Vận dụng Algorit sáng chế trong dạy học Di truyền học Sinh học 12

Báo cáo mô tả sáng kiến.

1/ Tình hình sáng kiến

Sáng kiến kinh nghiệm đã và đang được tác giả áp dụng tại trường THPT Phug Cừ. Qua nghiên cứu cơ sở lí luận của đề tài nghiên cứu, tác giả nhận thấy đề tài nghiên cứu có tính mới, không có sự trùng lặp với các tác giả khác.

2/ Nội dung sáng kiến đề nghị công nhận.

- Mục đích của sáng kiến: Vận dụng Algorit sáng chế để đề xuất quy trình dạy học di truyền học sẽ góp phần nâng cao hiệu quả dạy học Sinh học 12, rèn luyện cho HS năng lực tư duy logic, năng lực giải quyết vấn đề và năng lực tự học.

- Tính mới của sáng kiến: Sáng kiến đã nêu ra được khả năng chuyển hóa Algorit toán học thành Algorit dạy học và thiết kế được một số Algorit dạy học trong dạy học Di truyền học Sinh học 12.

3/ Khả năng áp dụng của sáng kiến:

 Sáng kiến đã được tác giả áp dụng trong dạy học Di truyền học Sinh học 12 tại trường THPT. Kết quả thực nghiệm sư phạm cho thấy hiệu quả rõ rệt trong việc nâng cao hiệu quả dạy học phần Di truyền học. Qua nghiên cứu, sáng kiến kinh nghiệm của tác giả có khả năng áp dụng với các phần học khác của bộ môn Sinh học và có thể áp dụng với các môn học khác với những nội dung có tính chất quy luật để nâng cao năng lực tư duy cho học sinh.

 

doc27 trang | Chia sẻ: thuhong87 | Lượt xem: 2634 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Vận dụng Algorit sáng chế trong dạy học Di truyền học Sinh học 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c phổ thông
* Về hoạt động dạy của giáo viên. 
Biện pháp
Mức độ (%)
Thường 
xuyên
Đôi khi
Không bao giờ
- Giải thích, minh họa
5,4
90,9
3,6
- Sử dụng phương tiện trực quan 
43,6
54,5
1,9
- Làm việc với SGK, tài liệu tham khảo
12,7
76,4
10,9
- Sử dụng hệ thống câu hỏi
36,4
58,2
5,4
- Sử dụng tình huống có vấn để
9,1
43,6
47,3
- Sử dụng các dạng sơ đồ
30,9
63,6
5,5
Bảng 1. Kết quả khảo sát về việc sử dụng các biện pháp chủ yếu trong dạy học Di Di truyền học Sinh học 12 của giáo viên
Qua bảng 1 cho thấy, các biện pháp mà giáo viên tổ chức dạy học rất đa dạng, đã có những đổi mới theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh nhưng chưa thật sự sâu sắc. Các biện pháp thường xuyên được sử dụng trong dạy học di truyền học Sinh học 12 là sử dụng các phương tiện trực quan (43,6 %) kết hợp với việc sử dụng hệ thống câu hỏi (36,4%). Việc giáo viên sử dụng sơ đồ thường xuyên chưa nhiều (30,9 %). Khi trao đổi thêm, nhiều giáo viên cho rằng giáo viên thường sử dụng ngay các hình vẽ, sơ đồ và đồ thị có trong sách giáo khoa, hầu như không tự thiết kế. 
Cách thức
Mức độ (%)
Thường 
xuyên
Thỉnh thoảng
Không bao giờ
- Lập dàn ý
21,8
65,5
12,7
- Lập bảng 
18,2
72,7
9,1
- Các dạng sơ đồ
30,9
63,6
5,5
Bảng 2. Cách thức giáo viên hướng dẫn học sinh hệ thống hóa kiến thức
Qua bảng 2 cho thấy, một số ít giáo viên thường xuyên hướng dẫn học sinh sử dụng bảng hoặc lập dàn ý, đề cương. Số giáo viên thường xuyên sử dụng sơ đồ chiểm tỉ lệ khá lớn (30,9 %). Khi trao đổi thêm thì các giáo viên cho rằng các dạng sơ đồ hiện đang dùng thường là sơ đồ đơn giản nên việc hệ thống các kiến thức ở mức độ lớn thường gặp khó khăn. Hầu hết các giáo viên đều thấy được ưu điểm của các dạng sơ đồ trong quá trình dạy học và cho rằng nếu tạo cho học sinh thói quen hệ thống hóa kiến thức bằng sơ đồ thì giúp học sinh dễ ghi nhớ, dễ tái hiện kiến thức qua đó làm tăng hứng thú và tăng hiệu quả của việc học tập của học sinh. 
