Tổ chức một số hoạt động ngoại khóa môn Vật lí cho học sinh phổ thông

1. Lí do chọn đề tài

Theo Ủy ban quốc tế và giáo dục thế kỉ XXI của UNESCO [29], thế kỉ XXI mà ta đang

sống là thế kỉ của tài năng và nhân cách đa dạng, vì thế dạy học là phải dạy cả tri thức, kĩ năng

và thái độ để khi ra đời ngƣời học có thể học tập suốt đời, có thể thích nghi và tham gia một

cách chủ động, sáng tạo, vào thế giới phong phú, luôn biến đổi và phụ thuộc lẫn nhau.

Hiện nay, đã có nhiều dự án nghiên cứu, đầu tƣ cho việc nâng cao chất lƣợng và hiệu

quả trong giáo dục. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng có một số hoạt động giáo dục trong nhà

trƣờng chƣa mang lại hiệu quả thật sự trọn vẹn cho quá trình đào tạo – và tự đào tạo trong nhà

trƣờng. Đó là hoạt động ngoại khóa (HĐNK) trong nhà trƣờng phổ thông.

Thực trạng giáo dục Việt Nam trong những năm qua cho thấy: không thiếu các trƣờng

đã đầu tƣ đúng mức, kịp thời cho các HĐNK, nhất là các hoạt động thể dục thể thao, các buổi

ngoại khóa văn học, hóa học, vật lí, ngoại ngữ, Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân khác nhau

mà hiện nay HĐNK vẫn còn là niềm mơ ƣớc xa vời của nhiều trƣờng, bao gồm một số các

trƣờng chuyên trong cả nƣớc.

Đề tài đã nghiên cứu xây dựng những mô hình cụ thể cho HĐNK môn vật lí ở trƣờng

THPT chuyên Lƣơng Thế Vinh (Đồng Nai), giúp cho GV có nhận thức đúng đắn về vị trí, vai

trò của hoạt động giáo dục ngoại khóa môn vật lí đối với HS và ngay cả bản thân GV; hỗ trợ

cho GV các thông tin cần thiết nhằm giúp họ có thêm niềm tin và cơ sở để vận dụng nó vào

thực tiễn dạy học ở phổ thông

pdf12 trang | Chia sẻ: myhoa95 | Lượt xem: 4059 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Tổ chức một số hoạt động ngoại khóa môn Vật lí cho học sinh phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI 
Trƣờng THPT chuyên Lƣơng Thế Vinh 
 
 Mã số:  
Sáng kiến kinh nghiệm 
TỔ CHỨC MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA 
MÔN VẬT LÍ CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG 
– LẦN 1 – 
 Người thực hiện: NGUYỄN THỊ MỸ HƢƠNG 
 Lĩnh vực nghiên cứu: 
 Quản lí giáo dục  
 Phương pháp dạy học bộ môn: Vật lí  
 Phương pháp giáo dục  
 Lĩnh vực khác: ..  
Có đính kèm: 
 Mô hình  Phần mềm  Phim ảnh  Hiện vật khác 
Năm học 2011 - 2012 
SƠ LƢỢC LÍ LỊCH KHOA HỌC 
I. THÔNG TIN CÁ NHÂN 
1- Họ tên: NGUYỄN THỊ MỸ HƢƠNG 
2- Ngày sinh: 28/10/1983 
3- Chức vụ: Giáo viên 
4. Đơn vị công tác: Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh 
II. TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN 
Thạc sĩ giáo dục học chuyên ngành phương pháp dạy học Vật Lí - Đại học Sư Phạm TP.HCM 
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC 
1. Thời gian giảng dạy: 6 năm 
2. Sáng kiến kinh nghiệm từ năm 2006 – 2012: 
  Logic phán đoán trong dạy học vật lí. (2008 – 2009) 
  Các bài toán động lực học về lực không đổi và lực biến đổi. (2009 – 2010) 
  Thiết kế một số bài giảng ứng dụng phần mềm Crocodile physics (2010 – 2011) 
SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
Trƣờng THPT chuyên Lƣơng Thế Vinh 
 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc 
 Biên Hòa, ngày 10 tháng 05 năm 2012 
PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
Năm học: 2011 – 2012 
 
