Đề tài Một số sai lầm thường gặp ở học sinh và biện pháp khắc phục khi dạy Tin học 11

I. LỜI NÓI ĐẦU

Tin học là một bộ môn khoa học mới, đòi hỏi người học phải có kiến thức cơ bản về các bộ môn khoa học khác như: toán, lý, hoá, anh văn, Tin học sử dụng kiến thức của các bộ môn khoa học đó làm công cụ để nghiên cứu. Muốn giải quyết được các bài tập tin học không chỉ cần có những kiến thức về các môn học đó mà còn phải có kiến thức cơ bản về tin học.

Phương pháp giải một bài toán tin học là một hệ thống các bước có tính ổn định nhằm giúp người học có thể tìm ra thuật giải, biểu diễn được dữ liệu và từ đó tổ chức dữ liệu, viết được chương trình.

Môn tin học lớp 11 là một nội dung mới lạ đối với đa số học sinh, có nhiều khái niệm, thuật ngữ, cấu trúc câu lệnh mà học sinh mới được tiếp xúc lần đầu. Chính vì vậy mà học sinh dễ mắc lỗi sai khi lập trình. Nguyên nhân dẫn đến những lỗi sai là rất nhiều, nhưng có thể kể tới một số nguyên nhân chính sau đây:

+ Thời gian dành cho bộ môn tin học ít;

+ Ít có động cơ trong học tập môn tin học;

+ Ngôn ngữ lập trình có nhiều khái niệm, cú pháp yêu cầu phải nhớ chính xác;

+ Thời gian thực hành còn hạn chế;

Nhằm đáp ứng yêu cầu học tập của học sinh bước đầu làm quen với công việc lập trình, với những trăn trở của bản thân trong nghề dạy học tôi đã nhìn thấy những sai lầm thường gặp ở học sinh khi học môn tin học lớp 11 và tìm ra một số biện pháp khắc phục các sai lầm đó để giúp nâng cao hiệu quả việc dạy- học môn tin học 11.

 

