Vận dụng phương pháp dạy học dựa trên giải quyết vấn đề trong phân môn Văn

Trong những năm gần đây, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học được đặt ra như một yêu cầu cấp thiết được toàn Đảng, toàn dân đặc biệt quan tâm. Theo nghị quyết TW2 khóa VIII và kết luận của hội nghị TW6 khóa IX nêu rõ: “ Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục - đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học, từng bước áp dụng phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học”

Luật Giáo dục cũng đã qui định: “ Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác chủ động sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh”

Từ yêu cầu đó, trong những năm qua, ngành giáo dục đã từng bước có những cải tiến tích cực như: cải cách chương trình, thay sách giáo khoa, tổ chức các lớp bồi dưỡng, đổi mới phương pháp giảng dạy cho giáo viên, đổi mới cách thức kiểm tra, đánh giá Nhờ đó ngành giáo dục đã thu được những kết quả bước đầu đáng phấn khởi.

Hè năm 2012, tỉnh Quảng Nam tổ chức chương trình tập huấn cho cán bộ giáo viên về một phương pháp dạy học mới. Đó là phương pháp dạy học dựa trên giải quyết vấn đề. Qua các tài liệu tập huấn và tìm hiểu trên các kênh thông tin chúng tôi nhận thức được đây là một phương pháp mới, hay và có thể mang lại hiệu quả cao cho tiết dạy, gây hứng thú cho học sinh nếu chúng ta biết vận dụng thích hợp cho từng môn học.

 

doc24 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 10443 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Vận dụng phương pháp dạy học dựa trên giải quyết vấn đề trong phân môn Văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c lá vào các trại cai nghiện;
	+ Tăng cường nhiều pano, tranh ảnh, khẩu hiệu kêu gọi mọi người từ bỏ thuốc lá, v.v
	Bước 4. Xác định các kiến thức cần cho việc giải quyết vấn đề (liệt kê các nội dung kiến thức cần có để kiểm chứng). 
	+ Có hại cho sức khỏe bản thân và người chung quanh;
	+ Tốn tiền, tốn thời gian, ảnh hưởng đến công việc;
	+ Ô nhiễm môi trường (khói thuốc lá, xả tàn thuốc, bao thuốc);
	+ Trong thuốc lá có độc tố nicotin;
	+ Miệng và hơi thở của người hút thuốc rất hôi, gây khó chịu cho người khác;
	+ Xây dựng nếp sống văn minh lành mạnh “không thuốc lá”; 	
	+ Nói cho họ biết những tác hại của việc hút thuốc lá;
	+ Tăng cường nhiều pano, tranh ảnh, khẩu hiệu kêu gọi mọi người từ bỏ thuốc lá.
	=> (14 ý tưởng, giả thuyết đề xuất -> 08 kiến thức cần có để kiểm chứng)
	Bước 5. Liệt kê những kiến thức chưa biết (GV xem xét danh mục các nội dung kiến thức cần có để giải quyết vấn đề, đề xuất các kiến thức mới cần nghiên cứu):
	- Đặc điểm của thuốc lá; 
	- Thuốc lá có hại cho bản thân, cho người chung quanh, cho xã hội; 
	- Khắp nơi nổi lên chiến dịch chống thuốc lá.
*GIAI ĐOẠN II. TỰ TÌM HIỂU CÁC KIẾN THỨC CÓ LIÊN QUAN
       Trong giai đoạn này, học sinh sẽ tiến hành tự học về các chủ đề đã xác định tại bước 5 của giai đoạn 1 và được tiến hành thông qua hai bước sau đây: 
	Bước 1. Định hướng nguồn thông tin (chủ yếu là SGK, sách tham khảo; tham khảo tài liệu và thông tin trên Internet; tham vấn chuyên gia, đương sự liên quan):
	- SGK Ngữ văn 8, tập 1: bài Ôn dịch, thuốc lá.