Tên sáng kiến kinh nghiệm: 
Tố chức một số hoạt động ngoại khóa môn vật lí cho học sinh phổ thông – Lần 1 
Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Mỹ Hƣơng. Tổ: Vật lí 
Lĩnh vực: 
Quản lí giáo dục  Phƣơng pháp dạy học bộ môn: Vật lí  
Phƣơng pháp giáo dục  Lĩnh vực khác: .  
1. Tính mới 
- Có giải pháp hoàn toàn mới  
- Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có  
2. Hiệu quả 
- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao  
- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng 
trong toàn ngành có hiệu quả cao  
- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao  
- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng tại 
đơn vị có hiệu quả  
3. Khả năng áp dụng 
- Cung cấp đƣợc các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đƣờng lối, chính sách: 
 Tốt  Khá  Đạt  
- Đƣa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và 
dễ đi vào cuộc sống: Tốt  Khá  Đạt  
- Đã đƣợc áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả 
trong phạm vi rộng: Tốt  Khá  Đạt  
XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN THỦ TRƢỞNG ĐƠN VỊ 
 (Kí tên và ghi rõ họ tên) (Kí tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu) 
MỞ ĐẦU 
1. Lí do chọn đề tài 
Theo Ủy ban quốc tế và giáo dục thế kỉ XXI của UNESCO [29], thế kỉ XXI mà ta đang 
sống là thế kỉ của tài năng và nhân cách đa dạng, vì thế dạy học là phải dạy cả tri thức, kĩ năng 
và thái độ để khi ra đời ngƣời học có thể học tập suốt đời, có thể thích nghi và tham gia một 
cách chủ động, sáng tạo, vào thế giới phong phú, luôn biến đổi và phụ thuộc lẫn nhau. 
Hiện nay, đã có nhiều dự án nghiên cứu, đầu tƣ cho việc nâng cao chất lƣợng và hiệu 
quả trong giáo dục. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng có một số hoạt động giáo dục trong nhà 
trƣờng chƣa mang lại hiệu quả thật sự trọn vẹn cho quá trình đào tạo – và tự đào tạo trong nhà 
trƣờng. Đó là hoạt động ngoại khóa (HĐNK) trong nhà trƣờng phổ thông. 
Thực trạng giáo dục Việt Nam trong những năm qua cho thấy: không thiếu các trƣờng 
đã đầu tƣ đúng mức, kịp thời cho các HĐNK, nhất là các hoạt động thể dục thể thao, các buổi 
ngoại khóa văn học, hóa học, vật lí, ngoại ngữ, Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân khác nhau 
mà hiện nay HĐNK vẫn còn là niềm mơ ƣớc xa vời của nhiều trƣờng, bao gồm một số các 
trƣờng chuyên trong cả nƣớc. 
Đề tài đã nghiên cứu xây dựng những mô hình cụ thể cho HĐNK môn vật lí ở trƣờng 
THPT chuyên Lƣơng Thế Vinh (Đồng Nai), giúp cho GV có nhận thức đúng đắn về vị trí, vai 
trò của hoạt động giáo dục ngoại khóa môn vật lí đối với HS và ngay cả bản thân GV; hỗ trợ 
cho GV các thông tin cần thiết nhằm giúp họ có thêm niềm tin và cơ sở để vận dụng nó vào 