* Về hoạt động học của học sinh ( bảng 3)
Qua kết quả ở bảng 3 kết hợp với việc trao đổi trực tiếp với một số học sinh, cho thấy phần lớn học sinh chưa thật sự chủ động và tích cực trong học phần di truyền học, số học sinh hiểu sâu kiến thức; có phương pháp học tập chủ động sáng tạo chiếm tỉ lệ rất thấp; phần lớn vẫn là phương pháp học thụ động. Số học sinh thường xuyên sử dụng sơ đồ; bảng không nhiều, chủ yếu là học sinh học khá; giỏi. Hầu hết các em cho rằng nếu được rèn luyện cách học bằng lập sơ đồ thường xuyên thì sẽ rút ngắn được thời gian trong quá trình học tập và tăng khả năng ghi nhớ bài. 
Bảng 3. Kết quả khảo sát việc học tập phần Di truyền học của học sinh lớp 12
Tiêu chí
Các mức độ
Tỉ lệ %
1. Cách thức Em học các kiến thức phần di truyền học
- Học thuộc lòng những gì giáo viên cho ghi để chuẩn bị cho sự kiểm tra của giáo viên
44,8
- Học bằng cách thiết kế đề cương, lập bảng
15
- Vẽ hình
0,5
- Học bằng cách thiết kế và sử dụng các dạng sơ đồ
39,8
2. Mức độ nắm vững các kiến thức di truyền học
- Không thuộc và không hiểu bản chất khái niệm
10
- Học thuộc lòng nhưng không hiểu bản chất khái niệm
46,8
- Hiểu nhưng không vận dụng được các khái niệm
29,8
- Hiểu rõ và vận dụng được các khái niệm Sinh học
13,4
Như vậy, có thể thấy việc phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong học tập còn nhiều hạn chế, việc tiếp thu kiến thức của học sinh còn mang tính thụ động, vì vậy rất dễ hiểu là hiệu quả của giờ học không cao. 56,8% số học sinh không học hoặc học thuộc lòng một cách máy móc nhưng không nắm được bản chất kiến thức, do vậy gặp rất nhiều khó khăn trong việc sử dụng kiến thức đã học để tư duy hay tiếp thu kiến thức mới. Chỉ có 29,8% số học sinh hiểu nhưng không vận dụng được các kiến thức, còn số học sinh hiểu rõ và vận dụng được các kiến thức Sinh học trong bài học chỉ chiếm 13,4% .
Tóm lại, qua kết quả điều tra thực trạng cho thấy, việc dạy học bộ môn Sinh học nói chung và phần di truyền học nói riêng còn một số tồn tại sau:
- Trong quá trình giảng dạy, các giáo viên hầu hết chủ yếu quan tâm đến dạy cho hết kiến thức có trong bài chứ chưa thực sự đầu tư rèn luyện cho học sinh các kĩ năng học tập như kĩ năng hệ thống hóa kiến thức; kĩ năng ghi tóm tắt và ghi nhớ kiến thức
- Trong dạy học phần di truyền học, các giáo viên thường quan tâm đến từng kiến thức, chưa thực sự chú trọng đến hệ thống các kiến thức có liên quan, nghĩa là chủ yếu cho học sinh nhìn thấy “cây” mà không thấy “rừng” nên học sinh còn bị động trong quá trình học tập. 
- Học sinh còn chưa thật sự chủ động tích cực học bộ môn, nhiều học sinh gặp nhiều khó khăn trong học tập các kiến thức phần di truyền học. 
III. Vận dụng Algorit trong dạy học Di truyền học Sinh học 12
1. Chuyển hóa Algorit toán học thành Algorit dạy học
Theo giáo sư Nguyễn Ngọc Quang, trong nhận thức khoa học, có thể phân loại các phương pháp khoa học thành ba nhóm: Phương pháp triết học; phương pháp riêng rộng và phương pháp đặc thù.