	- Tài liệu tham khảo: những bài viết về tác hại của thuốc lá; tâm sự của người nghiện thuốc lá; các tranh ảnh, pano, khẩu hiệu cổ động phong trào phòng chống thuốc lá,  
	Bước 2. Tự nghiên cứu (nội dung nghiên cứu có thể được tách thành từng chủ đề nhỏ, phân công theo khả năng của các thành viên trong nhóm). 
	- Chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm 8 em. Nhóm trưởng phân công nghiên cứu từng chủ đề nhỏ cho các thành viên: 
	+ Bạn A, B, C: đặc điểm của thuốc lá;
	+ Bạn D, Đ, E: thuốc lá có hại cho bản thân, cho người chung quanh, cho xã hội; 
	+ Bạn G, H, : Khắp nơi nổi lên chiến dịch chống thuốc lá.
*GIAI ĐOẠN III. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
	Trên cơ sở thông tin mới thu nhận được thông qua giai đoạn 2 học sinh sẽ quay trở lại với vấn đề thông qua việc kiểm chứng ý tưởng và giả thuyết đã nêu ra ở giai đoạn 1 . Để đạt được kết quả tốt, giai đoạn này cần được tiến hành qua 2 bước :
	Bước 1. Hệ thống hóa kiến thức mới nhận được (thành viên trong nhóm trình bày, thảo luận, chia sẻ về từng chủ đề nhỏ đã nghiên cứu => tất cả các thành viên trong nhóm đều hiểu được chủ đề và biết được ý nghĩa của nó trong việc kiểm chứng các ý tưởng, giả thuyết). 
	+ Bạn A trình bày “đặc điểm của thuốc lá” , bạn B, C bổ sung (nếu có);
	+ Bạn D trình bày “thuốc lá có hại cho bản thân, cho người chung quanh, cho xã hội”, bạn Đ, E bổ sung (nếu có);
	+ Bạn G trình bày về “Khắp nơi nổi lên chiến dịch chống thuốc lá”, bạn H bổ sung (nếu có).
	Bước 2. Đánh giá ý tưởng, giả thuyết (xem xét, kiểm chứng về tính đúng đắn của từng ý tưởng, giả thuyết => vấn đề được giải quyết trên cơ sở hệ thống kiến thức mới và sự suy luận có lôgic).
	a) Phải “Cấm hút thuốc lá”, bởi vì thuốc lá:
	+ Có hại cho sức khỏe bản thân và người chung quanh;
	+ Tốn tiền, tốn thời gian, ảnh hưởng đến công việc;
	+ Ô nhiễm môi trường (khói thuốc lá, xả tàn thuốc, bao thuốc);
	+ Trong thuốc lá có độc tố nicotin;
	+ Miệng và hơi thở của người hút thuốc rất hôi, gây khó chịu cho người khác;
	+ Xã hội ngày càng văn minh thì càng không nên hút thuốc lá; 
	+ Nội quy nhà trường không cho phép HS hút thuốc lá;
	+ Người lịch sự là người không hút thuốc lá;
	+ Xây dựng nếp sống văn minh lành mạnh “không thuốc lá”. 
	b) Để những người quanh em nhận thức đầy đủ hơn về vấn đề này, cần phải:
	+ Nói cho họ biết những tác hại của việc hút thuốc lá;
	+ Cấm sản xuất, buôn bán thuốc lá;(=> từng bước hạn chế)
	+ Phạt nặng những người hút thuốc lá; (=> hiện nay chưa khả thi)
	+ Tập trung người nghiện thuốc lá vào các trại cai nghiện;(=> cai nghiện tại nhà, giúp đỡ, thuyết phục).
	+ Tăng cường nhiều pano, tranh ảnh, khẩu hiệu kêu gọi mọi người từ bỏ thuốc lá, v.v
*GIAI ĐOẠN IV. TRÌNH BÀY KẾT QUẢ
         Kết quả của giải quyết vấn đề thể hiện thông qua việc hiểu vấn đề và sự lí giải hợp lí cho vấn đề. Giai đoạn này cũng được tiến hành thông qua 2 bước :
Bước 1. Viết báo cáo kết luận hay tạo sản phẩm (báo cáo có 3 phần: đặt vấn đề, giải quyết vấn đề, kết luận; tạo sản phẩm, giải pháp  về vấn đề).
