Tổ chức hoạt động nhóm trong trường THCS môn Toán

- Nhằm giúp cho người dạy phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học, bồi dưỡng được năng lực tự học, tự rèn, lòng say mê học tập và ý chí không ngừng vươn lên của học sinh.

- Mọi học sinh được tham gia bài học, không khí học tập thân thiện trong lớp.

- Hiệu quả học tập của học sinh cao, nhiều học sinh thể hiện được khả năng cá nhân, và có tinh thần giúp đỡ lẫn nhau trong học tập.

- Góp phần thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, nhằm khắc phục lối dạy truyền thụ một chiều.

 

doc27 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 8134 | Lượt tải: 7Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tổ chức hoạt động nhóm trong trường THCS môn Toán", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
áp là... 
* Các bước tổ chức như sau:
+ Bước 1: Làm việc chung cả lớp.
- Học sinh đọc nội dung và suy nghĩ trong vòng 2 phút.
- Giáo viên nêu yêu cầu của đề bài như sau: Điền các cụm từ “ước của...” hoặc là “bội của...” vào chỗ trống của các câu trên sau cho đúng?.
- Tiến hành chia nhóm “rì rầm” cứ 2 thành viên lập thành 1 nhóm (đã có chia trước), tùy theo cơ sở vật chất và sĩ số học sinh của lớp mà có nhóm có thể có 3 học sinh.
- Giáo viên nêu qui định tiến hành như sau: mỗi nhóm điền vào tờ giấy và ghi theo mẫu:
PHIẾU HỌC TẬP(Nhóm “Rì rầm”)
Thành viên của nhóm: 1).............................................
 2).............................................
 3).............................................
Câu hỏi
Nội dung trả lời
1
........
2
........
3
........
4
........
và nộp lại trong vòng 2 phút, ưu tiên cho 5 nhóm nộp đầu tiên đúng thì mỗi thành viên được cộng 1 điểm cho lần kiểm tra bài tiếp theo.
- Sau câu nói của giáo viên “ thời gian học nhóm 2 phút bắt đầu”
+ Bước 2: Hoạt động nhóm.
- Từng nhóm làm việc riêng, trao đổi ý kiến thống nhất kết quả ghi vào phiếu học tập.
- Giáo viên giám sát các hoạt động nhóm và cá nhân.
+ Bước 3: Thảo luận, tổng kết.
- Sau câu nói của giáo viên “ hết thời gian thảo luận yêu cầu các nhóm nộp bài”.
- Giáo viên mời bất kỳ học sinh trong lớp đứng lên tại chỗ lần lượt trả lời từng câu hỏi, sau mỗi câu hỏi thì giáo viên lật đáp an kèm theo.
- Giáo viên kiểm tra 5 bài đầu tiên có khen thưởng đối với những bài làm xuất sắc bằng những tràng vỗ tay, những bài còn lại giáo viên có thể mang về kiểm tra và tiết học sau nhận xét chung cả lớp, bên cạnh đó giáo viên cũng nhận xét và phê bình thái độ đối với các em chưa tham gia tích cực học tập.
- Sau cùng giáo viên tuyên bố những nhóm đã được cộng điểm. Đặt vấn đề cho bài tiếp theo.
+ Hoạt động 2: “ Tăng tốc”
- Giáo viên cho học sinh làm bài tập 113 trang 44 sách giáo khoa số học lớp 6.
+ Giáo viên tiến hành hoạt động như sau:
- Treo nội dung bài tập: Tìm các số tự nhiên x sau cho:
a) xỴ B(12) và 20 £ x £ 50
b) xỴ Ư(15) và 0 < x £ 40
+ Bước 1: Làm việc chung cả lớp:
- Yêu cầu các em đọc đề và suy nghĩ trong 2 phút.
- Giáo viên gợi ý: ( nếu thấy học sinh cần)
a) x bội của 12 nhưng nằm trong phạm vi bằng 20 đến bằng 50.
b) x ước của 15 nhưng nằm trong phạm vi lớn hơn 0 đến bằng 40.
- Chia thành 6 nhóm, mỗi nhóm trình bày trên bảng phụ.
- Thời gian thảo luận nhóm 5 phút bắt đầu.
+ Bước 2: Làm việc theo nhóm.
