Ứng dụng đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học ở Tổ Văn, Sử, Địa, Giáo dục công dân (Trường THCS Ngô Mây - Quy Nhơn)

Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Việt Nam không chỉ là nhiệm vụ cấp bách của xã hội đặt ra cho ngành giáo dục mà còn là nhu cầu nội tại của chính chúng ta – những cán bộ, giáo viên trong mỗi trường học. Đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá nhằm phát triển năng lực, phẩm chất cho người học là việc cần làm ngay – không thể làm ngơ, không được chậm trễ. Đổi mới không chỉ là trách nhiệm, là nghĩa vụ mà cũng là quyền lợi của nhà giáo.

Ai giúp đội ngũ nhà giáo chúng ta biết đổi mới? Quá trình thực hành đổi mới cần nhiều yếu tố. Ngoại lực là điều kiện cần nhưng phải có nội lực là điều kiện đủ. Đảng, Nhà nước, nhân dân, ban ngành, đoàn thể, chính sách, chế độ Tất cả những tác động bên ngoài ấy là rất cần. Nhưng quan trọng là người trong cuộc. Cho nên, nội lực ở đây là chính ta – nhà giáo phải tự thân vận động, quyết tâm và kiên trì đổi mới.

Sức bật đổi mới của nhà giáo được nhen nhóm, lan tỏa từ sự kết nối hợp tác giữa đồng nghiệp trong Tổ/nhóm chuyên môn. Sinh hoạt Tổ/nhóm chuyên môn như thế nào để nhà giáo được cùng nhau thực hành đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá nhằm phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh?

Cụ thể hơn nữa, Tổ Văn, Sử, Địa, GDCD là một bộ phận của trường THCS Ngô Mây – một ngôi trường ở thành phố Quy Nhơn, đã đạt Trường Chuẩn quốc gia giai đoạn I và đang phấn đấu trên đà đi lên theo mục tiêu đạt Trường Chuẩn quốc gia giai đoạn II. Mục tiêu chung của nhà trường đòi hỏi mỗi nhà giáo phải có nhận thức, hành động tích cực.

 

doc92 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 7511 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Ứng dụng đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học ở Tổ Văn, Sử, Địa, Giáo dục công dân (Trường THCS Ngô Mây - Quy Nhơn)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiện bài học để dự giờ, phân tích và rút kinh nghiệm về giờ dạy. Khi dự giờ, cần tập trung quan sát hoạt động học của học sinh thông qua việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ học tập với yêu cầu như sau:
	- Chuyển giao nhiệm vụ học tập: nhiệm vụ học tập rõ ràng và phù hợp với khả năng của học sinh, thể hiện ở yêu cầu về sản phẩm mà học sinh phải hoàn thành khi thực hiện nhiệm vụ; hình thức giao nhiệm vụ sinh động, hấp dẫn, kích thích được hứng thú nhận thức của học sinh; đảm bảo cho tất cả học sinh tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ.
	- Thực hiện nhiệm vụ học tập: khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập; phát hiện kịp thời những khó khăn của học sinh và có biện pháp hỗ trợ phù hợp, hiệu quả; không có học sinh bị "bỏ quên".
	- Báo cáo kết quả và thảo luận: hình thức báo cáo phù hợp với nội dung học tập và kĩ thuật dạy học tích cực được sử dụng; khuyến khích cho học sinh trao đổi, thảo luận với nhau về nội dung học tập; xử lí những tình huống sư phạm nảy sinh một cách hợp lí.
	- Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh; phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và những ý kiến thảo luận của học sinh; chính xác hóa các kiến thức mà học sinh đã học được thông qua hoạt động.
	Mỗi chuyên đề được thực hiện ở nhiều tiết học nên một nhiệm vụ học tập có thể được thực hiện ở trong và ngoài lớp học. Vì thế, trong một tiết học có thể chỉ thực hiện một số bước trong tiến trình sư phạm của phương pháp và kĩ thuật dạy học được sử dụng. Khi dự một giờ dạy, giáo viên cần phải đặt nó trong toàn bộ tiến trình dạy học của chuyên đề đã thiết kế. Cần tổ chức ghi hình các giờ dạy để sử dụng khi phân tích bài học.
