Tóm tắt Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Khối 3 học tốt bài thể dục phát triển chung với cờ

Nội dung bài thể dục phát triển chung với cờ một số giáo viên còn xem nhẹ, giảng dạy chưa tích cực, ít có nghiên cứu đầu tư trong giảng dạy, từ đó việc tiếp thu bài của học sinh không tốt các em thường hay chán nản không hứng thú khi đến nội dung bài thể dục phát triển chung với cờ. Đặc biệt ở lứa tuổi học sinh tiểu học việc rèn luyện thể chất cho các em thông qua các bài tập thể dục là một việc làm hết sức quan trọng đối với giáo viên giảng dạy thể dục.

Hầu hết học sinh khi học nội dung bài thể dục phát triển chung với cờ, thì không tập trung chú ý theo dõi sự hướng dẫn của giáo viên, còn lười tập luyện, phân tán trong tập luyện.

Một số em khi biết học nội dung này cảm thấy chán nản mệt mỏi không muốn học và chỉ chịu học khi có sự nhắc nhỡ của giáo viên, còn xem nhẹ, khi về nhà không luyện tập thêm.

 Giáo viên chuẩn bị chưa tốt và chu đáo về sân bãi, đồ dùng dạy học tranh ảnh trực quan, đồ dùng tự làm có như vậy thì học sinh mới ham thích, say mê, tự giác trong luyện tập.

Còn nhiều em không tự trang bị cờ, không bảo quản cờ sau khi tập xong.

 

