Viết sáng kiến kinh nghiệm
1).Sáng kiến kinh nghiệm:
• Sáng kiến là tư duy - nhận thức, là cách làm mới về giáo dục đào tạo ( quản lý, dạy học, giáo dục học sinh ) chưa ai phát hiện và thực hiện nhằm đem lại kết quả cao, hiệu quả hơn.
• Kinh nghiệm là những hiểu biết do trông thấy, nghe thấy, do từng trải mà có.
2).Yêu cầu về viết sáng kiến kinh nghiệm:
• Tính mục đích: Đã giải quyết được những mâu thuẫn, những khó khăn gì có tính chất thời sự trong hoạt động giáo dục?
• Tính thực tiễn:
Sự kiện đã xảy ra từ thực tiễn giáo dục.
Kết luận rút ra là sự khái quát từ thực tiễn phong phú, cụ thể.
• Tính sáng tạo, khoa học: Trình bày rõ ràng các bước tiến hành, các phương pháp mới mẻ, độc đáo, các tư liệu, số liệu chính xác.
• Về mức độ và cách thức giới thiệu SKKN:
Tường thuật kinh nghiệm làm nổi bật các biện pháp có tính sáng tạo, mang lại hiệu quả trong thực tiễn.
Phân tích kinh nghiệm, nhận xét, đánh giá những ưu điểm, tác dụng và những mặt còn hạn chế của SKKN đã làm, rút ra kết luận khái quát hướng dẫn cho việc áp dụng và mở rộng SKKN.
Vieát Saùng Kieán Kinh Nghieäm --------&-------- 1).Sáng kiến kinh nghiệm: Sáng kiến là tư duy - nhận thức, là cách làm mới về giáo dục đào tạo ( quản lý, dạy học, giáo dục học sinh) chưa ai phát hiện và thực hiện nhằm đem lại kết quả cao, hiệu quả hơn. Kinh nghiệm là những hiểu biết do trông thấy, nghe thấy, do từng trải mà có. 2).Yêu cầu về viết sáng kiến kinh nghiệm: Tính mục đích: Đã giải quyết được những mâu thuẫn, những khó khăn gì có tính chất thời sự trong hoạt động giáo dục? Tính thực tiễn: Sự kiện đã xảy ra từ thực tiễn giáo dục. Kết luận rút ra là sự khái quát từ thực tiễn phong phú, cụ thể. Tính sáng tạo, khoa học: Trình bày rõ ràng các bước tiến hành, các phương pháp mới mẻ, độc đáo, các tư liệu, số liệu chính xác. Về mức độ và cách thức giới thiệu SKKN: Tường thuật kinh nghiệm làm nổi bật các biện pháp có tính sáng tạo, mang lại hiệu quả trong thực tiễn. Phân tích kinh nghiệm, nhận xét, đánh giá những ưu điểm, tác dụng và những mặt còn hạn chế của SKKN đã làm, rút ra kết luận khái quát hướng dẫn cho việc áp dụng và mở rộng SKKN. 3).Cách thức thể hiện một SKKN: a). Đặt vấn đề: Nêu rõ lý do, mâu thuẫn cần giải quyết. b). Nội dung: Cơ sở khoa học (lý luận) để đề xuất ra SKKN ( VD:Thay đổi cấu trúc nội dung một bài, một chươngthì cơ sở là dựa trên nhận thức của học sinh, các nguyên tắc dạy học). Nội dung cụ thể của SKKN là trình bày cụ thể nội dung viết về cái gì? Nêu những việc đã làm, những suy nghĩ sâu sắc, các biện pháp cải tiến cụ thể. ( Nội dung kiến thức, phương pháp dạy học, sử dụng đồ dùng dạy học, kiểm tra và đánh giá, bồi dưỡng học sinh). Hiệu quả của SKKN: Tiến hành thực nghiệm để đối chiếu so sánh. Nêu rõ kết quả cụ thể khi áp dụng SKKN và ngược lại. Phân tích, so sánh, đánh giá kinh nghiệm đó. c).Kết luận: Ý nghĩa của SKKN đối với việc giáo dục, dạy học. Những nhận định chung về việc áp dụng và khả năng vận dụng. Những ý kiến đề xuất để thực hiện, áp dụng. ---------------Heát--------------- Ghi chú: Nếu viết ở mức độ thấp thì chỉ tường thuật kinh nghiệm. Chuùc caùc baïn thaønh coâng!
File đính kèm:
- cach_viet_sang_kien_kinh_nghiem.doc