Đề tài Kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực trong chương địa lí dân cư - Khối 10

I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Kiểm tra, đánh giá là khâu cuối cùng của quá trình dạy học và có vai trò hết

sức quan trọng, bởi nó không chỉ phản ánh kết quả dạy học của cả giáo viên, học sinh

phương pháp dạy học tích cực

Đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá là hai hoạt động

có quan hệ chặt chẽ với nhau. Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh

là một trong những khâu then chốt của quá trình đổi mới giáo dục phổ thông. Đổi mới

kiểm tra, đánh giá tạo động lực thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học, góp phần

nâng cao chất lượng, đảm bảo thực hiện mục tiêu giáo dục

Trước yêu cầu đổi mới giáo dục nhằm đào tạo những con người năng động,

sáng tạo, có khả năng thích ứng với đời sống xã hội, hòa nhập và phát triển cộng đồng

thì việc đánh giá không chỉ dừng lại ở yêu cầu tái hiện kiến thức, lặp lại các kĩ năng

đã học mà phải khuyến khích trí thông minh sáng tạo, khả năng tư duy, vận dụng kiến

thức vào thực tiễn của học sinh.

Đồng thời, nội dung kiểm tra đánh giá ở chương trình Địa Lí 12 và tốt

nghiệp trung học phổ thông có nội dung về kĩ năng, vận dụng chiếm phần lớn số

điểm (khoảng 70-75%). Trong khi đó, từ trước đến nay, học sinh lớp 10 và 11 lại

thường được đánh giá về nội dung kiến thức là chủ yếu (khoảng 70%)(Theo thực tế

tại đơn vị)