	5. Phân tích, rút kinh nghiệm bài học
	Quá trình dạy học mỗi chuyên đề được thiết kế thành các hoạt động học của học sinh dưới dạng các nhiệm vụ học tập kế tiếp nhau, có thể được thực hiện trên lớp hoặc ở nhà. Học sinh tích cực, chủ động và sáng tạo trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Phân tích giờ dạy theo quan điểm đó là phân tích hiệu quả hoạt động học của học sinh, đồng thời đánh giá việc tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động học cho học sinh của giáo viên.
Việc phân tích bài học có thể được căn cứ vào các tiêu chí cụ thể như sau:
Nội dung
Tiêu chí
1. Kế hoạch và tài liệu dạy học
Mức độ phù hợp của chuỗi hoạt động học với mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học được sử dụng.
Mức độ rõ ràng của mục tiêu, nội dung, kĩ thuật tổ chức và sản phẩm cần đạt được của mỗi nhiệm vụ học tập.
Mức độ phù hợp của thiết bị dạy học và học liệu được sử dụng để tổ chức các hoạt động học của học sinh.
Mức độ hợp lí của phương án kiểm tra, đánh giá trong quá trình tổ chức hoạt động học của học sinh.
2. Tổ chức hoạt động học cho học sinh
Mức độ sinh động, hấp dẫn học sinh của phương pháp và hình thức chuyển giao nhiệm vụ học tập.
Khả năng theo dõi, quan sát, phát hiện kịp thời những khó khăn của học sinh.
Mức độ phù hợp, hiệu quả của các biện pháp hỗ trợ và khuyến khích học sinh hợp tác, giúp đỡ nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập.
Mức độ hiệu quả hoạt động của giáo viên trong việc tổng hợp, phân tích, đánh giá kết quả hoạt động và quá trình thảo luận của học sinh.
3. Hoạt động của học sinh
Khả năng tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của tất cả học sinh trong lớp.
Mức độ tích cực, chủ động, sáng tạo, hợp tác của học sinh trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập.
Mức độ tham gia tích cực của học sinh trong trình bày, trao đổi, thảo luận về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
Mức độ đúng đắn, chính xác, phù hợp của các kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.
IV. Tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn qua mạng
	Để tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn trong các trường; tạo môi trường chia sẻ, thảo luận, hỗ trợ lẫn nhau giữa các trường phổ thông, trung tâm GDTX trên phạm vi toàn quốc; tổ chức các hoạt động học tập và hỗ trợ hoạt động trải nghiệm sáng tạo của học sinh trên mạng, Bộ GDĐT tổ chức "Trường học kết nối" trên mạng tại địa chỉ website:  Mỗi Sở GDĐT được cấp 01 tài khoản cấp sở để tham gia tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn của các cơ sở giáo dục trên địa bàn. Sở GDĐT cấp tài khoản cho các trường trung học/trung tâm GDTX để qua đó cấp tài khoản cho cán bộ quản lí, giáo viên và học sinh tham gia các hoạt động chuyên môn qua mạng.
Giáo viên là người trực tiếp tham gia thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn trong các khóa học/bài học/chuyên đề. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao, giáo viên có thể tham khảo các tài liệu điện tử trên mạng hoặc/và các tài liệu truyền thống; trao đổi tài liệu và thảo luận với các thành viên trong tổ/nhóm chuyên môn (trực tiếp và qua mạng); trao đổi với giảng viên/ban tổ chức về những vấn đề có liên quan.
	Giáo viên có thể được giao quyền cấp tài khoản cho học sinh; xây dựng các khóa học/bài học trên mạng; tổ chức, quản lí và hỗ trợ học sinh thực hiện các hoạt động học tập qua mạng theo hình thức “hoạt động trải nghiệm sáng tạo”.
	V. Trách nhiệm của các cấp quản lý giáo dục
1. Các sở GDĐT có trách nhiệm cấp tài khoản và tổ chức tập huấn sử dụng hệ thống cho Phòng GDĐT, nhà trường/trung tâm và tất cả giáo viên như sau:
	- Giám đốc Sở GDĐT nhận tài khoản cấp sở và chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức, quản lí các hoạt động chuyên môn trên hệ thống “Trường học kết nối” trong phạm vi quyền hạn của tài khoản được cấp; cử tối thiểu 01 cán bộ tham gia quản trị hệ thống;
	- Cán bộ quản trị hệ thống của Sở GDĐT phải thành thạo quy trình tổ chức và quản lí hệ thống; cấp tài khoản và tập huấn cho các trường trung học/trung tâm GDTX trong phạm vi của sở về quy trình tổ chức và quản lí hệ thống, bao gồm việc cấp tài khoản và hướng dẫn giáo viên, học sinh tham gia các hoạt động chuyên môn qua mạng.