	* GV nêu lại vấn đề: - Vì sao phải “Cấm hút thuốc lá”? 
 	 - Và làm thế nào để những người quanh em nhận thức đầy đủ hơn về vấn đề này?
	+ Cách 1: Lớp có 4 nhóm; mỗi nhóm cử một đại diện báo cáo trước lớp về chủ đề đã nghiên cứu -> lớp nhận xét, điều chỉnh, bổ sung (nếu cần).
	+ Cách 2: Mỗi nhóm cử đại diện báo cáo trước lớp một nội dung khác nhau (nhóm 1: đặc điểm của thuốc lá; nhóm 2: thuốc lá có hại cho bản thân, cho người chung quanh, cho xã hội; nhóm 3: khắp nơi nổi lên chiến dịch chống thuốc lá; nhóm 4: chung cả 3 chủ đề) => lớp nhận xét, điều chỉnh, bổ sung (nếu cần).
	Trong thực tế dạy học chúng tôi đã chọn cách thứ 2
	Bước 2. Thể chế hóa kiến thức đã học (xem xét lại các kiến thức liên quan tới môn học đã lĩnh hội được thông qua giải quyết vấn đề => đáp ứng mục tiêu môn học đã đề ra).
	- GV và HS chốt lại các kiến thức, kỹ năng theo định hướng nêu trong mục ghi nhớ của SGK. 
GIỚI THIỆU HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CỤ THỂ
	Tên bài dạy: ÔN DỊCH, THUỐC LÁ 
	 (NGỮ VĂN 8)
I. VẤN ĐỀ ĐƯỢC SỬ DỤNG
1. Giới thiệu vấn đề: 
Tình huống: Hiện nay hầu như ở bất kỳ nơi nào cũng có bản khuyến cáo hoặc lời đề nghị: “Cấm hút thuốc lá”. Thế nhưng hằng ngày vẫn nhan nhãn những người không làm đúng như thế: Ở nhà sau bữa cơm, bố thường ngồi hút thuốc lá xem ti vi; trong quán cafe, nhiều người tụ tập tán chuyện với điếu thuốc lá phì phèo trên môi; trên xe buýt đông người chật chội nhưng nhiều người vẫn thản nhiên hút thuốc; thậm chí vào bệnh viện thăm bệnh nhân vẫn có nhiều người ung dung nhả khói thuốc; rồi đến trường có những bạn trốn vào nhà vệ sinh để hút thuốc lá; 
	- Vì sao phải “Cấm hút thuốc lá”? 
	- Và làm thế nào để những người quanh em nhận thức đầy đủ hơn về vấn đề này?
2. Thiết kế câu hỏi trung tâm:
	- Vì sao phải “Cấm hút thuốc lá”? 
	- Làm thế nào để những người quanh em nhận thức đầy đủ hơn về vấn đề này?
3. Các kiến thức, kỹ năng người học đã biết:
	- Nơi nào cũng có bản khuyến cáo hoặc lời đề nghị: “Cấm hút thuốc lá”;
	- Nhan nhản những người hút thuốc lá 
4. Những kiến thức, kỹ năng chưa biết cần để giải quyết vấn đề:
	- Đặc điểm của thuốc lá; 
	- Thuốc lá có hại cho bản thân, cho người chung quanh, cho xã hội; 
	- Khắp nơi nổi lên chiến dịch chống thuốc lá.
5. Hệ thống các câu hỏi định hướng:
	a)Vì sao phải “Cấm hút thuốc lá”?
	+ Hút thuốc lá có ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe bản thân và người chung quanh?
	+ Ảnh hưởng thế nào đến tài chính, thời gian, công việc?
	+ Ảnh hưởng thế nào đến vấn đề môi trường?
	+ Ngoài ảnh hưởng về sức khỏe thì hút thuốc lá còn ảnh hưởng về thẩm mĩ của người hút như thế nào?