thực tiễn dạy học ở phổ thông. 
2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 
- Đối tƣợng nghiên cứu: 
 + Chƣơng trình, nội dung vật lí phổ thông. 
 + Các kiến thức vật lí (hiện tƣợng, trò chơi, ) quanh ta, có liên quan đến nội dung 
kiến thức mà HS đã đƣợc học trên lớp. 
 + Lí luận giáo dục trong việc nâng cao chất lƣợng các HĐNK nói chung và HĐNK môn 
vật lí nói riêng. 
- Phạm vi nghiên cứu: Tổ chức HĐNK cho môn vật lí trong phạm vi khối 10 của trƣờng THPT 
chuyên LTV – Đồng Nai. 
3. Phƣơng pháp thực nghiệm 
 - Gặp Ban giám hiệu nhà trƣờng và tổ trƣởng tổ Vật lí trao đổi về mục đích thực nghiệm 
và xin phép cho triển khai kế hoạch thực nghiệm. 
 - Tranh thủ sự đồng tình của các GV trong tổ Vật lí để tổ chức các HĐNK, cùng trao đổi 
vạch ra đƣờng hƣớng hoạt động chi tiết cho mỗi lần sinh hoạt ngoại khóa. 
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA CHO MÔN VẬT LÍ PHỔ THÔNG 
Lần 1 
I. Mục tiêu 
- Tổ chức một buổi giới thiệu một số trò chơi, thí nghiệm vật lí vui nhằm đo lƣờng mức độ 
hứng thú của HS với các HĐNK môn vật lí 10. 
- Do thời gian tổ chức buổi sinh hoạt ngoại khóa này trùng với thời khóa biểu học hƣớng 
nghiệp, học chuyên hay học thêm của nhiều HS nên ngƣời viết dự đoán số HS tham dự buổi 
sinh hoạt đầu tiên khoảng từ 90 đến 100 em. 
II. Chuẩn bị 
- Một số văn bản cần thiết nhƣ: Kế hoạch tổ chức gửi lên Ban giám hiệu; Thƣ mời tham dự 
buổi sinh hoạt ngoại khóa đến các lớp. 
- Cơ sở vật chất: hội trƣờng, máy tính, máy chiếu, micro. 
- Chuẩn bị một số trò chơi, thí nghiệm vật lí vui: 
 1. Đồ chơi cân bằng 
a. Kiến thức: Điều kiện cân bằng của vật rắn 
b. Mô tả: Sản phẩm có dạng chú hề hay chim, bƣớm  xinh xắn đƣợc thiết kế bởi giấy bìa 
cứng và đồng tiền xu, chúng có thể nhún nhảy trên một đầu nhọn mà không rơi. Đầu nhọn 
đƣợc thiết kế trùng với mũi chú hề hay mỏ của chim. Mặc dù kiến thức về cân bằng của vật 
rắn vẫn còn xa lạ với HS lớp 10 nhƣng vẫn đƣợc giới thiệu đầu tiên vì trƣớc hết đây là một sản 
phẩm rất sáng tạo và dễ thực hiện, thứ hai là trong buổi sinh hoạt có cả HS lớp 11 tham gia và 
họ hoàn toàn có thể giải thích đƣợc kiến thức này cho các HS lớp 10, tạo động lực kích thích 
tìm hiểu trƣớc kiến thức vật lí. 
 2. Thí nghiệm viên bi rơi vào ly 
a. Kiến thức: Chuyển động quay và rơi tự do 
b. Mô tả: Dụng cụ gồm hai thanh gỗ dài, phẳng 
đƣợc nối với nhau bằng một bản lề. Gắn một 
tigon nhỏ lên phía đầu của thanh gỗ (1) và cũng 
trên thanh này gắn chặt một chiếc ly nhựa trong. 
Khi nâng thanh gỗ (1) lên tạo với thanh gỗ (2) 
một góc nghiêng α, dùng một nan gỗ cố định hai Hình 3.1 Thí nghiệm viên bi rơi vào ly 
thanh ở vị trí này, đặt trên tigon một viên bi, dùng tay gạt nan gỗ ra, thanh gỗ (1) quay quanh 