pdf39 trang | Chia sẻ: myhoa95 | Lượt xem: 1620 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực trong chương địa lí dân cư - Khối 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 không thật sự xuất sắc 
nhưng trong bài thấy được tư duy của học sinh, tôi có thể phê những câu như: 
“Hiểu bài sâu”, “Có tư duy”, ...để động viên các em 
- Có những bài của học sinh với chữ viết chưa rõ ràng, làm bài chưa cẩn thận, hay 
chưa học bài...tôi sẽ phê “cần cố gắng hơn”, “Chữ viết cần cẩn thận hơn”... 
Một nội dung quan trọng trong sửa bài của học sinh là giúp cho học sinh biết 
mình tiến bộ đến đâu, những mảng kiến thức/kỹ năng nào có sự tiến bộ, mảng kiến 
thức/kỹ năng nào còn yếu để điều chỉnh quá trình dạy và học. Đây là một việc khá 
khó khăn cho môn Địa Lí, với đặc thù ít tiết và dạy nhiều lớp, giáo viên khó nắm 
vững được học sinh của mình nên khó có thể biết được sự tiến bộ của tất cả học sinh, 
thông thường việc này chỉ thông qua điểm số nên chưa thực sự chính xác. Để khắc 
phục tình trạng này, tôi thường rèn luyện kĩ năng cho học sinh ở trên lớp xong thì cho 
học sinh khoàng 3 phút để học sinh tự làm lại, nếu trong trường hợp học sinh không 
thể tự làm được thì cho các em làm theo nhóm, nếu vẫn không được thì tôi sẽ hỏi còn 
em nào chưa làm được, sau đó sẽ quy tụ các em vào một chỗ để đến và chỉ trực tiếp. 
Thông qua nhiều lần, tôi sẽ nắm được học sinh nào tiến bộ. 
Trong phần này, tôi cảm thấy mình chưa thực sự đổi mới và đột phá, tuy nhiên 
đây là một nội dung quan trọng trong kiểm tra, đánh giá theo phát triển năng lực học 
sinh nên tôi sẽ nghiên cứu thêm trong những chuyên đề sau. Cũng mong có những đề 
tài liên quan đến vấn đề này để tôi học hỏi. 
3. Phân tích, so sánh, đánh giá kết quả giải pháp của tác giả đã thực hiện so với 
giải pháp đã có. 
 Từ trước đến nay, tại đơn vị (nếu ngoài đơn vị thì bản thân chưa có điều kiện 
tìm hiểu) chưa có đề tài nào nghiên cứu về vấn đề sửa bài cho học sinh nên tôi chưa 
Trang 27 
có Phân tích, so sánh, đánh giá kết quả giải pháp của tác giả đã thực hiện so với giải 
pháp đã có. 
IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI 
Qua quá trình thực dạy, khi vận dụng phương pháp trên tôi đã thấy được kết 
quả khả quan so với trước đây, cụ thể như sau: 
- Học sinh hoạt động trong lớp tích cực hơn, chú ý nghe giảng và ghi chép bài đầy 
đủ hơn. 
- Học sinh cũng chủ động trong việc tìm hiểu kiến thức ở bên ngoài, hỏi giáo viên 
những nội dung khó mà cả lớp không giải đáp được. 
- Học sinh nắm bài chắc hơn mà không cần phải học bài nhiều. 
- Phương pháp này đặc biệt hiệu quả với các em học sinh năng động, sáng tạo và với 
lớp A1 nói chung. 
- Với phương pháp này, giáo viên cũng rất dễ phát hiện các em có tư duy, tố chất để 
bồi dưỡng học sinh giỏi, nhất là trong năm nay đã có kì thi học sinh giỏi khối 10. 
- Tuy nhiên, có một số em yếu và các em vẫn còn thói quen học thụ động khó có thể 
đạt được điểm cao trong các bài kiểm tra, có khi điểm kiểm tra còn thấp hơn so với 
các phương pháp trước đây. Đây cũng là thực trạng giúp giáo viên và học sinh tìm 
biện pháp khắc phục để đạt được kết quả cao hơn trong những năm học sau, đặc 
biệt đối với lớp 12 và kì thi tốt nghiệp. 
- Đề tài có thể áp dụng được sâu rộng ở đơn vị: tất cả giáo viên và các môn học nếu 
có đầu tư đều có thể áp dụng tốt được và đem lại hiệu quả cao. 
- Qua quá trình sử dụng phương pháp này, giáo viên rèn luyện được cho học sinh 