- Mỗi thành viên tự làm cá nhân, sau đó so kết quả của các thành viên trong nhóm, rồi thảo luận thống nhất kết quả ghi vào phiếu học tập chung của nhóm.
- Giáo viên quan sát các nhóm, có thể hướng dẫn thêm các nhóm còn yếu. Báo hết thời gian thảo luận nhóm!.
Bước 3: Thảo luận và tổng kết.
- Giáo viên yêu cầu 1 học sinh đại diện nhóm lên bảng trình bày.
Nhóm 1
Nhóm 2
Nhóm 3
Nhóm 4
Nhóm 5
Nhóm 6
- Giáo viên cho học sinh nhận xét từ nhóm 1 đến nhóm 6, lưu ý nhóm 6 nhận xét nhóm 1, nhóm 1 nhậân xét nhóm 2, nhóm 2 nhận xét nhóm 3, nhóm 3 nhận xét nhóm 4, nhóm 4 nhận xét nhóm 5, nhóm 5 nhận xét nhóm 6. Sau mỗi lần nhận xét của các nhóm giáo viên chốt lại và ghi điểm.
- Sau cùng giáo viên nhận xét chung cả lớp về thái độ học tập, tuyên dương, phê bình các nhóm hoặc cá nhân. Và đăït vấn đề cho bài tiếp theo.
* Hoạt động 3: “Về đích”.
+ Giáo viên cho học sinh tiến hành chơi trò chơi giải ô chữ như sau:
- Giáo viên treo nội dung: Giải ô chữ gồm 10 chữ cái
 0 4 1 24 5 18 4 9 5 32
*Mỗi chữ cái tương ứng một con số, con số đó là kết quả của 1 trong các câu hỏi tìm bội , ước sau.
I : là ước nhỏ nhất của 4.
G : là B(8) và 25< G < 37.
E : là B(12) và 15 < E <32.
A : là Ư(18) và 6 < A <18.
H : là ước lớn nhất của 4.
T : là B(6) và 15 < T < 21.
C : là bội nhỏ nhất của 7.
N : là Ư(20) và 4 < N <10.
+ Bước 1: Làm việc chung cả lớp.
- Giáo viên cho học sinh tìm hiểu đề và giải đáp thắc mắc trong 2 phút.
- Chia thành sáu nhóm hoạt động.
- Mỗi nhóm ghi kết quả tìm được vào bảng học nhóm, nhóm nào nộp trước và đúng thì được công thêm 1 điểm (mục đích cộng thêm 1 điểm là để giáo viên chọn ra được nhóm xuất sắc trong cả hai hoạt động 2 và 3), nhóm nộp trước thì quay kết quả vào trong bảng để giữ bí mật kết quả của mình.
- Sau câu nói của giáo viên “ thời gian hoạt động nhóm 5 phút bắt đầu” các nhóm tiến hành thảo luận.
+ Bước 2: Làm việc theo nhóm.
- Từng nhóm phân công mỗi thành viên 1 câu hoặc thư ký đọc câu hỏi các thành viên còn lại lần lượt trả lời kết quả của con số trong từng ô, thư ký ghi vào bảng nhóm.
- Giáo viên quan sát hoạt động của các nhóm, khi hết thời gian thảo luận giáo viên báo hết giờ yêu cầu các nhóm nộp bài.
+ Bước 3: Thảo luận và tổng kết.
- Giáo viên có thể mời 1 vài học sinh trả lời câu hỏi, các học sinh khác nhận xét, tranh luận, sau cùng giáo viên chốt lại và lật kết quả đã được đậy ở phần nội dung bài.
- Giáo viên và học sinh cùng kiểm tra kết quả của từng nhóm, tuyên bố nhóm đựơc cộng điểm.
* Sau cùng, giáo viên tổng kết nhận xét đánh giá cả 2 hoạt động 2 và 3 của từng nhóm.
- Thái độ tham gia thảo luận của từng nhóm và cá nhân.
- Tuyên dương các nhóm làm tốt cả hai hoạt động 2 và 3.
- Công bố nhóm chiến thắng cả 2 vòng và ghi điểm vào phiếu theo dõi học nhóm của giáo viên.