bản lề và đổ ập xuống thanh gỗ (2), viên bi bị rơi ra và lọt vào chiếc ly (xem hình 3.1). Thí 
nghiệm này liên quan đến những kiến thức nhƣ quán tính, chuyển động rơi tự do của viên bi 
và chuyển động quay của chiếc ly  vì thế để viên bi lọt đúng vào chiếc ly cần tính toán để độ 
cao từ viên bi đến thanh gỗ (2) bằng đúng cung tròn chuyển động của chiếc ly. 
 3. Ảo thuật với vòng lọt vào dây 
a. Kiến thức: Lực ma sát tạo nên moment quay 
b. Mô tả: Chuẩn bị một chiếc vòng và một sợi dây chuyền bằng kim loại, mắc sợi dây vào giữa 
hai ngón tay của cùng một bàn tay. Tay còn lại giữ chiếc vòng lồng ở ngoài sợi dây. Thả tay 
giữ chiếc vòng ra nhƣng chiếc vòng không rơi xuống đất mà bị mắc vào sợi dây. Trò chơi này 
thoạt nhìn thì tƣởng là một trò ảo thuật đơn thuần nhƣng thực ra nó là sự kết hợp giữa kiến 
thức vật lí và động tác nhanh, nhuần nhuyễn của ngƣời biểu diễn. 
 4. Đèn kéo quân (Hình 3.2) 
a. Kiến thức: Hiện tƣợng đối lƣu 
b. Mô tả: Đây là một trò chơi khá quen thuộc với 
ngƣời Việt Nam, nguyên lí hoạt động của đèn kéo 
quân hầu hết HS đều biết, tuy nhiên đƣợc tận mắt 
nhìn thấy sản phẩm này thì không phải HS nào cũng 
có cơ hội. Để làm đƣợc một chiếc đèn kéo quân 
trƣớc hết cần phải có một khung đèn bằng gỗ hoặc 
bằng nan tre chắc chắn và cân bằng, kế đến là một 
cái chong chóng làm bằng bìa cứng,  khi đốt nến 
lên, dòng không khí nóng xung quanh nến sẽ bốc lên 
phía trên, đẩy không khí lạnh xuống (đối lƣu), đồng 
thời sinh công làm quay chong chóng kéo các hình 
trang trí quay theo. 
5. Máy bay dây thun (Hình 3.3) 
a. Kiến thức: Biến dạng xoắn (đàn hồi) 
b. Mô tả: Đƣợc làm từ những tấm phim chụp X-
quang, máy bay có vẻ ngoài khá ấn tƣợng. Tuy 
nhiên, cũng chính vì điều này mà máy bay không 
Hình 3.2 Đèn kéo quân 
Hình 3.3 Máy bay dây thun 
thể bay vì quá nặng, chỉ có thể chạy một đoạn ngắn trên đƣờng nhờ vào biến dạng xoắn của 
dây thun khi quay chong chóng. 
 6. Bắn bi xiên góc 
a. Kiến thức: Lực đàn hồi của lò xo, chuyển động ném xiên của viên bi và chuyển động rơi 
theo phƣơng thẳng đứng của lon sữa. 
b. Mô tả: Đây là một hệ thống mạch điện đƣợc thiết kế nhƣ sau (xem hình 3.4): 
* Cấu tạo: Gồm hai phần 
- Phần 1: Dùng gắn mục tiêu (lon sữa) 
Gồm hai thanh trụ đặt vuông góc nhau nhờ 
khớp nối đa năng, thanh đứng dài một mét 
đƣợc giữ bằng đế ba chân, một đầu (đầu xa 
khớp nối) của thanh ngang gắn nam châm 
điện. 
- Phần 2: Dùng bắn đạn (bi ve) 
Gồm một thanh trụ đứng gắn trên đế ba chân, 
kẹp vạn năng đƣợc nối với thanh đứng nhờ khớp nối đa năng, kẹp này dùng để giữ ống bắn; 
ống bắn là ống nhựa PVC 21, bên trong có lò xo đàn hồi. Ngƣời chơi dùng dây buộc ở đầu lò 