doc17 trang | Chia sẻ: myhoa95 | Lượt xem: 3965 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Một số sai lầm thường gặp ở học sinh và biện pháp khắc phục khi dạy Tin học 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
áo khoa.
III. BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Khai báo thiếu biến.
* Sai lầm thường gặp:
Mọi đối tượng trong chương trình Pascal đều phải có tên. Ngoài tên dành riêng và tên chuẩn thì các đối tượng khác phải được khai báo trước khi sử dụng ở phần khai báo của chương trình.
Khi viết chương trình nhiều khi học sinh chưa thể xác định được hết các biến cần sử dụng trong chương trình nên thường khai báo thiếu biến.
* Biện pháp khắc phục:
Sau khi viết xong mỗi chương trình, yêu cầu học sinh đọc lại chương trình để kiểm tra lại việc khai báo và sử dụng các biến.
Trong giờ thực hành có thể sử dụng chương trình dịch của Pascal để kiểm tra việc khai báo biến cho chương trình. Nếu nhấn F9 mà có thông báo compile failed với lỗi Error: Indentifier not found “a” thì có nghĩa là có biến “a” đang được sử dụng mà chưa khai báo.
Học sinh cần bổ sung vào phần khai báo những biến trong chương trình sử dụng mà chưa có trong phần khai báo. 
2. Đặt tên không đúng.
* Sai lầm thường gặp:
Trong ngôn ngữ lập trình Turbo Pascal, tên là một dãy liên tiếp không quá 127 kí tự bao gồm chữ số, chữ cái hoặc dấu gạch dưới và bắt đầu bằng chữ cái hoặc dấu gạch dưới. (Trong Free Pascal thì tên có thể có tới 255 kí tự).
Học sinh thường mắc sai lầm đặt tên không đúng theo quy tắc của ngôn ngữ lập trình Pascal. Các em thường đặt tên có dấu cách hay có thêm các kí tự khác, ngoài các kí tự được phép đặt tên trong ngôn ngữ lập trình Pascal.
* Biện pháp khắc phục:
Để khắc phục sai lầm này ở học sinh thì giáo viên cần kiểm tra lại thường xuyên và nhắc nhở các em mỗi khi các em mắc phải sai lầm này.
Đặc biệt, trong giờ thực hành, giáo viên có thể chủ động viết một chương trình có khai báo một tên không đúng quy tắc đặt tên của ngôn ngữ lập trình Pascal rồi dịch chương trình để chỉ ra lỗi như: Error: Fatal: Syntax error, “;” expected but “ordinal const” found.
3. Đặt tên biến trùng nhau.
* Sai lầm thường gặp:
Trong một chương viết bằng ngông ngữ lập trình Pascal, mỗi đối tượng có một tên và không phân biệt chữ hoa và chữ thường.
Học sinh thường mắc sai lầm khi đặt tên các biến trùng nhau. Đặc biệt với những chương trình có sử dụng nhiều biến tham gia, học sinh thường đặt một biến có tên chữ thường, một biến có tên chữ hoa mà không nhớ rằng trong Pascal không phân biệt chữ hoa và chữ thường (ví dụ: var a, A:integer;)
* Biện pháp khắc phục:
Để khắc phục sai lầm này ở học sinh thì giáo viên cần kiểm tra lại thường xuyên và nhắc nhở các em mỗi khi các em mắc phải sai lầm này. Đặc biệt, trong giờ thực hành, giáo viên có thể chủ động viết một chương trình có khai báo một biến tên “a” và một biến tên “A” rồi dịch chương trình để chỉ ra lỗi Error: Duplicate indentifier “a”.
4. Biến đếm, biến chỉ số là biến kiểu số thực.
* Sai lầm thường gặp:
Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, biến đếm, biến chỉ số trong mảng thường là biến kiểu số nguyên.
Học sinh thường nắm cú pháp của câu lệnh trong Pascal không vững, dẫn đến việc các em chỉ nhớ cú pháp câu lệnh mà không nhớ được ý nghĩa của các thành phần trong câu lệnh. Hậu quả là các em sử dụng cả biến kiểu số thực làm biến đếm hay biến chỉ số của mảng.
* Biện pháp khắc phục:
Để khắc phục sai lầm này ở học sinh, giáo viên yêu cầu học sinh không chỉ nhớ được cú pháp câu lệnh mà phải nắm vững ý nghĩa của từng thành phần trong câu lệnh trong ngôn ngữ lập trình Pascal.