Phương pháp dạy học
 ở nhà trường
Hệ thống các phương pháp khoa học gắn bó với nhau, thâm nhập vào nhau và sinh thành ra nhau, các phương pháp khoa học có thể chuyển hoá cho nhau để hình thành những nhóm phương pháp mới phù hợp với mục tiêu và nội dung đặc thù của từng hoạt động. Chuyển hoá các phương pháp khoa học thành phương pháp dạy học, thông qua xử lý sư phạm là một trong những hướng của chiến lược đổi mới và hiện đại hoá phương pháp dạy học. 
Phương pháp khoa học 
Chuyển hoá
 Theo quy trình trên, những năm cuối thế kỷ XX, trên thế giới đã xuất hiện xu hướng chuyển hoá Algorit của toán học thành phương pháp dạy học nhiều bộ môn không phải là toán học, nhằm cung cấp cho học sinh một phương pháp tư duy và tự học có hiệu quả. 
Trong dạy học, lý thuyết Algorit cung cấp một phương pháp khoa học thuộc loại khái quát, nó thuộc nhóm “phương pháp riêng rộng”, đã được một số nhà lý luận dạy học cải biến theo những quy luật tâm lý và lý luận dạy học để sử dụng vào dạy học với tư cách là một phương pháp dạy học. Như vậy, có thể chuyển hoá Algorit toán học thành Algorit dạy học. 
2. Chuyển hóa Algorit toán học thành Algorit dạy học sinh học
Chuyển hóa Algorit toán học thành Algorit dạy học sinh học thực chất là dùng Algorit để mô tả nội dung sinh học và mô tả các bước giảng dạy một nội dung sinh học.
Quy trình chuyển hóa Algorit toán học thành Algorit dạy học sinh học được mô tả như sau:
Algorit toán học
Algorit dạy học sinh học
Áp dụng
Chuyển hoá
Sử dụng Algorit trong dạy học học sinh 
Hệ thống tri thức Sinh học mà học sinh lĩnh hội được trong chương trình phổ thông thực chất là một hệ thống các khái niệm, các quy luật và quá trình Sinh học. Việc thiết kế chương trình Sinh học phổ thông dựa trên quan điểm cấu trúc - hệ thống. Sinh giới là một hệ thống mở và hoàn chỉnh, phát triển từ thấp đến cao. Mỗi đối tượng được nghiên cứu trong chương trình phổ thông có thể là một toàn thể hoặc là một bộ phận của một hệ lớn hơn và đều có những dấu hiệu bản chất. Do đó, việc xác định các dấu hiệu bản chất, các mối quan hệ giữa các bộ phận cấu thành trong một hệ thống nhất định sẽ giúp cho việc nhận thức các kiến thức Sinh học thuận lợi hơn. Vì vậy, việc nghiên cứu sử dụng các bản ghi Algorit để mô tả các dấu hiệu bản chất và các mối quan hệ giữa dấu hiệu đó sẽ có nhiều thuận lợi.
Trên cơ sở Algorit toán học, trong dạy học có hai loại Algorit thường được sử dụng đó là: Algorit nhận biết và Algorit biến đổi.
3. Thiết kế một số Algorit dạy học di truyền học Sinh học 12
3.1. Algorit nhận biết
Đó là Algorit dẫn tới kết quả là sự phán đoán kiểu x thuộc A (x: đối tượng nhận biết. A: một loại nào đó).
Ví dụ 1: Xây dựng Algorit nhận biết qui luật di truyền của MenĐen
Trước hết ta mô tả Algorit các dấu hiệu bản chất của định luật di truyền của Menđen bằng graph sau:
QL Menđen
Do gen trong nhân TB chi phối
Tính trạng biểu hiện đều ở hai giới
Kết quả lai thuận – nghịch giống nhau
Một gen quy định một tính trạng
Mỗi gen nằm trên một NST
Tính trội – lặn hoàn toàn
Có thể viết Algorit nhận biết quy luật di truyền của MenĐen theo hai cách:
Cách 1: Dùng lời
Bước 1: Tính trạng có phải do gen trong nhân TB chi phối không?