khả năng tự đánh giá sự vật, hiện tượng, tự tiếp thu kiến thức mới ở trên thực tế. 
Qua thực nghiệm sư phạm ở lớp thực nghiệm ở các lớp tôi dạy, tôi có kết quả 
như sau: 
Lớp 
Tổng Giỏi Khá 
Trung 
bình 
Yếu 
SL % SL % SL % SL % SL % 
10A1 
Nhóm đối 
chứng 
19 100 4 21.1 13 68.4 2 10.5 0 0 
Nhóm thực 
nghiệm 
17 100 8 47.1 8 47.1 1 5.9 0 0 
10A2 
Lớp thực 
nghiệm 
33 100 2 6.1 13 39.4 10 30.3 8 24.2 
Trang 28 
10A4 
Lớp đối 
chứng 
29 100 5 17.2 15 51.7 6 20.7 3 10.3 
KẾT QUẢ KHẢO SÁT 
LỚP A1 (lớp chọn) 
Câu Lựa chọn SL % 
Khi giáo viên sử 
dụng kênh hình 
trong kiểm tra em 
thấy: 
Câu 1 
Thích hơn 29 72.5 
Bình thường 11 27.5 
Không thích 0 0 
Câu 2 
Dễ được điểm cao 10 26.3 
Bình thường 28 73.7 
Khó đạt điểm cao 0 0 
Câu 3 
Nên thường xuyên áp dụng 25 11.4 
thỉnh thoảng sử dụng 11 5 
Không sử dụng 0 0 
Phiếu không đánh dấu hoặc đánh 
dấu 1 mục 
2 0.9 
Sau khi giáo viên 
sử dụng kênh 
hình trong kiểm 
tra , trong quá 
trình học trên lớp, 
em sẽ: 
Câu 1 
Nghe giảng kĩ hơn 36 94.7 
Bình thường 2 5.3 
Khó tập trung hơn 0 0 
Câu 2 
Cố gắng trả lời câu hỏi giáo viên 
đưa ra 
38 100 
Không muốn suy nghĩ vì các câu 
hỏi đưa ra thường khó với mình 
0 0 
Khi giáo viên sử 
dụng các đoạn 
văn miêu tả về 
các hiện tượng 
địa lí trong các 
bài kiểm tra, em 
thấy: 
Câu 1 
Bất ngờ, khá lúng túng với dạng 
câu hỏi mới nên không biết trả lời 
thế nào. 
8 12.5 
Đoạn văn và câu hỏi dài hơn bình 
thường nên mất thời gian đọc 
6 9.4 
Thích thú với hình thức ra đề mới 
này 
22 34.4 
Dễ trả lời vì 1 số thông tin trong 
đoạn văn có thể sử dụng để trả lời 
31 48.4 
Câu 2 
Mong giáo viên duy trì dạng câu 
hỏi này 
33 86.8 
Trang 29 
Không mong muốn giáo viên duy 
trì dạng câu hỏi này 
3 7.9 
Đánh Cả 2 hoặc không đánh dấu 2 5.3 
Ý kiến khác: - Khi thi nên cho nhiều bài có tư liệu hình ảnh, dễ làm và áp dụng 
thực tế nhiều hơn. - Mong các phương pháp giảng dạy sẽ sát với thực tế hơn để 
học sinh dễ tiếp thu bài. - Học sinh rối ý nhưng vẫn thích nên khi quen sẽ cảm 
thấy ổn hơn. - Với dạng này, không cần suy nghĩ nhiều, chỉ cần quan sát, dựa vào 
thực tế là trả lời được. 
Các lớp thường 
Câu Lựa chọn SL % 
Khi giáo viên sử 
dụng kênh hình 
trong kiểm tra em 
thấy: 
Câu 1 
Thích hơn 20 31.3 
Bình thường 35 54.7 
Không thích 9 20.5 
Câu 2 
Dễ được điểm cao 19 29.7 
Bình thường 35 54.7 
Khó đạt điểm cao 10 15.6 
Câu 3 
Nên thường xuyên áp dụng 14 4 
thỉnh thoảng sử dụng 45 13 
Không sử dụng 4 1.2 
Phiếu không đánh dấu hoặc dánh 
dầu 1 mục 
1 0.3 
Sau khi giáo viên 
sử dụng kênh 
hình trong kiểm 
tra , trong quá 
trình học trên lớp, 
em sẽ: 
Câu 1 
Nghe giảng kĩ hơn 40 62.5 
Bình thường 18 28.1 
Khó tập trung hơn 6 9.4 
Câu 2 
Cố gắng trả lời câu hỏi giáo viên 
đưa ra 
54 84.4 
Không muốn suy nghĩ vì các câu 
hỏi đưa ra thường khó với mình 
10 15.6 
Khi giáo viên sử 
dụng các đoạn 
văn miêu tả về 
các hiện tượng 
địa lí trong các 
bài kiểm tra, em 
Câu 1 
Bất ngờ, khá lúng túng với dạng 
câu hỏi mới nên không biết trả 
lời thế nào. 
30 46.9 
Trang 30 
thấy: 
Đoạn văn và câu hỏi dài hơn 
bình thường nên mất thời gian 
đọc 
6 9.4 
Thích thú với hình thức ra đề 
mới này 
25 39.1 
Câu 2 
Dễ trả lời vì 1 số thông tin trong 
đoạn văn có thể sử dụng để trả 
lời 
31 48.4 
Mong giáo viên duy trì dạng câu 
hỏi này 
49 77.8 
Không mong muốn giáo viên 
duy trì dạng câu hỏi này 
11 17.5 
 Đánh Cả 2 hoặc không đánh dấu 3 4.8 