Dạy toán ở trường trung học cơ sở hiện nay được tiến hành theo kiểu phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua các hoạt động cá nhân, kết hợp làm việc theo nhóm nhỏ. Xin minh họa ví dụ hoạt động theo nhóm phát hiện được vấn đề bài học như sau:
Khi giáo viên dạy bài 7: “Phép trừ hai số nguyên” , số học lớp 6 sách giáo khoa trang 81.
- Giáo viên đặt vấn đề: 2 – (- 2) = ?
- Sau đó giáo viên treo bảng phụ nội dung như sau:
* Hãy quan sát 3 dòng đầu và dự đoán kết quả ở 2 dòng cuối.
a) 3 -1 = 3 + (-1)
 3 – 2 = 3 + (-2)
 3 – 3 = 3 + (-3)
 3 – 4 = ....?......
 3 – 5 = .....?.....
b) 2 – 2 = 2 + (-2)
 2 - 1 = 2 + (-1)
 2 – 0 = 2 + (-0)
 2 – (-1) =....?.....
 2 – (-2) = .....?....
Rồi rút ra kết luận.
+ Bước 1: làm việc chung cả lớp.
- Giáo viên cho học sinh đọc đề, giáo viên có thể nhấn mạnh thêm: là ta dùng phép tương tự của 3 dòng đầu.... rồi xem chúng theo một qui luật nào và nêu qui luật chung của chúng!
- Phân công 6 nhóm thảo luận, kết quả ghi vào bảng nhóm.
- Thời gian thảo luận 5 phút.
+ Bước 2: Làm việc theo nhóm.
- Nhóm trưởng đều hành học sinh thảo luận, thư ký ghi kết quả thống nhất vào bảng nhóm.
- Giáo viên quan sát hoạt động của học sinh, có thể hướng dẫn, gợi mở thêm một số ý cho những nhóm còn yếu.
+ Buớc 3: Thảo luận và tổng kết.
- Vì đây là phép toán tương tự nên đa số các nhóm phát hiện và làm được, đồng thời có một nhận xét chung: “ Số thứ nhất trừ đi số thứ hai, cũng bằng số thứ nhất cộng với số đối của số thứ hai”. Như vậy, học sinh đã tự phát hiện ra vấn đề và giải quyết vấn đề, làm cho các em bất ngờ lĩnh hội được kiến thức mới, người học càng hứng thú hơn!.
Đối với một vài lớp do trình độ học sinh không đồng đều giữa các nhóm, Giáo viên có thể tổ chức hoạt đôïng nhóm theo mức đôï kiến thức của từng nhóm. Xin nêu ví dụ sau.
Trong giờ luyện tập cuối chương Tứ giác- hình học lớp 8, Giáo viên treo nội dung như sau: Gọi M, N, P, Q lần lượt là trung điểm của các cạnh tứ giác ABCD.
Chứng minh:
1) Tứ giác MNPQ là hình bình hành.
2) Với điều kiện nào của hai đường chéo AC và BD thì tứ giác MNPQ là hình chữ nhật.
3) Với điều kiện nào của hai đường chéo AC và BD thì tứ giác MNPQ là hình thoi.
4) Với điều kiện nào của hai đường chéo AC và BD thì tứ giác MNPQ là hình vuông.
+ Bước 1: Làm việc chung cả lớp.
- Giáo viên cho học sinh đọc đề, nêu vấn đề xác định nhiệm vụ nhận thức của học sinh.
- Chia thành 4 nhóm theo 4 trình độ yếu, trung bình, khá, giỏi. Phân công nhiệm vụ nhóm yếu làm câu 1, nhóm trung bình làm câu 2, nhóm khá làm câu 3, nhóm giỏi làm câu 4.
- Hứơng dẫn cách làm việc theo nhóm. Thời gian thảo luận nhóm là 5 phút.
Bước 2: Làm việc theo nhóm.
- Trao đổi ý kiến, thảo luận theo nhóm, tìm mối quan hệ giữa cái đã cho và cái phải tìm.
- Cử đại diện trình bày kết quả làm việc của nhóm.
- Giáo viên báo hết giờ thảo luận nhóm.
+ Bước 3: Thảo luận và tổng kết toàn lớp.
- Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả( qua giấy trong chiếu lên màn hình hoặc viết kết quả nhanh lên bảng).
- Giáo viên điều khiển, phân tích, làm trọng tài..., cho cả lớp thảo luận cách chứng minh của từng nhóm.