xo (nơi để bi) để nén lò xo, vừa để tạo ra thế năng đàn hồi cho lò xo, vừa để cho lò xo tiếp xúc 
với miếng kim loại nhỏ đặt dƣới đáy ống PVC (có tác dụng đóng kín mạch). 
* Hoạt động: 
 Cung cấp điện cho mạch, khi lò xo tiếp xúc với tấm kim loại thì có dòng điện chạy 
trong mạch, dòng điện này sẽ là nguồn nuôi nam châm. Đặt lon sữa để nam châm hút, khi thả 
tay giữ lò xo ra, lập tức lò xo bị bật trở về hình dạng ban đầu, không còn tiếp xúc với tấm kim 
loại, làm cho mạch điện bị ngắt, lon sữa rơi xuống tự do không vận tốc đầu, viên bi chuyển 
động nhƣ vật bị ném xiên. HS nào bắn sao cho bi chạm vào lon là thắng cuộc. 
 7. Tên lửa nƣớc 
a. Kiến thức: Chuyển động bằng phản lực 
b. Mô tả: 
* Cấu tạo (xem hình 3.5): Thân tên lửa làm bằng chai nhựa có gắn van xe đạp, nhiên liệu là 
nƣớc, bệ phóng làm bằng hệ thống ống PVC, vỏ tên lửa làm bằng giấy cứng, hệ thống khóa 
mở để giữ và phóng thả tên lửa (tùy vào sáng tạo của ngƣời làm). 
Hình 3.4 Sơ đồ cấu tạo mạch điện 
* Hoạt động: 
 Đổ nƣớc vào chai, từ 1/3 đến 
2/3 chai. Gắn vào bệ phóng, dùng bơm 
xe đạp bơm khí vào trong, khi khí đã bị 
nén ở áp suất cao thì mở khóa để tên 
lửa phóng đi. Góc phóng có thể điều 
chỉnh. 
III. Tiến hành 
Trƣớc khi trực tiếp biểu diễn các trò chơi này GV sẽ chiếu lại các đoạn phim tƣơng 
ứng, sau đó trình diễn sản phẩm hoặc thí nghiệm, mô tả chi tiết cấu tạo và cách thức hoạt 
động, HS quan sát và tiến hành lại các thí nghiệm khi có yêu cầu, sau đó cùng suy nghĩ và giải 
thích hiện tƣợng. 
IV. Kết quả 
Qua theo dõi và phân tích diễn biến buổi sinh hoạt, có thể nhận thấy: 
- Sau 30 phút sinh hoạt số HS tham dự buổi sinh hoạt là 93 em, nằm trong vùng dự đoán ban 
đầu của chúng tôi. Đến cuối buổi sinh hoạt không khí vẫn hào hứng với 84 em do một số em 
xin phép về sớm để kịp giờ học thêm hay giờ xe buýt về quê. 
- Tất cả nội dung đã chuẩn bị đều đƣợc thực hiện đúng nhƣ kế hoạch. Hầu hết các thí nghiệm 
mà GV tiến hành, HS đều vận dụng đƣợc kiến thức vật lí để giải thích và sẵn sàng tham gia 
với GV để tiến hành lại các thí nghiệm này. Cụ thể: 
+ Đối với các sản phẩm cân bằng: 
Mặc dù sản phẩm cân bằng này đã đƣợc bày bán rất nhiều trên thị trƣờng dƣới dạng 
chuồn chuồn bằng tre nhƣng vẫn đem lại sự thích thú cho HS khi trực tiếp quan sát các sản 
phẩm thủ công bằng giấy bìa cứng và tiền xu đƣợc làm từ tay các thầy cô. 
+ Biểu diễn thí nghiệm viên bi rơi vào ly: 
Lần đầu tiên GV biểu diễn thí nghiệm này, khi gạt cái nan gỗ ra thì ngay lập tức đã thấy 
viên bi lọt vào ly nên HS khá bất ngờ, chƣa kịp quan sát để tìm hiểu nguyên nhân. GV phải 
tiến hành lại tới lần thứ ba HS mới hình dung đƣợc chuyển động của các vật liên quan và suy 
nghĩ giải thích. Một HS lớp 10 chuyên lí đã giải thích khá trọn vẹn nhƣng khi đƣợc yêu cầu 