	+ Xã hội ngày càng văn minh thì càng không nên hút thuốc lá; 
	+ Nội quy nhà trường không cho phép HS hút thuốc lá;
	+ Người lịch sự là người không hút thuốc lá;
	+ Xây dựng nếp sống văn minh lành mạnh “không thuốc lá” , v.v  
	b) Để những người quanh em nhận thức đầy đủ hơn về vấn đề này, cần phải:
	+ Nói cho họ biết những tác hại của việc hút thuốc lá;
	+ Cấm sản xuất, buôn bán thuốc lá;
	+ Phạt nặng những người hút thuốc lá;
	+ Tập trung người nghiện thuốc lá vào các trại cai nghiện;
	+ Tăng cường nhiều pano, tranh ảnh, khẩu hiệu kêu gọi mọi người từ bỏ thuốc lá, v.v
6. Các phương pháp giải quyết vấn đề:
- Phân tích tình huống từ câu chuyện thực tế.
- Đề xuất các ý tưởng, giả thiết.
- Định hướng nguồn thông tin.
- Đưa ra các kết quả.
7. Những kỹ năng cần có:
- Lắng nghe tích cực.
- Phân tích, tổng hợp, đánh giá, phản hồi, rút ra kết luận.
8. Các môn học có liên quan (nếu có):
	Môn Sinh học, Môn Giáo dục Công dân; Giáo dục giá trị sống và kĩ năng sống.
9. Nguồn tài liệu liên quan:
Sách giáo khoa các bộ môn nói trên và nguồn tư liệu trên mạng, báo chí, truyền thanh, truyền hình.
10. Đánh giá kết quả giải quyết vấn đề:
Đánh giá qua phản hồi của cá nhân, kết quả làm việc nhóm và trao đổi thảo luận của các nhóm.
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Giai đoạn
Nội dung
Hoạt động
Địa điểm
Thời gian
Giáo viên
Học sinh
Xác định 
và tìm hiểu vấn đề
- Giới thiệu tình huống chứa đựng vấn đề
- Đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi liên quan đến câu chuyện để xác định các kiến thức đã biết và chưa biết.
- Đề xuất ý tưởng, giả thuyết.
- Xác định kiến thức cần để GQVĐ.
- Cho học sinh xem tình huống
- Trả lời các câu hỏi của HS
- Cho HS liệt kê những KT đã biết và những KT chưa biết
- Cho HS đề xuất ý tưởng, giả thuyết.
- Xác định các KT cần cho GQVĐ:
- Lắng nghe tích cực
- Đặt câu hỏi về những vấn đề của tình huống
- HS làm việc nhóm để đề xuất ý tưởng, giả thuyết.
- Xác định các KT, KN cần có để GQVĐ
- tác hại của thuốc lá.
- Vì sao phải cấm hút thuốc lá?
- Cách phòng chống hút thuốc lá/
Lớp học
10 phút
Tìm hiểu 
các kiến thức có liên quan
- Định hướng cho HS nguồn thông tin kiến thức về vấn đề hút thuốc lá.
- Tự nghiên cứu 
- Định hướng cho HS các nguồn thông tin liên quan để có thể GQVĐ: Môn Sinh học, Môn Giáo dục Công dân; Giáo dục giá trị sống và kĩ năng sống. Sách giáo khoa các bộ môn nói trên và nguồn tư liệu trên mạng, báo chí, truyền thanh, truyền hình.
- Tìm hiểu các tư liệu có liên quan đến vấn đề hút thuốc lá
- Nghiên cứu, phân tích, thảo luận các ý tưởng vừa tìm được
Lớp học
10 phút
Giải quyết 
vấn đề
- Hệ thống các KT mới nhận được
- Kiểm nghiệm ý tưởng, giả thuyết.
- Tổ chức cho HS hệ thống KT vừa tìm hiểu.
- Cho HS đối chiếu KT tìm hiểu được với tình huống đặt ra.
- Tổng hợp các kiến thức.