- Giáo viên có thể kiểm tra bất kỳ học sinh nào để đánh giá học tập hợp tác của nhóm.
- Giáo viên chốt lại, nhận xét cho điểm từng nhóm và có thể đặt vấn đề cho bài tiếp theo.
IV/. SỬ DỤNG ĐIỂM HỌC NHÓM:
1) Đối với giáo viên chủ nhiệm:
- Trong sinh hoạt lớp hàng tuần yêu cầu thư ký của các nhóm báo cáo tình hình học nhóm và điểm đạt được của các nhóm, Giáo viên chủ nhiệm ghi nhận và tuyên dương các nhóm có thành tích xuất sắc, bên cạnh đó cũng động viên giúp đỡ các nhóm còn hoạt động yếu, và theo dõi sự tiến bộ của học sinh trung bình – yếu.
2) Đối với giáo viên bộ môn:
+ Cứ 5 tuần, trong tiết học cuối cùng giáo viên yêu cầu thư ký các nhóm tính điểm trung bình cộng của số lần học nhóm trong 5 tuần và so với kết quả tính trung bình cộng của giáo viên bộ môn, cách để thực hiện tính điểm như sau:
Cách qui đổi điểm nhóm:
- Nhóm xuất sắc có điểm bình quân là 10 điểm, như vậy mỗi thành viên của nhóm được cọâng 3 điểm.
- Nhóm giỏi có số điểm bình quân là từ 8 điểm đến nhỏ hơn 10 điểm (8 £ ĐBQ < 10), thì mỗi thành viên trong nhóm được cộng 2 điểm.
- Nhóm khá có số điểm bình quân là từ 7 điểm đến nhỏ hơn 8 điểm (7£ ĐBQ< 8), thì mỗi thành viên trong nhóm được cộng 1 điểm.
- Nhóm trung bình – yếu có điểm bình quân nhỏ hơn 7 điểm, thì mỗi thành viên không được cộng điểm.
Cách cộng điểm ở học kỳ I:
+ Ở học kỳ I thường có 5 tháng học thì có ít nhất 4 lần tổng điểm học nhóm, cách cộng điểm như sau:
- Lần 1: Cộng điểm học nhóm vào cột kiểm tra miệng.
- Lần 2: Cộng điểm học nhóm vào cột kiểm tra 15 phút của lần kiểm tra 15 phút thứ nhất.
- Lần 3: Cộng điểm học nhóm vào cột kiểm tra 15 phút của lần kiểm tra 15 phút thứ hai.
- Lần 4: Cộng điểm học nhóm vào cột kiểm tra 15 phút của lần kiểm tra 15 phút thứ ba. 
( Vì tất cả các khối đều có 3 lần kiểm tra 15 phút trong một học kỳ).
Cách cộng điểm ở học kỳ II:
+ Ở học kỳ II thường học 4 tháng thì có ít nhất 3 lần tổng điểm bình quân học nhóm, cách cộng điểm như sau: 
- Lần 1: Cộng điểm học nhóm vào cột kiểm tra 15 phút của lần kiểm tra 15 phút thứ nhất.
- Lần 2: Cộng điểm học nhóm vào cột kiểm tra 15 phút của lần kiểm tra 15 phút thứ hai.
- Lần 3: Cộng điểm học nhóm vào cột kiểm tra 15 phút của lần kiểm tra 15 phút thứ ba.
( Vì tất cả các khối đều có 3 lần kiểm tra 15 phút trong một học kỳ).
MẪU THEO DÕI ĐIỂM HỌC NHÓM( GVBM)
 Năm học: 2014-2015 Lớp:.....
Lần
Ngày học
Nhóm 1
Nhóm 2
Nhóm 3
Nhóm
4
Nhóm 5
Nhóm 6
Ghi chú
1
2
3
4
...
...
...
...
...
...
...
...
Tổng cộng
III/.KẾT QUẢ THỰC HIỆN
1) Về phía giáo viên bộ môn:
- Giáo viên bộ môn không cón ngán ngại khi thực hiện tiết dạy có tổ chức hoạt động nhóm, cụ thể kết quả điều tra được như sau:
 Năm học
Ý kiến
2011-2012
2012-2013
2013-2014
2014-2015
- Thường xuyên tổ chức hoạt động nhóm trong tiết dạy.