	Đúng => bước 2. Sai => Không phải quy luật Men Đen
Bước 2: Kết quả phép lai thuận – nghịch có giống nhau không?
	Đúng => bước 3. Sai => Không phải quy luật Men Đen
Bước 3: Sự biểu hiện của tính trạng có biểu hiện đều ở hai giới không?
Đúng => bước 4. Sai => Không phải quy luật Men Đen
Bước 4: Có phải mỗi gen quy định một tính trạng không?
Đúng => bước 5. Sai => Không phải quy luật MenĐen
Bước 5: Có phải mỗi gen nằm trên một NST không?
Đúng => bước 6. Sai => Không phải quy luật Men Đen
Bước 6: Tính trội – lặn có hoàn toàn không?
Đúng => Tính trạng di truyền theo quy luật MenĐen. Sai => Không phải quy luật MenĐen
Cách 2: Dùng sơ đồ
Tính trạng do gen trong nhân chi phối
Đ
S
Kết quả phép lai thuận – nghịch giống
Đ
S
Tính trạng biểu hiện đều ở hai giới
Đ
S
Một gen quy định một tính trạng
Đ
S
Mỗi gen nằm trên một NST
Đ
S
Tính trội – lặn hoàn toàn
Đ
S
Không phải quy luật MenĐen
Quy luật MenĐen
Ví dụ 2: Algorit nhận biết khái niệm “Quần thể”.
Quần thể
Nhóm các cá thể cùng loài
Cùng chung sống trong một không gian
Cùng trải qua một thời gian nhất định
Các cá thể có khả năng sinh sản tạo thế hệ mới
Sau khi đã mô tả Algorit, ta tiến hành lập bản ghi Algorit nhận biết Quần thể như sau:
Nhóm cá thể
Cùng loài
Đ
S
Cùng sống trong một không gian xác định
Đ
S
Cùng trải qua một thời gian nhất định
Đ
S
Có khả năng sinh sản tạo ra thế hệ mới
Đ
S
Không phải quần thể
Là một quần thể
Ví dụ 3: Algorit nhận biết quá trình đột biến gen:
Không đột biến
Tác nhân gây đột biến
Quá trình nhân đôi ADN
Thể khảm/thể đột biến
Tiền đột biến
Không dịch sửa
 Dịch sửa
Ví dụ 4: Algorit phân biệt các quy luật di truyền trong nhân
Kết qủa lai thuận nghịch
Khác nhau
Giống nhau
Biểu hiện của tính trạng 
ở 2 giới
Đều nhau
Liên kết gen
Không đều nhau 
Liên kết giới tính
Biểu hiện của tính trạng 
ở 2 giới
Không đều nhau 
Đều nhau
Số gen trên một NST
Nhiều gen
Một gen
Số cặp gen quy định một cặp tính trạng
Nhiều cặp
Di truyền tương tác gen
Di truyền Menđen
Một cặp
Di truyền theo các quy luật chặt chẽ
Ví dụ minh họa:
Bài tập: Phép lai giữa 2 cơ thể dị hợp về 2 cặp gen (Aa, Bb) trên nhiễm sắc thể thường có thể cho đời con có số kiểu hình là bao nhiêu nếu không có đột biến xảy ra?
Với bài tập này, đòi hỏi học sinh phải có tư duy logic và có kiến thức tốt mới có thể giải đáp được. Với những học sinh được dạy học có vận dụng Algorit sáng chế, các em đã được rèn luyện tư duy sáng tạo và tư duy logic trong quá trình tự thiết kế và sử dụng các Algorit nên các em có thể giải bài tập này theo bản ghi Algorit phía dưới (trang 21).
	Đáp án: 2 hoặc 3 hoặc 4 hoặc 5 hoặc 6 hoặc 9 loại kiểu hình.