- Đối chiếu và lí giải tình huống
Lớp học
10
 phút
Trình bày 
kết quả
- Trình bày sản phẩm
- Thể chế hóa KT đã học được
- Tổ chức cho HS trình bày KQ (cách giải quyết tình huống thực tế)
- Chốt lại KT và cho HS thực hiện bài tập vận dụng
- Các nhóm trình bày
- Nhận xét, đánh giá và rút ra KL
- Nêu ý kiến phản hồi.
Lớp học
10 phút
*Ghi chú: 5 phút còn lại tôi dùng để củng cố tiết học.
5.3. Một số phương pháp và phương tiện kết hợp:
	- Phương pháp hiệu quả nhất trong dạy học là sự phối hợp của nhiều phương pháp. Chính vì vậy mà việc dạy học dựa trên giải quyết vấn đề cũng không tách rời điều đó. Đặc biệt đối với môn Văn, Tiếng Việt vốn dĩ “lời nhiều” ấy rất dễ gây nhàm chán cho học sinh.Vì thế để thực hiện một tiết dạy có hiệu quả thì cần có sự phối hợp của nhiều phương pháp.
	Để giới thiệu tình huống có vấn đề giáo viên nên sử dụng phương pháp quan sát trực quan. Vì vậy việc sử dụng thiết bị dạy học hiện đại như giáo án điện tử, máy chiếu trong tiết học này là rất phù hợp. quan sát trực quan sẽ giúp các em theo dõi câu chuyện, tình huống chăm chú, tập trung hơn.
	Để giải quyết vấn đề đặt ra trong bài học thì phương pháp quan trọng, hiệu quả không thể thiếu trong tiết học là thảo luận, hoạt động nhóm. Đây là quá trình các em đưa ra ý kiến, lựa chọn cách giải quyết và đi đến thống nhất vấn đề. Đây cũng là khâu quan trọng nhất của tiết học.
	Song song cùng với quá trình thảo luận của các em thì người giáo viên đóng vai trò cố vấn. Vì vậy phương pháp đàm thoại, gợi mở nêu vấn đề cần được kết hợp để giúp các em xác định đúng hướng giải quyết vấn đề mang lại hiệu quả mong muốn.
	Ngoài ra còn có sự kết hợp của nhiều phương pháp khác vốn là đặc trưng của bộ môn như: thuyết giảng, trình bày.
	Như trên đã nói, đối với tiết dạy học dựa trên giải quyết vấn đề thì việc sử dụng phương tiện dạy học hiện đại là rất phù hợp. Phương tiện, thiết bị dạy học hiện đại như Giáo án điện tử, máy chiếu sẽ là công cụ hổ trợ đắc lực cho giáo viên và học sinh trong quá trình thực hiện tiết học.
	Bên cạnh các phương pháp, phương tiện dạy học đó để tiết học thành công và hiệu quả nhất người học cũng cần rèn luyện cho mình một số kỹ năng cơ bản như kỹ năng xác định vấn đề, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng hợp tác làm việc theo nhóm, kỹ năng trình bày sản phẩm 
	Với đặc trưng của bộ môn Văn, Tiếng Việt lâu nay học sinh vẫn quen học theo kiểu truyền thụ một chiều: giáo viên giảng, trò nghe, ghi chép thì bây giờ sử dụng phương pháp mới này với sự kết hợp của nhiều phương pháp khác sẽ đặt học sinh vào tình huống “ không thể ngồi im”. Vì vậy buộc các em phải hoạt động, tư duy tìm ta lời giải đáp cho bài học. Thế nên các em từ chổ bị động chuyển sang tâm thế chủ động, làm chủ tiết học.
5.4. Một số lưu ý:
	- Dạy học dựa trên giải quyết vấn đề là một phương pháp hay tuy nhiên do đặc trưng của bộ môn nên không phải lúc nào ta cũng vận dụng được cho tất cả các bài học. Không phải bài học nào giáo viên cũng phải tạo cho bằng được tình huống có vấn đề mà tùy thuộc vào từng bài học, tiết học cụ thể. Do đó giáo viên cần phải linh hoạt trong mọi tình huống để sử dụng phương pháp này một cách phù hợp. 
