Tóm tắt Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp làm bài tập nhận biết hóa vô cơ Trung học Cơ sở

Sáng kiến kinh nghiệm “ Phương pháp làm bài tập nhận biết hóa vô cơ THCS” được xây dựng trên cơ sở đổi mới phương pháp, kĩ thuật dạy học, môn Hóa học. Mục đích phục vụ cho dạy học môn hóa học nói chung và làm bài tập nhận biết nói riền trong trường THCS nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Hóa học.

- Sáng kiến có bố cục đúng mẫu hướng dẫn, chi tiết lôgic, khoa học. Giải pháp rõ ràng, tính khả thi cao. Áp dụng vào thực tế đã đạt được thành công nhất định trong công tác dạy và học. Đặc biệt giải pháp có thể áp dụng rộng cho nhiều năm, ít tốn kém.

- Sáng kiến đã được đồng nghiệp đánh giá cao, thường xuyên được áp dụng trong giảng dạy bộ môn.

- Xác định được mục tiêu, nội dung dạy học, phù hợp với phương pháp dạy học mới, tích cực theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh.

 

doc4 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 01/03/2022 | Lượt xem: 587 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Tóm tắt Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp làm bài tập nhận biết hóa vô cơ Trung học Cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VỆT NAM
Độc lập - Tự do – Hạnh phúc 
BÁO CÁO TÓM TẮT MÔ TẢ SÁNG KIẾN
I. Thông tin chung:
Họ và tên tác giả sáng kiến: Nguyễn Văn Thượng
Ngày, tháng, năm sinh: 10/08/1980
Đơn vị công tác : Trường THCS Bắc Sơn- Ân Thi- Hưng Yên
Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Đại học Hóa- Đại học sư phạm 1.
Quyền hạn, nhiệm vụ được giao hoặc đảm nhiệm: Tổ trưởng tổ KHTN.
Tên đề tài SK: “Phương pháp làm bài tập nhận biết hóa vô cơ THCS” 
II. Báo cáo mô tả sáng kiến:
1. Tình trạng sáng kiến: 
 1.1. Mô tả sáng kiến: 
Sáng kiến kinh nghiệm “ Phương pháp làm bài tập nhận biết hóa vô cơ THCS” được xây dựng trên cơ sở đổi mới phương pháp, kĩ thuật dạy học, môn Hóa học. Mục đích phục vụ cho dạy học môn hóa học nói chung và làm bài tập nhận biết nói riền trong trường THCS nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Hóa học.
- Sáng kiến có bố cục đúng mẫu hướng dẫn, chi tiết lôgic, khoa học. Giải pháp rõ ràng, tính khả thi cao. Áp dụng vào thực tế đã đạt được thành công nhất định trong công tác dạy và học. Đặc biệt giải pháp có thể áp dụng rộng cho nhiều năm, ít tốn kém.
- Sáng kiến đã được đồng nghiệp đánh giá cao, thường xuyên được áp dụng trong giảng dạy bộ môn.
- Xác định được mục tiêu, nội dung dạy học, phù hợp với phương pháp dạy học mới, tích cực theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh.
 1.1.2. Mục đích của sáng kiến: 
 Góp phần nâng cao hiệu quả dạy – học của giáo viên và học sinh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.
	Giúp HS nắm vững kiến thức về tính chất, đặc biệt tính chất hoá học của các chất vào việc nhận biết chất.
	Gắn kết giữa lí thuyết và thực hành, giúp học sinh khỏi lúng túng trước những vấn đề trong thực tiễn cuộc sống có liên quan đến việc nhận biết các chất. Đồng thời giúp HS có thể giải thích được các hiện tượng xảy ra có liên quan đến hoá học trong thực tế cuộc sống.
	Phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong học tập.
Đề ra các giải pháp và đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả làm bài tập nhận biết của học sinh
	Đây cũng là tài liệu cần thiết cho giáo viên giảng dạy môn Hoá học.
1.1.3. Tính mới của sáng kiến, bản chất của sáng kiến:
	Sáng kiến đã chỉ ra được các luận điểm lí thuyết và thực tiễn dạy học. Bài tập hóa học là một trong những nguồn để hình thành kiến thức mới cho học sinh. Đồng thời thông qua giải bài tập hóa học sẽ hình thành, rèn luyện củng cố kiến thức, kỹ năng phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh. Đây là một công cụ hữu hiệu để kiểm tra kiến thức, kỹ năng của học sinh. Giúp giáo viên phát hiện được trình độ học sinh, làm bộc lộ những khó khăn sai lầm của học sinh trong học tập hóa học, đồng thời là biện pháp giúp học sinh khắc phục sai lầm và vượt qua khó khăn đó.
Sáng kiến tôi đưa ra có sự phân loại các dạng bài tập giúp người dạy, người học dễ dàng hơn trong việc truyền thụ và nắm bắt kiến thức. Đề xuất này khắc phục được những hạn chế của phương pháp cũ. Với cách hướng dẫn theo sơ đồ sẽ phát huy tốt phẩm chất, năng lực của từng đối tượng học sinh.
Bằng những vận dụng lí luận vào thực tiễn trong quá trình giảng dạy, đặt ra mục đích nghiên cứa và đề ra một số biện pháp, giải pháp giúp cho giáo viên tạo cho học sinh có kĩ năng, phương pháp làm bài tập nhận biết các chất các hợp chất vô cơ chương trình THCS. 
2. Khả năng áp dụng của sáng kiến:
Sáng kiến được áp dụng vào việc giảng dạy môn hóa học THCS góp phần nần cao chất lượng dạy và học. Có thể áp dụng ngay trên mỗi tiết dạy hay áp dụng bồi dưỡng HSG và áp dụng trong nhiều năm, với dạng bài tập nhận biết sẽ phát huy được phẩm chất năng lực người học.
3. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả sáng kiến: 
	- Giúp cho học sinh hứng thú, tích cực học bộ môn hơn để từ đó giáo viên có thể áp dụng được nhiều kĩ thuật, phương pháp giảng dạy, đổi mới nội dung kiểm tra, đánh giá trong dạy học tích cực nhằm phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh.
	- Các biện pháp, giải pháp của đề tài có tính hiệu quả cao, dễ áp dụng, phù với nhiều đối tượng do đó góp phần quan trọng vào thúc đẩy và không ngừng nâng cao chất lượng giảng dạy và học môn Hóa học.
Bắc Sơn, ngày 24 tháng 02 năm 2019
 Người viết 
(Ký và ghi rõ họ tên)
 Nguyễn Văn Thượng

File đính kèm:

  • doctom_tat_sang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_lam_bai_tap_nhan_b.doc
Sáng Kiến Liên Quan