Hai cặp gen Aa, Bb
Đ
Tính trội lặn hoàn toàn
Đ
Mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng
Đ
Nằm trên hai cặp NST khác nhau
Tỉ lệ: 9:3:3:1
(4 KH)
Phân ly độc lập
S
S
S
Tỉ lệ: (3:1).(1:2:1) hoặc (1:2:1).(1:2:1)
(6 KH hoặc 9 KH)
Nhiều cặp gen cùng quy định một cặp tính trạng
Di truyền liên kết gen
Đa hiệu gen
S
Tỉ lệ: 3:1
(2 KH)
Đ
Hạn chế biến dị
Đ
Liên kết gen
Tương tác gen
Bổ sung: 9:3:3:1/ 9:6:1/ 9:7
Át chế: 12:3:1/ 13:3/ 9:3:4
Cộng gộp: 15: 1/ 1:4:4:4:1
(4 KH hoặc 3 KH hoặc 2 KH hoặc 5 KH)
Tỉ lệ: 3:1
(2 KH)
Hoán vị gen
S
4 KH không bằng nhau
3.2. Algorit biến đổi
Tất cả những Algorit không phải là Algorit nhận biết đều là Algorit biến đổi. Trong một Algorit biến đổi có thể chứa đựng những thao tác (thậm chí cả Algorit) nhận biết. Ngược lại, một algorit nhận biết có thể bao gồm những thao tác (hoặc algorit) biến đổi. 
Để giải bài toán, học sinh tiến hành thao tác theo các bước của Algorit (kiểu Algorit biến đổi) nhưng trong quá trình đó học sinh phải tiến hành thao tác phân tích nhận biết sản phẩm hoặc dữ kiện đề bài, đây là một thao tác trong Algorit nhận biết. 
Ví dụ 6: Xây dựng Algorit giải bài tập quy luật Di truyền MenĐen
Bước 1: Biện luận và xác định qui luật di truyền
Bước 2: Qui ước gen
Bước 3: Xác định kiểu gen của thế hệ P
Biện luận và xác định quy luật di truyền
Bước 4: Viết sơ đồ lai để kiểm chứng
Quy ước gen
S
Xác định KG của bố mẹ
Đ
S
Viết SĐL và kiểm chứng
Đ
Kết luận
Ví dụ 7: Algorit giải bài tập di truyền liên kết gen
Bước 1: Xét sự di truyền riêng của từng tính trạng
Bước 2: Quy ước gen
Bước 3: Xét sự di truyền chung, xác định kiểu liên kết gen
Hoán vị gen
Liên kết gen hoàn toàn
Xác định tần số HVG
Bước 4: Xác định các kiểu gen 
Bước 5: Viết sơ đồ lai 
Bước 6: Tìm các yêu cầu của bài toán 
	Ví dụ 8: Algorit giải bài tập tương tác gen
Bước 1: Phân tích bài toán, xác định kiểu tương tác
Bước 2: Quy ước gen
Bước 3: Xác định các kiểu gen 
Bước 4: Viết sơ đồ lai 
Bước 5: Tìm các yêu cầu của bài toán 
	Ví dụ 9: Algorit giải bài tập liên kết giới tính
Bước 1: Phân tích bài toán, xác định tính trội – lặn
Bước 3: Xác định dạng liên kết với giới tính
Bước 4: Xác định các kiểu gen 
Bước 5: Viết sơ đồ lai 
Bước 6: Tìm các yêu cầu của bài toán 
Bước 2: Quy ước gen
Ví dụ minh họa:
Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen b quy định quả dài. Cho giao phấn hai cây thuần chủng cùng loài (P) khác nhau về hai cặp tính trạng tương phản, thu được F1 gồm toàn cây thân cao, quả tròn. Cho F1 tự thụ phấn, thu được F2 gồm 4 kiểu hình, trong đó 54% cây thân cao, quả tròn. Xác định kiểu gen và cơ chế di truyền của tính trạng trên?
Với bài tập này, đầu tiên học sinh phải nhận biết quy luật di truyền chi phối tính trạng trên (dựa vào Algorit nhận biết các quy luật di truyền trong nhân trang 21): F2 cho được 4 phân lớp kiểu hình trong đó kiểu hình mang 2 tính trạng trội khác tỉ lệ 9/16 nên đã xảy ra hiện tượng di truyền hoán vị gen.
Sau đó lập bản ghi Algorit giải bài tập này như sau:
Xác định tần số hoán vị gen
Xác định các kiểu gen của P
S
Kiểm tra
Đ
Tìm các yêu cầu của bài toán
	F2 có 4 phân lớp kiểu hình trong đó kiểu hình mang hai tính trạng trội chiếm 54% => tỉ lệ kiểu hình mang hai tính trạng lặn () chiếm 4%.