Ý kiến khác: - Mong GV thường xuyên thay đổi đến cách dạy hơn, áp dụng 
biểu đồ và các dạng khác. - Chỉ mong muốn lâu lâu thầy cô mới dung dạng 
kênh hình, bản đồ. - Có thể cân bằng giữa lí thuyết và bảng số liệu hay biểu đồ 
V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG 
Muốn kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực cần có sự phối 
hợp chặt chẽ, sự cố gắng của bản thân giáo viên và các cấp quản lí. Qua chuyên đề 
này, tôi có những đề xuất như sau để đề tài có tính khả thi cao: 
1. Đối với từng giáo viên: 
 Cần nghiên cứu kĩ nội dung bài giảng và đưa ra ý tưởng sử dụng các 
phương tiện trực quan cho đơn vị kiến thức nào để đưa vào kiểm tra, đánh giá. 
 Cần tăng cường học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Tham 
khảo các dạng đề thi, đặc biệt phải tâm huyết, yêu thích môn học và biết gây hứng thú 
học bộ môn bằng những câu chuyện ngắn có tính chọn lọc để thu hút học sinh tham 
gia. 
 GV cần có kĩ năng vẽ bản đồ địa lí và kĩ năng lựa chọn và phân tích các 
biểu đồ, bảng số liệu, ... 
 Nội dung kiểm tra, đánh giá phải bám sát theo chuẩn kiến thức- kĩ năng 
do Bộ đưa ra. 
Trang 31 
 Khi in để kiểm tra, giáo viên cần chú ý lựa chọn, chỉnh sửa hình ảnh, sơ 
đồ, bản đồ cho thật rõ nét, tránh bị mờ các chi tiết, chữ viết, con số...học sinh không 
thể nhìn thấy để làm bài. 
2. Đối với các trường: 
 Khuyến khích các tổ chuyên môn, các nhóm bộ môn, góp ý rút kinh 
nghiệm và tham khảo ý kiến của hội đồng bộ môn cấp huyện, cấp tỉnh để hoàn thiện 
các câu hỏi, đề kiểm tra có nội dung chính xác, khoa học và có độ tin cậy cao. 
 Ban giám hiệu các trường cần quan tâm và tạo điều kiện mua sắm 
TBDH, tài liệu phục vụ cho việc tham khảo, đổi mới PP giảng dạy của GV và học tập 
của HS. 
 Đối với đề 15 phút, vì nhà trường không in nên giáo viên phải mất chi 
phí nếu sử dụng các sơ đồ, bản đồ vào kiểm tra. Chính vì thế giáo viên thường sử 
dụng những cách truyền thống để kiểm tra. Đề đề tài này có thể ứng dụng được xin 
nhà trường cho phép photo 1 số đề kiểm tra 15 phút. Có thể chi in bản đồ, sơ đổ cho 
học sinh kiểm tra rồi dùng lại cho các lớp khác hoặc năm khác. 
3. Đối với Sở Giáo dục: 
Cần tạo điều kiện và kinh phí cho HĐBM hoạt động và giao lưu, xây dựng 
ngân hàng đề thi từ kiểm tra miệng đến kiểm tra học kì có kiểm duyệt đảm bảo tính hệ 
thống và khoa học, đảm bảo cả 3 mức độ biết, hiểu và vận dụng. 
Cần thường xuyên giới thiệu các nguồn tài liệu phục vụ cho GV và HS để 
học tập và tự học suốt đời. Xây dựng một hệ thống chuẩn kiến thức cần đạt được cho 
mỗi khối học, cấp học. 
Trang 32 
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Đổi mới phương pháp dạy học Địa Lí ở trường THPT, Nguyễn 
Đức Vũ, Nguyễn Thị Sen, Nhà xuất bản Giáo dục, (2004). 
2. Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá môn Địa Lí 
10, Nguyễn Hải Châu, Phạm Thị Sen, Nguyễn Đức Vũ, Nguyễn Thị Kim Liên, 
Nguyễn Văn Luyện, Nhà xuất bản Hà Nội, (2006). 
3. Lý luận dạy học Địa Lí, Nguyễn Dược-Nguyễn Trọng Phúc, , Nhà 
xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội, (2001). 
4. Sách giáo viên Địa lí lớp 10, Bộ giáo dục và đào tạo, Nhà xuất 
bản giáo dục. 
5. “Đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh phổ thông theo cách tiếp 
cận năng lực”, PGS.TS. Nguyễn Công Khanh, 
6. “Tài liệu tập huấn: DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT 
QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG 