57.2
65.4
88.7
93.1
- Thỉnh thoảng tổ chức hoạt động nhóm trong tiết dạy.
36.3
31.8
12.3
6.9
- Không tổ chức hoạt động nhóm trong tiết dạy.
6.5
2.8
//
//
- Giáo viên bộ môn đã từng bước thực hiện thành thạo và quản lí tốt các hoạt động nhóm, đem lại hiệu quả tích cực trong quá trình lĩnh hội kiến thức, tạo dược hứng thú, đam mê cho người học.
- Tạo được bầu không khí lớp học thân thiện, giúp cho các em tăng cường tinh thần đoàn kết, xây dựng phong trào thi đua sôi nổi, từ đó các em sẽ tiếp thu được kiến thức mới nhẹ nhàng hơn!
- Đối với đơn vị Trường THCS Kim Thư đa số giáo viên đã thành công trong quá trình tổ chức hoạt động nhóm trong tiết học, góp phần đẩy mạnh phong trào thi đua đổi mới phương pháp dạy học.
2) Đối với học sinh:
- Khơi dâïy và phát huy khả năng tự học, hình thành tư duy tích cực, độc lập sáng tạo, phát huy được bản lỉnh cá nhân và tập thể.
- Tạo được sự đoàn kết thân ái giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình lĩnh hội kiến thức.
 Năm học
Ý kiến
2011-2012
2012-2013
2013-2014
2014-2015
- Ham thích học nhóm.
50.2
60.8
70.8
90.8
- Bình thường.
36.3
30.1
25.3
8.0
- Không thích học nhóm.
13.5
9.1
3.9
1.2
- Học nhóm tiếp thu bài tốt.
60.3
69.9
80.1
92.1
- Học nhóm tiếp thu bình thường.
21.6
18.6
16.4
7.5
- Học nhóm khó tiếp thu.
18.1
11.5
3.5
0.4
3) Bài học kinh nghiệm:
- Từ những giải pháp, việc làm cụ thể và kết quả nêu trên, chúng tôi rút ra được kinh nghiệm bước đầu về hoạt động thảo luận nhóm như sau :
 Bước 1: Làm việc chung cả lớp. 
Phải nắm vững qui trình hoạt động nhóm.
Phải xác định rõ mục tiêu hoạt động trong bài giảng.
Phải lựa chọn chủ đề thảo luận cho phù hợp mục tiêu bài học và đối tượng học sinh.
Phải dự kiến khá chính xác thời gian hoạt động
Thầy và trò phải chuẩn bị đủ điều kiện, phương tiện, thiết bị phục vụ cho hoạt động.
Phải cho học sinh nắm được những nhiệm vụ cụ thể khi làm việc trong nhóm và thấy được lợi ích của nó để học sinh có hứng thú tham gia hoạt động.
 Bước 2: Làm việc theo nhóm.
Phải tạo không khí lớp học thoải mái, sinh động
Khuyến khích những học sinh kém tự tin phát biểu
Hỗ trợ cho những học sinh kém khả năng diễn đạt có thể diễn đạt được ý kiến của mình
Định hướng cho học sinh thảo luận đúng hướng, làm sáng tỏ những điểm học sinh có thể hiểu sai vấn đề
Quan sát các nhóm để nhận biết tình hình thảo luận mà kịp thời uốn nắn
Định lại trọng tâm, đặt câu hỏi gợi ý khi học sinh bị lúng túng
Tôn trọng tất cả các ý kiến, quan điểm, khuyến khích học sinh suy nghĩ và phát biểu, khen ngợi những nổ lực của học sinh
Bước 3:Thảo luận và tổng kết :
Tóm tắt phần thảo luận
Đưa ra kết luận đúng
Nhấn mạnh trọng tâm vấn đề
Liên hệ trở lại kết quả thảo luận của học sinh để đánh giá khả năng nhận thức của học sinh
Kiểm tra lần cuối xem cả lớp hiểu vấn đề chưa.
Nhận xét, tuyên dương, phê bình.
C KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Kết luận
 - Từ lí luân vận dụng vào thực tiển đã cho thấy tổ chức một hoạt động thảo luạân nhóm có hiệu quả sẽ đem lại hiệu quả rất lớn cho một tiết dạy . Tuy nhiên để tạo một hoạt động nhóm có kết quả như mong muốn là một việc làm tương đối khó, lí do khách quan cũng có, chủ quan cũng có nhưng chúng tôi nghĩ rằng ai cũng làm được với điều kiện là giáo viên phải có nhận thức đúng đắn , phải dành nhiều thời gian đầu tư suy nghĩ, lập kế hoạch cụ thể, chuẩn bị chu đáo và phải mạnh dạn thực hành,
 Tóm lại : Muốn thành công trong quá trình tổ chức hoạt động nhóm giáo viên phải dốc hết nhiệt tình, tâm hồn cho nghề nghiệp, phải tìm ra những giải pháp tốt nhất phù hợp với điều kiện thực tế giảng dạy ở cơ sở, phải tạo cho học sinh có nề nếp, thói quen làm việc theo nhóm .
 - Thầy tổ chức hoạt động tốt, trò học tốt, chắc chắn là hiệu quả của một hoạt động thảo luận theo nhóm sẽ đạt đựơc hiệu quả cao .
 - Hoạt động thảo luận nhóm được xem như là một phương pháp mới mà thời gian thực hiện cũng chưa nhiều, do đó những gì mà chúng tôi tích luỹ được và trình bày trên đây cũng chỉ là kinh nghiệm bước đầu . Trong thời gian tới chúng tôi sẽ tiếp tục hoàn thiện thêm và rất mong được sự góp ý của đồng nghiệp .
2) Khuyến nghị
1) Cấp lãnh đạo:
- Cần tổ chức nhiều chuyên đề về cải tiến phương pháp dạy học ở trường trung cơ sở.
- Quan tâm hơn nữa sự phát triển giáo dục.
- Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất theo chuẩn quốc gia.
- Bổ sung đầy đủ kịp thời các trang thiết bị dạy và học như: Bảng phụ, bảng nhóm, phim trong, máy chiếu,...
2) Đối với giáo viên bộ môn.
- Thường xuyên đi dự giờ hội giảng, thao giảng, đặc biệt là dự giờ các giáo viên dạy giỏi, giáo viên có nhiều kinh nghiệm giảng dạy.
- Phải có tâm quyết yêu nghề mến trẻ, không ngừng nâng cao tự học, tự rèn tay nghề.
- Thường xuyên thay đổi cách thức tổ chức hoạt động nhóm, đặt ra nhiều trò chơi hấp dẫn nhằm thu hút học sinh tham gia.
3) Đối với các em học sinh.
- Tích cực học tập, suy nghĩ nhiều hơn, làm việc nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn, nghĩa là phải có sự cố gắng trí tuệ và nghị lực trong quá trình tiếp cận kiến thức mới.
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
I/. CÁC VĂN KIỆN:
- Nghị Quyết TW. 2 khóa VIII. 
- Nghị Quyết 40/QH 10. 
- Chỉ thị số 14/2001/CT của thủ tướng chính phủ về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.
- Chỉ thị số 40-CTTW ngày 15/6/2004 của Ban Bí Thư Trung Ương Đảng về việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục.
II/. CÁC TÀI LIỆU:
Luật giáo dục 2005
Điều lệ trường phổ thông.
Phương pháp dạy học môn toán ở trường trung học cơ sở ( HOÀNG CHÚNG)
Hội nghị tập huấn phương pháp dạy học toán học phổ thông ( BÔÏ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO). 
Phương pháp dạy học đề cương môn toán (NGUYỄN BÁ KIM – BÙI HUY NGỌC). 
Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ III (2004-2007) môn toán quyển 1.( BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐẠO TẠO; VỤ GIÁO DỤC TRUNG HỌC). 
Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ III (2004-2007) môn toán quyển 2, ( BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐẠO TẠO). 
Xem đĩa các tiết dạy môn toán có tổ chức hoạt động nhóm.
Kim Thư, ngày 18 tháng 04 năm 2015.
 Người thực hiện
	Tạ thị Quang
NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CƠ SỞ
 ..
..
..
 CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
 (ký tên và đĩng dấu)
NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TRÊN
 ..
..
..
 CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
 (ký tên và đĩng dấu)

File đính kèm:

  • docsang_kien_da_sua.doc
Sáng Kiến Liên Quan