	- Hiệu trưởng/Giám đốc nhận tài khoản cấp trường/trung tâm từ Sở GDĐT; chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn trên hệ thống “Trường học kết nối” trong phạm vi quyền hạn của tài khoản được cấp; cử tối thiểu 01 giáo viên tham gia quản trị hệ thống;
	- Cán bộ quản trị hệ thống của trường/trung tâm phải thành thạo quy trình tổ chức và quản lí hệ thống; cấp tài khoản và tập huấn cho giáo viên, học sinh tham gia các hoạt động chuyên môn trên hệ thống.
	2. Tổ trưởng/nhóm trưởng lãnh đạo tổ/nhóm chuyên môn tham gia các khóa học/bài học/chuyên đề qua mạng. Hoạt động của tổ trưởng/nhóm trưởng như sau:
	- Đăng kí tham gia các khóa học/bài học/chuyên đề và yêu cầu các thành viên của tổ/nhóm chuyên môn tham gia tạo thành 01 nhóm sinh hoạt chuyên môn trên hệ thống.
	- Tổ chức thảo luận trong tổ/nhóm chuyên môn (trực tiếp và qua mạng) để thực hiện các nhiệm vụ được giao trong khóa học/bài học/chuyên đề; thống nhất các ý kiến và hoàn thiện báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ của tổ/nhóm.
	- Nộp báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ của tổ/nhóm lên mạng theo quy định.
	3. Các Sở GDĐT, Phòng GDĐT và nhà trường/trung tâm thường xuyên chỉ đạo tổ chức sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn thông qua dự giờ, rút kinh nghiệm để hoàn thiện các chuyên đề, tiến trình dạy học và phương pháp tổ chức hoạt động dạy học; có biện pháp khuyến khích, tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các hoạt động chuyên môn trên mạng; có hình thức động viên, khen thưởng các tổ/nhóm chuyên môn, giáo viên tích cực đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá.
4. Các cơ sở đào tạo giáo viên chủ động đưa nội dung đổi mới PPDH và KTĐG theo định hướng phát triển năng lực học sinh vào chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên; tạo điều kiện thuận lợi để giảng viên tham gia các hoạt động chuyên môn qua mạng.
 	Nhận được công văn này, các sở GDĐT gửi danh sách cán bộ phụ trách mạng (họ và tên; chức vụ; đơn vị công tác; địa chỉ liên hệ; điện thoại; email) về Bộ GDĐT (qua email: vugdtrh@moet.edu.vn; xuanthanh@moet.edu.vn) để được nhận tài khoản và hướng dẫn sử dụng hệ thống. Việc cấp tài khoản và hướng dẫn sử dụng cho các Phòng GDĐT, nhà trường/trung tâm, giáo viên phải hoàn thành trước ngày 30/11/2014. Trong quá thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc cần phản ánh kịp thời về Bộ GDĐT (qua Vụ Giáo dục Trung học, Vụ GDTX) để được hướng dẫn, giải quyết./.
Nơi nhận:
- Như kính gửi (để thực hiện);
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Các Thứ trưởng (để biết);
- Thanh tra Bộ (để thực hiện);
- Vụ GDTX (để thực hiện);
- Lưu: VT, GDTrH, GDTX.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
(Đã kí)
Nguyễn Vinh Hiển
Đổi mới sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học nhằm đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học (01/09/2014 04:13 PM)
Ngày 03 tháng 9 năm 2013, Sở GD&ĐT có Công văn số 1612/SGD&ĐT -GDTrH hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2013-2014 trong đó nhấn mạnh: “Đổi mới sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động trong việc thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học. Nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn cần tập trung vào việc xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện chương trình, nội dung dạy học; sinh hoạt chuyên đề trao đổi, thảo luận về các chủ đề, nội dung  dạy học; rút kinh nghiệm, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc gặp phải trong quá trình dạy học; xây dựng ma trận đề kiểm tra. Triển khai hoạt động nghiên cứu bài học trong sinh hoạt tổ chuyên môn.” Văn bản hướng dẫn này đã khởi động một nội dung rất quan trọng và lần đầu tiên được chỉ đạo triển khai trong đổi mới PPDH hiện nay ở Nghệ An, đó là “Đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn theo nghiên cứu bài học”.
Xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm trong chỉ đạo chuyên môn năm học 2013-2014 và những năm tiếp theo, Trường THPT Nguyễn Duy Trinh đã nghiêm túc triển khai thực hiện và đã thu được những kết quả bước đầu.
I. Cơ sở lý luận và thực tiễn của chuyên đề “Đổi mới nội dung sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học”
Thuật ngữ “nghiên cứu bài học” (NCBH) có nguồn gốc trong lịch sử giáo dục Nhật Bản, như một biện pháp để nâng cao năng lực nghề nghiệp của giáo viên thông qua nghiên cứu cải tiến các hoạt động dạy học các bài học cụ thể, qua đó cải tiến chất lượng học của học sinh. Cho đến nay NCBH được xem như một mô hình và cách tiếp cận nghề nghiệp của giáo viên và vẫn được sử dụng rộng rãi tại các trường học ở Nhật Bản, hình thức này đã được áp dụng trên nhiều nước trên thế giới. Ở Việt Nam, phương pháp này bước đầu được áp dụng thử nghiệm tại một số tỉnh thành như Bắc Giang, Thái Nguyên đã đem lại một số kết quả khả quan, đã chứng minh được tính khả thi của nó trong việc bồi dưỡng và phát triển năng lực chuyên môn của giáo viên so với các phương pháp truyền thống khác.
Phương pháp sinh hoạt chuyên môn dựa trên hướng nghiên cứu bài học cũng là hoạt động sinh hoạt chuyên môn nhưng ở đó giáo viên tập trung phân tích các vấn đề liên quan đến người học như: Học sinh học như thế nào? Học sinh đang gặp khó khăn gì trong học tập? Nội dung và phương pháp dạy học có phù hợp, có gây hứng thú cho học sinh không, kết quả học tập của học sinh có được cải thiện không? Có cần điều chỉnh gì và điều chỉnh như thế nào?
II. Các giải pháp tổ chức thực hiện đổi mới nội dung sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học tại Trường THPT Nguyễn Duy Trinh
2.1. Giải pháp thứ nhất: Tổ chức tập huấn cho cán bộ giáo viên
                Giải pháp đầu tiên là phải tổ chức tập huấn cho toàn thể cán bộ giáo viên hiểu rõ nội dung cốt lõi của việc đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học.
Mặc dù đã được tập huấn rất kỹ nhưng trên thực tế, vẫn còn rất nhiều giáo viên chưa nắm vững được sự khác biệt giữa SHCM truyền thống với SHCM theo NCBH, thậm chí cả Tổ trưởng CM, cho nên trong quá trình thực hiện còn mơ hồ, lúng túng dẫn đến chưa đồng nhất trong cách nghĩ, cách làm và có nhiều quan điểm trái chiều. Vì vậy, thông qua tập huấn phải làm cho mọi giáo viênnắm vững sự khác biệt giữa sinh hoạt chuyên môn truyền thống và sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học.
                2.2. Giải pháp thứ hai: Làm tốt công tác tác tư tưởng, nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên
“Đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học” là một nội dung mới lạ. Sau khi tập huấn và triển khai thực hiện, nảy sinh rất nhiều khó khăn. Trước hết đó là tâm lí ngại thay đổi của đa số giáo viên. Các thầy cô đã quen với cách soạn bài, lên lớp và cách  sinh hoạt chuyên môn cũ, nên không mấy hào hứng với việc thảo luận cách dạy theo nghiên cứu bài học. Vì vậy BGH nhà trường tiếp tục triển khai sinh hoạt để làm thay đổi nhận thức về sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học, xác định quyết tâm thay đổi về hành động, kiên trì vận dụng NCBH để đổi mới SHCM. Chỉ quyết tâm thực hiện, không bàn lùi, không ngại khó, không ngại không thành công. Mạnh dạn áp dụng kiến thức thu nhận được từ tập huấn, tham khảo tài liệu trên mạng Internet, học hỏi kinh nghiệm từ các trường bạn, phát huy trí tuệ tập thể, vừa làm vừa rút kinh nghiệm
2.3. Giải pháp thứ ba: Xây dựng kế hoạch thực hiện
                Căn cứ Công văn số 1904/SGDĐT-GDTrH ngày 04/10/2013 của Sở GD&ĐT Nghệ An về việc triển khai thực hiện đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn theo NCBH và kế hoạch đổi mới PPDH, kiểm tra đánh giá của nhà trường, các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch thực hiện Đổi mới nội dung SHCM theo NCBH trình ban giám hiệu phê duyệt. Coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm về đổi mới PPDH trong năm học 2013-2014. Tổ chuyên môn xây dựng kế thực hiện ít nhất 4 bài/năm/môn. Học kỳ 1: 2 bài/môn. Học kỳ 2: 2 bài/môn. Thời gian chuẩn bị cho một bài dạy là 2 tuần.