	- Để thực hiện tốt phương pháp này yêu cầu giáo viên phải xác định nội dung trọng tâm của bài học theo chuẩn kiến thức kĩ năng, xây dựng được tình huống thực tế có liên quan đến nội dung bài học và vận dụng kiến thức trong bài học để giải quyết vấn đề.
       - Tuỳ theo đối tượng học sinh mà giáo viên vận dụng các mức độ thể hiện của vấn đề cho phù hợp.
 - Trong quá trình giải quyết vấn đề có thể học sinh sẽ không làm đúng những điều GV muốn (tinh thần, thái độ, phương pháp làm việc,) hoặc không thể khám phá hết vấn đề vì vậy giáo viên cần quản lý, giúp đỡ, thuyết phục và định hướng cho các em. Và đây cũng chỉ là một phương pháp mới được áp dụng cho một tiết học vì vậy chúng tôi nghĩ giáo viên của chúng ta cũng không nên quá cầu toàn.
       - Trong một tiết học có thể vận dụng linh hoạt nhiều phương pháp dạy học, kĩ thuật dạy học, như: ƯD CNTT, Phát hiện và giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác nhóm, dạy học bằng sơ đồ tư duy... để giúp học sinh tìm hiểu bài, chiếm lĩnh  tri thức.
6. Kết quả nghiên cứu:
	Trong thời gian đầu năm học 2012-2013 đến nay, qua quá trình áp dụng phương pháp dạy học dựa trên giải quyết vấn đề trong phân môn văn như đã trình bày ở trên, bản thân tôi đã thu được một số kết quả khả quan ở những lớp mình đã dạy. Các em học sinh hứng thú, vui vẻ, chủ động trong tiết học. Nếu trước đây, trong giờ học văn, nhiều em tỏ ra thờ ơ, không chịu tham gia suy nghĩ và phát biểu ý kiến mà chỉ có một vài cá nhân tiêu biểu hoạt động thì khi áp dụng phương pháp mới này, hầu hết các em đều quan tâm tham gia tích cực trong giờ học, nhiều em tỏ ra rất thích thú. Bởi lẽ ngay từ đầu các em đã bị thu hút vào câu chuyện tình huống đặt ra trong bài học. Tiết học vì thế cũng sôi động và hiệu quả hơn. 
	Kết quả cụ thể trong các năm học như sau:
Năm học
Lớp
Tỉ lệ hứng thú của học sinh (%)
Không áp dụng DHDTGQVĐ
Áp dụng DHDTGQVĐ
2012-2013
6/1
68%
90%
9/1
50%
75%
2013-2014
8/1
60%
92%
8/2
55%
90%
8/3
52%
82%
8/4
50%
81%
2014-2015(HKI)
8/1
63%
92%
8/2
58%
89%
8/3
53%
84%
7. Kết luận:
Mỗi phương pháp dạy học đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định, trong thực tế không có phương pháp dạy học nào là hoàn hảo, tối ưu. Vấn đề là người dạy phải biết vận dụng phương pháp nào và vận dụng ra sao để đem lại hiệu quả tốt nhất cho người học. Nhất là các phương pháp dạy học tích cực hiện nay, luôn coi trọng mục tiêu lấy người học làm trung tâm.
Phương pháp dạy học tích cực nói chung và phương pháp “Dạy học dựa trên giải quyết vấn đề” nói riêng nhằm giúp học sinh hứng thú và tự giác trong học tập. Đồng thời qua các hình thức tổ chức học tập hợp tác giúp học sinh có kĩ năng giao tiếp, kĩ năng thuyết phục, kĩ năng lắng  nghe tích cực, ý thức tổ chức, tinh thần tương trợ được rèn luyện và phát triển. Thông qua việc tự đánh giá kết quả học sinh không chỉ được rèn luyện kĩ năng xem xét, phân tích vấn đề mà còn tự điều chỉnh cách học của mình hợp lí hơn. Để vận dụng phương pháp này vào quá trình giảng dạy là điều không hề đơn giản đối với mỗi giáo viên chúng ta, đòi hỏi người giáo viên phải thực sự có tâm huyết với giờ dạy, phải có sự tìm tòi, sáng tạo và bản lĩnh sư phạm. Mặt khác, đây là một phương pháp mới mà giáo viên chỉ mới được tập huống về lý thuyết chứ chưa được học tập kinh nghiệm qua tiết dạy mẫu nào nên nhiều giáo viên sẽ gặp những khó khăn, lúng túng nhất định trong quá trình thực hiện. Vì vậy đòi hỏi sự cố gắng nổ lực hết mình và tinh thần trách nhiệm cao của người giáo viên nói chung và giáo viên Văn nói riêng.