LỰC”, Bộ Giáo dục và Đào Tạo, năm 2014. 
Website:<
nt.pdf> 
Trang 33 
VII. PHỤ LỤC 
1. PHIẾU KHẢO SÁT HỌC SINH 
Khi giáo viên sử dụng kênh hình (bản đồ, sơ đồ, bảng số liệu...) trong kiểm 
tra (miệng, 15 phút, 45 phút, học kì...) em thấy: 
Câu 1 
Thích hơn Bình thường Không thích 
Câu 2 
Dễ được điểm cao Bình thường Khó đạt điểm cao 
Câu 3 
Nên thường xuyên áp dụng Thỉnh thoảng sử dụng Không sử dụng 
Sau khi giáo viên sử dụng kênh hình (bản đồ, sơ đồ, bảng số liệu...) trong 
kiểm tra (miệng, 15 phút, 45 phút, học kì...), trong quá trình học trên lớp, em sẽ: 
Câu 1 
Nghe giảng kĩ hơn Bình thường Khó tập trung hơn 
Câu 2 
Cố gắng trả lời câu hỏi giáo viên đưa ra 
Không muốn suy nghĩ vì các câu hỏi đưa ra thường khó với mình 
Khi giáo viên sử dụng các đoạn văn miêu tả về cac hiện tượng địa lí trong 
các bài kiểm tra , em thấy: 
Câu 1 (có thể đánh dấu nhiều ô nếu thấy phù hợp với mình) 
Bất ngờ, khá lúng túng với dạng câu hỏi mới nên không biết trả lời thế nào. 
Đoạn văn và câu hỏi dài hơn bình thường nên mất thời gian đọc 
Thích thú với hình thức ra đề mới này 
Dễ trả lời vì 1 số thông tin trong đoạn văn có thể sử dụng để trả lời 
Câu 2 
Mong giáo viên duy trì dạng câu hỏi này 
Không mong muốn giáo viên duy trì dạng câu hỏi này 
Các ý kiến khác 
 ........................................................................................................................................... 
 ........................................................................................................................................... 
 ........................................................................................................................................... 
Trang 34 
2. GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM 
Bài 22: DÂN SỐ VÀ SỰ GIA TĂNG DÂN SỐ 
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 
1.Về kiến thức: 
- Biết được dân số thế giới luôn biến động mà nguyên nhân chính là do sinh đẻ, tử 
vong 
- Phân biệt tỉ suất sinh, tử, gia tăng cơ học và gia tăng thực tế 
 2. Về kĩ năng: 
- Phân tích, nhận xét biểu đồ, lược đồ và bảng số liệu về tỉ suất sinh, tử và tỉ suất 
tăng tự nhiên 
- Nâng cao kĩ năng thảo luận, hợp tác theo nhóm 
3. Về thái độ, hành vi - kĩ năng sống: 
- Có ý thức đúng đắn về vấn đề dân số, ủng hộ và tuyên truyền, vận động người 
dân thực hiện chích sách dân số của quốc gia và địa phương 
4. Năng lực 
- Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, 
năng lực tự quản lý, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng công 
nghệ thông tin và truyền thông, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán 
- Năng lực chuyên biệt: năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, năng lực sử dụng 
bản đồ, năng lực sử dụng số liệu thống kê, sử dụng hình ảnh, mô hình, video. 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC 
- Bản đồ dân cư và đô thị lớn trên thế giới 
- Biểu đồ tỉ suất sinh thô, tỉ suất tử thô 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1/ Ổn định: 
2/ Kiểm tra bài cũ: Trình bày và cho ví dụ thực tế ở Việt Nam quy luật đai cao. 
3/ Bài mới : 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ NỘI DUNG CHÍNH 
Trang 35 
HS 
HĐ 1- Cá nhân: Tìm hiểu về 
“Dân số và tình hình dân số 
thế giới” 
- HS đọc mục 1 trong SKG và 
rút ra nhận xét về qui mô dân số 
thế giới, Cho VD chứng minh 
- GV tóm tắt và nhấn mạnh 