                2.4. Giải pháp thứ tư: Đầu tư mua sắm trang thiết bị và xây dựng cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu đổi mới
                Để tạo điều kiện triển khai sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học, nhà trường đã lắp đặt 6 phòng máy chiếu chuyên dụng. Thiết bị âm thanh, bảng phụ, máy chiếu .được đầu tư trang bị đầy đủ.
                Hướng dẫn bố trí lại chỗ ngồi thuận lợi cho giáo viên dự giờ và học sinh tham gia thảo luận. Muốn đổi mới PPDH thành công, yêu cầu người học cũng phải đổi mới cách học. Cách dạy và cách học phải phù hợp với nhau. Học sinh lâu nay vẫn quen cách học cũ, rất thụ động. Một trong những cách làm thay đổi cách học của học sinh là thay đổi cách bố trí  chỗ ngồi truyền thống như lâu nay. Trong các giờ dạy minh họa nghiên cứu bài học, nhà trường chỉ đạo giáo viên phải ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, phải áp dụng các phương pháp dạy học tích cực và bố trí học sinh ngồi theo các nhóm nhỏ.
2.5. Giải pháp thứ năm: Nâng cao năng lực của tổ trưởng chuyên môn trong quản lý, điều hành hoạt động của tổ chuyên môn
Tổ trưởng chuyên môn là con chim đầu đàn của tổ, chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng về chất lượng hoạt động chuyên môn của tổ mình. Tổ trưởng là người có quyết tâm đổi mới mạnh mẽ nhất và là người nắm vững nhất nội dung, cách thức tổ chức thực hiện tốt nhất việc đổi mới nội dung SCM theo nghiên cứu bài học.
2.6. Giải pháp thứ sáu: Chỉ đạo sinh hoạt điểm
Nhà trường lên kế hoạch chỉ đạo các tổ chuyên môn, mỗi môn chọn thử nghiệm một bài dạy minh họa. Bài thứ nhất, thực hiện trên hội trường có toàn thể BGH, giáo viên toàn trường tham dự.
3. Bài học kinh nghiệm
3.1. Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học là một vấn đề mới và rất xa lạ đối với giáo viên. Vì vậy việc quán triệt ý nghĩa, tầm quan trọng và thực hiện đúng kỹ thuật SHCM theo NCBH cho mọi giáo viên trong trường hiểu rõ, tin tưởng là vô cùng cần thiết.
3.2. Việc thực hiện đổi mới SHCM theo NCBH được tổ chức ít nhất 01 lần/tháng. Thời gian đầu, khi mới tổ chức SHCM theo NCBH nên bố trí liên tổ để tập cách làm và xây dựng thói quen mới; Sau khi đã thành thạo, có thể tách việc tổ chức SHCM theo nhóm bộ môn, tổ chuyên môn. Không xếp loại giờ dạy minh họađổi mới SHCM theo NCBH.
3.3.  Một số khó khăn cần khắc phục khi đổi mới SHCM theo NCBH
- Cơ sở vật chất trường lớp học hiện nay tuy đã được cải thiện đáng kể nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của đổi mới phương pháp dạy học. Diện tích lớp học còn hẹp sẽ tạo khó khăn cho hoạt động nghiên cứu bài học và giáo viên dự giờ quan sát khi phải đứng hai bên và phía trước. Hơn nữa, bàn học sinh đa số là kiểu bàn hình chữ nhật, 4 chỗ, không có bánh xe lăn ở dưới, rất khó để các em di chuyển để hoạt động học tập theo nhóm. Khắc phục tình trạng này nhà trường đã bố trí, lắp thêm máy chiếu, trang bị bàn ghế để sử dụng các phòng rộng như hội trường, phòng công nghệ và các phòng bộ môn khác để sử dụng cho sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học
- Thái độ của GV đối với SHCM: nhiều GV ngại thay đổi và không tin tưởng vào sự thành công của sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học. Tư tưởng hoài nghi, bàn tiến thì ít, bàn lùi thì nhiều. Do vậy lãnh đạo nhà trường, tổ trưởng chuyên môn không quyết tâm, chỉ đạo không quyết liệt thì dễ rơi vào việc làm hình thức, đối phó, không đem lại hiệu quả.