tiến hành lại thí nghiệm thì em thực hiện không thành công do tƣ thế gạt cây chƣa dứt khoát. 
Tiếp tục thêm vài ba HS nữa xung phong lên, rút kinh nghiệm từ những bạn trƣớc nên các HS 
Hình 3.5 Cấu tạo tên lửa nước 
Thân tên lửa 
Van xe đạp 
Khóa 
Bệ phóng 
sau này đều thực hiện thành công thí nghiệm. Thí nghiệm viên bi rơi vào ly chỉ mới giải thích 
về mặt định tính kết quả, có thể phát triển thành một bài toán định lƣợng, nhƣng phải đƣa vào 
các điều kiện lí tƣởng để bài toán đỡ phức tạp. 
+ Ảo thuật với vòng: 
Đây là một trò chơi ở dạng thách đố khả năng và dễ bị phát hiện, vì thế GV chỉ tiến 
hành nhiều nhất là ba lần trƣớc sự quan sát của cùng một nhóm HS. Đến lúc này thì HS tỏ ra 
bị lôi cuốn thực sự, im lặng hoàn toàn và hết sức chăm chú quan sát các động tác của GV. GV 
chuẩn bị ba bộ dụng cụ ảo thuật đƣa cho HS để họ tự mình khám phá và không nói gì thêm. 
Sau 5 phút, vẫn chƣa HS nào thành công, tuy nhiên một số HS đã khám phá bí mật sau trò ảo 
thuật này, chỉ cần cho họ thêm thời gian nhất định họ sẽ làm đƣợc. 
 + Đèn kéo quân: 
 Trƣớc buổi sinh hoạt 15 phút, khi kiểm tra lại thì đèn kéo quân không quay, do chong 
chóng chỉ đƣợc giữ cân bằng bởi một trục nhỏ trong thời gian khá dài nên bị lệch, méo mó. 
Sau khi đƣợc chỉnh sửa, đèn đƣợc cho khởi động quay ngay từ đầu của buổi sinh hoạt nhằm 
tạo một nét riêng đặc trƣng cho CLB vật lí, làm cho không khí buổi sinh hoạt sống động ngay 
từ giây phút đầu tiên. Nhƣng do không gian của hội trƣờng quá nhiều ánh sáng nên HS không 
thể quan sát đƣợc những trang trí bên trong đƣợc phản chiếu ra bên ngoài của đèn. Để khắc 
phục điều này, Ban tổ chức đã chuẩn bị sẵn đoạn phim quay lại hoạt động của đèn khi trời tối, 
vì thế HS hoàn toàn bị thuyết phục bởi vẻ hấp dẫn, lung linh của đèn. Nguyên lí hoạt động của 
đèn kéo quân đƣợc HS giải thích ngắn gọn, chính xác. 
 + Máy bay dây thun: 
 Đây là một đồ chơi đƣợc chế tạo khá phức tạp nhƣng cách thức vận hành lại rất đơn 
giản, HS bị hấp dẫn ngay ở hình dáng bên ngoài của máy bay, nhƣng một số lại lộ rõ vẻ không 
hài lòng khi máy bay không thể bay đƣợc. Tuy nhiên, điều này không nằm ngoài dự đoán của 
chúng tôi, thông qua đó chúng tôi muốn cho HS hiểu rằng không phải lúc nào cũng cần mạch 
điện và động cơ mới khởi động đƣợc nhƣ một số đồ chơi ở ngoài thị trƣờng và việc cải tiến 
chiếc máy bay này để nó bay đƣợc theo đúng chức năng của nó chính là nhiệm vụ của các 
thành viên CLB vật lí sau này. 
 + Bắn bi xiên góc: 
 Bắn bi xiên góc đƣợc tổ chức dƣới dạng một cuộc thi ngắn giữa các lớp. Vì đây chỉ là 
trò chơi nên Ban tổ chức không cung cấp các số liệu cụ thể để HS thực hiện bài toán hai 
