giọng Tư Hoạch. 
- Diệu kế ! Diệu kế! Tôi là Tư Hoạch đi bắt sấu về đây. Bà con coi sấu lội có 
hàng dưới sông mình nè! Một đời người mới có một lần. 
Dưới sông, Tư Hoạch ngồi trên xuồng, bơi nhè nhẹ như đi dạo mát. 
Tiếp theo lái xuồng là một bầy sấu, con này buộc nối đuôi con kia, đen ngòm 
như khúc cây khô dài. Mỗi con sấu, hai chân sau thúc ké trên lưng, hai chân 
trước tự do, quạt nước cầm chừng như tiếp sức với Tư Hoạch để đẩy chiếc bè 
quái dị kia đi nhẹ nhàng... 
 (Hương rừng Cà Mau- Sơn Nam) 
Văn bản 3: 
 Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ 
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi 
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi 
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá! 
 (Quê hương- Tế Hanh) 
Văn bản 4: 
Âm nhạc là một nghệ thuật gắn bó với con người từ khi lọt lòng mẹ cho tới 
khi từ biệt cuộc đời. Ngay từ lúc chào đời, em bé đã được ôm ấp trong lời ru nhẹ 
nhàng của người mẹ. lớn lên với những bài đồng dao, trưởng thành với những 
điệu hò lao động, những khúc tình ca vui buồn với biết bao sinh hoạt nghệ thuật 
ca hát từ thôn xóm đến thành thị. Người Việt Nam chúng ta cho tới lúc hết cuộc 
đời vẫn còn tiếng nhạc vẳng theo với những diệu hò đưa linh hay điệu kèn đưa 
đám. 
 (Phạm Tuyên, Các bạn trẻ đến với âm nhạc, 
NXB Thanh niên, Hà Nội, 1982) 
Văn bản 5: 
Sống xa gia đình, xa Tổ quốc, chúng tôi mong thư nhà như “trẻ mong 
mẹ đi chợ về”. Nhưng mỗi lần người đưa thư đến, bên cạnh niềm vui là sự xấu 
hổ. Những lá thư từ quê nhà gửi sang đủ loại. Cái to cái nhỏ, cái giấy trắng, cái 
giấy đen. Nhiều bì thư được dán bằng giấy vở học sinh nhem nhuốc. nhiều 
trường hợp tem dán kín cả hai mặt bì thư. 
Công nhân bạn hỏi chúng tôi: “Ở nước các bạn không có nhà máy in 
bao thư ư?” Chúng tôi đỏ mặt. 
Đề nghị ngành bưu điện nên phát hành loại bì thư in sẵn tem như nước 
các bạn thường làm. 
 (Võ Hoài Nam) 
Văn bản 6: 
 Có lẽ suốt một đời cầm máy ảnh chưa bao giờ tôi được thấy một cảnh 
"đắt" trời cho như vậy: trước mặt tôi là một bức tranh mực tầu của một danh 
họa thời cổ. Mũi thuyền in một nét mơ hồ lòe nhòe vào bầu sương mù trắng như 
 29 
sữa có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào. Vài bóng người 
lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng trên chiếc mui khum khum, đang 
hướng mặt vào bờ. Tất cả khung cảnh ấy nhìn qua những cái mắt lưới và tấm 
lưới nằm giữa hai chiếc gọng vó hiện ra dưới một hình thù y hệt cánh một con 
dơi, toàn bộ khung cảnh từ đường nét đến ánh sáng đều hài hòa và đẹp, một vẻ 
đẹp thực đơn giản và toàn bích khiến đứng trước nó tôi trở nên bối rối, trong 
trái tim như có cái gì bóp thắt vào? 
 (Chiếc thuyền ngoài xa- Nguyễn Minh Châu) 
----------------------Hết ----------------- 
Long Khánh tháng 4/2015 
 NGƯỜI THỰC HIỆN 
Nguyễn Thị Bình 
SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI 
Trường THPT Long Khánh 
––––––––––– 
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
–––––––––––––––––––––––– 
Long Khánh, ngày tháng năm 
PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
Năm học: 2014 - 2015 
Tên sáng kiến kinh nghiệm: MỘT VÀI KINH NGHIỆM 
GIÚP HỌC SINH ĐỌC HIỂU VĂN BẢN VĂN HỌC HIỆU QUẢ 
( BẬC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ) 
Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Bình. Chức vụ: Giáo Viên 
Đơn vị: Trường THPT Long Khánh 
Lĩnh vực: (Đánh dấu X vào ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh vực khác) 
- Quản lý giáo dục  - Phương pháp dạy học bộ môn Ngữ văn:  
SKKN đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị  Trong Ngành  
1. Tính mới (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô dưới đây) 
- Đề ra giải pháp thay thế hoàn toàn mới, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn  
- Đề ra giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, bảo đảm tính khoa học, đúng 
 đắn  
- Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị 
mình, nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị  
2. Hiệu quả (Đánh dấu X vào 1 trong 5 ô dưới đây) 
- Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu quả 
cao  
- Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện trong toàn ngành có 
hiệu quả cao  
- Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả cao  
- Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu 
quả  
- Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị 
mình, nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị  
3. Khả năng áp dụng (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô mỗi dòng dưới đây) 
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách: 
BM04-NXĐGSKKN 
 30 
 Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT Trong ngành  
- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi vào 
cuộc sống: 
Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT  Trong ngành  
- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong phạm 
vi rộng: 
Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT  Trong ngành  
Xếp loại chung: Xuất sắc  Khá  Đạt  Không xếp loại  
NGƯỜI THỰC HIỆN SKKN 
(Ký tên và ghi rõ họ tên) 
XÁC NHẬN CỦA TỔ 
CHUYÊN MÔN 
(Ký tên và ghi rõ họ tên) 
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ 
(Ký tên, ghi rõ 
họ tên và đóng dấu) 

File đính kèm:

  • pdfskkn_giup_hoc_sinh_doc_hieu_van_ban_van_hoc_hieu_qua_9428.pdf
Sáng Kiến Liên Quan