	Trường hợp 1: 4% = 20% ab x 20% ab tần số hoán vị gen ở cả hai giới f = 40%. Kiểu gen của P: x .
	Trường hợp 2: 4% = 40% ab x 10% ab tần số hoán vị gen ở cả hai giới là: f = 20%. Kiểu gen của P: x 
	Trường hợp 3: 4% = 50% ab x 8% ab. Một giới liên kết gen hoàn toàn, một giới xảy ra hoán vị gen với tần số f = 16%. Kiểu gen của P: x 
IV. Thực nghiệm sư phạm
Phát triển năng lực giải quyết vấn đề là một trong những mục tiêu quan trọng của đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Để đánh giá hiệu quả vận dụng Algorit sáng chế trong dạy học nhằm nâng cao năng lực giải quyết vấn đề, tôi đã sử dụng bài tập đánh giá năng. Cụ thể đề kiểm tra 15 phút như sau: 
Trong gia đình Vân, ai cũng có thị lực bình thường, chỉ có em trai và ông ngoại của Vân là mắc chứng bệnh mù màu. Vân cứ suy nghĩ và tự hỏi tại sao lại như vậy? Mới đây, bố mẹ Vân nói muốn có thêm một cậu con trai khỏe mạnh bình thường để nối dõi. Nghĩ đến việc mẹ mình lớn tuổi rồi (43 tuổi) mà lại có em bé, còn mình học lớp 11 rồi mới lại có em thì Vân cứ thấy thế nào ấy. Vân muốn bố mẹ mình đổi ý nhưng bạn chưa biết phải nói như thế nào với bố mẹ mình.
Câu hỏi:
	1. Trả lời câu hỏi tại sao lại như vậy của Vân?
	2. Hãy giúp Vân đưa ra những lời khuyên có cơ sở khoa học để thuyết phục bố mẹ mình.
	3. Nếu bố mẹ Vân vẫn quyết sinh con, khả năng mắc bệnh của đứa trẻ là bao nhiêu? Để đứa bé sinh ra chắc chắn không bị bệnh mù màu, theo em bố mẹ Vân nên làm gì?
Đề kiểm tra này yêu cầu học sinh phải biết vận dụng kiến thức về di truyền học để giải quyết các tình huống cụ thể. Để trả lời được câu hỏi này, học sinh cần có kiến thức về di truyền học ở người, có kỹ năng phân tích, khái quát và sử dụng ngôn ngữ để không những xác định được nguyên nhân, cơ chế gây bệnh, dự đoán được khả năng mắc bệnh mà còn phải đưa ra những lời khuyên dễ hiểu, hợp lí nhất.
Với những học sinh ở lớp đối chứng, câu hỏi này học sinh cũng có thể trả lời được tuy nhiên, cần mất nhiều thời gian hơn, khó khăn hơn, câu trả lời không chặt chẽ, logic. Ở lớp thực nghiệm, các em đã được cung cấp Algorit giải bài tập di truyền học người:
Lập/phân tích sơ đồ phả hệ
Xác định nguyên nhân gây tật/bệnh
Nằm trên loại NST nào
Do gen trội hay lặn quy định
Xác định KG của những người trong phả hệ
S
Kiểm tra tính chính xác
Đ
Tìm các yêu cầu của bài toán
Khi đã có Algorit giải các bài tập phần di truyền học người, học sinh lớp thực nghiệm dễ dàng làm được bài tập trên, hơn nữa, trong quá trình luyện tập trình bày các bản ghi Algorit, học sinh đã rèn luyện kỹ năng sử dụng ngôn ngữ vì vậy việc trình bày bài tập theo hình thức tự luận không gây khó khăn cho học sinh lớp thực nghiệm.
Cụ thể với bài tập trên:
Bước 1: Học sinh lập sơ đồ phả hệ:
XAXA/ XAXa
XAY
XaY
XaY
XAXA/ XAXa
XAY
XAXa
Vân: XAXA/ XAXa
XaY
	Bước 2: Xác định nguyên nhân gây bênh
Bệnh mù màu là do đột biến gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X phần không có alen tương ứng trên nhiễm sắc thể giới tính Y.