thêm: qui mô dân số giữa 2 
nhóm nước phát triển và đang 
phát triển có sự chênh lệch 
- HS dựa vào bảng số liệu 
DSTG từ năm 1804 đến năm 
2001, nhận xét về tình hình phát 
triển dân số thế giới 
HĐ 2: HS làm việc theo NHóm- 
Tìm hiểu về “Gia tăng dân số” 
Bước 1: Giáo viên chia lớp 
thành 6 nhóm, giao nhiệm vụ 
cho các nhóm theo phiếu học 
tập trong phần phụ lục. 
Bước 2: Đại diện nhóm 1, 3, 5 
trả lời, nhóm 2,4, 6 bổ sung 
Bước 3: GV chuẩn xác kiến 
thức và đặt vấn đề yêu cầu học 
sinh giải quyết. 
+ Tại sao tỉ suất sinh thô của 
I. Dân số và tình hình dân số thế giới 
1. Dân số thế giới 
- Tính đến 11/3/2009 khoảng 6,8 tỷ người 
- Qui mô dân số giữa các nước, các vùng 
lãnh thổ rất khác nhau 
- Có 11 nước trên 100 triệu dân/ nước. 
- Có 17 nước dưới 0,1 triệu dân/ nước 
2. Tình hình phát triển dân số trên thế 
giới 
- Thời gian DS tăng thêm 1 tỉ người và 
thời gian DS tăng gấp đôi càng rút ngắn 
+ Tăng thêm 1 tỉ người rút ngắn từ 123 
năm (giai đọan 1804 - 1927) xuống12 năm 
(giai đọan 1987 - 1999) 
+ Tăng gấp đối rút ngắn từ 123 năm xuống 
còn 47 năm 
- Nhận xét: tốc độ gia tăng dân số nhanh, 
qui mô DS thế giới ngày càng lớn 
II. Gia tăng dân số 
1. Gia tăng tự nhiên 
a. Tỉ suất sinh thô: là tương quan giữa số 
trẻ em được sinh ra trong năm so với dân 
số trung bình ở cùng thời điểm. Đơn vị %o 
Công thức tính: 
 s 
S(%o) = x 1000 
 Dtb 
Trong đó: 
S(%o) -Tỉ suất sinh thô (đơn vị tính là 
Trang 36 
nhóm nước phát triển thấp, các 
nước đang phát triển lại cao? 
+ Tại sao tỉ suất tử thô của 
nhóm nước phát triển giai đoạn 
1950-1990 thấp hơn nhóm nước 
đang phát triển còn giai đoạn 
1995-2005 lại cao hơn? 
- GV giải thích vì sao tỉ suất 
tăng tự nhiên được coi là động 
lực phát triển dân số 
- GV đặt câu hỏi: hậu quả của 
việc gia tăng dân số không hợp 
lí (quá nhanh hay suy giảm DS) 
đối với KT, XH và môi trường? 
(theo sơ đồ trong SGK) 
phần ngàn) 
S -Số trẻ em sinh ra 
Dtb - Số dân trung bình cùng thời 
điểm 
Nhân tố ảnh hưởng: 
- Các yếu tố tự nhiên - sinh học .(nước có 
dân số trẻ sinh cao,nứơc có dân số già sinh 
thấp ) 
- Phong tục tập quán và tâm lí xã hội 
- Trình độ phát triển kinh tế xã hội 
- Các chính sách phát triển dân số của 
từng nước . 
b. Tỉ suất tử thô : là tương quan giữa số 
người chết so với dân số trung bình ở cùng 
thời điểm. Đơn vị %o 
Công thức tính: 
 t 
T(%o) = x 1000 
 Dtb 
Trong đó: 
T(%o)-Tỉ suất tử thô (đơn vị tính là 
phần ngàn) 
S -Số người chết 
Dtb - Số dân trung bình cùng thời 
điểm 
Nhân tố ảnh hưởng. 
- Kinh tế xã hội (chiến tranh, đói kém, 
bệnh tật, ..... ) 
- Thiên tai 
c. Tỉ suất gia tăng tự nhiên: là sự chênh 
lệch giữa tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử thô . 
Trang 37 
HĐ 3: Cả lớp- Tìm hiểu về “Gia 
tăng cơ học” 
- GV thuyết trình, giảng giải? 
+ Gia tăng cơ học là gì? 
Nguyên nhân dẫn đến các luồng 
di chuyển dân cư? 
+ Tỉ suất nhập cư, tỉ suất xuất 
cư và tỉ suất gia tăng cơ học, gia 
tăng dân số 
Đơn vị %, là động lực phát triển dân số 
S(%o) - T(%o) 
GTTN(%) = 
 10 
Trong đó: 
S(%o) -Tỉ suất sinh thô (đơn vị 
tính là phần ngàn) 
T(%o) -Tỉ suất tử thô (đơn vị 
tính là phần ngàn) 
GTTN (%) - Tỉ suất gia tăng dân số 
tự nhiên (đơn vị tính là phần trăm) 
2. Gia tăng cơ học 
- Sự di chuyển của dân cư từ nơi này đến 
nơi khác => sự biến động cơ học của dân 
cư 
- Tỉ suất gia tăng cơ học được xác định 
bằng hiệu số giữa tỉ suất nhập cư và tỉ suất 