chuyển động gặp nhau – là một dạng toán đòi hỏi các điều kiện lí tƣởng, khó áp dụng vào thực 
tế, đa số HS chỉ ngắm bắn theo trực quan của mình nên số lƣợng thành công không nhiều. 
Nhƣng dù kết quả có thế nào thì các em đã rất hào hứng tham gia, tiếc là thời gian không cho 
phép để tất cả HS có mặt có thể một lần đƣợc bắn thử (xem hình 3.6). Tất nhiên, về lâu dài 
cũng phải cải tiến trò chơi sao cho ngƣời chơi có thể sử dụng các số liệu để tính toán, nâng cao 
xác suất thành công. Mặt khác, vì đây là một hệ 
thống mạch điện đƣợc nối với nhau khá phức 
tạp nên trong quá trình vận chuyển từ phòng thí 
nghiệm xuống hội trƣờng một số thiết bị bị 
lỏng; ống lò xo sau khi HS chơi đƣợc vài lần thì 
bị đứt khỏi mạch điện  Đây là những trục trặc 
nhỏ, những hạn chế không mong muốn có thể 
khắc phục đƣợc ngay sau vài phút nhƣng ít 
nhiều ảnh hƣởng đến tiến độ của buổi sinh hoạt. 
Hơn nữa, việc bi có bắn trúng lon hay không thì 
chỉ có trọng tài, ngƣời chơi và một số em ngồi gần mới biết, điều đó làm giảm đi phần nào sự 
hào hứng và tập trung theo dõi của các em. 
+ Tên lửa nƣớc: 
Để tổ chức và theo dõi đƣợc trò chơi thú 
vị này cần một không gian rộng rãi hơn nên HS 
phải dời từ hội trƣờng ra sân trƣờng. Khá nhiều 
HS bất ngờ và tỏ rõ sự thích thú với trò chơi tên 
lửa nƣớc (xem hình 3.7). Tuy nhiên, do chuẩn bị 
gấp rút nên tên lửa sau khi bắn gặp trục trặc, 
Ban tổ chức phải mất thời gian sửa chữa. Hơn 
nữa, Ban tổ chức chỉ làm một cái đơn giản 
(không giống các mô hình đã có trên mạng) và 
cũng chƣa làm nổi bật đƣợc sự thú vị của trò 
chơi vốn đã phổ biến ở rất nhiều nƣớc. 
Hình 3.6 Trò chơi bắn bi xiên góc 
Hình 3.7 Ban tổ chức biểu diễn 
tên lửa nước 
V. Bài học kinh nghiệm 
Vì đây là buổi sinh hoạt ngoại khóa môn vật lí có quy mô lớn lần đầu tiên đƣợc tổ chức 
tại trƣờng THPT chuyên LTV nên mọi thứ đều khá mới mẻ đối với cả HS và GV. Theo quan 
sát diễn biến buổi sinh hoạt và trao đổi trực tiếp ý kiến với các thầy cô tham dự cùng với một 
số HS tiêu biểu thì buổi sinh hoạt đã diễn ra thành công tốt đẹp, HS thực sự hứng thú và mong 
muốn đƣợc tham dự buổi sinh hoạt kế tiếp. Mặc dù vậy, nhƣ đã phân tích ở trên, do kinh 
nghiệm tổ chức của GV chƣa có nên đã để buổi sinh hoạt xảy ra những thiếu sót không mong 
muốn. Để buổi sinh hoạt lần sau đƣợc tổ chức tốt hơn, GV cần rút ra những bài học kinh 
nghiệm nhƣ: kiểm tra tất cả các khâu tổ chức trƣớc buổi sinh hoạt ít nhất ba tiếng đồng hồ, 
đảm bảo đầy đủ tiến trình, các thiết bị, dụng cụ cần thiết hoạt động tốt; Yêu cầu HS đến đúng 
giờ cũng là một điều quan trọng để buổi sinh hoạt đƣợc diễn tiến thuận lợi theo kế hoạch. 

File đính kèm:

  • pdfto_chuc_mot_so_hoat_dong_ngoai_khoa_mon_vat_li_cho_hoc_sinh_pho_thong_8343.pdf
Sáng Kiến Liên Quan