Ngoài ra, trong giờ thực hành, giáo viên có thể chủ động viết một chương trình có khai báo biến đếm và biến chỉ số của mảng là biến kiểu số thực rồi dịch chương trình để chỉ ra lỗi Error: Ordinal expression expected và lỗi Error: Incompatible types: got “Real” exptected “LongInt”.
5. Tràn số do không xác định được miền giá trị của biến.
* Sai lầm thường gặp:
Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, mỗi kiểu dữ liệu có một miền giá trị xác định. Vì vậy, khi khai báo biến phải xác định được miền giá trị của nó trong chương trình.
Học sinh thường chỉ nhớ kiểu dữ liệu mà không nhớ được miền giá trị của các kiểu dữ liệu trong Pascal. Đặc biệt là với kiểu số nguyên, học sinh thường khai báo kiểu integer mà không xác định miền giá trị của biến có thể nhận khi thực hiện chương trình. Hậu quả là chương trình vẫn dịch và chạy bình thường với bộ dữ liệu nhỏ đưa vào, nhưng khi thực hiện chương trình với những bộ dữ liệu lớn thì chương trình báo lỗi tràn số.
* Biện pháp khắc phục:
Để khắc phục được sai lầm này ở học sinh, giáo viên yêu cầu học sinh không chỉ nhớ kiểu dữ liệu mà phải nhớ cả miền giá trị của từng kiểu dữ liệu trong Pascal.
Ngoài ra, với mỗi chương trình, giáo viên yêu cầu học sinh xác định giá trị mà biến có thể nhận khi thực hiện chương trình. Đặc biệt là với những bài tập cho trước miền giá trị của dữ liệu vào thì giáo viên nên yêu cầu học sinh xác định miền giá trị của dữ liệu ra.
6. Gán kết quả phép chia cho biến kiểu số nguyên.
* Sai lầm thường gặp:
Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, kết quả thực hiện của phép chia luôn là số thực. Vì vậy, ta không thể gán kết quả của phép chia cho biến kiểu số nguyên.
Học sinh thường nhớ được cú pháp của phép chia trong Pascal mà không để ý rằng kết quả của phép chia rất có thể là một số thực. Hậu quả là các em thường mắc lỗi gán giá trị cho biến kiểu số nguyên bằng giá trị của phép chia.
* Biện pháp khắc phục:
Để khắc phục sai lầm này ở học sinh, giáo viên yêu cầu học sinh xác định giá trị của phép chia, đồng thời yêu cầu các em nhớ phép chia lấy phần nguyên trong Pascal.
Trong các chương trình học sinh viết, mỗi khi học sinh gán kết quả phép chia cho biến kiểu số nguyên thì giáo viên cần chỉ rõ cho học sinh thấy được giá trị của phép chia luôn có thể là một số thực. Và nếu có là số nguyên thì trong Pascal cũng không được phép gán kết quả phép toán chia cho biến kiểu số nguyên mà phải sử dụng phép chia lấy phần nguyên “div”.
Trong giờ thực hành, giáo viên có thể viết chương trình có sử dụng phép gán kết quả phép chia cho biến kiểu số nguyên rồi dịch chương trình để chỉ ra lỗi Error: Incompatible types: got “Extended” expected “SmallInt”.
7. Thiếu dấu ngoặc tròn trong biểu thức lôgic.
* Sai lầm thường gặp:
Biểu thức lôgic là biến lôgic hoặc hằng lôgic hay các biểu thức quan hệ liên kết với nhau bởi phép toán lôgic.
Học sinh thường mắc sai lầm khi viết biểu thức lôgic có các biểu thức quan hệ liên kết với nhau bởi phép toán lôgic nhưng không sử dụng dấu ngoặc tròn cho các biểu thức quan hệ.
* Biện pháp khắc phục:
Để khắc phục sai lầm này ở học sinh, giáo viên nên nhấn mạnh việc sử dụng dấu ngoặc tròn cho các biểu thức quan hệ trong biểu thức lôgic. 
Đồng thời, giáo viên giới thiệu thêm cho học sinh biết độ ưu tiên của các phép toán lôgic cao hơn so với các phép toán quan hệ (phép toán lôgic được thực hiện trước phép toán quan hệ).
Ngoài ra, trong giờ thực hành, giáo viên có thể chủ động viết chương trình có sử dụng biểu thức lôgic mà không sử dụng dấu ngoặc tròn cho biểu thức quan hệ rồi dịch chương trình để chỉ ra cho học sinh thấy lỗi Error: Incompatible types: got “Boolean” expected “LongWord”.
8. Thiếu dấu chấm phẩy hoặc đặt dấu chấm phẩy sai vị trí.
* Sai lầm thường gặp:
Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, kết thúc mỗi câu lệnh đều có dấu chấm phẩy, câu lệnh liền trước từ khóa else không có dấu chấm phẩy và sau từ khóa end cuối cùng là dấu chấm.
Học sinh thường mắc sai lầm khi viết kết thúc câu lệnh mà không có dấu chấm phẩy hoặc sử dụng dấu chấm phẩy trước từ khóa else.
* Biện pháp khắc phục:
Để khắc phục sai lầm này ở học sinh, giáo viên nên kiểm tra và uốn nắn học sinh mỗi khi các em mắc sai lầm này.
Trong giờ thực hành giáo viên có thể viết chương trình có lỗi thiếu dấu chấm phẩy hay sai lỗi dấu chấm phẩy trước từ khóa else rồi dịch chương trình để chi ra lỗi Fatal Syntax error, “;” expected hay Fatal Syntax error, “;” expected but else found.
9. Nhầm lẫn giữa phép gán và phép toán quan hệ bằng.
* Sai lầm thường gặp:
Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, phép gán có cú pháp “:=” dùng để gán giá trị cho biến bên trái bằng giá trị của biểu thức bên phải.
Học sinh thường nhầm lẫn giữa phép gán với biểu thức quan hệ bằng bởi vì các em quen với việc tính toán trong các môn học khác. Ví dụ: trong môn toán các em thường có biểu thức khi các em giải phương trình bậc hai. Và khi viết chương trình trong Pascal các em thường viết delta=b*b-4*a*c;
* Biện pháp khắc phục:
Để khắc phục sai lầm này ở học sinh, giáo viên cần nói rõ ý nghĩa phép gán trong Pascal là dùng để thay đổi giá trị của biến và nó là một câu lệnh. Còn dấu “=” trong Pascal là phép toán quan hệ bằng.
Trong giờ thực hành, giáo viên có thể viết một chương trình mà thay phép gán “:=” bởi phép toán quan hệ bằng “=” rồi dịch chương trình để chỉ ra lỗi Error Illegal Expression.
10. Vòng lặp vô hạn.
* Sai lầm thường gặp:
Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, biến đếm trong vòng lặp for được tăng hoặc giảm một cách tự động hay vòng lặp while-do chỉ kết thúc khi điều kiện lặp sai.
Học sinh thường mắc sai lầm khi viết các chương trình có sử dụng vòng lặp lồng nhau mà chưa phân tích rõ việc sử dụng các biến nên có em sử dụng cùng một biến cho các vòng lặp lồng nhau. Bên cạnh đó, có những học sinh xác định điều kiện lặp không chính xác làm cho điều kiện lặp trong vòng lặp while-do luôn luôn đúng. Hậu quả là chương trình lặp vô hạn mà không cho ra kết quả.
* Biện pháp khắc phục:
Để khắc phục sai lầm này ở học sinh, giáo viên nên yêu cầu học sinh phân tích rõ thuật toán, các biến được sử dụng trong chương trình cùng ý nghĩa của nó. Hay việc xác định điều kiện lặp phải được thay đổi đến một lúc nào đó điều kiện đó phải sai để tránh lặp vô hạn.
Trong giờ thực hành, giáo viên có thể viết một chương trình có vòng lặp vô hạn rồi dịch chương trình để chỉ ra cho các em thấy lỗi Error: Illegal assignment to for-loop variable “a”
11. Chạy chương trình mà không quan tâm đến kết quả.
* Sai lầm thường gặp:
Khi viết xong một chương trình, dịch thành công chương trình là có thể chạy chương trình. Nhưng điều đó chưa khẳng định được là chương trình cho kết quả đúng.
Nhiều học sinh hiện nay chỉ viết chương trình mang tính đối phó mà không cần quan tâm tới tính đúng đắn của chương trình. Hậu quả là trong các giờ thực hành, nhiều học sinh viết chương trình đến khi chương trình chạy được là các em xem như đã hoàn thành yêu cầu của giáo viên mà không biết rằng chương trình các em viết cho kết quả không đúng hay vẫn còn sai với một số bộ test.	
* Biện pháp khắc phục:
Để khắc phục tình trạng này ở học sinh thì mỗi khi giao bài tập cho học sinh, giáo viên nên chuẩn bị trước các bộ test mẫu để yêu cầu học sinh thực hiện chạy chương trình theo bộ test mẫu và đối chiếu kết quả.
Đặc biệt, trong các giờ thực hành, giáo viên nên yêu cầu học sinh chuẩn bị chương trình ở nhà và yêu cầu học sinh nhập chương trình rồi thực hiện với các bộ test mẫu mà giáo viên đã chuẩn bị trước.
12. Chia cho số 0.
* Sai lầm thường gặp:
Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, biến có thể nằm trong biểu thức ở mẫu số của phép chia.
Học sinh thường mắc lỗi chia cho số 0 với các chương trình có sử dụng phép chia với mẫu số là biểu thức chứa biến. Khi thực hiện chương trình, giá trị mẫu số có thể bằng số 0. Khi đó, chương trình sẽ mắc lỗi chia cho số 0.
* Biện pháp khắc phục:
Để khắc phục tình trạng này ở học sinh, giáo viên yêu cầu học sinh xác định giá trị có thể nhận của biến trong biểu thức ở mẫu số của phép chia nếu có. Nếu biến có thể nhận giá trị làm cho biểu thức ở mẫu số bằng số 0 thì cần phải loại hoặc xét riêng trường hợp này.
Đặc biệt, trong các giờ thực hành, giáo viên có thể chuẩn bị trước một chương trình có sử dụng phép chia có biến ở mẫu số rồi dịch chương trình và thực hiện với bộ dữ liệu vào làm cho mẫu số bằng số 0 để chỉ ra cho học sinh thấy lỗi chia cho số 0 (Erro: Division by zero).
13. Viết sai các từ khóa.
* Sai lầm thường gặp:
Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, từ khóa là tên dành riêng do ngôn ngữ lập trình đặt với ý nghĩa riêng xác định.
Học sinh thường mắc lỗi viết sai các từ khóa trong khi viết chương trình do các từ khóa trong Pascal đều là từ tiếng anh. Bên cạnh đó, nhiều học sinh có kiến thức tiếng anh hạn chế, một số học sinh học tin học mang tính đối phó. Dẫn đến việc nhiều học sinh viết sai các từ khóa trong khi viết chương trình bằng ngôn ngữ lập trình Pascal.
* Biện pháp khắc phục:
Để khắc phục sai lầm này ở học sinh, giáo viên yêu cầu học sinh nhớ chính xác các từ khóa trong chương trình. Ngoài ra, giáo viên nên cài đặt phần mềm Free Pascal để hỗ trợ hơn cho học sinh trong việc thực hành.
Đặc biệt, trong các giờ thực hành, giáo viên có thể chuẩn bị trước một chương trình có viết sai từ khóa trong Pascal rồi dịch chương trình để chỉ ra cho học sinh thấy lỗi Fatal: Syntax error.
IV. KIỂM NGHIỆM
1. Kết quả nghiên cứu.
Sau một thời gian nghiên cứu và vận dụng vào dạy học ở khối lớp 11 trong năm học 2010-2011 và năm học 2011-2012, với sự góp ý nhiệt thành của bạn bè và đồng nghiệp, đề tài sáng kiến kinh nghiệm này của tôi đến nay đã hoàn thành. Hầu hết các biện pháp khắc phục trên đã được tôi áp dụng vào các giờ dạy và kết quả là đã khắc phục được nhiều sai lầm mà các em thường mắc phải khi học tin học 11.
Chất lượng các giờ học môn tin học của học sinh lớp 11 trong năm học 2010-2011 cho thấy đã sửa được hầu hết các sai lầm mà học sinh thường mắc phải. Chất lượng các giờ học môn tin học của học sinh khối 11 năm học 2011-2012 so với các năm học trước cho thấy nhiều em đã tự viết được chương trình và tự kiểm tra được lỗi của chương trình để chương trình thực hiện đúng với yêu cầu bài toán. Hơn thế nữa, trong năm học 2011-2012 đã có nhiều học sinh yêu thích môn tin học hơn, có nhiều em đã có thể tự viết chương trình cho máy tính giải được nhiều bài toán khó.
Chắc chắn trong khi viết đề tài này, tôi không tránh khỏi những khiếm khuyết. Vậy, kính mong các đọc giả, các đồng nghiệp và đồng chí trong hội đồng khoa học nhà trường, các đồng chí trong hội đồng khoa học cấp trên góp ý để tôi có thể hoàn thiện hơn nữa kinh nghiệm này và để kinh nghiệm này có khả năng thực tiễn hơn.
2. Hiệu quả mới.
Sau một thời gian tìm hiểu, nghiên cứu và vận dụng sáng kiến vào dạy học ở khối lớp 11 năm học 2010-2011 và năm học 2011-2012 thì kết quả nhận được là rất khả quan, các giờ dạy có ứng dụng sáng kiến này đã khắc phục được các sai lầm ở học sinh, nâng cao chất lượng giờ học và được các đồng nghiệp đánh giá cao về tính hiệu quả và thực tiễn của đề tài.
Kết quả so sánh điểm tổng năm học của các lớp khối 11- ban khoa học tự nhiên ở trường THPT Yên Định II cụ thể qua 2 năm học 2009-2010 (chưa vận dụng sáng kiến) và năm học 2011-2012 (đã vận dụng sáng kiến) cho thấy:
Lớp
Sĩ số
Chưa vận dụng sáng kiến
Lớp
Sĩ số
Đã vận dụng sáng kiến
Giỏi
Khá
T.bình
Yếu
Giỏi
Khá
T.bình
Yếu
C1
53
20
28
4
1
B1
47
27
15
5
0
C2
52
7
29
13
3
B2
46
14
23
9
0
C3
52
3
33
16
0
B3
48
11
25
12
0
C-KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
I. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Thuật toán là chìa khóa quan trọng để học sinh có thể viết được chương trình cũng như việc rèn luyện tư duy. Không chỉ học sinh khối lớp 10, mà cả học sinh khối lớp 11 cũng cần phải có khả năng tư duy về thuật toán. Đó là tiền đề để các em có thể học về lập trình.
Để học sinh có thể viết được chương trình giải bài toán đòi hỏi các em cần nắm vững ngôn ngữ lập trình và biết vận dụng các câu lệnh của ngôn ngữ lập trình đó vào việc mô tả dữ liệu và diễn đạt thuật toán thành chương trình.
Việc nghiên cứu và viết sáng kiến kinh nghiệm không chỉ giúp nâng cao chất lượng dạy- học mà còn giúp người giáo viên hoàn thiện mình hơn về phương pháp tự học, tự nghiên cứu, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm để có thể tiếp tục nghiên cứu các vấn đề khác tốt hơn trong suốt quá trình dạy học của mình.
II. PHẠM VI ÁP DỤNG ĐỀ TÀI
Trong điều kiện hiện nay, nhà trường đã có đủ điều kiện để bộ môn tin học nói riêng và các bộ môn khác nói chung đều có thể ứng dụng công nghệ thông tin vào trong dạy học nên có thể áp dụng đề tài vào việc dạy học trong phạm vi rộng rãi cả trong chương trình tin học lớp 11. Tuy nhiên, theo tôi để sử dụng đề tài có hiệu quả hơn trong các năm học tới cần lưu ý một số điểm sau đây:
- Học sinh cần nắm vững kiến thức về tư duy thuật toán và cách biểu diễn thuật toán trong chương trình tin học lớp 10;
- Những ví dụ, bài tập giáo viên đưa ra cho học sinh phải thực tế, dễ hiểu, gợi mở, kích thích sự tư duy và tính lôgic của các em, tránh những ví dụ hay bài tập ở mức quá cao siêu hoặc quá trừu tượng;
- Giáo viên phải kiểm tra đánh giá một cách thường xuyên để có sự điều chỉnh trong các tiết học sau sao cho hiệu quả học tập của học sinh được cao nhất;
- Giáo viên nên dành nhiều thời gian để học sinh có thể tự viết chương trình cho các bài toán tương tự với các bài toán mà giáo viên đã trình bày.
III. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT
Qua thực tiễn giảng dạy các lớp khối 11 trong năm học 2010-2011 và năm học 2011-2012 tôi nhận thấy: Việc áp dụng các biện pháp trên đã đem lại kết quả cao trong từng tiết dạy, đa số học sinh hiểu bài, đều có hứng thú học tập và phần lớn học sinh đều viết được chương trình cho máy tính giải bài toán. Tuy vậy, để việc ứng dụng đề tài này vào việc dạy học được tốt hơn tôi có một số kiến nghị, đề xuất sau:
- Nhà trường cần tạo điều kiện hơn nữa cho giáo viên thực hiện giờ dạy bằng giáo án điện tử và dạy thực hành.
- Tổ chuyên môn thường xuyên tổ chức dự giờ, đánh giá, rút kinh nghiệm một cách nghiêm túc sau mỗi tiết dạy của giáo viên.
Trên thực tế, việc ứng dụng sáng kiến này mới chỉ trong một phạm vi hẹp và chưa được nhiều, vì thế cũng chưa thể đánh giá được toàn diện và chính xác tất cả những ưu điểm và hạn chế của việc ứng dụng sáng kiến này trong dạy học. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự động viên cùng những lời góp ý chân thành từ các thầy cô, các đồng nghiệp để sáng kiến này của tôi ngày một hoàn thiện hơn và được ứng dụng rộng rãi hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Xác nhận của thủ trưởng
đơn vị
Thanh Hóa, ngày 05 tháng 05 năm 2013
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác
(Ký và ghi rõ họ tên)
Lê Văn Thịnh

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_sai_la_m_thuo_ng_ga_p_o_ho_c_sinh_va_bie_n_pha_p_kha_c_phu_c_khi_da_y_tin_ho_c_11_5644.doc
Sáng Kiến Liên Quan