xuất cư 
- Gia tăng cơ học không ảnh hưởng lớn 
đến vấn đề DS trên toàn thế giới 
3. Gia tăng dân số 
- Tỉ suất gia tăng DS được xác định bằng 
tổng số giữa tỉ suất gia tăng tự nhiên và tỉ 
suất gia tăng cơ học. Đơn vị % 
IV. ĐÁNH GIÁ: 
1. Thế nào là tỉ suất sinh thô, tỉ suất gia tăng tự nhiên? 
2. Tính tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử thô, tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của Việt Nam 
năm 2005 biết trong năm đó số trẻ em sinh ra là 1.582.700 và số người tử vong là 
499800, tổng số dân là 83.3 triệu người 
V. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP 
Làm câu 1,2, 3/86/ SGK 
Hướng dẫn giải bài tập số 1 
Trang 38 
Chuẩn bị bài 23: “Cơ cấu dân số” 
VII. RÚT KINH NGHIỆM 
 ................................................................................................................................ 
 ................................................................................................................................ 
 ................................................................................................................................ 
VIII. PHỤ LỤC 
Phiếu học tập số 1 
Quan sát hình 22.1 Sách giáo khoa trang 83 
1. Thế nào là tỉ suất sinh thô. Viết công thức tính tỉ suất sinh thô. Các nhân tố ảnh 
hưởng tới tỉ suất sinh thô. 
2. Nhận xét tỉ suất sinh thô của thế giới, các nước phát triển và đang phát triển thời 
kì 1950-2005? 
3. Giải thích tại sao tỉ suất sinh thô của thế giới và 2 nhóm nước đều giảm 
4. Giải thích tại sao tỉ suất sinh thô của nhóm nước phát triển thấp hơn nhóm nước 
đang phát triển 
Phiếu học tập số 2 
Quan sát hình 22.2 Sách giáo khoa trang 84 
1. Thế nào là tỉ suất tử thô. Viết công thức tình tỉ suất tử thô. Các nhân tố ảnh hưởng 
tới tỉ suất tử thô. 
2. Nhận xét tỉ suất tử thô của thế giới, các nước phát triển và đang phát triển thời kì 
1950-2005? 
3. Giải thích tại sao tỉ suất tử thô của thế giới và 2 nhóm nước đều giảm 
4. Giải thích tại sao tỉ suất tử thô của nhóm nước phát triển trong giai đoạn 1950-
1990 thấp hơn nhóm nước đang phát triển nhưng giai đoạn 1995-2005 lại cao hơn. 
Phiếu học tập số 3 
Quan sát hình 22.3 Sách giáo khoa trang 85 
1. Viết công thức tình tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên. Tại sao tỉ suất gia tăng tự nhiên 
được coi là động lực phát triển dân số. 
2. Quan sát bản đồ, xác định các quốc gia (vùng lãnh thổ) có gia tăng dân số tự nhiên 
cao >= 3%, <=0 
Trang 39 
3. Việt Nam có mức gia tăng dân số tự nhiên là bao nhiêu? Theo em, tại sao các nước 
châu Á và châu Phi có tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao? 
VII. RÚT KINH NGHIỆM 
 ........................................................................................................................................... 
 ........................................................................................................................................... 
 ........................................................................................................................................... 
 ........................................................................................................................................... 
NGƯỜI THỰC HIỆN 

File đính kèm:

  • pdfskkn_doi_moi_kiem_tra_danh_gia_ket_qua_hoc_tap_cua_hoc_sinh_trong_chuong_trinh_dia_ly_tu_nhien_khoi.pdf
Sáng Kiến Liên Quan