Bước 3: Xác định kiểu gen của những người trong phả hệ (theo sơ đồ phả hệ)
Bước 4: Kiểm tra độ chính xác 
	Viết sơ đồ lai của bố mẹ Vân:
	P: XAXa x XAY
	F1: 1 XAXA : 1 XAXa : 1XAY : 1XaY
	Từ sơ đồ phả hệ trên cho thấy suy luận là đúng, khả năng sinh con mắc bệnh của bố mẹ Vân là 25% (XaY) và chỉ có con trai bị bệnh.
	Bước 5: Tìm các yêu cầu của bài toán
	1. Ông nội và em trai của Vân bị bệnh mù màu là do họ mang gen lặn (a) quy định bệnh mù màu nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X phần không có alen tương đồng trên nhiễm sắc thể giới tính Y gây nên.
	2. Vân nên khuyên bố mẹ mình sinh con nữa vì:
Thứ nhất: mẹ Vân đã 43 tuổi, ngoài độ tuổi sinh sản. Nếu tiếp tục sinh con thì khả năng đứa trẻ bị bệnh di truyền (hội chứng Đao, Tơcnơ, siêu nữ, claiphentơ,...) do rối loạn phân bào ở mẹ là rất lớn.
Thứ hai: bố mẹ Vân muốn sinh thêm con trai không mắc bệnh mù màu nhưng khả năng này chỉ có xác suất 25%.
3. Nếu bố mẹ Vân vẫn muốn sinh con thì khả năng đứa trẻ mắc bệnh là 25% và chỉ có con trai mắc bệnh. 
Do vậy, để chắc chắn con sinh ra không bị bệnh mù màu thì bố mẹ Vân nên sinh con gái và cần sàng lọc trước khi sinh. 
Kết quả kiểm tra ở hai lớp thực nghiệm và đối chứng như sau:
Bảng 4. Bảng phân phối tần suất (fi%) ở các bài kiểm tra 15 phút
Lớp
% HS đạt điểm Xi
X
S2
2
3
4
5
6
7
8
9
10
ĐC
2.35
4.25
8.94
12.02
32.26
21.26
15.25
3.08
0.59
6.11
1.56
TN
0.58
1.45
6.23
8.12
19.42
30.87
25.36
6.38
1.59
6.80
1.44
So sánh số liệu trong bảng 4 chúng tôi nhận thấy giá trị trung bình điểm trắc nghiệm của lớp thực nghiệm cao hơn so với lớp đối chứng. Phương sai của lớp thực nghiệm nhỏ hơn so với lớp đối chứng nên điểm trắc nghiệm ở các lớp thực nghiệm tập trung hơn so với các lớp đối chứng.
Từ số liệu bảng 4 lập đồ thị tần suất điểm số của các bài trắc nghiệm 
Trên hình chúng ta nhận thấy giá trị mod điểm trắc nghiệm ở lớp thực nghiệm là điểm 6, của các lớp đối chứng là điểm 5. Từ giá trị mod trở xuống (điểm 5 đến điểm 2), tần suất điểm của các lớp đối chứng cao hơn so với các lớp thực nghiệm. Ngược lại từ giá trị mod trở lên (điểm 6 đến điểm 10) tần suất điểm số của các lớp thực nghiệm cao hơn tần suất điểm của các lớp đối chứng. Điều này cho phép dự đoán khả năng lĩnh hội kiến thức ngay trên lớp của học sinh ở các lớp thực nghiệm tốt hơn so với các lớp đối chứng.
KẾT LUẬN
Chúng tôi đã chuyển chuyển hoá Algorit Toán học thành Algorit dạy học Sinh học để nâng cao chất lượng giảng dạy phần Di truyền học (sinh học 12). Thực nghiệm sư phạm chúng tôi nhận thấy, sử dụng Algorit trong dạy học giúp cho học sinh hiểu bài nhanh hơn và ghi nhớ lâu bền hơn. Vận dụng Algorit trong dạy học giúp học sinh có khả năng hệ thống kiến thức một cách logic, rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy logic, rèn luyện năng lực tự học và tự học suốt đời.

File đính kèm:

  • docSK Van dung Algorit sang che trong day hoc Di truyen hoc Sinh hoc 12_12362081.doc
Sáng Kiến Liên Quan