doc5 trang | Chia sẻ: Hải Thượng | Ngày: 04/05/2023 | Lượt xem: 555 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem tài liệu "Tóm tắt Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Khối 3 học tốt bài thể dục phát triển chung với cờ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN HỒNG NGỰ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG TIỂU HỌC THƯỜNG LẠC 2
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hồng Ngự, ngày 29 tháng 3 năm 2020
BÁO CÁO TÓM TẮT SÁNG KIẾN NĂM HỌC 2019 - 2020
- Họ tên tác giả: Võ Văn Qui
- Chức vụ: Giáo viên Thể dục 
- Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Thường Lạc 2
- Tên sáng kiến: Một số biện pháp giúp học sinh khối 3 học tốt bài thể dục phát triển chung với cờ.
 Báo cáo tóm tắt nội dung sáng kiến:
Thực trạng trước khi có sáng kiến: 
Nội dung bài thể dục phát triển chung với cờ một số giáo viên còn xem nhẹ, giảng dạy chưa tích cực, ít có nghiên cứu đầu tư trong giảng dạy, từ đó việc tiếp thu bài của học sinh không tốt các em thường hay chán nản không hứng thú khi đến nội dung bài thể dục phát triển chung với cờ. Đặc biệt ở lứa tuổi học sinh tiểu học việc rèn luyện thể chất cho các em thông qua các bài tập thể dục là một việc làm hết sức quan trọng đối với giáo viên giảng dạy thể dục.
Hầu hết học sinh khi học nội dung bài thể dục phát triển chung với cờ, thì không tập trung chú ý theo dõi sự hướng dẫn của giáo viên, còn lười tập luyện, phân tán trong tập luyện.
Một số em khi biết học nội dung này cảm thấy chán nản mệt mỏi không muốn học và chỉ chịu học khi có sự nhắc nhỡ của giáo viên, còn xem nhẹ, khi về nhà không luyện tập thêm.
 Giáo viên chuẩn bị chưa tốt và chu đáo về sân bãi, đồ dùng dạy học tranh ảnh trực quan, đồ dùng tự làm có như vậy thì học sinh mới ham thích, say mê, tự giác trong luyện tập.
Còn nhiều em không tự trang bị cờ, không bảo quản cờ sau khi tập xong. 
Dưới đây là kết quả kiểm tra nội dung bài thể dục phát triền chung với cờ khối 3 đầu năm 2019 - 2020 của học sinh trường Tiểu học Thường Lạc 2 như sau:
Lớp
TS học sinh
Hoàn thành 
tốt
Hoàn thành
Chưa 
hoàn thành
Ghi chú
TS
Tỉ lệ 
%
TS
Tỉ lệ 
%
TS
Tỉ lệ %
3A1
27
3
11,11
15
55,56
9
33,33
3A2
28
2
7,14
16
57,14
10
35,72
3A3
33
2
6,06
23
69,70
8
24,24
3A4
24
3
12,5
14
58,33
7
29,17
3A5
21
1
4,76
13
61,90
7
33,33
Tổng
133
11
8,27
81
60,90
41
30,83
Tính mới của sáng kiến:
2.1. Tác động đến nhận thức của học sinh về việc tập bài thể dục phát triển chung với cờ:
 Nêu rõ tác dụng của bài thể dục phát triển chung với cờ là thúc đẩy sự phát triển toàn diện các tố chất cho các em. Ngoài ra tôi cũng phân tích cho học sinh thấy rõ và khi học bài thể dục để nâng cao sức khỏe và giúp cho việc học tốt các nội dung khác.
2.2. Hướng dẫn cho học sinh cách cầm cờ khi tập bài thể dục:
Khi tập bài thể dục với cờ thì cách cầm rất quan trọng, vì nếu không hướng dẫn cho học sinh cách thực hiện, thì các em cầm mỗi em một kiểu làm đội hình không đều nhìn không đẹp. Nên tôi đã hướng dẫn và thống nhất cho các em thực hiện cầm cờ như sau:
+ Đối với các tư thế đưa tay sang ngang thì các em cầm cờ đưa thẳng hướng với tay của mình.
+ Đối với các tư thế đưa tay ra trước thì các em cầm cờ đưa thẳng hướng với tay của mình.
+ Đối với các tư thế đưa tay lên cao thì các em cầm cờ đưa thẳng hướng với tay của mình.
2.3. Làm mẫu các động tác bài thể dục khi cầm cờ:
Khi làm mẫu, giáo viên phải thực hiện đúng cách cầm cờ giúp học sinh nắm được yếu lĩnh cơ bản của động tác, học sinh có thể tập làm theo. Khi giảng dạy những động tác mới, phức tạp giáo viên phải làm mẫu hai ba lần. làm mẫu lần thứ nhất cả động tác với cách cầm cờ hoàn chỉnh với tốc độ bình thường đúng nhịp động tác, giúp học sinh có khái niệm sơ bộ với toàn bộ động tác và gây hứng thú học tập cho học sinh. Khi làm mẫu lần hai cố gắng thực hiện chậm, đối với những chỗ quan trọng, giáo viên có thể vừa làm động tác vừa nói để nhắc nhở sự chú ý của học sinh. Làm mẫu lần ba như lần thứ nhất, làm mẫu với tốc độ bình thường phải hoàn chỉnh, chính xác. 
	2.4. Phương pháp cho học sinh tập luyện động tác với cờ:
 Giáo viên phải phối hợp tốt với cán sự lớp để giúp giáo viên điều khiển lớp tập, giáo viên đi quan sát sửa chữa, uốn nắn, gíúp đỡ những em tập chưa hoàn chỉnh hoặc cầm cờ không đúng đặc biệt cần chú trọng đến khâu bảo hiểm để phòng ngừa chấn thương cho các em.
	 Giáo viên hướng dẫn một động tác mới cần nói rõ tên động tác và cách cầm cờ của động tác đó. Hướng dẫn học sinh xem tranh, phân tích kỹ thuật động tác đặc biệt là biên độ động tác nhằm nâng cao kỹ thuật động tác..
 Chia nhóm cho các em tập theo từng khu vực, qui định thời gian cụ thể cho các em tập, giáo viên nhắc nhở các tổ thay đổi đội hình tập luyện. Trước khi chia nhóm giáo viên phải phân công nhiệm vụ cụ thể rõ ràng, phải gây được kích thích tự tập luyện của các em và giao cho tổ trưởng quản lý nhóm của mình, nhưng điều quan trọng là giữa các nhóm phải gần nhau vì thường khi chia nhóm thì học sinh ít chịu tập luyện hay đùa giỡn, thì giáo viên cũng dễ dàng nhắc nhỡ học sinh tập luyện không nghiêm túc và khi nhiều học sinh nhóm khi thực hiện sai biên độ hay cách cầm cờ, để chủ động được thời gian nếu muốn sửa sai thì chỉ cần giáo viên đứng giữa và còi cho các em dừng lại, thực hiện đúng cho tất cả các nhóm xem lại và sau đó cho học sinh tiếp tục tập luyện. Khi đến quan sát các nhóm tập luyện thì cần chú ý đến các em tập luyện sai biên độ và kỹ thuật, trước khi hướng dẫn lại cho các em giáo viên phải thực hiện lại động tác sai của các em đó mắc phải và thực hiện lại động tác đúng cho các em xem, sau đó giáo viên hô nhịp cho các em đó thực hiện lại nếu tiếp tục sai thì giáo viên dừng hô nhịp và trực tiếp sửa sai lại cho các em cho đến khi các em thực hiện đúng. 
 Sau khi chia nhóm tập luyện thì giáo viên cho học sinh tập hợp lớp lại, tổ chức thi đua giữa các nhóm với với nhau. 	
2.5.Tổ chức cho học sinh biểu diễn bài thể dục với cờ:
Tổ chức cho các em biểu diễn bài thể dục phát triển chung với cờ kết hợp với nhạc thi đua giữa các lớp với nhau có ghi hình, nhằm để kích thích các em học tập tích cực hơn, các em sẽ tận dụng và phát huy những khả năng của mình, tạo điều kiện thực hành những điều đã học nhằm ngày càng tự hoàn thiện mình hơn trong cuộc sống cũng như phát triển tối đa khả năng còn tiềm ẩn trong mỗi cá nhân. 
Lựa chọn những em học sinh thực hiện tốt bài thể dục phát triển chung với cờ, tập hợp các em lại và tập luyện, tôi cho các em đồng diễn trong những buổi chào cờ, hoạt động ngoài giờ lên lớp... 
Khả năng áp dụng của sáng kiến:
Các biện pháp trên đây được áp dụng tất cả các trường Tiểu học trong và ngoài huyện có cùng điều kiện. 
Hiệu quả của sáng kiến mang lại: 
	 Với phương pháp giảng dạy mới tôi nhận thấy học sinh có hứng thú học tập hơn, hăng say, nhiệt tình với nhiệm vụ được giao. Tinh thần học tập nâng cao không còn nhàm chán, lười tập như học sinh niên học trước. Chính vì thế các em học tốt hơn, hiệu quả hơn. Đa số các em có nhiều tiến bộ, cụ thể là học sinh rất ham thích tập luyện, chất lượng tăng lên rõ rệt qua từng giai đoạn, kế cả học sinh sức khỏe yếu, các em đã nắm kỹ năng nội dung chương trình, tuy không đòi hỏi ở mức độ cao, song cũng đảm bảo tốt về mặt sức khỏe tinh thần ý thức tổ chức kỉ luật.
Kết quả khảo sát sau khi áp dụng sáng kiến ở cuối học kì I như sau:
Lớp
TS học sinh
Hoàn thành 
tốt
Hoàn thành
Chưa 
hoàn thành
Ghi chú
TS
Tỉ lệ 
%
TS
Tỉ lệ 
%
TS
Tỉ lệ %
3A1
27
15
55,56
12
44,44
0
0
3A2
28
12
42,86
16
57,14
0
0
3A3
33
17
51,52
16
48,48
0
0
3A4
24
11
45,83
13
54,17
0
0
3A5
21
10
47,62
11
52,38
0
0
Tổng
133
65
48,87
68
51,13
0
0
Nhờ áp dụng các biện pháp trên cho thấy kết quả khảo sát học sinh khối có tiến bộ rõ rệt so với đầu năm. Học sinh được xếp loại hoàn thành tốt 65/133 đạt 48,9%; Học sinh hoàn thành 68/133 đạt 51,1%. Không còn học sinh xếp loại chưa hoàn thành. Với những biện pháp trên có khả năng áp dụng được cho các trường Tiểu học trong và ngoài huyện có cùng điều kiện. 
Trên đây là báo cáo tóm tắt sáng kiến của cá nhân.
Kính đề nghị Hội đồng xét duyệt sáng kiến xem xét./.
Xác nhận của đơn vị
 Người viết tóm tắt sáng kiến
 Võ Văn Qui

File đính kèm:

  • doctom_tat_sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh.doc
Sáng Kiến Liên Quan