3.4. Phải làm thay đổi mục đích dự giờ, từ dự giờ để đánh giá giáo viên sang dự giờ để quan sát việc học tập của học sinh, nhằm trả lời các câu hỏi: HS học như thế nào? HS gặp những khó khăn gì? Vì sao? Cần phải thay đổi như thế nào để cải thiện kết quả học tập của HS?
                4. Những kết quả thu được:
                4.1. Kết quả quan trọng nhất của trường khi triển khai thực hiện đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học là đã làm thay đổi được nhận thức và hành động của mỗi cán bộ giáo viên.
- Khi triển khai thực hiện, mọi người hầu như chưa có khái niệm gì về SHCM theo NCBH, không biết rồi sẽ biết nhưng cái khó là ở chỗ không có niềm tin vào tính hiệu quả, thậm chí còn có những suy nghĩ cho rằng SHCM theo NCBH chỉ là hình thức, bắt làm thì phải làm. Nhưng với quyết tâm cao của lãnh đạo nhà trường, chỉ đạo thực hiện một cách quyết tâm, quyết liệt. Thành công cứ đến dần dần. Mọi người bắt đầu hình thành PPDH mới, tiến gần hơn đến PPDH tích cực “lấy học sinh làm trung tâm”.
- Sinh hoạt chuyên môn trong trường ngày càng có chất lượng, hiệu quả hơn, bận rộn hơn, nhiều nội dung hơn và thiết thực hơn. Khắc phục được tình trạng sinh hoạt chuyên môn nặng về hành chính trước đây.
- Không khí “Đổi mới” đã bắt đầu tràn về. Mọi người đã nhận thức được trách nhiệm của mình trong công cuộc “Đổi mới căn bản và toàn diện” nền giáo dục nước nhà.
4.2. Thông qua thực hiện SHCM theo NCBH, giáo viên dần dần tự tin, chủ động, sáng tạo hơn trong giảng dạy, luôn phải suy nghĩ tìm ra biện pháp để nâng cao chất lượng dạy và học; có cơ hội nhìn lại quá trình dạy để kịp thời điều chỉnh; quan tâm nhiều hơn đến mọi đối tượng học sinh; cải thiện tốt hơn mối quan hệ với đồng nghiệp, sẵn sàng chia sẻ và giúp đỡ đồng nghiệp, tôn trọng và học hỏi lẫn nhau. Giáo viên được “tự do-sáng tạo” định hướng, hướng dẫn học sinh biết biến quá trình học thành quá trình tự học. Như thế, mối quan hệ thầy- trò được cải thiện theo chiều hướng tích cực, thân thiện, cởi mở. Giờ học không còn căng thẳng và việc rút kinh nghiệm giờ dạy cũng không còn căng thẳng như trước đây.
4.3. Thực hiện SHCM theo NCBH, thông qua các bài giảng minh họa chúng ta dễ nhận thấy học sinh hào hứng, chủ động trong học tập hơn, điều này hết sức quan trọng, học sinh được tự do thể hiện mình, được giáo viên quan tâm hướng dẫn học và tự học một cách có hiệu quả. Giờ học như thế từ trước đến nay ít khi được nhìn thấy.
Kết luận
Năm học 2013-2014, lần đầu tiên SHCM theo NCBH được Sở GD&ĐT Nghệ An chỉ đạo triển khai thực hiện trong toàn ngành. Mặc dù đây là nội dung mới, khi thực hiện có nhiều khó khăn, rào cản. Nhưng qua một năm thực hiện, chúng tôi nhận thấy SHCM theo NCBH là một phương pháp mới rất có hiệu quả trong việc đổi mới PP dạy và PP học hiện nay cho giáo viên và học sinh. Tuy nhiên quá trình đổi mới từ SHCM truyền thống sang SHCM theo NCBH là một quá trình gian nan, vất vả và lâu dài. Chỉ có quyết tâm cao, xác định được đây là nhiệm vụ trọng tâm, là yếu tố quan trọng để đổi mới và nâng cao chất lượng cho người dạy và người học, là nhân tố trụ cột để phát triển nhà trường, chỉ đạo thực hiện một cách quyết liệt chúng ta mới thành công.
Hoàng Văn Thái - Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Duy Trinh

File đính kèm:

  • docSKKN_DOI_MOI_SINH_HOAT_CHUYEN_MON.doc
Sáng Kiến Liên Quan