Trên đây là toàn bộ nội dung đề tài sáng kiến kinh nghiệm “ Vận dụng phương pháp dạy học dựa trên giải quyết vấn đề phân môn Văn” mà bản thân tôi đã tìm tòi, nghiên cứu và áp dụng từ đầu năm học 2012 - 2013 đến nay. Vì mới chỉ là bước đầu áp dụng nên đề tài sẽ không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót, mang tính chủ quan. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến, chia sẻ kinh nghiệm của các thầy cô giáo dạy Ngữ văn trên địa bàn huyện để đề tài của tôi đầy đủ, hoàn chỉnh hơn. Từ đó, chúng ta rút ra được những điểm chung nhất của phương pháp dạy học tích cực này để áp dụng vào từng bài dạy cụ thể nhằm nâng cao chất lượng môn Ngữ văn nói chung và phân môn Văn nói riêng trong các trường THCS trên địa bàn huyện.
8. Đề nghị:
Đối với những phương pháp dạy học mới như thế này giáo viên chúng tôi chỉ mới được tập huấn lí thuyết thôi chưa đủ.Chuyên môn phòng giáo dục nên có những tiết dạy thử nghiệm mẫu để giáo viên học hỏi rút kinh nghiệm qua đó áp dụng vào quá trình giảng dạy của mình cho khỏi lúng túng.   
PHỤ LỤC
Hình ảnh học sinh đóng tình huống thực tế ( chủ đề Môi trường) trong phần giới thiệu bài của Tiết 28 ( Ngữ văn 8) THÔNG TIN VỀ NGÀY TRÁI ĐẤT NĂM 2000.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chương trình giáo dục phổ thông, Nhà xuất bản Giáo dục, 2006.
2.Vũ Cao Đàm, Giáo trình phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nhà xuất bản Giáo dục, 2007.
3.Trần Bá Hoành, Lí luận cơ bản về dạy và học tích cực, Dự án đào tạo giáo viên THCS, 2003.
4.Phan Trọng Ngọ, Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường, Nhà xuất bản Đại học sư phạm, 2005.
5.Phương pháp giả quyết vấn đè trong giáo dục hiện đại, Trường THPT Tam Giang- Phong Điền – Huế http:// tamgiang.net/dienban/showthread.php?t=3574.
6.PGS. TS Nguyễn Văn Khôi- PGS. TS Lê Huy Hoàng- ThS Vũ Thị Mai Anh, Mô đun Dạy học dựa trên giải quyết vấn đề, NXB Sư phạm, 2012.
MỤC LỤC
1. Tên đề tài ................................................................................................trang 1
2. Đặt vấn đề:
2.1. Lý do chọn đề tài:........ .........................................................................trang 1
2.2. Thực trạng................................................................... trang 2
2.3. Giới hạn đề tài:. .................................................................. trang 3
3. Cơ sở lý luận:
3.1. Cơ sở pháp lý.............................................................................trang 3
3.2. Cơ sở khoa học..................................................................................... trang 3
4. Cơ sở thực tiễn ................. trang 3
5. Nội dung nghiên cứu:
5.1. Một số vấn đề lí thuyết về dạy học dựa trên giải quyết vấn đề trang 4
5.2. Phương pháp thực hiện.........................................................................trang 5
6. Kết quả nghiên cứu..............................................................................trang 19
7. Kết luận.................................................................................................trang 20
8. Đề nghị...................................................................................................trang 21

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem.doc
Sáng Kiến Liên Quan